1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

76 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 869,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG, HÌNH vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1.1. Khái niệm về đất đai và đất nông lâm nghiệp 3 2.1.2. Quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp 4 2.1.3. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất 5 2.1.4. Quan điểm sử dụng đất bền vững 7 2.1.5. Loại hình sử sụng đất 9 2.1.6. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam. 9 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 14 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 14 3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 14 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu 14 3.3.2. Vật liệu nghiên cứu 14 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.5.1 Phương pháp ngoại nghiệp. 14 3.5.2 Phương pháp nội nghiệp. 16 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN TÂN YÊN, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG 20 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20 4.1.2. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. 23 4.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 24 4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THỊ TRẤN TÂN YÊN 25 3 4.3. HIỆN TRẠNG CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ TRẤN TÂN YÊN 28 4.3.1. Sơ đồ lát cắt điểm nghiên cứu 28 4.3.2. Hiện trạng các mô hình sử dụng đất nông – lâm nghiệp tại điểm nghiên cứu 32 4.3.3. Đánh giá lựa chọn mô hình sử dụng đất phổ biến 35 4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN. 36 4.4.1. Hiệu quả kinh tế 36 4.4.2. Hiệu quả xã hội của các mô hình tại điểm nghiên cứu 38 4.4.3. Hiệu quả môi trường của các mô hình tại điểm nghiên cứu. 40 4.4.4. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình sử dụng đất 43 4.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của các mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp tại điểm nghiên cứu. 45 4.6. LỰA CHỌN CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI ĐIỂM NGHIÊN CỨU 46 4.6.1. Nguyên tắc lựa chọn 46 4.6.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 46 4.6.3. Lựa chọn các mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp 47 4.7. ĐỀ SUẤT GẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT 49 4.7.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ 49 4.7.2. Giải pháp về giống và cây trồng 49 4.7.3. Giải pháp về nông lâm kết hợp 49 4.7.4. Giải pháp về vốn 50 4.7.5. Giải pháp về khoa học công nghệ 50 4.7.6. Giải pháp về xã hội 50 4.7.7. Giải pháp về môi trường 51 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52 5.1. KẾT LUẬN 52 5.2. ĐỀ NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương chương trình đào tạo kỹ sư ngành Quản lý đất đaikhóa học 2013-2017 tại Trường đại học Lâm nghiệp, được sự đồng ý của Nhàtrường Viện Quản lý đất đai & PTNT, Bộ môn Khuyến nông & Phát triển nông

thôn và thầy hướng dẫn, tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”.

Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báucủa các thầy cô giáo trong viện Quản Lý Đất Đai & PTNT, UBND thị trấn TânYên , các cán bộ, các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu, đã giúp tôi hoànthành khóa luận này

Nhân dịp hoàn thành khóa luận tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáoKiều Trí Đức người trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo trong quá trình thựchiện Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Khuyến nông & Phát triểnnông thôn, Viện Quản lý đất đai & PTNT, Trường đại học Lâm nghiệp đã gópnhững ý kiến giúp tôi hoàn thành khóa luận này

Mặc dù đã cố gắng, song do năng lực còn hạn chế nên bài khóa luận khôngtránh khỏi những sai, thiếu sót nhất định Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận của tôi được hoàn thiệnhơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên thực hiện

Vi Thị Lan Hương

Trang 2

MỤC LỤC

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

2.1.1 Khái niệm về đất đai và đất nông lâm nghiệp 7

2.1.3 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất 9

2.1.3.1 Hiệu quả kinh tế 9

2.1.3.2 Hiệu quả xã hội 10

2.1.3.3 Hiệu quả môi trường 10

2.1.4 Quan điểm sử dụng đất bền vững 11

2.1.5 Loại hình sử sụng đất 13

4.4.4 Hiệu quả tổng hợp của các mô hình sử dụng đất 47

4.4.4 Hiệu quả tổng hợp của các mô hình sử dụng đất 47

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

2.1.1 Khái niệm về đất đai và đất nông lâm nghiệp 7

2.1.1 Khái niệm về đất đai và đất nông lâm nghiệp 7

2.1.3 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất 9

2.1.4 Quan điểm sử dụng đất bền vững 11

2.1.5 Loại hình sử sụng đất 13

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

2.1.1 Khái niệm về đất đai và đất nông lâm nghiệp 7

2.1.1 Khái niệm về đất đai và đất nông lâm nghiệp 7

2.1.3 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất 9

2.1.3.1 Hiệu quả kinh tế 9

2.1.3.2 Hiệu quả xã hội 10

2.1.3.3 Hiệu quả môi trường 10

2.1.4 Quan điểm sử dụng đất bền vững 11

2.1.5 Loại hình sử sụng đất 13

4.4.4 Hiệu quả tổng hợp của các mô hình sử dụng đất 47

4.4.4 Hiệu quả tổng hợp của các mô hình sử dụng đất 47

Trang 5

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản

xuất đặc biệt không gì có thể thay thế, là môi trường của sự sống, là địa bànphân bố dân cư, là nơi xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòngcủa một quốc gia Đất đai luôn là đối tượng khai thác của con người trong quátrình sinh tồn và phát triển của mình, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nôngnghiệp, đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đấtnông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lươngthực thực phẩm nuôi sống con người Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vữngđang trở thành vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất củađất đai cho hiện tại và cho tương lai Vì vậy đất đai cần được quản lý, đánh giánhằm cung cấp những thông tin thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng đấtvào các mục đích nông lâm nghiệp, khu dân cư và khu chuyên dụng nhằm phục

vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm trước mắt vàlâu dài

Thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang nằm ở miền núi phíabắc Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 3277,42 ha,dân số là 10423 người.Người dân ở đây đa số sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp với tỷ lệ ngườilao động chiếm 67% Trước đây người dân sản xuất chủ yếu dựa vào cây lúa,nhưng đem lại hiệu quả kinh tế không cao Những năm gần đây sản xuất cam đãphát triển, phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích cam khôngngừng tăng lên thu về lợi nhuận khổng lồ góp phần xóa đói, giảm nghèo và vươnlên làm giàu của nhiều hộ gia đình cá nhân Đến nay, thu nhập bình quân đầungười của thị trấn Tân Yên đạt 28,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ khá, giàungày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 2,76% Tuy nhiên trong quá trìnhphát triển và xây dựng các mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp cho thu nhậpcao của người dân thị trấn Tân Yên vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập Dovậy, cần có những đánh giá đầy đủ và cụ thể về sự phát triển của các mô hình sửdụng đất nông lâm nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả sửdụng đất tại thị trấn Tân Yên Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện đề

Trang 6

tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Phân loại được các mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp tại điểm nghiêncứu

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình sử dụng đấtđiển hình tại điểm nghiên cứu

- Xác định các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của các môhình sử dụng đất

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các mô hình sử dụng đất tại điểmnghiên cứu

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thị trấn Tân Yên,

huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Phạm vi thời gian: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp năm2016

Trang 7

PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1 Khái niệm về đất đai và đất nông lâm nghiệp

Khái niệm về đất đai

Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá

và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển Đất là lớp mặt tươixốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng Đất là lớp phủthổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên

đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khíquyển, thủy quyển và sinh quyển Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổquyển có tính thường xuyên và cơ bản

Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep coi đất là một vật thể tựnhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá

mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian Đất xem như một thể sống nó luôn vận động

và phát triển (Nguyễn Thế Đặng – Nguyễn Thế Hùng,1999, giáo trình đất, Nhàxuất bản Nông nghiệp)

Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “ Đấtđai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”

Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưngkhái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn,theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổnhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm vàkhoáng sản trong lòng đất; Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổnhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác độnggiữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng nhưcuộc sống xã hội của loài người

Khái niệm về đất nông lâm nghiệp

Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thínghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đíchbảo vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất

Trang 8

nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác (Bộ Tàinguyên và Môi trường, 2004)

Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào mục đích sảnxuất lâm nghiệp, bao gồm: đất có rừng tự nhiên, rừng trồng, đất sử dụng vàomục đích sản xuất lâm nghiệp và các loại đất phi nông nghiệp, đất nuôi trồngthuỷ sản

2.1.2 Quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi nhu cầu của con người lấy đi

từ đất ngày càng tăng, mặt khác diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày mộtthu hẹp do chuyển sang đất phi nông nghiệp Với mục tiêu xây dựng nềnnông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuấthàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranhcao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâudài Để thực hiện mục tiêu trên, cần có các giải pháp và quan điểm cụ thểnhư sau:

- Áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp kết hợp, đa dạng hóa sảnphẩm, chống xói mòn, rửa trôi, thâm canh bền vững

- Nâng cao hiêu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạnghóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinhthái và bảo vệ môi trường

- Phát triển nông nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sởchuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu đa dạnghóa nền kinh tế quốc dân

- Phát triển nông nghiệp một cách toàn diện gắn với việc xóa đóigiảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát huynền văn hóa truyền thống của dân tộc, không ngừng nâng cao nguồn lựccủa con người

- Phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệvào sản xuất

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của cơ sở phải gắn với địnhhướng phát triển kinh tế xã hội của khu vực, vùng và của cả nước

Trang 9

2.1.3 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất

Đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau lànhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý Trong đó đánhgiá hiệu quả sử dụng đất là một nội dung hết sức quan trọng

Theo các nhà khoa học kinh tế Smuel - Norhuas: “ Hiệu quả không cónghĩa là lãng phí Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội.Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hóanày mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hóa khác”

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả thông qua việc bố trí cơ cấu câytrồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hếtcác nước trên thế giới Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học,các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sựmong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sảnxuất nông nghiệp

Ngày nay nhiều nhà khoa học cho rằng: Xác định đúng khái niệm, bản chấthiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và nhữngnhận thức lí luận của lý thuyết, nghĩa là hiệu qủa phải được xem xét trên 3 mặt:Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường

2.1.3.1 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trongmột đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuấtvật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội

Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau:

- Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiếtkiệm thời gian

- Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết

hệ thống

- Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của cáchoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợiích của con người

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quảđạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả

Trang 10

đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra làphần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan cần xét cả phần so sánhtuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đạilượng đó.

Ngoài ra hiệu quả kinh tế còn được so sánh giữa thu nhập, lợi nhuận trong quátrình sản xuất trên một đơn vị diện tích mà nông hộ gieo trồng

2.1.3.2 Hiệu quả xã hội

Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh tếchúng ta còn phải đánh giá hiệu quả xã hôi Đấy cũng là một trong những yếu tốquan trọng góp phần giúp chúng ta đánh giá hiệu quả sử dụng đất một cách tốtnhất

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế vàthể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêubiểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn chúng ta chỉ đề cập đến một

số chỉ tiêu quan trọng mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho laođộng, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, đảm bảo an ninh lương thực, sựchấp nhận của người dân với loại hình sử dụng đất đó, đảm bảo mức sống chongười dân, làng mạng xã hội…

Về mặt định lượng trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xãhội được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nôngnghiệp

2.1.3.3 Hiệu quả môi trường

“Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinhvật, hóa học, vật lý , chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường củacác loại vật chất trong môi trường” Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệuquả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu được coi là có hiệu quả khikhông có những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí,không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường sinh thái và đa dạng sinhhọc

Quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thỏa mãn vấn đềtiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội

và bảo vệ được môi trường

Trang 11

Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp được đánh giá:

- Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến môi trường

- Mức độ sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo về thực vật và ảnh hưởng của

nó đến môi trường xung quanh

- Các biện pháp cải tạo đất được người dân sử dụng và ảnh hưởng của nóđến môi trường

- Việc thu hoạch nông sản và xử lí các sản phâm dư thừa ảnh hưởng đếnmôi trường đất, không khí như thế nào?

- Việc xử lí chất thải từ các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và ảnhhưởng của nó đến môi trường

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa ba chỉ tiêukinh tế- xã hội và môi trường trong một thể thống nhất.Tuy nhiên tùy từngđiều kiện mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khácnhau

2.1.4 Quan điểm sử dụng đất bền vững

Hệ sinh thái nông nghiệp được tạo ra nhằm mục đích phục vụ con ngườicho nên nó chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ chính con người Các tác độngcủa con người, nhiều khi đã làm cho hệ sinh thái biến đổi vượt quá khả năng tựđiều chỉnh của đất Con người đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tácđộng cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ngày một nhiều hơn lương thực, thựcphẩm và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theochiều hướng ngày một xấu đi Ngày nay những vùng đất đai màu mỡ đã giảmsức sản xuất một cách rõ rệt và có nguy cơ thoái hóa nghiêm trọng Khôngnhững thế sự suy thoái đất đai còn kéo theo sự suy giảm nguồn nước, nhữnghiện tượng thiên tai bất thường Trước những biểu hiện trên, nhằm đảm bảo cuộcsống cho con người hiện tại và tương lai, cần có những chiến lược về sử dụngđất để duy trì những khả năng hiện có và khôi phục những khả năng đã mất của

đất đai Thuật ngữ “Sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở những mong muốn

trên

Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn

là mong muốn của con người trong mọi thời đại Nhiều nhà khoa học, các tổ

Trang 12

của thế giới, trong đó có Việt Nam Việc sử dụng đất bền vững nhằm đạt đượccác mục tiêu sau:

- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất);

- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn);

- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và nước (bảovệ);

- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền);

- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)

Như vậy sử dụng đất bền vững không những thuần túy về mặt tự nhiên màcòn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội Tại Việt Nam, việc sử dụngđất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc trên và được thể hiện trong 3 yêucầu sau:

- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thịtrường chấp nhận Một mô hình sử dụng đất bền vững phải có năng suất trênmức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thịtrường

+ Về chất lượng: Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương,trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng

+Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quâncủa vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệuquả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng

- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sốngngười dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Đáp ứng nhu cầu của nông hộ làđiều cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất,môi trường)

- Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu

mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái Giữ đấtđược thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hằng năm dưới mức cho phép + Độ phì nhiêu tầng đất là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụngbền vững

+ Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)

Trang 13

+ Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơnđộc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hằng năm…………).

Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại hình

sử dụng đất hiện tại

2.1.5 Loại hình sử sụng đất

Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sử dụngđất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dung các bước đánhgiá đất và coi loại hình sư dụng đất là 1 đối tượng của quá trình đánh giáđất

Loại hình sử dụng đất (Land use type - LUT) là bức tranh mô tả thựctrạng sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sảnxuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định

Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai đểbảo vệ mỗi LUT phát triển bền vững Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản lý,chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường

Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến trong nông nghiệp hiện naynhư:

- Chuyên trồng lúa: Có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động,trồng 1 vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm

- Chuyên trồng màu: Thường được áp dụng cho những vùng đất cao thiếunước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ

- Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn, thực hiện những công tác luân thứcluân canh nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứngnhu cầu cuộc sống con người

- Trồng cỏ chăn nuôi

- Nuôi trồng thủy sản

- Trồng rừng

2.1.6 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam

2.1.6.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu Km2 trong đó đạidương chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149triệu Km2 (29%) Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu.Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu

ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền Diện tích đất nông nghiệp trên thế

Trang 14

giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu

Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6% Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là12.000m2 Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diệntích đất đai, 46% đất có khả nẳng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất cókhả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác Diện tích đất đang canh tác trênthế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha)

Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đấtnông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác Mặt khác dân sốngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người.Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệpmới đủ lương thực, thực phẩm Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việcđánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết

Ở Philippin, nghiên cứu HTCT Iflugao ở dải núi Clofsam (1984) mô tả hệthống canh tác của người dân tộc Iflugao, họ biết canh tác lúa nước ở ruộng có hệthống nước tưới kết hợp trồng cây lấy gỗ, lấy củi, cây ăn quả và cây thuốc HTCThỗn hợp giữ được nước chống xói mòn và trượt đất (dẫn theo Phạm ChíThành,1996)

Ở Myanma, HTCT Taungya được bắt đầu vào năm 1958, nhà nước đã chotrồng cây gỗ Tếch kết hợp trồng cây lúa cạn, ngô trog 2 năm đầu khi rừng bị tànphá, sản xuất lương thực là thu nhập phụ Đây là dạng mô hình chuyển tiếp từcanh tác nương rẫy sang canh tác nông lâm kết hợp (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn,1996)

Ở Thái Lan, Hoey.M (1990) đưa ra mô hình sử dụng đất dốc nhấn mạnhviệc canh tác trên đường đồng mức, trồng cỏ thành băng, hạn chế làm đất đếnmức tối thiểu góp phần phát triển nông lâm nghiệp ổn định trên đất dốc dưới 20

độ Những kết quả nghiên cứu ở Kandihult Bắc Thái Lan trồng cây ăn quả, cây càphê theo băng kết hợp với bón phân đã cho hiệu quả kinh tế cao và có tác dụngcải tạo nâng cao độ phì nhiêu của đất (dẫn theo Thái Phiên, Nguyễn TửSiêm,1999)

2.1.6.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu vào sản xuất nôngnghiệp như trồng trọt,chăn nuôi hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông lâm

Trang 15

nghiệp… Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á,nhưngdân số lại đứng thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vào hàng thứ 9trong khu vực

Trong thời kì Pháp thuộc các công trình nghiên cứu đánh giá và quyhoạch sử dụng đất được các nhà khoa học Pháp nghiên cứu và phát triển với quy

mô rộng lớn

Từ những năm 1955-1975, công tác điều tra, phân loại đất đã được tổnghợp một cách có hệ thống trên phạm vi toàn miền Bắc Nhưng đến sau năm

1975 các tài liệu về phân loại đất mới được thống nhất cơ bản Xung quanh chủ

đê phân loại đất đã có nhiều công trình nghiên cứu khác như triển khai thực hiệncác vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến, 1986; Đinh Văn Quang; Đinh ThànhGiang,1994) Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ởmức độ nghiên cứu cơ bản, thiếu những đề xuất cần thiết cho việc sử dụng đất.Những thành tựu nghiên cứu đất đai trong những giai đoạn trên là cơ sở quantrọng góp phần vào việc bảo vệ, cải tạo, quản lí và sử dụng đất đai một các cóhiệu quả trong cả nước

Trong công trình “sử dụng đất tổng hợp và bền vững” của Nguyên XuânQuát (1996), tác giả đã nêu ra những điều cần biết về đất đai, phan tích tình hình

sử dụng đất đai cũng như các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, môhình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam, đồng thời cũng là bước đầu đềxuất tập đoàn cây trồng thích ứng cho các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bềnvững

Nguyễn Ngọc Bình đã đưa ra những quan điểm nghiên cứu và phân loạiđát rừng dựa trên cơ sở những đặc điểm cơ banrcuar đất rừng Việt Nam

Có thể nói công tác nghiên cứu về hiện tráng sử dụng đất gắn liền với hệthống canh tác ở nước ta đã được đẩymạnh từ sau khi đất nước thống nhất Tổngcục địa chính đã tiến hành quy hoạch đất 3 lần v ào các năm 1978, 1985, 1995trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, để đề xuất chiến lược sử dụng đất đai trongphạm vi toàn quốc và các ngành có liên quan

Nhóm tác giả Trần Đức Viên, Phạm Chí Thành và cộng sự (1996) khảosát tại một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên hệ thống canh tácruộng chờ mưa phổ biến (gồm ruộng bậc thang canh tác 1 vụ lúa và 1 vụ cây

Trang 16

trồng cạn, đất thung lũng và đất phiến bãi) các hạn chế khi canh tác trên hệthống canh tác này tỉ lệ là hệ số quay vòng sử dụng đất và tỉ trọng của hệcanh tác cải tiến thấp, các tác giả cúng đưa ra một số mô hình chuyển dịch câytrồng.

Nhóm tác giả Nguyễn Hữu Đông, Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng(1996) khảo sát một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên hệ thống canhtác ruộng chờ mưa tại Tràng Định - Lạng Sơn đã chỉ ra: Các loại hình sử dụng đấtruộng chờ mưa phổ biến (gồm ruộng bậc thang canh tác 1 vụ lúa và 1 vụ câytrồng cạn đất thung lũng và đất phiến bãi) các hạn chế khi canh tác trên hệ thốngcanh tác này là hệ số quay vòng sử dụng đất và tỷ trọng của hệ canh tác cải tiếnthấp, các tác giả cũng đưa ra một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Đặng Thịnh Triều và cộng sự (2004) nghiên cứu một số hệ thốngcanh tác ở miền núi và vùng cao tại Việt Nam cho thấy, hiện nay ở nước tađang tồn tại các hệ thống canh tác sau: nương rẫy du canh du cư, lúa nước,hoa màu định canh định cư, cây lâu năm tập trung, chăn nuôi đại gia súc, nônglâm kết hợp

Nhóm tác giả Nguyễn Minh Thanh (2016), Trần Thi Nhâm (2015), nghiêncứu đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất Nông Lâm Nghiệp theohướng bền vững tại Xã Cao Kỳ đã chỉ ra các kiểu sử dụng đất lúa, màu chohiệu quả không cao nhưng có vai trò qua trọng trong việc đảm bảo an ninhlương thực Cây keo nguyên liệu tuy có hiệu quả kinh tế không cao nhưngcông đầu tư ban đầu không lớn, không kén đất tốn ít công lao động, có khảnăng che phủ đất tốt, vòng quay vốn nhanh và phát triển để phủ xanh đất trốngđồi trọc

Vương Văn Quỳnh (2002), nghiên cứu luận cứ phát triển kinh tế - xã hộivùng xung yếu hồ thủy điện Hòa Bình đã chỉ ra được các chính sách kinh tế xãhội đã được triển khai tại khu vực và tác động của chính sách đó đến đời sốngngười dân và sự phát triển của khu vực Nghiên cứu sự tác động của từng hệ canhtác đến các yếu tố chính của môi trường vật lý và kinh tế - xã hội cho thấy môhình canh tác ruộng nước, nông lâm kết hợp, rừng trồng có hiệu quả tác độngdương đến môi trường vật lý Mô hình nương rẫy có biểu hiện tiêu cực đếnmôi trường nhưng ở mức độ thấp Những phương thức canh tác vườn, canh

Trang 17

tác màu, canh tác rừng trồng có hiệu quả tổng hợp chưa cao nên cần đượccải tạo phát triển theo hướng chuyển dần thành canh tác nông lâm kết hợp.

Chuyển dịch đất theo phương thức nông lâm kết hợp đã hình thành từ lâuđời với những hình thức khác nhau.Tùy thuộc vào phong tục tập quán của từngđịa phương mà mô hình nông lâm kết hợp được áp dụng từ đơn giản đến phứctạp

Việt Nam với nhiều dân tộc với các phong tục tập quán khác nhau ở cácđịa phương cho nên các phương thức sử dụng đất ở Việt Nam rất đa dạng vớinhiều quy mô khác nhau Với kinh nghiệm được tích lũy từ quá trình sử dụngđất, người dân đã xây dựng nhiều mô hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao

Qua tìm hiều những nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nônglâm nghiệp là một yêu cầu tất yếu và cấp thiết trong công cuộc phát triển đấtnước hội nhập quốc tế Trong những năm gần đây, các kết quả nghiên cứu về môhình sử dụng đất đã cho thấy được vai trò góp phần cải thiện đời sống và tăngthu nhập cho người dân Tuy nhiên những kết quả này mới chỉ là bước đầu, khiđánh giá mô hình hệ thống thì chủ yếu phải chú trọng đánh giá về khía cạnhkinh tế,chưa chú trọng về mặt xã hội và mặt môi trường Do vậy muốnnâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp thì trước hết phải điều tra,nghiên cứu đánh giá nó một cách tổng thể về tất cả các mặt kinh tế, xã hội,môi trường của các mô hình sử dụng đất để từ đó có những đề xuất phù hợpcho mô hình sử dụng đất có hiệu quả nhất và mở rộng các mô hình phù hợpvới từng địa phương để phát triển nông lâm nghiệp bền vững nhất

Trang 18

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Đề tài được tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn

thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Để đáp ứng các yêu cầu trên đồng thời tiếp tục đổi mới các chính sách trongthời kỳ phát triển kinh tế, thị trấn Tân Yên cần có những chính sách quản lý và

sử dụng đất hợp lý

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 20/01/2017 đến ngày 15/05/2017 để thựchiện chuyên đề khóa luận đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp năm2016

3.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệpnăm 2016

3.3.2 Vật liệu nghiên cứu

Sử dụng các tài liệu đảm bảo tính thời sự :

- Báo cáo thống kê kiểm kê đất năm 2016

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đảm bảo quốcphòng, an ning năm 2016; phương hướng nhiệm vụ năm 2017

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Tân Yên, huyệnHàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Điều tra các mô hình sử dụng đất hiện có tại điểm nghiên cứu

- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của một số mô hình sử dụngđất

- Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại điểm nghiên cứu

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1 Phương pháp ngoại nghiệp.

Trang 19

3.5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn của điểm nghiêncứu, Phòng tài nguyên và môi trường, Phòng nông nghiệp và phát triển nôngthôn, Phòng thống kê… Về hiện trạng sử dụng đất của điểm nghiên cứu

3.5.1.2 Phương pháp thu thập số liệu hiện trường

Sử dụng một số công cụ trong phương pháp đánh giá nông thôn có sựtham gia của người dân (PRA) Đây là phương pháp tiếp cận và phương phápcho phép người dân nông thôn cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của

họ về đời sống và điều kiện nông thôn để lập kế hoạch hành động,nhằm thu hút

sự tham gia tức cực của mọi nguời dân trong quá trình thu thập và phân tíchthông tin để đưa ra những kiến nghị, những sáng kiến để giải quyết những vấn

đề đang tồn tại ở địa phương

Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ lát cắt của thị trấn.

Tiến hành đi và khảo sát từ nơi vị trí thấp đến nơi có vị trí cao Lựa chọnhướng đi qua tất cả các loại hình sử dụng đất chính trong địa bàn xã Đến mỗikhu vực đặc trưng tiến hành thảo luận cùng nông dân và khảo sát thị trường vềcác nội dung: Điều kiện tự nhiên, đối tượng quản lý, thuận lợi, khó khăn và giảipháp Vẽ và tổng hợp lại thành một bản sơ đồ lát hoàn chỉnh

Nội dung mô tả:

- Đặc điểm đất đai, các loại hình sử dụng đất chính

+ Tình hình phát triển và hiện trạng sản xuất của người dân

+ Các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất của người dân

+ Giải pháp chung của xã để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp

Phỏng vấn hộ gia đình

Trang 20

- Thu thập số liệu về hiện trạng hệ thống cây trồng, các loại cây trồngchính, diện tích, năng suất, sản lượng, vốn đầu tư, tình hình phát triển của câytrồng.

- Điều tra kinh tế hộ : các nguồn thu nhập và chi phí của từng hộ theotừng MHSDĐ

- Điều tra kĩ thuật đang áp dụng ở từng MHSDĐ của hộ điểm

Phương pháp cho điểm xếp hạng

Người dân cho điểm các mô hình sử dụng đất theo từng tiêu chí do họ đưa ra vàxếp hạng các mô hình sụng đất để đánh giá hiệu quả môi trường

Phân tích SWOT

Sử dụng công cụ phân tích SWOT để xác định:

S (Strength) : Điểm mạnh

W ( Weakness) : Điểm yếu

O (Oppertunities) : Cơ hội

T (Threats) : Thách thức

Từ đây xác định các vấn đề chính trong sử dụng đất nông lâm nghiệp tạiphương, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp sử dụng đất cho hiệu quả và bềnvững

3.5.2 Phương pháp nội nghiệp.

3.5.2.1 Phương pháp xử lí số liệu

- Các số liệu thống kê xử lí bằng phần mềm Excel

- Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu

3.5.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các

mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp.

Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

- Đối với cây trồng ngắn ngày

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất tại điểm nghiêncứu thì sử dụng phương pháp cân đối thu nhập và chi phí của từng mô hình sửdụng đất Trên cơ sở đó lựa chọn ra các mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tếcao để đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả nhất

Trang 21

+ Thu nhập của từng mô hình sử dụng đất : Bt = ∑

=

n i

Ci

1

+ Lợi nhuận của từng mô hình sử dụng đất : LNMHSDĐ=Bt - Ct

Khi lợi nhuận của từng phương thức canh tác > 0 thì phương thức canh tác

đó đạt hiệu quả kinh tế và ngược lại

- Đối với mô hình trồng cây dài ngày

+ Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ với mục tiêu đầu tư, thờigian

+ Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán bằng các hàm: NPV, BCR,BPV, CPV, IRR Các chỉ tiêu được tính toán như sau:

Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng NPV:

NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạtđộng sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểmhiện tại

C B NPV

0 (1 ) Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng)

Bt là giá trị thu nhập ở năm t (đồng)

Ct là giá trị chi phí ở năm t (đồng)

r là tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)

t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay cácphương thức canh tác NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao

Trang 22

BCR là hệ số sinh lãi thực tế phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

CPV BPV

r C r

B BCR n

)1(

Trong đó: BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng)

BPV là giá trị hiện tại củ thu nhập (đồng)

CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng)

Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào đó BCR > 1 thì có hiệuquả kinh tế

BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR < 1 thì kinhdoanh không có hiệu quả Theo thực tế, BCR ≤ 1,5 thì phương án chắc chắn sẽ

an toàn

Kết qủa tính toán các chỉ tiêu kinh tế của mô hình sử dụng đất trồng câylâu năm được ghi vào mẫu biểu sau

Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR:

IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thờigian thông qua tính chiết khấu

IRR chính là tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là khi

( )

=

=+

n

t t

r

C B

0

0

IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm

IRR > r có lãi; IRR < r hòa vốn

Đánh giá hiệu quả xã hội

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất nông nghiệp diễn ra trong địa bàn xã, mangtính xã hội sâu sắc nên cùng với việc đánh giá hiệu kinh tế cho hoạt độngsản xuất nông nghiệp, cần đánh giá được hiệu quả xã hội của các mô hình,chính vì vậy khóa luận đánh giá hiệu quả xã hội thông qua các chỉ tiêu sau:

Trang 23

- Đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm cho người dân thông qua số cônglao động cần thiết đầu tư cho mỗi mô hình trong quá trình kinh doanh và năngsuất lao động mà họ đạt được coi là mô hình đạt hiệu quả cao, được người dânchấp nhận nhiều hơn.

- Khả năng phát triển hàng hóa: Tiêu chuẩn này sử dụng phương pháp đánhgiá có sự tham gia của người dân địa phương bằng tỷ lệ % số người dân thamgiá trả lời “có” trong tổng số người dân tham gia trả lời câu hỏi

Đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá hiệu quả môi trường là khâu rất quan trọng trong việc thực hiệndánh giá hiệu quả các MHSDĐ Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức

độ ảnh hưởng của các mô hình đến môi trường xung quanh tới sức khỏe conngười và động vật Hiệu quả môi trường được đánh giá thông qua phương phápcho điểm sử dụng các chỉ tiêu như sau: Cải taọ đất tốt, lượng rơi rụng trên mặtđất nhiều…Kết quả thu được tổng hợp theo mẫu biểu sau

Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình sử dụng đất

Hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác có nghĩa là một mô hình

sử dụng đất phải có hiệu quả kinh tế nhất, mức độ chấp nhận của xã hội cao nhất(hiệu quả xã hội) và góp phần gìn giữ bảo vệ môi trường sinh thái (hiệu quả sinhthái) Áp dụng phương pháp tính chỉ số hiệu quả tổng hợp các mô hình sử dụngđất (Ect) của W Rola (1994):

n f

f f

f f

f f

f Ect

n

*or

max 1

min max

fi: Các đại lượng tham gia vào tính toán (KT, XH, MT)

n: Số đại lượng tham gia vào tính toán (n từ 1 đến n)

Việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và hiệu quảtổng hợp mô hình sử dụng đất là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn, đề xuấtphương án sử dụng đất bền vững

Trang 24

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN TÂN YÊN, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Thị trấn Tân Yên nằm ở trung tâm của huyện Hàm Yên, cách thành phố TuyênQuang khoảng 40 km về phía Bắc

Ranh giới hành chính của thị trấn được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Yên Phú và xã Tân Thành

+ Phía Nam giáp xã Thành Long

+ Phía Đông giáp xã Thái Sơn

+ Phía Tây giáp xã Nhân Mục, xã Bằng Cốc và xã Xuân Long – huyệnYên Bình tỉnh Yên Bái

Quốc lộ 2 (tuyến Quốc lộ có vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh TuyênQuang ) chạy qua địa bàn thị trấn theo hướng từ Bắc xuống Nam với chiều dài 7

km, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương

4.1.1.3 Khí hậu

Thị trấn Tân Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnhhưởng của khí hậu lục địa Bắc Á – Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt : mùa Hènóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9 : mùa Đông khô, lạnh từ tháng 10đến tháng 3 năm sau

Trang 25

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 240C Nhiệt độ trung bình các thángmùa đông là 160C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 280C Tổng tích ôn hàngnăm khoảng 8.200 – 8.4000C

Nhiệt độ tối cao trung bình hàng năm khoảng 260C

Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm khoảng 19,50C

Nhiệt độ tối tuyệt đối là 60C

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600- 1.800 mm Số ngày mưa trungbình 150 ngày/ năm Mưa nhiều nhất tập trung vào các tháng mùa Hè ( tháng 7;8 ),

có tháng lượng mưa đạt trên 300 mm/ tháng Lượng mưa các tháng mùa Đông(tháng 1;2 ) thấp, chỉ đạt 10 – 25 mm/tháng

4.1.1.4 Thủy văn

Chế độ thủy văn của thị trấn chịu ảnh hưởng chính của sông Lô , sông Lôbắt nguồn từ Vân Nam ( Trung Quốc ) qua Hà Giang đến Tuyên Quang Chiềudài của sông là 470km , trong đó đoạn qua địa bàn thị trấn dài khoảng 5,5km.Lưu lượng lớn nhất của sông đạt 11.700 m^3/s, lưu lượng thấp nhất đạt 128m^3/s Ngoài ra chế dộ thủy văn của thị trấn còn phụ thuộc vào các khe suối nhỏnhư : suối Ngòi Giàng, suối Ngòi Mục, suối Vực Ải…và các hồ đập hiện có trênđịa bàn như :hồ Khuân Mẩy, hồ Ông Điền, hồ Đồng Cẩy, đập Đát, đập Bà Sắc…

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra tài nguyên đất của thị trấn Tân Yên thì có 1 nhóm đấtchính là nhóm đất đỏ vàng với 4 loại đất sau :

+) Đất nâu vàng trên đá vôi : Diện tích có 81,15 ha ; chiếm 2,48% diện tích

tự nhiên của thị trấn Đất được hình thành do sản phẩm phong hóa của đá vôinhưng do phân bố ở các sườn thấp hoặc đáy thung lũng đá vôi nhưng khôngngập nước, có màu nâu vàng là chủ đạo Đất có độ tơi xốp , kết cấu viên, trungtính, khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng tốt nhưng địa hình phân bố ở thunglũng rất dễ bị úng nước Sản xuất trên đất này cân lưu ý đến biện pháp tiêu thoátnước trong mùa mưa và tưới nước trong mùa khô

+) Đất đỏ vàng trên biến chất: Diện tích có 714,03 ha, chiếm 21,79% diệntích tự nhiên của thị trấn Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đất

Trang 26

sét, phấn sa hoặc đá biến chất như phiến thạch mica, phylit Là loại đất có độphì tự nhiên cao, giàu cali, đất xốp, tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng Canhtác trên loại đất này cần lưu ý đến biện pháp bảo vệ đất, hạn chế xói mòn

+) Đất đỏ vàng trên đá sét : Diện tích có 1758,84 ha; chiếm 53,67% diệntích tự nhiên của thị trấn Đất được hình thành trên sản phẩ, phong hóa của đásét, phấn sa…Đất hình thành từ các loại đá này có độ phì tự nhiên thấp hơn sovới đá biến chất nhưng cao hơn so với đá cát, tầng đất dày, thành phần cơ giớinặng Canh tác trên loại đất này cần lưu ý đến biện pháp bảo vệ đất, hạn chế xóimòn

+) Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước : Diện tích có 310,89 ha; chiếm9,49% diện tích đất tự nhiên của thị trấn Đất đã được người dân đầu tưcông sức thiết kế, cải tạo từ những đất đồi núi thành ruộng bậc thang để giữnước trồng lúa Sau nhiều năm canh tác đất đã được biến đổi, tang mặt trởnên thuần mục Do vậy phương thức sử dụng hiệu quả vẫn là trồng lúa nước

Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt : Lưu vực sông Lô có nước quanh năm,vào mùa khô lưulượng nước ít hơn do độ dốc địa hình lớn Các suối có nước cả hai mùa mưa vàmùa khô Tuy nhiên việc khai thác nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần có

sự đầu tư

- Nguồn nước ngầm: Do địa hình miền núi nên nước ngầm chỉ có ở châncác hợp thủy và gần suối, mạch nước ngầm cách mặt đất khoảng từ 9 – 11 m,hình thức khai thác là dùng giếng khoan và giếng đào trong các hộ dân

Nhìn chung nguồn cung cấp nước chủ yếu hiện nay của thị trấn là nước mặtsong chất lượng chưa đảm bảo ( trừ một phần dân số của thị trấn sử dụng nguồnnước từ nhà máy nước ) Mặt khác, do tập quán sản xuất và sinh hoạt của ngườidân cò hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng nước, cần phải xử lý làm sạch,hợp vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt Đồng thời cần bảo vệ,phát triển rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn sinh thủy

Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016 của thị trấn Tân Yên thì tính đến31/12/2016 thị trấn hiện có 2088,23 ha đất lâm nghiệp và toàn bộ diện tích đất

Trang 27

lâm nghiệp của thị trấn là đất rừng sản xuất, trong đó hầu hết là rừng trồng vớicây trồng chính là cây keo.

Tài nguyên rừng của thị trấn Tân Yên được bảo về nghiêm ngặt,công táckhoanh nuôi rừng được chú trọng đất rừng đã được giao khoán đến từng hộ dân.Nhìn chung các dự án trồng rừng đã phát huy được hiệu quả, hạn chế rấtnhiều tình trạng khai thác rừng các tài nguyên lâm thổ sản và tình trạngcháy rừng, làm tăng độ che phủ, ổn định cân bằng sinh thái của môi trường

tự nhiên

Tài nguyên nhân văn

Dân cư sống trên địa bàn thị trấn Tân yên chủ yếu là dân tộc Kinh còn lại làdân tộc Tày, Dao, Cao lan, Mường, Hoa , La chi, Nùng, Thái Thị trấn Tân Yên

là vùng đất có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng.Cácdân tộc anh em trong xã có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có tinh thần cần

cù chăm chỉ, nỗ lực vượt mọi khó khăn để vững bước đi lên.Trải qua quá trìnhlịch sử của đất nước nhân dân trong xã đã một long đoàn kết, một long theoĐảng, anh dũng chiến đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước đem lại nhiềuchiến thắng lịch sử và tạo nên các di tích lịch sử, công trình kiến trúc văn hóa cógiá trị lưu lại mãi mãi, đó là tài sản phong phú về văn hóa vật thể và phi vật thểkhông thể thay thế, cần bảo tồn và đầu tư phát triển để khai thác sử dụng gópphần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

4.1.2 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

4.1.2.1 Thuận lợi

Là trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị của cả huyện, có các tuyến giaothông quan trọng chạy qua ( QL2 và đường thủy Sông Lô ) nên thị trấn Tân Yên

có nhiều lợi thế hơn so với các xã khác trong huyện về giao lưu phát triển kinh

tế trong và ngoài huyện

Thị trấn có tiềm năng đất đai đa dạng thích hợp cho sản xuất nông – lâmnghiệp về phát triển kinh tế với việc hình thành các vùng sản xuất cây trồng tậptrung với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như chè và đặc biệt làphát triển cây ăn quả như cam sành…

4.1.2.2 Khó khăn

Trang 28

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của thị trấn ( khoảng90% ), dân cư phân bố không tập trung nên gặp khó khăn cho việc quy hoạchthiết kế hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn ( đặc biệt tốn kém nhiều cho việcphát triển giao thông, thủy lợi và các công trình dịch vụ công cộng khác)

Phần lớn diện tích đất trồng lúa của thị trấn nằm ven dưới chân đồi nênthường chịu ngập úng về mùa mưa và khô hạn về mùa hạ, ảnh hưởng nhiều đếnnăng suất, sản lượng của cây trồng

4.1.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

4.1.3.1 Về trồng trọt

Thị trấn Tân Yên đã coi trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, tậptrung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp, kiên cố hóa kênhmương các tiến bộ khoa học kĩ thuật được chuyển giao và áp dụng rộng rãi trongsản xuất thâm canh.Cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục được chuyển đổi bố trí sắpxếp lại, đặc biệt đợt dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trongchăn nuôi, cơ giới hóa sản xuất Các loại cây được trồng như: lúa nước, ngô, đậutương, mía, chè … nhiều giống lúa, ngô đã được người dân đưa vào trồng thànhcông và cho năng suất cao góp phần đáng kể vào giải quyết nhu cầu lương thựccủa nhân dân trong thị trấn

Bảng 4.1 Giá trị sản xuất trồng trọt năm 2016

STT Cây trồng Diện tích

( ha)

Năng suất ( tạ)

Sản lượng ( tấn)

Trang 29

11 Mía 1,5 570,0 85,5

4.1.3.2 Về chăn nuôi

Tích cực chỉ đạo đầu tư phát triển đàn gia súc cả về số lượng và chất lượng.Xác định phát triển chăn nuôi là nguồn thu nhập rất quan trọng, phát triển chănnuôi để tận dụng những nguồn sản phẩm nông nghiệp vừa tăng thu nhập cho hộlao động Đặc biệt đàn lợn nái sinh sản phát triển đáp ứng phục vụ nhu cầu congiống trong xã và cung cấp một phần ra thị trường bên ngoài

Bảng 4.2 Số đàn vật nuôi trên địa bàn

bệnh lớn xảy ra trên địa bàn

4.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THỊ TRẤN TÂN YÊN

Số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Tân Yên năm 2016 thể

hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3 Diện tích, cơ cấu các loại đất tại thị trấn Tân Yên

Trang 30

tích (ha)

cấu (%)

Trang 31

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,82 0,03 2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa

( UBND thị trấn Tân Yên năm 2016)

Trang 32

Qua bảng 4.3 ta thấy:

Tổng diện tích đất của đợn vị hành chính toàn thị trấn là 3277,42 ha, trongđó:

Đất nông nghiệp 2997,94 ha chiếm 91,47% diện tích đơn vị hành chính

Đất phi nông nghiệp 263,96 ha, chiếm 8,05% diện tích đơn vị hành chính Đất chưa sử dụng 15,52 ha, chiếm 0,47% diện tích đơn vị hành chính

Đánh giá chung:

Nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn chiếm tỷ lệ lớn nhất (91,47%)chủ yếu trồng cây hàng năm như cây lúa, các loại cây ăn quả, trồng keo do laođộng trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, người dân có phẩmchất lao động , cần cù sáng tạo

Nhóm đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị trấn là 263,96ha chiếm 8,05%diện tích tự nhiên Trong đó đất chuyên dùng có diện tích 139,96ha chiếm

tỷ lệ lớn nhất 53,02% diện tích đất phi nông nghiệp Đây là nơi tập trungcác cơ quan của huyện, các xí nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh tấpnập

Nhóm đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ thấp (0,47%) và đang có xu hướng

giảm dần theo từng giai đoạn do chính sách khuyến khích đầu tư vào sản xuấtnông nghiệp

4.3 HIỆN TRẠNG CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ TRẤN TÂN YÊN

4.3.1 Sơ đồ lát cắt điểm nghiên cứu

Đây là công cụ quan trọng của PRA nhằm cũng cấp các hình ảnh sâusắc nhất về tiềm năng đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm năng nội bộ cộngđồng Từ đó là sơ sở lập quy hoạch, kế hoạch cho hoạt động sản xuất nôngnghiệp tại điểm nghiên cứu sau này

Qua quá trình đi điều tra theo tuyến và thảo luận nhóm với người dânđịa phương, chúng tôi đã xác định được sơ đồ lát cắt cho điểm nghiên cứu đượctrình bày tại hình 4.1

Trang 33

Hình 4.1 Sơ đồ lát cắt thị trấn Tân Yên

Trang 34

Đất bằng thấp, nhà ở + vườn tạp, có tầng đất dày > 1m

Đất trũng, canh tác chính là trồng lúa nước 2 vụ.

Quản lý Đã giao chủ hộ gia đình

tự sản xuất.

Đã giao cho hộ tự tổ chức quản lý.

Hộ gia đình quản lý, khoảng 60% đã có giấy chứng nhận.

Đã giao cho hộ tự tổ chức quản lý.

Sâu bệnh hại Đất xấu Giống cây trồng cho năng suất thấp

Thuận

lợi

Diện tích rộng tăng thu

nhập cho người dân.

Phủ xanh đất trống đồi

trọc,tạo nên cảnh quan

cho khu vực.

Lao dộng dồi dào

Có đủ nguồn nước sinh hoạt Cây cối , vật nuôi gần nhà nên

cháy trong mùa khô

Tập huấn kỹ thuật cho người dân.

Trang 35

trồng xen các cây trồng

khác nhau.

trồng, tăng cường bón phân Khuyến nông cần mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân.

Trang 36

4.3.2 Hiện trạng các mô hình sử dụng đất nông – lâm nghiệp tại điểm nghiên cứu

Với điều kiện đất đai như vậy trên địa bàn tồn tại nhiều các mô hình sửdụng đất nông – lâm nghiệp khác nhau Qua quá trình điều tra thực tế tại địaphương tôi nhận thấy có 4 loại hình sử dụng đất chính là rừng trồng, nương rẫy,vườn hộ và ruộng Trong mỗi loại hình sử dụng đất khác nhau thì có các môhình sử dụng đất khác nhau Kết quả thống kê hiện trạng các mô hình sử dụngđất nông – lâm nghiệp chính tại điểm nghiên cứu được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.4 Các loại hình sử dụng đất chính tại điểm nghiên cứu.

STT Loại hình sử dụng đất Công thức cây trồng Diện tích (ha)

Qua bảng 4.4 cho thấy các mô hình trên địa bàn nghiên cứu được trồngvới nhiều loại cây trồng và là những cây cho thu nhập chính của người dân ởđây

4.3.2.1 Loại hình sử dụng đất rừng trồng

Mô hình sử dụng đất trồng Keo + Ngô

Được trồng chủ yếu ở các vùng đồi núi cao hay dọc theo sườn đồi núi.Toàn thị trấn hiện có gần 100 ha trồng keo, cây phát triển mạnh ít sâu bệnh, đặcbiệt là tán lá thưa và thân gỗ dưới tán lớn hơn

- Mật độ trồng: 1000-1500 cây, cự ly 3 x 1,5m theo hình nanh sấu Ngô

được trồng xen vào phần diện tích giữa 2 hàng keo

- Kỹ thuật trồng: Keo được trồng bằng bầu khi cây con cao 20-30cm, hốđược đào theo kích thước 30 x 30 x 30 cm Ngô trồng như trồng xen với các loạicây khác

Trang 37

- Lượng phân bón: Mỗi hố trồng keo được bón 0,2kg phân chuồng và0,1kg NPK Ngô được bón phân sau lần xới cỏ đầu tiên và khi chuẩn bị trổbông.

- Chăm sóc: Trong 3 năm đầu phát cỏ dại, xới phá váng, vun gốc và trồngdặm những cây bị chết Những năm tiếp theo phát luỗng dây leo

4.3.2.2 Loại hình sử dụng đất nương rẫy

Mô hình sử dụng đất trồng Ngô độc canh

Đây là một mô hình phổ biến của người dân vùng cao, Người dân trồngngô hàng năm để giải quyết lương thực hàng ngày và chăn nuôi cũng như là sảnphẩm hàng hóa Mùa khô (tháng 11-12 âm lịch) người dân phát đốt cỏ dại đếntháng 2-3 tiến hành tra hạt, sau đó chăm sóc vun xới bảo vệ cho đến khi thuhoạch Giống ngô được trồng chủ yếu là các giống ngô lai được phòngnông nghiệp, trung tâm khuyến nông cung cấp giống, các giống ngô địaphương cho năng suất thấp nhưng chất lượng cao, tổng diện tích trồnggiống ngô là 58,3 ha ,trong đó vụ xuân có 28 ha ,vụ hè thu có diện tích 9 ha, vụ đông có diện tích 21,3 ha Trồng chủ yếu phục vụ trong sinh hoạt của giađình chủ yếu là trong chăn nuôi

Những diện tích trồng ngô thường từ 2/3 đồi,núi trở xuống nơi đất còn tốthay diện tích phát đốt sau vài năm bỏ hoang

4.3.2.3 Loại hình sử dụng đất vườn hộ

Mô hình trồng Cam + Ngô

Tổng diện tích trồng trên toàn toàn thị trấn là 278,5 ha Giống cam đượctrồng ở đây là cam sành có năng suất cao Cây cam sành là cây ăn quả dài ngày

vì vậy ngay từ khi trồng đến khi thu hoạch có những đặc điểm riêng đòi hỏi phải

có kỹ thuật khá cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảoquản Công việc chăm sóc cây cam khá tốn kém vì cây cam dễ bị bệnh, khóthích nghi với điều kiện khí hậu xấu Việc bón phân cho cam được thựchiện hàng năm sau khi thu hoạch, chủ yếu là bón phân chuồng và phân kali.Khi trồng cam đến năm thứ 4 có thể thu hoạch thì cây cần lượng phânchuồng rất lớn Hàng năm người dân phải quét vôi để phòng trừ dịch bệnhgây hại Một số sâu bệnh như nhện, sâu vẽ bùa, sâu đục thân đã gây ảnh hưởng

Trang 38

rất lớn đến cây cam ở đây Hiện nay, các biện pháp phòng trừ chủ yếu vẫn làbiện pháp phun thuốc hóa học, ngoại trừ một số loại sâu được bắt bằng tay Ngô được trồng xen với cam vào 3 năm đầu để nhằm cung cấp thêmlương thực, tăng thu nhập Ngô được trồng theo hàng xen vào giữa cáchàng cam, Ngô được bón phân sau lần xới cỏ đầu tiên và khi chuẩn bị trổbông Trong suốt thời gian trồng xen ngô khi làm cỏ ngô kết hợp xới cỏvun gốc cho cây cam vì đây cũng là vật liệu hữu cơ, sau thu hoạch có thểbón lại cho cây.

4.3.2.4 Loại hình sử dụng đất ruộng

Mô hình sử dụng đất lúa nước 2 vụ

Lúa nước 2 vụ có tổng diện tích gieo trồng là 258 ha , trong đó lúa lai là 24

ha, lúa thuần là 234 ha, năng suất bình quân đạt 60,7 tạ/ha Trong những nămgần đây cơ cấu giống lúa đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng đưa các giốnglúa cũ có năng suất thấp Đây là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất, sản lượngcác cây lương thực trên địa bàn thị trấn Tân Yên

Hiện nay địa phương đang phát triển các giống lúa như: Tạp giao, lúa Nếp, lúalai vì cây có sức chịu đựng tốt, cây cứng, dễ chăm sóc

- Thời gian cấy và thu hoạch:

+ Lúa xuân thường cấy vào tháng 2-3,thu hoạch tháng 5-6

+ Lúa mùa cấy vào tháng 6-7, thu hoạch tháng 9-10

- Bón phân: Bón lót trước khi gieo 20-25 kg phân hỗn hợp NPK hoặc phânhữu cơ Bón thúc ở giai đoạn 30-35 ngày bón bằng phân đạm, kết hợp với NPK,giai đoạn làm đòng bón thêm phần kali và bổ sung đạm

- Các loại bệnh thường gặp như: sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn,bệnh bạc lá, chuột,…

Mô hình sử dụng đất Khoai lang

Khoai lang thường được trồng trên đất nông nghiệp và trong thời gian sau

2 vụ lúa, cây chủ yếu cho lấy củ và thân cho chăn nuôi và có thể làm rau ăn hàngngày Cây dễ trồng trên các luống nhỏ, tiện chăm sóc, ít sâu bệnh và thuận tiệnnguồn nước tưới

Ngày đăng: 17/05/2018, 08:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w