Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

135 1.3K 21
Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, nông nghiệp, công nghiệp

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu lâm sản gỗ cho sản xuất và tiêu dùng ngày một tăng lên. Tình trạng khai thác gỗ rừng tự nhiên (RTN) quá mức là nguyên nhân chủ yếu làm giảm độ che phủ của rừng gây xói mòn rữa trôi đất. Trong những năm gần đây, diễn biến khí hậu toàn cầu thay đổi theo chiều hướng bất lợi, tình trạng hạn hán, bão lụt và sạt lở đất xảy ra thường xuyên ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của nhân dân, có nguy cơ đe dọa sự sống của trái đất. Đứng trước nguy cơ suy thoái về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp như hiện nay, việc khuyến khích trồng rừng, chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng được xem là một giải pháp hữu hiệu làm giảm áp lực về lâm sản gỗ lên RTN phục vụ nhu cầu phát triển. Vì vậy, việc phát triển trồng rừng sản xuất (TRSX) là một yêu cầu tất yếu khách quan của sự vận động và phát triển kinh tế mang tính xã hội hóa cao. Xác định tầm quan trọng của việc TRSX, trong những năm qua Đảng và Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển. Sản lượng và chất lượng gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp dăm giấy, chế biến mộc, mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng tăng đưa lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần thúc đẩy phát triển. Lệ Thủy là huyện phía Tây-Nam của Quảng Bình, nơi có diện tích quy hoạch RSX lớn nhất tỉnh. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 109.453 ha chiếm 77,4% diện tích đất tự nhiên; có 74.316 ha RSX (trong đó TRSX là 20.679 ha chiếm 27,8%) [25]. Trong những năm qua, cùng với chính sách khuyến khích phát triển TRSX, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế, Lệ Thủy đã triển khai thực hiện nhiều dự án trồng rừng đưa độ che phủ rừng của huyện năm 2008 đạt 68,2% [20]. Sản lượng khai thác rừng trồng bình quân hàng năm khoảng 3.000 -5.000 m 3 gỗ các loại gấp 3 lần sản lượng khai thác từ RTN [24]. 1 Thời gian qua, việc TRSX ở Lệ Thủy đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, đó là: Việc giao đất khoán rừng chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp chưa cao; chất lượng, hiệu quả trồng rừng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn khó khăn; trình độ lao động thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, việc tiếp cận thị trường sản phẩm bị hạn chế… dẫn đến thu nhập của người trồng rừng thấp. Làm sao để người trồng rừng vừa giữ được rừng vừa xóa được đói, giảm được nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng? Đó là trăn trở của các cấp các ngành, và những người tâm huyết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ khoa học kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực hiện TRSX trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong những năm qua, đánh giá hiệu quả kinh tế (HQKT) TRSX, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT TRSX; đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao HQKT TRSX trên địa bàn, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững (PTBV). 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT TRSX. - Điều tra, đánh giá thực trạng về phát triển TRSX và HQKT các mô hình TRSX trên địa bàn huyện Lệ Thủy. - Nghiên cứu đề xuất các mô hình TRSX có HQKT cao trên các vùng sinh thái, khuyến cáo chính quyền địa phương và người dân triển khai thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả TRSX trên địa bàn. 2 - Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến HQKT TRSX trên địa bàn. Đề xuất các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: HQKT TRSX của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Lệ Thủy. 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến HQKT TRSX, trọng tâm là nghiên cứu đánh giá HQKT trồng RSX của hộ gia đình trên địa bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. - Về không gian: Do điều kiện nghiên cứu, chúng tôi điều tra 85 hộ trồng rừng ở 3 xã có diện tích rừng sản xuất lớn, đại diện cho 3 vùng sinh thái khác nhau ( vùng cát ven biển, vùng gò đồi và vùng núi) và khảo sát tình hình ở một số tổ chức ( ban quản lý RPH, lâm trường) có tham gia TRSX trên địa bàn huyện. - Về thời gian: Các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ 2005-2008. Các cơ chế, chính sách định hướng và giải pháp đề xuất đến năm 2010, định hướng đến 2020. +Số liệu thứ cấp: Số liệu, thông tin thu thập từ các đơn vị cấp huyện và các Ban, ngành cấp tỉnh. +Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra tại 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái trên địa bàn huyện. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Các phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu: Bao gồm thu thập thông tin thứ cấp (nghiên cứu tài liệu có sẵn) và thu thập thông tin sơ cấp (điều tra khảo sát và phỏng vấn sâu). 4.1.1. Nghiên cứu và thu thập thông tin từ các tài liệu có sẵn: Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu đã được công bố của các cơ quan thống kê; kết quả kiểm kê đất đai, kết quả rà soát qui hoạch 3 loại rừng; các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề . có liên quan đến đề tài. 4.1.2. Điều tra khảo sát và phỏng vấn sâu: Giúp tác giả thu thập khách quan, có hệ 3 thống những thông tin cơ bản để hỗ trợ cho việc đề xuất giải pháp nâng cao HQKT TRSX trên địa bàn cho giai đoạn tới. - Chọn điểm nghiên cứu, điều tra: Quảng Bình có 6 huyện và 1 thành phố. Để đảm bảo tính đặc trưng của mẫu chúng tôi chọn Lệ Thủy là huyện có diện tích quy hoạch RSX lớn nhất tỉnh để nghiên cứu; tiếp theo chúng tôi chọn 3 xã: Sen Thủy đại diện cho vùng cát ven biển; Thái Thuỷ đại diện cho vùng gò đồi và Kim Thủy đại diện cho vùng núi. - Chọn mẫu điều tra: Mẫu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp từ danh sách hộ có tham gia trồng rừng trên địa bàn từng xã. Số mẫu được chọn để điều tra là 85 mẫu. - Phiếu điều tra, phỏng vấn: Có hai loại bảng hỏi được thiết kế, (i) Loại bảng hỏi để khảo sát hiện trạng TRSX, hiệu quả TRSX, khả năng phát triển RSX trên địa bàn. (ii) Loại bảng hỏi để phỏng vấn các chuyên gia về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp của địa phương để tìm hiểu tình hình phát triển, thuận lợi, khó khăn cơ bản, các cơ hội và thách thức trong việc phát triển RSX trên địa bàn; nắm bắt các nhu cầu cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động từ bên ngoài. 4.1.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn kết hợp quan sát đánh giá hiện trạng. Các thông tin cần thu thập bao gồm: - Thông tin chung về các hộ điều tra: vùng, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, qui mô hộ, lao động hộ, kinh nghiệm, . - Các thông tin về hoạt động TRSX của hộ gồm: + Thông tin đầu vào như: lao động, chi phí, diện tích đất TRSX, . + Thông tin đầu ra như: thị trường, sản lượng, giá bán, thu nhập trên ha . (Tất cả thông tin, số liệu được nhập vào máy tính và xử lý trên phần mềm Excel và SPSS 10.0). 4.2. Các phương pháp phân tích 4.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế + Tổng hợp tài liệu: Việc tổng hợp tài liệu được tiến hành trên cơ sở phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau như theo vùng nghiên cứu, mô hình TRSX . 4 + Phân tích tài liệu: Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh, kiểm định thống kê để phân tích sự khác biệt về HQKT giữa các vùng, các MH trồng rừng, mối quan hệ giữa kết quả đầu ra với chi phí các yếu tố đầu vào nhằm đáp ứng với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 4.2.2. Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Dùng để đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, KTXH, thị trường . ảnh hưởng đến việc phát triển TRSX trong vùng nghiên cứu, từ đó đề xuất giải pháp thích hợp nâng cao hiệu HQKT TRSX. 4.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy: Dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thị trường đến hiệu quả TRSX thông qua sự biến động giá cả đầu vào, đầu ra của sản phẩm. 4.2.4. Phương pháp hạch toán kinh tế: Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả TRSX bao gồm: a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư gồm: + Chi phí đầu tư phân bón/ha + Chi phí giống/ha + Chi phí công lao động/ha + Chi phí khác ( quản lý bảo vệ rừng sau trồng) b) Nhóm chỉ tiêu về kết quả sản xuất gồm: + Năng suất rừng trồng. + Tổng giá trị thu hoạch (Bt). + Thu nhập hỗn hợp (MI) c) Nhóm chỉ tiêu đánh giá HQKT TRSX gồm: + Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV). + Chỉ tiêu thu nhập và chi phí ( BCR) + Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ ( IRR) + Tỷ suất lợi nhuận thu nhập. + Tỷ suất lợi nhuận chi phí. 5 d) Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp: Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu bộ phận nói trên, biểu hiện thành 1 chỉ tiêu chung nhất phản ánh HQKT của từng mô hình TRSX. 4.2.5. Phương pháp phân tích hồi quy: Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến HQKT TRSX chúng tôi sử dụng mô hình dạng hàm Cobb-Douglas và mô hình hàm tuyến tính. Cụ thể như sau: 1) Mô hình dạng hàm Cobb-Douglas: Để lượng hóa các các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân trên ha. Mô hình này được thể hiện như sau: jDji i eAXY βα = Trong đó: - Y: Là thu nhập bình quân trên ha. - A: Là tổng hợp tác động của các yếu tố khác ngoài các yếu tố trong MH. - Xi: Là biến giải thích chi phí lao động trên ha, chi phí phân bón trên ha chi phí giống trên ha, diện tích đất trồng rừng trên hộ… - Dj: Là biến giải thích dạng dummy cho vùng sinh thái, dân tộc, trình độ văn hóa, loại giống cây trồng… - Các hệ số i α sẽ giải thích phần trăm thay đổi của thu nhập bình quân từ hoạt động trồng rừng trên ha khi các yếu tố Xi thay đổi 1%. - Các hệ số j β giải thích tác động của các yếu tố vùng sinh thái, trình độ văn hóa, dân tộc hay loài cây trồng lên thu nhập trên ha. 2) Mô hình hàm tuyến tính: Do sử dụng MH dạng hàm Cobb-Douglas thì phải sử dụng logarit nên sẽ bị mất đi một số quan sát do logarit (0) không xác định nên chúng tôi sử dụng thêm MH hàm tuyến tính để phân tích như sau: jjii XDoY βαβ ++= Trong đó: - Y là thu nhập trên ha; o β là hệ số góc của hàm. - Di: Là những biến giải thích dạng dummy cho vùng sinh thái, dân tộc, trình độ văn hóa, loại cây trồng. 6 - Xj: Là biến giải thích chi phí lao động trên ha, chi phí phân bón trên ha, chi phí giống trên ha, diện tích đất lâm nghiệp trên hộ. Theo MH này thì hệ số αi sẽ giải thích mức tăng lên hay giảm xuống của thu nhập trên ha khi các yếu tố chi phí lao động trên ha, chi phí phân bón trên ha, chi phí giống trên ha . thay đổi đi 1 đơn vị; hệ số βj giải thích tác động của các yếu tố vùng sinh thái, dân tộc, trình độ văn hóa, loại cây trồng . lên thu nhập trên ha. Cả hai MH trên đều cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến thu nhập bình quân trên ha rừng trồng trong 1 chu kỳ sản xuất. 4.2.6. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. 5. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống khái quát và bổ sung một số vấn đề góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về TRSX nói chung, hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuấthuyện Lệ thủy theo hướng phát triển bền vững. - Phân tích và đánh giá thực trạng TRSX ở huyện Lệ thủy trong những năm vừa qua. Từ đó đưa ra những nhận xét có cơ sở khoa học về HQKT TRSX trên địa bàn. - Đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao HQKT TRSX trên địa bàn huyện Lệ thủy theo hướng phát triển bền vững. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của trồng rừng sản xuấthiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất. Chương 2: Đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuấthuyện Lệ Thủy trong thời gian tới. 7 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TRỒNG RỪNG SẢN XUẤTHIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT 1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT 1.1.1. Quan niệm về rừng, phát triển rừngtrồng rừng sản xuất Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về rừng, quan niệm được nhiều người thừa nhận đó là: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các quần thể thực vật, động vật và vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, gồm có rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất RSX, đất RPH, đất RĐD [11]. Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng [11]. Căn cứ vào mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại sau: *) RĐD: Là những khu rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch.[44]. *) RPH: Là những khu rừng có chức năng chính là phòng hộ nhằm duy trì sự cân bằng sinh thái, đảm bảo nguồn sinh thủy, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu góp phần bảo vệ môi sinh môi trường, bảo vệ các ngành sản xuất. Tùy theo mức độ quan trọng có thể phân cấp phòng hộ rất xung yếu, phòng hộ xung yếu và ít xung yếu [44]. *) RSX: Được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái [10]. RSX là rừng đa mục tiêu, TRSX nhằm tăng thu nhập cho người làm nghề rừng và 8 góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Việc phát triển RSX thường gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản để tạo được nghề rừng ổn định và phát triển bền vững[18]. Trồng rừng sản xuất: Là giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng thông qua việc cung cấp nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất và đời sống. Mục đích TRSX là nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn; bảo vệ đất chống xói mòn rữa trôi, bảo vệ môi trường sinh thái [22]. Tùy vào điều kiện sinh thái của từng vùng và mục đích sản xuất kinh doanh rừng mà có các hình thức trồng như sau: - Trồng rừng thuần loài: Trên cùng một diện tích chỉ trồng 1 loài cây. - Trồng rừng hỗn giao: Trên cùng một diện tích có thể trồng hai hay nhiều loại cây khác nhau. - Trồng rừng thay thế: Trồng mới rừng để thay thế lớp cây rừng sẳnhiệu quả thấp bằng lớp cây có mục đích, tạo ra rừng mới có tổ thành, cấu trúc theo định hướng cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. 1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của TRSX 1.1.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Trồng và phát triển RSX một mặt ngăn chặn được tình trạng suy thoái của rừng, nâng cao năng suất trữ lượng và làm tăng độ che phủ của rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; mặt khác nó cũng gắn với nguy cơ giảm tính đa dạng sinh học của rừng. Vì vậy, việc đầu tư phát triển TRSX nhất thiết phải được xem xét, cân nhắc ngay từ khi hình thành ý tưởng, định hướng phát triển đến tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm PTBV về các mặt kinh tế-xã hội-môi trường. Không vì lợi ích trước mắt mà để lại những hậu quả nghiêm trọng, khôn lường về sau. Trồng rừng sản xuất có những đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất, Trồng rừng sản xuất phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, sinh thái: Không phải bất kỳ ở đâu cũng có thể TRSX mà chỉ những vùng có diện tích đất trống đồi núi trọc, có điều kiện về đất đai, địa hình, thổ nhưỡng, sinh thái phù hợp mới có thể tiến hành TRSX. Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh có lợi thế về phát triển rừng, 9 lợi nhuận, ngân sách thu được từ rừng là không đáng kể, bản thân người dân sống dưới tán rừng không sống được bằng nghề rừng lại sống chủ yếu nhờ vào đất nông nghiệp; do đất nông nghiệp ít, cuộc sống của họ cố gắng lắm cũng chỉ đủ ăn, nếu gặp thiên tai thì lại bị nghèo đói. Như vậy, một nghịch lý, mâu thuẩn xảy ra là “ Rừng là vàng” nhưng người dân sống dưới tán rừng thì lại nghèo [26]. - Thứ hai, Trồng rừng sản xuất góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động: Từ trước đến nay các địa phương khi làm quy hoạch PTLN thường đẩy diện tích RPH, RĐD lên, kéo diện tích RSX xuống để tranh thủ nguồn vốn Nhà nước. Thực tế diễn ra là dân ở rừng nhưng không quan tâm đến rừng, nhà nước phải chi tiền hàng năm mà rừng vẫn không được bảo vệ tốt, kết quả là các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch bị phá vỡ. Trong điều kiện dân ta còn rất nghèo đang thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, chúng ta không thể khoanh diện tích RPH, đặc dụng quá lớn chỉ để bảo vệ thuần túy môi trường, không tạo ra của cải, thu nhập cho dân [26]. - Thứ ba, Trồng rừng sản xuất góp phần nâng độ che phủ của đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái và PTBV: Trồng rừng sản xuất làm tăng lưu vực nguồn sinh thủy và khả năng phòng hộ đầu nguồn các hồ đập, điều tiết dòng chảy chống xói mòn, rữa trôi đất, cải thiện và điều hòa khí hậu trong vùng sinh thái, tạo môi trường sống thuận lợi cho các các loài động vật rừng sinh sống và phát triển. Theo kết quả nghiên cứu mới đây về kinh tế môi trường của các nhà khoa học. Việc trồng và phát triển rừng làm tăng giá trị dịch vụ môi trường nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, thúc đẩy phát triển bền vững [35]. Hiện nước ta có hơn 2/3 diện tích đất lâm nghiệp; lao động dôi dư nhiều, dân số miền núi tăng nhanh, nếu không giải quyết được đời sống cho đồng bào ngang bằng với nhu cầu đời sống của xã hội thì sẽ tạo ra nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị xã hội. Vì vậy chỉ có đổi mới tư duy bằng cách giao cho dân sống dưới rừng phải TRSX, chăm sóc, bảo vệ rừng và sống được nhờ rừng thì mới giải quyết được các vấn đề trên. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, đạo lý, nhân văn cho nông thôn hiện nay. 10 . trồng rừng sản xuất và hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất. Chương 2: Đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất tại huyện Lệ Thủy, tỉnh. CỦA TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT 1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT 1.1.1. Quan niệm về rừng, phát triển rừng và trồng

Ngày đăng: 04/08/2013, 20:46

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Chỉ tiêu kỹ thuật cây giống một số loài cây TRSX phổ biến - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 1.1.

Chỉ tiêu kỹ thuật cây giống một số loài cây TRSX phổ biến Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 1.2. Chỉ tiêu thiết kế TRSX đối với một số loài cây phổ biến Tên loài câyMật độ câyKích thước  - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 1.2..

Chỉ tiêu thiết kế TRSX đối với một số loài cây phổ biến Tên loài câyMật độ câyKích thước Xem tại trang 14 của tài liệu.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

2.1.2..

Đặc điểm kinh tế-xã hội Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2005-2007 TTChỉ tiêuĐVT200520062007 Tốc độ tăng 2005-2007 - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.1..

Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2005-2007 TTChỉ tiêuĐVT200520062007 Tốc độ tăng 2005-2007 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động phân theo ngành chủ yếu - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.2..

Cơ cấu lao động phân theo ngành chủ yếu Xem tại trang 40 của tài liệu.
- Đời sống dân cư: Theo báo cáo tình hình phát triển KTXH hàng năm của huyện, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 4.256.000 đ/năm, năm 2008 ước  6.250.000 đồng/người/năm; tỷ lệ hộ đói nghèo đến năm 2008 còn 10,5 %, trong đó  còn 14 xã có tỷ lệ hộ đói - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

i.

sống dân cư: Theo báo cáo tình hình phát triển KTXH hàng năm của huyện, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 4.256.000 đ/năm, năm 2008 ước 6.250.000 đồng/người/năm; tỷ lệ hộ đói nghèo đến năm 2008 còn 10,5 %, trong đó còn 14 xã có tỷ lệ hộ đói Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.4: Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của huyện TTĐơn vị quản lý sử dụngĐất LN (ha)% Rừng SX (ha) % - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.4.

Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của huyện TTĐơn vị quản lý sử dụngĐất LN (ha)% Rừng SX (ha) % Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.6. Quy hoạch phân chia 3 loại rừng của các đơn vị trong tỉnh - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.6..

Quy hoạch phân chia 3 loại rừng của các đơn vị trong tỉnh Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.7. Phân chia rừng sản xuất tỉnh Quảng bình theo chủ quản lý - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.7..

Phân chia rừng sản xuất tỉnh Quảng bình theo chủ quản lý Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.8: Cơ cấu qui hoạch các loại rừng và đất lâm nghiệp                         huyện Lệ Thuỷ theo chức năng - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.8.

Cơ cấu qui hoạch các loại rừng và đất lâm nghiệp huyện Lệ Thuỷ theo chức năng Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.9: Quy hoạch RSX của huyện theo đơn vị hành chính TTĐơn vị có rừng  - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.9.

Quy hoạch RSX của huyện theo đơn vị hành chính TTĐơn vị có rừng Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.11: Một số sản phẩm chủ yếu giai đoạn 2005-2007 - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.11.

Một số sản phẩm chủ yếu giai đoạn 2005-2007 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.12: Tình hình thực hiện đầu tư PTLN bằng nguồn vốn ngân sách                                                  giai đoạn 2005-2008        - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.12.

Tình hình thực hiện đầu tư PTLN bằng nguồn vốn ngân sách giai đoạn 2005-2008 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Mô hình trồng - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

h.

ình trồng Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.13: Đặc điểm các MH TRSX chủ yếu trên địa bàn huyện Lệ Thủy TTđiểm cơ Đặc  - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.13.

Đặc điểm các MH TRSX chủ yếu trên địa bàn huyện Lệ Thủy TTđiểm cơ Đặc Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.15. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất theo vùng sinh thái huyện Lệ thủy ( tính bình quân cho 1 ha) - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.15..

Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất theo vùng sinh thái huyện Lệ thủy ( tính bình quân cho 1 ha) Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 2.16. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng sản xuất huyện Lệ thủy ( tính bình quân cho 1 ha) - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.16..

Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng sản xuất huyện Lệ thủy ( tính bình quân cho 1 ha) Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 2.17: Các chỉ tiêu phản ánh HQKT các mô hình TRSX vùng đồi TTCác chỉ tiêuĐơn vị  tínhMô hình tối ưuKeo LH Keo TT - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.17.

Các chỉ tiêu phản ánh HQKT các mô hình TRSX vùng đồi TTCác chỉ tiêuĐơn vị tínhMô hình tối ưuKeo LH Keo TT Xem tại trang 71 của tài liệu.
TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Mô hình tối ưu Keo LH Keo TT - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

c.

chỉ tiêu Đơn vị tính Mô hình tối ưu Keo LH Keo TT Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 2.18: Các chỉ tiêu phản ánh HQKT các MH TRSX vùng núi - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.18.

Các chỉ tiêu phản ánh HQKT các MH TRSX vùng núi Xem tại trang 72 của tài liệu.
Căn cứ kết quả tính toán chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp ở bảng 2.18 ta thấy rằng: - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

n.

cứ kết quả tính toán chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp ở bảng 2.18 ta thấy rằng: Xem tại trang 73 của tài liệu.
Nhìn vào chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp ở bảng trên ta thấy rằng: Đối với trồng Cây Keo TT, việc đầu tư phân bón đưa lại HQKT cao hơn không bón phân - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

h.

ìn vào chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp ở bảng trên ta thấy rằng: Đối với trồng Cây Keo TT, việc đầu tư phân bón đưa lại HQKT cao hơn không bón phân Xem tại trang 75 của tài liệu.
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng: Đối với MH Keo LT trồng trên vùng sinh thái đất cát ven biển, việc đầu tư phân bón đưa lại HQKT cao hơn không bón phân - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

h.

ìn vào bảng trên ta thấy rằng: Đối với MH Keo LT trồng trên vùng sinh thái đất cát ven biển, việc đầu tư phân bón đưa lại HQKT cao hơn không bón phân Xem tại trang 76 của tài liệu.
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Bình quân trồng 1ha RSX giải quyết được 119 công lao động; như vậy bình quân mỗi năm huyện trồng khoảng 1200 ha thì giải  quyết được khoảng 500 - 600 lao động có việc làm thường xuyên - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

h.

ìn vào bảng trên ta thấy: Bình quân trồng 1ha RSX giải quyết được 119 công lao động; như vậy bình quân mỗi năm huyện trồng khoảng 1200 ha thì giải quyết được khoảng 500 - 600 lao động có việc làm thường xuyên Xem tại trang 77 của tài liệu.
Mô hình này cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến thu nhập bình quân trên ha rừng trồng trong 1 chu kỳ sản xuất. - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

h.

ình này cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến thu nhập bình quân trên ha rừng trồng trong 1 chu kỳ sản xuất Xem tại trang 81 của tài liệu.
Theo phương pháp stepwise method thì có 3 MH được hình thành. - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

heo.

phương pháp stepwise method thì có 3 MH được hình thành Xem tại trang 83 của tài liệu.
2.2.4.4. Ảnh hưởng của công tác tập huấn - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

2.2.4.4..

Ảnh hưởng của công tác tập huấn Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng 2.26. Ảnh hưởng của tập huấn đến chi phí và kết quả TRSX - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.26..

Ảnh hưởng của tập huấn đến chi phí và kết quả TRSX Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng 2.27: Dự báo nhu cầu gỗ, lâm sản ngoài gỗ và                       d ch v  môi trịụường đến n m 2020ă - Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bảng 2.27.

Dự báo nhu cầu gỗ, lâm sản ngoài gỗ và d ch v môi trịụường đến n m 2020ă Xem tại trang 95 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan