1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kì trước tại phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

67 468 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN iMỤC LỤC iiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viDANH MỤC BẢNG viiDANH MỤC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ viiiDANH MỤC HÌNH ixPHẦN 1. MỞ ĐẦU 11.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 11.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 21.2.1. Mục tiêu tổng quát 21.2.2. Mục tiêu cụ thể 21.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 32.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 32.1.1. Khái niệm và vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 32.1.2. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 42.1.3. Các yếu tố nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 52.1.4. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 72.1.5. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 82.1.6. Lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 142.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤN G ĐẤT142.3. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬDỤNG ĐẤT 152.3.1. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam 152.3.2. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phốThanh Hóa 1732.4. MỘT SỐ PHẦN MỀM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNGĐẤT 182.4.1. Phần mền Microstation 182.4.2. Phần mềm Famis 19PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 203.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 203.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 203.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 213.3.1. Đối tượng nghiên cứu 213.3.2. Vật liệu nghiên cứu 213.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 223.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 233.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 233.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế 233.5.3. Phương pháp xử lý số liệu 243.5.4. Phương pháp thống kê và phân tích kết quả 253.5.5. Phương pháp chuyên gia 25PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 264.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI PHƯỜNG QUẢNG THẮNG,THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA 264.1.1. Đặc điểm tự nhiên 264.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 274.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của PhườngQuảng Thắng 304.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI314.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 314.2.2. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2014 2016 344.3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 3744.3.1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sửdụng đất chu kỳ trước 374.3.2. Nhân sao bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước 384.3.3. Vạch tuyến khảo sát thực địa 394.3.4. Chuyển kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý cập nhật biến động lên bản đồhiện trạng sử dụng đất 414.3.5. Biên tập, trình bày bản đồ 434.4. THỐNG KÊ DIỆN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN BẢN ĐỒNĂM 2016 544.5. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆNTRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016 56PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 595.1. KẾT LUẬN 595.2. KIẾN NGHỊ 59TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành” Mỗi sinh viên đều cần

trang bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng Khóa luận tốtnghiệp là giai đoạn giúp cho mỗi sinh viên hoàn thiện hơn về kỹ năng, phươngpháp làm việc cũng như vận dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường vàothực tế đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất Được sự đồng ý của nhà trường, Việnquản lí đất đai và phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Ths.Hồ

Văn Hóa, tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kì trước tại phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình củacác quý thầy cô trong Viện quản lí đất đai và phát triển nông thôn, UBNDphường Quảng Thắng, cán bộ phường, các hộ gia đình trong khu vực nghiêncứu

Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Hồ Văn Hóa đã tậntình hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình thực và các thầy cô giáo trongViện đã đóng góp những ý kiến giúp tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp vàViện quản lí đất đai và phát triển nông thôn, các cán bộ của UBND phườngQuảng Thắng, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoànthành khóa luận

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của quýthầy cô và bạn bè nhưng do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên khóa luậnkhông thể trách khỏi nhiều thiếu sót Vậy nên, tôi rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để bài khóa luận của tôi hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Linh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC HÌNH ix

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 3

2.1.1 Khái niệm và vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 3

2.1.2 Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 4

2.1.3 Các yếu tố nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 5

2.1.4 Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 7

2.1.5 Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 8

2.1.6 Lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 14

2.2 CĂN CỨ PHÁP LÝ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤN G ĐẤT 14

2.3 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 15

2.3.1 Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam 15

2.3.2 Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa 17

Trang 3

2.4 MỘT SỐ PHẦN MỀM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG

ĐẤT 18

2.4.1 Phần mền Microstation 18

2.4.2 Phần mềm Famis 19

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 20

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 20

3.3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 21

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu 21

3.3.2 Vật liệu nghiên cứu 21

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 22

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu 23

3.5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế 23

3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu 24

3.5.4 Phương pháp thống kê và phân tích kết quả 25

3.5.5 Phương pháp chuyên gia 25

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI PHƯỜNG QUẢNG THẮNG, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA 26

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 26

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 27

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Phường Quảng Thắng 30

4.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 31

4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 31

4.2.2 Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2014 - 2016 34

4.3 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 37

Trang 4

4.3.1 Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sử

dụng đất chu kỳ trước 37

4.3.2 Nhân sao bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước 38

4.3.3 Vạch tuyến khảo sát thực địa 39

4.3.4 Chuyển kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý cập nhật biến động lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 41

4.3.5 Biên tập, trình bày bản đồ 43

4.4 THỐNG KÊ DIỆN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN BẢN ĐỒ NĂM 2016 54

4.5 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016 56

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

5.1 KẾT LUẬN 59

5.2 KIẾN NGHỊ 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt

BTNMT Bộ tài nguyên môi trườngHTSDĐ Hiện trạng sử dụng đấtMĐSDĐ Mục đích sử dụng đấtNĐ-CP Nghị đinh chính phủ

Trang 6

Bảng 2.2 Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 8

Bảng 3.1 Các mẫu biểu thống kê đất đai của phường Quảng Thắng 22

Bảng 4.1: Thống kê diện tích loại đất theo mục đích sử dụng đất của phường Quảng Thắng năm 2016 33

Bảng 4.2: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất 35

năm 2016 so với năm 2014 35

Bảng 4.3 Biến động từng loại đất qua quá trình khảo sát, điều tra 41

Bảng 4.4 Phân lớp các đối tượng bản đồ HTSDĐ 45

Bảng 4.5 Thống kê diện tích các loại đất từ bản đồ HTSDĐ năm 2016 55

Bảng 4.6: Thống kê so sánh diện tích các loại đất trên bản đồ hiện trạng thành lập với số liệu thống kê, kiểm kê năm 2016 56

Trang 7

DANH MỤC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu phân theo loại đất năm 2016 32

Sơ đồ 4.1: Quy trình các bước thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồhiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước 37

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Ranh giới hành chính Phường Quảng Thắng 20

Hình 4.1 Hộp thoại Alanyze Element trên thanh công cụ Primary 38

Hình 4.2 Bản đồ HTSDĐ sau khi loại bỏ các dữ liệu không cần thiết 39

Hình 4.3 Kết quả điều tra biến động hiện trạng sử dụng đất 41

Hình 4.4 Thanh công cụ Primary 42

Hình 4.5 Kết quả cập nhật chỉnh lý biến động HTSDĐ 43

Hình 4.7 Giao diện Famis 47

Hình 4.8 Sửa lỗi tự động bằng MRFClean 47

Hình 4.9 Sửa lỗi bằng MRFFlag 48

Hình 4.10 Tạo vùng cho bản đồ hiện trạng 48

Hình 4.11 Kết quả tạo vùng 49

Hình 4.12 Load frameht 49

Hình 4.13 Hộp thoại Tạo bản đồ HTSDĐ 50

Hình 4.14 Kết quả trải màu 51

Hình 4.15 Bảng chú giải 52

Hình 4.16 Mẫu xác nhận và ký duyệt 52

Hình 4.17 Sơ đồ vị trí Phường Quảng Thắng 53

Hình 4.18 Cell tạo hướng chỉ Bắc 53

Hình 4.19 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 phường Quảng Thắng 54

Trang 9

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thànhphần tiên quyết hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xâydựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Vai trò của đất đai đốivới con người và các hoạt động sống trên trái đất rất quan trọng, nhưng lại giớihạn về diện tích và cố định về vị trí Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tàinguyên quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sựphát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị vàphát triển xã hội

Hiện nay công tác quản lý và sử dụng đất đai là một vấn đề được các cấpchính quyền và nhà nước hết sức quan tâm Cùng với sự phát triển của nền kinh

tế, tốc độ tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng đã làm thu hẹp diện tích đấtnhất là khu vực đô thị đã làm cho công tác quy hoạch định hướng phát triểnngày càng khó khăn và công tác quản lý đất đai thêm phần phức tạp Do đó côngtác quản lý nhà nước về đất đai như đo vẽ và thành lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất, thể hiện khách quan chính xác về hiện trạng sử dụng đất, đáp ứng toàn

bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác thống kê, kiểm kê đất đai vàquy hoạch sử dụng đất để lập và định hướng phát triển kinh tế xã hội là rất cầnthiết

Bản đồ hiện trạng là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác quyhoạch và quản lý đất đai Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng như mộtloại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải các bài toán tổng thể cần đến thôngtin hiện thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ vai trò nhất định trong nguồn

dữ liệu về hạ tầng cơ sở Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là nguồn tài liệu cơ sở đểthành lập bản đồ địa chính và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác thống kê,kiểm kê đất đai; lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Bởi vậy, việc nghiêncứu các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất với độ chính xáccao có ý nghĩa thiết thực phục vụ công tác nghiên cứu và quy hoạch sử dụng đấtcũng như định hướng phát triển kinh tế trên toàn lãnh thổ nước ta nói chung vàcho các cấp xã, huyện, tỉnh nói riêng

Trang 10

Tại phường Quảng Thắng, trong những năm gần đây có nhiều biến độngtrong việc chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất Bản đồ hiện trạng sửdụng đất tại phường năm 2014 cần được thay thế vì không còn tính hiện thời,không phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất trên thực tế Vì vậy cần thành lập mộtbản đồ hiện trạng sử dụng đất mới thay thế bản đồ cũ để thể hiện chính xác hiệntrạng sử dụng đất tại địa phương.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thành lập bản

đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kì trước tại phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống bản đồ hiện trạng sửdụng đất phường Quảng Thắng nói riêng và thành phố Thanh Hóa nói chung,giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được hiệu quả hơn

Trang 11

PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 2.1.1 Khái niệm và vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

a) Khái niệm bản đồ

Theo các nhà bản đồ học thì bản đồ là sự miêu tả khái quát, thu nhỏ bềmặt Trái Đất hoặc bề mặt thiên thể khác trên mặt phẳng trong một phép chiếuxác định, nội dung của bản đồ được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu quy ước

b) Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Theo quyết định 22/2007/QĐ-BTNMT quy định về thành lập bản đồ hiện

trạng sử dụng đất thì: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân

bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tạithời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa

lý tự nhiên, kinh tế và cả nước Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phảiđảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc đượcthành lập bằng công nghệ số

2.1.1.2 Vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Như chúng ta đã biết bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đềcủa ngành quản lý đất đai, được biên vẽ trên nền bản đồ địa chính hoặc bản đồđịa hình Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diệntích của các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê,kiểm kê đất theo định kỳ vì vậy bản đồ hiện trạng sử dụng đất có vai trò rất quantrọng không chỉ cho công tác quản lí đất đai mà còn rất cần thiết cho nhiềungành, đặc biệt là những ngành như: nông lâm, thủy lợi, điện lực

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng trong công tác quản lýlãnh thổ, quản lý đất đai

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê đất đaitheo từng thời kỳ lên bản vẽ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở cho quá trình quy hoạch sử dụngđất, hoạch định các chính sách về đất đai

Trang 12

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng phục vụ cho việc xâydựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra quy hoạch kế hoạch sử dụngđất đã được phê duyệt của các địa phương và các ngành kinh tế kỹ thuật khácđang sử dụng đất đai.

2.1.2 Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thành lậptrên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạngchiều dài ko = 0,9999

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng kinh tế - xã hội sử dụng lưới chiếuhình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạngchiều dài: ko = 0,9996

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồnggóc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến Trung ương

là 1080 cho toàn lãnh thổ Việt Nam

Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, vớikích thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và1:1000000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến Kích thước ô lưới kinh tuyến,

vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’ Kích thước ôlưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’

x 10’ Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

tỷ lệ 1:250000 là 20’ x 20' Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồhiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000000 là 10 x 10

Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:

- Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN2000

- Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (MasterUnits) là mét (m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phângiải (Resolution) là 1000

Trang 13

2.1.3 Các yếu tố nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đấttheo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm

kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên, kinh

tế xã hội Các yếu tố của bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm:

Khoanh đất: là đơn vị cơ bản của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác

định trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng các đường bao khép kín.Trên bản

đồ hiện trạng sử dụng đất các khoanh đất đều phải xác định được vị trí, hình thể,loại đất theo hiện trạng sử dụng của khoanh đất đó Các khoanh đất thể hiện trênbản đồ hiện trạng khi có diện tích theo quy định như sau:

Bảng 2.1 Quy định diện tích các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện

Loại đất: Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo

mục đích sử dụng đất

Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ.Trường hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mụcđích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thờiđiểm thành lập bản đồ chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì loại đất được xácđịnh theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phépchuyển mục đích sử dụng đất

Trang 14

Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sửdụng đất chính.

Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích các xác định theo Thông

tư số 28/2014/BTNMT ngày 02/06/2014 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai

và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ,trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ Nội dung thểhiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm:

- Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilomet, lưới vĩ tuyến, chú dẫn,trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan

- Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp: Đối với bản đồhiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế, xã hội dạng giấy chỉ thể hiện đến địagiới hành chính cấp huyện; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước dạng giấychỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp tỉnh Khi đường địa giới hành chính cáccấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất

Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tế đangquản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phảithể hiện đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý Trường hợp đang cótranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thểhiện đường địa giới hành chính khu vực đang tranh chấp theo ý kiến của các bênliên quan

- Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thểhiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai Ranh giớicác khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùngkinh tế, xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp; được tổng hợp,khái quát hóa theo quy định biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng các cấp;

- Địa hình: Thể hiện đặc trưng địa hình của khu vực (không bao gồm phầnđịa hình đáy biển, các khu vực núi đá và bãi cát nhân tạo) và được biểu thị bằngđường bình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao Khu vực núi cao có độ dốc lớnchỉ biểu thị đường bình độ cái và điểm độ cao đặc trưng

- Thủy hệ và các đối tượng có liên quan phải thể hiện gồm biển, hồ, ao,đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối Đối với biển thể hiện theo

Trang 15

đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm; trường hợp chưaxác định được đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thìxác định theo đường mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê để thể hiện.Các yếu tố thủy hệ khác có bờ bao thì thể hiện theo chân phía ngoài đường bờbao (phía đối diện với thủy hệ); trường hợp thủy hệ tiếp giáp với có đê hoặcđường giao thông thì thể hiện theo chân mái đắp của đê, đường phía tiếp giápvới thủy hệ; trường hợp thủy hệ không có bờ bao và không tiếp giáp đê hoặcđường giao thì thể hiện theo mép đỉnh của mái trượt của thủy hệ.

- Giao thông và các đối tượng có liên quan thể hiện phạm vi chiếm đất củađường sắt, đường bộ và các công trình giao thông trên hệ thống đường đó theoyêu cầu sau:

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giaothông các cấp, kể cả đường trục chính trong khu dân cư, đường nội đồng, đườngmòn tại các xã miền núi, trung du

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị từ đường liên

xã trở lên; khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh biểu thị đường liên huyện trở lên+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế, xã hội và cả nước biểuthị từ đường tỉnh lộ trở lên, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên huyện

- Các yếu tố kinh tế, xã hội

- Các ghi chú, thuyết minh

2.1.4 Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Để xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cần căn cứ vào:

- Mục đích, yêu cầu khi thành lập

- Phù hợp với quy hoạch cùng cấp hành chính

- Kích thước của các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phảibiểu thị trên bản đồ

- Quy mô diện tích, hình dạng khu vực nghiên cứu

Căn cứ vào các yêu cầu đặc điểm trên, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đấtcác cấp được lập theo quy định như sau:

Trang 16

Bảng 2.2 Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha) Tỷ lệ bản đồ

mà lựa chọn một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở

- Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, ảnh vệ tinh

- Phương pháp hiệu chỉnh từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước

Trang 17

2.1.5.1 Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở

Đây là một trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lậpbản đồ hiện trạng sử dụng đất, phương pháp này là sử dụng bản đồ địa chínhhoặc bản đồ địa chính cơ sở mới được thành lập kể từ lần kiểm kê trước đến nay

để khoanh vẽ các khoanh đất có cùng mục đích sử dụng đất, đồng thời sử dụng

hệ thống ký hiệu do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành để xây dựng bản đồHTSDĐ Mục đích chính của phương pháp này là lợi dụng sự chính xác về tọa

độ địa lý của các khoanh đất trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở

sẽ giúp cho bản đồ HTSDĐ chính xác hơn trong các thông tin về mặt diện tích,

vị trí không gian của các khoanh đất, đảm bảo tính hiện thực so với bên ngoàithực địa vì bản đồ địa chính có biến động không nhiều so với thực tế

Phương pháp này được áp dụng cho khu vực đã xây dựng được BDĐC sátvới thời điểm thành lập bản đồ HTSDĐ mới và có địa hình bằng phẳng

* Ưu, nhược điểm của phương pháp:

- Ưu điểm:

+ Thể hiện đầy đủ nội dung ở mức chi tiết tới từng khoảnh đất, thửa đất.+ Bản đồ địa chính được cập nhật thường xuyên nhưng biến động về đấtđai nên thông tin có tính thời sự, độ chính xác cao, chất lượng đẩm bảo

+ Việc thu thập, lấy thông tin từ bản đồ dễ dàng, đầy đủ

+ Yêu cầu về đầu vào không cao, tiết kiệm thời gian thực hiện, chi phí giáthành sản phẩm giảm

+ Kế thừa số liệu điều tra từ bản đồ địa chính, bản đồ địa chính điều tratới từng thửa đất, từng hộ

- Nhược điểm:

+ Một số loại đất không được cập nhật nên phải điều tra cập nhật

+ Chỉ áp dụng được với khu vực có bản đồ địa chính

+ Tính thời sự phụ thuộc vào quá trình của bản đồ địa chính

* Quy trình các bước thực hiện:

Bước 1 Xây dựng thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình:

- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu

Trang 18

- Xây dựng thiết kế - dự toán công trình

Bước 2 Công tác chuẩn bị:

- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở

- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở

- Lập kế hoạch chi tiết

- Vạch tuyến khảo sát thực địa

Bước 3 Công việc ngoại nghiệp:

- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lênbản sao bản đồ nền

- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiệntrạng sử dụng đất lên trên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính

cơ sở

Bước 4 Biên tập tổng hợp:

- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra; bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa

- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chínhhoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền

- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ

- Biên tập, trình bày bản đồ

Bước 5 Hoàn thiện và in bản đồ:

- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ

- In bản đồ

- Viết thuyết minh thành lập bản đồ

Bước 6 Kiểm tra, nghiệm thu:

- Kiểm tra, nghiệm thu

- Đóng gói và giao nộp sản phẩm

2.1.5.2 Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, ảnh vệ tinh

Là phương pháp mới đang được quan tâm nghiên cứu Phương pháp nàythường được sử dụng khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên quy môlãnh thổ có diện tích lớn và tỷ lệ bản đồ nhỏ

Trang 19

Tiến hành sử dụng các tư liệu như: ảnh đơn, ảnh nắn, bình độ ảnh để điều

vẽ trong phòng kết hợp với điều tra thực tế nhằm nâng cao độ chính xác của cácyếu tố thể hiện trên bản đồ HTSDĐ

* Ưu, nhược điểm của phương pháp:

* Quy trình các bước thực hiện:

Bước 1 Xây dựng thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình:

- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu

- Xây dựng thiết kế - dự toán công trình

Bước 2 Công tác chuẩn bị:

- Tiếp nhận, nhân sao bản đồ nền

- Kiểm tra đánh giá chất lượng ảnh

- Lập kế hoạch chi tiết

Bước 3 Điều vẽ ảnh nội nghiệp:

- Điều vẽ, khoanh định các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên ảnh

- Kiểm tra kết quả điều vẽ, khoanh định các yếu tố nội dung hiện trạng sửdụng đất trên ảnh

Bước 4 Công tác ngoại nghiệp:

- Điều tra, đối soát, bổ sung và chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý trênbản đồ nền

Trang 20

- Điều tra, đối soát kết quả điều vẽ nội nghiệp các yếu tố nội dung hiện trạng

sử dụng đất ở ngoài thực địa và chỉnh lý bổ sung các nội dung còn thiếu

- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều vẽ ngoại nghiệp

Bước 6 Hoàn thiện và in bản đồ:

- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ

- In bản đồ

- Viết thuyết minh thành lập bản đồ

Bước 7 Kiểm tra, nghiệm thu:

- Kiểm tra, nghiệm thu

- Đóng gói và giao nộp sản phẩm

2.1.5.3 Phương pháp hiệu chỉnh từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ chu kỳ trước

Phương pháp này chỉ được áp dụng khi không có bản đồ địa chính cơ sở

và ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh; bản đồ hiện trạng sử dụng đấtchu kỳ trước được thành lập trên bản đồ nền theo quy định của Bộ Tài nguyên

và Môi trường khi số lượng và diện tích các khoanh đất ngoài thực địa đã biếnđộng không quá 25% so với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của chu kỳ trước

* Ưu nhược điểm của phương pháp:

- Ưu điểm:

+ Thời gian thực hiện ngắn, kinh phí thấp

+ Cho phép kế thừa các thành quả có sẵn

+ Tiết kiệm chi phí đầu tư, thời gian và công sức

- Nhược điểm:

Trang 21

+ Chất lượng bản đồ HTSDĐ mới xây dựng phụ thuộc nhiều vào bản đồHTSDĐ chu kỳ trước.

+ Độ chính xác thành lập bản đồ không cao, do có quá nhiều nguồn sai số

* Quy trình các bước thực hiện:

Bước 1 Xây dựng thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình:

- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu

- Xây dựng thiết kế - dự toán công trình

Bước 2 Công tác chuẩn bị:

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng và nhân sao bản đồ hiện trạng sử dụng đấtchu kỳ trước

- Lập kế hoạch chi tiết

Bước 3 Công tác nội nghiệp:

- Nhân sao bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước

- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý theo các tài liệu thuthập được lên bản sao

- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung hiện trạng theo các tài liệu thuthập được lên bản sao

- Kiểm tra kết quả, chỉnh lý nội nghiệp

- Vạch tuyến khảo sát thực địa

Bước 4 Công tác ngoại nghiệp:

- Điều tra, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung cơ sở địa lý

- Điều tra, bổ sung, chỉnh lý yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất

- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều vẽ ngoại nghiệp

Bước 5 Biên tập tổng hợp:

- Chuyển kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Biên tập, trình bày bản đồ

Bước 6 Hoàn thiện và in bản đồ:

- Kiểm tra kết quả biên tập bản đồ

- Hoàn thiện và in bản đồ

Trang 22

- Viết thuyết minh thành lập bản đồ.

Bước 7 Kiểm tra, nghiệm thu:

- Kiểm tra, nghiệm thu

- Đóng gói và giao nộp sản phẩm

2.1.6 Lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Sau khi tìm hiểu các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đấthiện đang được áp dụng Trong đề tài đã lựa chọn phương pháp thành lập bản đồhiện trạng sử dụng đất chu kì trước (cụ thể là bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm2014) Vì đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với các tài liệu,

số liệu thu thập được Đồng thời bản đồ tài liệu cũng như bản đồ thành quả đềuđược lưu trữ, xử lý và quản lý ở dạng số

Việc lựa chọn phương pháp ứng dụng công nghệ số thành lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất dựa trên bản đồ hiện trạng cũ cũng xuất phát từ thực tiễn quản

lý của địa phương Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 đã xây dựng dựa trênbản đồ giải thửa của phường được thành lập năm 2009 do công ty đo đạc vàkhoáng sản đo vẽ

Việc tận dụng bản đồ HTSDĐ cũ đã được cập nhật thường xuyên sẽ giảmbớt thời gian và chi phí thành lập bản đồ mới và vẫn đảm bảo độ chính xác

2.2 CĂN CỨ PHÁP LÝ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤN G ĐẤT

- Quyết định số 235/2000/ QĐ-TCĐC ngày 26/06/2000 của Tổng cục

trưởng Tổng cục địa chính về việc công bố hệ thống phần mềm chuẩn thốngnhất trong toàn ngành địa chính

- Quyết định số 22/2007/ QĐ-BTNMT ngày 17/02/2007 của Bộ tài nguyên

và môi trường về việc ban hành quy định về thành lập bản đồ HTSĐĐ

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn thực hiệnthống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc ban hành ký hiệu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất vàbản đồ quy hoạch sử dụng đất

Trang 23

- Luật đất đai năm 2013, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ về thi hànhmột số điều của Luật đất đai 2013

- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ tài nguyên vàmôi trường quy định về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ HTSDĐ

- Chỉ thị số 01/CT-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 22/01/2014

về việc triển khai thi hành luật đất đai

- Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/08/2014 của thủ tướng Chính Phủ về kiểm kêđất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014

- Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/09/2014 của Bộ tài nguyên và môitrường về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

2014 theo chỉ thị số 21/ CT- TTg ngày 01/08/2014 của thủ tướng Chính Phủ

- Công văn số 1592/TCQLDĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18/11/2014 của Tổngcục Quản lý Đất Đai - Bộ tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiệnthống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2.3 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

2.3.1 Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng cần thiết không chỉcho công tác quản lí đất đai mà còn rất cần thiết cho nhiều ngành, đặc biệt lànhững ngành như: nông lâm, thủy lợi, điện lực Đối với nhiều tổ chức và đơn vịkinh tế, đối với nhiều cấp lãnh thổ như xã, huyện, tỉnh

Thực tế cho thấy từ trước đến nay khi có nhu cầu về bản đồ HTSDĐ các

tổ chức và các ngành nêu trên đã tự xây dựng bản đồ HTSDĐ phần lớn nhằmphục vụ cho việc quản lý trong xây dựng đất và hoạch định sử dụng đất

Các cấp hành chính khi lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đã đều tự lậpbản đồ HTSDĐ Các cấp huyện khi lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thời kỳ

Trang 24

1986 - 1990 hoặc 1986 - 1985 đều đã lập bản đồ HTSDĐ Các tỉnh khi lậpphương án phân vùng nông lâm nghiệp đều có bản đồ HTSDĐ của tỉnh (1976 -1987) và bản đồ HTSDĐ năm 1995 phục vụ cho công tác quy hoạch phân bố lựclượng sản xuất của tỉnh trong giai đoạn 1986 - 2000.

Với cách lập bản đồ HTSDĐ như trên ngoài ưu điểm đáp ứng nhu cầu bản

đồ HTSDĐ nhằm hoạch định phát triển cũng như bộc lộ nhiều khuyết điểm đólà: nội dung bản đồ HTSDĐ khác nhau, ký hiệu bản đồ không thống nhất, bản

đồ không mang tính pháp lý, từng đơn vị khi xây dựng bản đồ chỉ chú trọng làm

rõ những phần đầu tư, các bản đồ không có thuyết minh kèm theo, số lượng đấtđai không phù hợp với nội dung bản đồ

Thực hiện Chỉ thị số 21 ngày 1 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chínhphủ về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, tính đếnngày 20/10/2015 tất cả các tỉnh trong cả nước đã tiến hành thống kê, kiểm kê đấtđai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Công tác triển khai về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đấtnăm 2014 đã có sự đổi mới, đảm bảo tính đồng bộ, phản ánh trung thực, kháchquan và đạt độ tin cậy cao nhất theo hệ thống chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đaicủa Luật Đất đai năm 2013 Công tác điều tra, khoanh vẽ ngoài thực địa đượcđặc biệt chú trọng, nhằm bảo đảm độ chính xác, tin cậy cao nhất Nếu như trướcđây, sự đồng bộ giữa bản đồ và số liệu điều tra, khoanh vẽ ngoài thực địa chưacao, có khi độc lập với bản đồ nhưng lần kiểm kê này, do các bước thực hiệnkiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các cấp, nhất là cấphuyện được cụ thể hóa nên đảm bảo tính thống nhất số liệu

Trước khi điều tra, việc rà soát, cập nhật, chỉnh lý các khoanh đất, yếu tốnền địa lý, đường địa giới hành chính trên bản đồ điều tra kiểm kê từ các nguồntài liệu; xác định phạm vi kiểm kê trên bản đồ cũng như thực hiện đầy đủ cácbước khác trong điều tra, khoanh vẽ ngoài thực địa Trong quá trình thực hiện,

từ công tác chuẩn bị, tác nghiệp chuyên môn đến tổng hợp kết quả báo cáo, SởTài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND cấp xã, cấp huyện thường xuyênđôn đốc kiểm tra, hướng dẫn quá trình thực hiện Bên cạnh đó, Sở tiến hành kýkết hợp đồng với đơn vị kiểm tra, nghiệm thu độc lập, nắm tiến độ thực hiện vàkịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cấp cơ sở Đây cũng là lần

Trang 25

đầu tiên tỉnh sử dụng công cụ hỗ trợ TK Tool do Tổng cục Quản lý đất đai cungcấp để tổng hợp số liệu, sau đó đăng tải lên phần mềm TK theo quy định của BộTài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai đã sử dụng công nghệ máy tính điện tửvới các phần mềm MicroStation v8, phần mềm Vietmap, Gcadat để tổng hợp sốliệu và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2.3.2 Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có 37 đơn vị hành chính cấp

xã (phường) trực thuộc thành phố đã có bản đồ HTSDĐ và đang trong quá trìnhthành lập, hoàn thiện bản đồ địa chính nên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các

xã, phường, thị trấn được thành lập chủ yếu dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụngđất chu kỳ trước Lấy cấp phường là đơn vị cơ bản để tiến hành thống kê, kiểm

kê thành lập đồ hiện trạng sử dụng đất Việc thống kê đất đai ở cấp phường đượcthực hiện trên cơ sở tổng hợp các trường hợp biến động đất đai trong kỳ thống

kê để làm căn cứ chỉnh lý số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của năm trước, việctổng hợp các trường hợp biến động đất đai được thực hiện căn cứ vào hồ sơ địachính, có liên hệ với tình hình thực tế sử dụng đất để tổng hợp, cần căn cứ vàocác hồ sơ thanh tra, biên bản kiểm tra sử dụng đất của các cấp đã thực hiện trong

kỳ, có liên hệ thực tế việc chấp hành các kết luận thanh tra, kiểm tra để tổng hợp

bổ sung các trường hợp đã biến động chưa làm thủ tục hành chính về đất đaitheo quy định Số liệu kiểm kê đất đai cấp phường được thu thập bằng phươngpháp điều tra, khoanh vẽ từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục hành chính vềđất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất đã thực hiện ở các cấp trong kỳ, kếthợp điều tra thực địa để rà soát chỉnh lý khu vực biến động và khoanh vẽ bổsung các trường hợp sử dụng đất chưa thể hiện trên tài liệu bản đồ sử dụng đểđiều tra kiểm kê

Trong những năm gần đây, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phườngQuảng Thắng được thành lập chủ yếu bằng phương pháp: sử dụng bản đồ hiệntrạng sử dụng đất chu kỳ trước kết hợp với việc điều tra đo vẽ chỉnh lý bổ sung

Trang 26

2.4 MỘT SỐ PHẦN MỀM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

2.4.1 Phần mền Microstation

MicroStation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phânphối bởi Bentley Systems MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh chophép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ

MicroStation còn được sử dụng để là nền cho các ứng dụng khác như:Famis, Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, Mrfclean và eTools, eMap (tập hợp cácgiải pháp xử lý bản đồ địa hình, địa chính của công ty [eK]) chạy trên đó

Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trênnền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ

MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần mềmkhác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg) Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trìnhbày bản đồ, dựa vào các tính năng mở của MicroStation cho phép người sử dụng

tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng pattern và rất nhiều cácphương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng đối với một số phầnmềm khác (MapInfo, AutoCAD, CorelDraw, Adobe Freehand…) lại được giảiquyết một cách dễ dàng trong MicroStation

Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền

một file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ,

hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác

Microstation là phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu không gian rất tốt nhưng

Trang 27

lại không thể quản lý cơ sở dữ liệu thuộc tính do đó để phát huy tối đa tính năngcủa phần mềm thì Microstation phải kết hợp với các phần mềm khác như:Famis, eMap, TMV- Map,

2.4.2 Phần mềm Famis

Famis là một phần mềm năm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhấttrong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính Famis bao gồm 2phần mềm lớn:

- Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work andCadastral Mapping Intergrated Software – FAMIS) có khả năng xử lý số liệu đongoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số Phần mềm đảmnhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệthống bản đồ địa chính số Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữliệu Hồ sơ Địa chính để thành một cơ sở dữ liệu vẽ Bản đồ và Hồ sơ địa chínhthống nhất

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính Cadastral Document DatabaseManagement System CADDB là phần mềm thành lập và quản lý các thông tin

vẽ hồ sơ địa chính Hệ thống cung cấp các thông tin cần thiết để thành lập Bộ

Hồ sơ Địa chính Hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra, quản lý sử dụng đất Cấpgiấy chứng nhận sử dụng đất, thống kê tình hình sử dụng đất Famis là phầnmềm đảm nhận công việc từ sau đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệthống bản đồ địa chính số Liên kết với bên cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính đểdùng một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất

Trang 28

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu của đề tài là phường Quảng Thắng, thành phố ThanhHóa, tỉnh Thanh Hóa Phường có tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chínhlà: 354.34 ha

- Phía Bắc giáp xã Đông Hưng, phường Đông Vệ;

- Phía Nam giáp xã Đông Vinh, xã Quảng Thịnh;

- Phía Đông giáp phường Đông Vệ, xã Quảng Thịnh;

- Phía Tây giáp xã Đông Hưng;

Hình 3.1 Ranh giới hành chính Phường Quảng Thắng

Hệ thống giao thông trong phường dày đặc có hệ thống đường đại lộ Đông Tây

đi qua thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá Các loại đất ở, đất chuyêndùng, đất dịch vụ nằm đan xen nhau Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu trồng lúanước, hoa màu nằm ở các xã vùng ven

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 13 tháng 02 năm 2017 đến ngày 17tháng 5 năm 2017, cụ thể như sau:

Trang 29

Từ ngày 13/2/2017 đến ngày 13/4/2017: Lên đề cương, thu thập và xử lýtài liệu.

- Tài liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội Phường Quảng Thắng năm2016

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số thành lập năm 2014

- Tài liệu về quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, kế hoạch sử dụngđất năm 2016 và các mẫu biểu số liệu thống kê, kiểm kê phường Quảng Thắngnăm 2014 và 2016

Từ ngày 13/4/2017 đến ngày 15/5/2017: Hoàn thiện báo cáo

Từ ngày 17/5/2017 đến ngày 20/5/2017: Nộp báo cáo

3.3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 từ bản đồ hiện trạng sửdụng đất năm 2014

3.3.2 Vật liệu nghiên cứu

3.3.2.1 Vật liệu về bản đồ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sử dụng trong chuyên đề là bản đồ hiện trạng

sử dụng đất thành lập năm 2014 ở dạng số, có hệ tọa độ quốc gia VN2000, tỷ lệ1/2000, được thành lập từ bản đồ giải thửa năm 2009 do công ty Đo đạc vàkhoáng sản Thanh Hóa thành lập Được thu thập từ phòng địa chính PhườngQuảng Thắng

3.3.2.2 Các tài liệu, số liệu thống kê kiểm kê đất đai

- Các số liệu mới nhất về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phường QuảngThắng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Các văn bản pháp lý dùng làm căn cứ thành lập, chỉnh lý bản đồ hiệntrạng sử dụng đất

- Các tài liệu về quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, kế hoạch sửdụng đất

Trang 30

- Các biểu thống kê đất đai thu thập được từ năm 2014 đến năm 2016 củađịa bàn nghiên cứu theo thông tư số 28/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của BộTài nguyên và Môi trường, bao gồm 7 biểu mẫu như sau:

Bảng 3.1 Các mẫu biểu thống kê đất đai của phường Quảng Thắng

Biểu 01/TKDĐ Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai.

Biểu 02/TKDĐ Thống kê, kiểm kê diện tích đất nông nghiệp.

Biểu 03/TKĐĐ Thống kê, kiểm kê diện tích phi đất nông nghiệp.

Biểu 09/TKĐĐ Kiểm kê diện tích đất trong các khu vực tổng hợp.

Biểu 10/TKĐĐ Phân tích nguyên nhân tăng giảm diện tích của các loại đất Biểu 11/TKĐĐ Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử

dụng quản lý đất.

Biểu 12/TKĐĐ Biến động mục đích theo diện tích sử dụng đất

3.3.2.3 Đánh giá chất lượng tài liệu

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Quảng Thắng năm 2014 thể hiệnđầy đủ các lớp thông tin, các đối tượng làm cơ sở để thành lập bản đồ hiện trạng

sử dụng đất năm 2016

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập theo đúng quy phạm

- Các bảng biểu số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, các quyết định về giaođất, kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt đảm bảo độ tin cậy cao

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của phường QuảngThắng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sửdụng đất chu kỳ trước

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại phường Quảng Thắng, thành phốThanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 tại phường QuảngThắng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Trang 31

- Thống kê diện tích hiện trạng các loại đất phục vụ công tác quản lý nhànước về đất đai.

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Để xây dựng được bản đồ HTSDĐ công việc không thể thiếu được là côngtác chuẩn bị cho việc thành lập bản đồ Nhiệm vụ chủ yếu của bước này là thuthập, kiểm tra, đánh giá các tài liệu số liệu có sẵn và điều tra khảo sát thực hiệntheo yêu cầu đặt ra

+ Kế thừa bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số được thành lập năm 2014tại phòng Địa chính của UBND Phường Quảng Thắng làm cơ sở để thành lậpbản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016

+ Thu thập có chọn lọc các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội;các văn bản pháp lý có liên quan và có hiệu lực tại Phường Quảng Thắng, thànhphố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

+ Thu thập số liệu thống kê, kiểm kê từ năm 2014 đến 2016 của phường.+ Thu thập tài liệu về các quyết định giao đất, chuyển mục đích sử dụngđất, kế hoạch sử dụng đất của phường Quảng Thắng

+ Khảo sát thực địa, đo vẽ bổ sung những khu vực có biến động về thôngtin thuộc tính, về dữ liệu không gian để cập nhật vào nội dung bản đồ chính xác,đảm bảo tính hiện thời của bản đồ

3.5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

Trong công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và hoàn thiện cơ

sở dữ liệu thì việc điều tra khảo sát thực tế là công việc không thể thiếu bởi lẽkhi thành lập bản đồ không tránh khỏi những thiếu sót, những biến động màchưa cập nhật Kết quả điều tra, khoanh vẽ phải thể hiện được các khoanh đấttheo các chỉ tiêu kiểm kê quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Thông tư số28/2014/TT-BTNMMT lên bản đồ điều tra để tính toán diện tích và tổng hợpvào bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai làm cơ sở

để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

Trang 32

- Việc khoanh vẽ trên thực địa được thực hiện theo phương pháp quan sáttrực tiếp, căn cứ vào các địa vật rõ nét có sẵn trên bản đồ và trên thực địa để xácđịnh vị trí các khoanh đất và khoanh vẽ lên bản đồ.

Trường hợp xác định được kích thước, diện tích đối tượng cần khoanh vẽthì kết quả khoanh vẽ khoanh đất phải đảm bảo phù hợp với diện tích, kíchthước đối tượng đã xác định

Trường hợp không xác định được vị trí ranh giới khoanh đất tương ứngvới yếu tố hình tuyến trên bản đồ và thực địa thì áp dụng phương pháp giao hộicạnh hoặc tọa độ vuông góc từ các điểm chi tiết rõ nét trên thực địa đã được biểuthị trên bản đồ để thể hiện các điểm góc đường ranh giới khoanh đất lên bản đồ;việc xác định chiều dài cạnh giao hội hoặc cạnh vuông góc có thể được đo bằngthước dây hoặc các dụng cụ đo khác có độ chính xác tương đương

3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi đánh giá chất lượng những loại bản đồ, tài liệu đã thu thập được

ta tiến hành sử lý số liệu như sau :

- Xử lý sơ bộ qua phần mền Excel để tính các chỉ tiêu nêu trong báo cáo:Bảng cơ cấu hiện trạng sử dụng đất, biểu đồ cơ cấu diện tích đất

- Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành lập năm 2014 ta xây dựng bản

đồ nền và kết hợp với số liệu điều tra thực địa, số liệu thống kê năm 2016, tiếnhành cập nhật, bổ sung các biến động, các yếu tố nội dung bản đồ

- Xử lý biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation, Famis, Lusmap đểthành bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:

+ Sau khi có kết quả điều tra, khảo sát thực tế ta chuyển lên bản đồ để cậpnhật, bổ sung các biến động trên cơ sở kế thừa bản đồ hiện trạng sử dụng đấtnăm 2014

+ Tiếp theo ta tiến hành sửa lỗi cho bản đồ bằng công cụ của Famis

+ Sửa lỗi song, tạo topology và gán nhãn, trải màu cho các thửa đất

+ Biên tập và trình bày bản đồ: tạo khung bản đồ, lưới km, sơ đồ vị trí,hướng chỉ Bắc Nam và các ghi chú đúng theo quy phạm

+ Lưu trữ và in bản đồ

Trang 33

3.5.4 Phương pháp thống kê và phân tích kết quả

Sau khi xây dựng được cơ sở dữ liệu cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất tatiến hành thống kê các loại đất theo mục đích sử dụng Việc thống kê sẽ có đượcmột cái nhìn tổng quan trong quá trình thực hiện quản lý đất Việc phân tích kếtquả thống kê sẽ giúp đưa ra những kết luận về hiên trạng sử dụng đất khách quan

và chính xác hơn

3.5.5 Phương pháp chuyên gia

Đề tài đã tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của cán bộ địa chính xã, các cán

bộ cùng làm trong lĩnh vực đất đai, ý kiến của thầy cô giáo hướng dẫn và củanhững người thực hiện các đề tài tương tự để nhằm xây dựng và hoàn thiện bản

đồ hiện trạng sử dụng đất tốt hơn

Ngày đăng: 17/05/2018, 08:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 ban hành quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Khác
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khác
4. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai 2013 Khác
5. Phạm Thanh Quế (2010). Bài giảng môn tin học ứng dụng trong quản lý đất đai. Trường Đại học Lâm nghiệp Khác
7. Nguyễn Thị Thu (2015). Xây dựng bản đồ hiện trạng từ bản đồ địa chính tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội. Trường Đại Học Lâm Nghiệp Khác
8. Nguyễn Văn Tuấn (2013). Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã Bột Xuyên- huyện Mỹ Đức - TP.Hà Nội. Trường Đại Học Lâm Nghiệp Khác
9. Uỷ ban nhân dân phường Quảng Thắng (2014). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 Khác
10. Uỷ ban nhân dân phường Quảng Thắng (2014 - 2016). Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai qua các năm Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w