Dạy học theo hướng phát huy tính tíchcực, tự lực, phát triển tư duy khoa học và năng lực sáng tạo chưa đạt được hiệu quảvà chất lượng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, một tro
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Vế VĂN THễNG
Tổ chức hoạt động học tập vật lí
cho học sinh thcs theo định hớng
tìm tòi nghiên cứu
TểM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2018
Trang 2Trường Đại học Vinh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Thước
TS Võ Hoàng Ngọc
Phản biện 1: PGS.TS Lê Văn Giáo
Phản biện 2: PGS.TS Lê Phước Lượng
Phản biện 3: PGS.TS Tạ Tri Phương
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp TrườngTại trường Đại học Vinh vào hồi …… ngày…….tháng…… năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Hà Nội
- Thư viện Trường Đại học Vinh
Trang 31 Nguyễn Đình Thước, Võ Văn Thông (2013), Bài tập thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở
trường phổ thông, tr43 -45, số 95/2013, Tạp chí Thiết bị giáo dục.
2 Nguyễn Đình Thước, Võ Văn Thông (2013), Dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường phổ
thông, tr31 - 32, số 5/2013, Tạp chí Dạy và Học ngày nay.
3 Võ Văn Thông (2015), Dạy học khám phá khoa học theo định hướng phát triển năng
lực người học trong dạy học bài “Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ” (vật lí 9),
tr.45- 47, số 359/2015, Tạp chí Giáo dục
4 Võ Văn Thông, Lương Thị Tú Oanh (2015) Dạy học tìm tòi-nghiên cứu theo phương
pháp giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực người học trong dạy học bài “Thấu kính hội tụ”(Vật lí 9), tr 40 - 43, số 11/2015, Tạp chí Dạy và Học ngày nay.
5 Võ Hoàng Ngọc, Võ Văn Thông (2016), Dạy học tìm tòi-nghiên cứu bài “Ảnh của một vật
tạo bởi thấu kính hội tụ” (Vật lí 9) tr.54 - 56, số 385/2016, Tạp chí Giáo dục.
6 Võ Văn Thông (2016) Tổ chức dạy học tìm tòi-nghiên cứu theo phương pháp thực
nghiệm nhằm phát triển năng lực học sinh qua dạy học bài “Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì”, tr 667-674, Kỷ yếu hội thảo quốc tế năm 2016: “Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục: Xu hướng Việt Nam và thế giới”
Học viện Quản lý giáo dục
7 Võ Văn Thông (2016), Dạy học tìm tòi – nghiên cứu giải bài tập vật lí ở trường THCS
theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tr.264- 266 , số đặc biệt 7/2016, Tạp chí
Giáo dục
8 Võ Hoàng Ngọc, Võ Văn Thông (2016), Tổ chức dạy học ngoại khóa vật lí ở trường
phổ thông theo định hướng tìm tòi-nghiên cứu góp phần phát triển năng lực học sinh THCS, tr.108 - 117, số 8B/2016, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
9 Võ Văn Thông (2016), Quy trình dạy học tìm tòi - nghiên cứu bài thí nghiệm thực
hành vật lí ở trường trung học cơ sở, số130 tháng 7/2016 Tạp chí Khoa học giáo
dục
10 Vo Hoang Ngoc, Vo Van Thong (2014), Applying the “Hands - on” method to teach
the lesson“ Refraction of light” for the grade 9 th in the secondary school of Viet Nam ,
Page 100 – 105 The 4th International Conference on Sciences and
Social Sciences 2014: Integrated Creative Research for LocalDevelopment toward the ASEAN Economic Community (ICSSS 2014),September 18-19, 2014 at Rajabhat Maha Sarakham University,Thailand
11 Vo Hoang Ngoc, Vo Van Thong (2015) Self - Study and Research Based Physics
Teaching at the High School Level, page 517 – 523, The 5th International Conference
on Sciences and Social Sciences 2015 (ICSSS 2015): Research and Innovation forCommunity and Regional Development September 17-18, 2015 at Rajabhat MahaSarakham University, Thailand
12 Võ Văn Thông (2017), Assessment of the development of intellectual creativity amongVietnamese secondary school students in learning physics European Journal ofEducation and Applied Psychology, № 2 2017, (Page.33- 36)
Trang 5Thực tiễn dạy học vật lí ở trường THCS theo tinh thần đổi mới PPDH nhưngvẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục Dạy học theo hướng phát huy tính tíchcực, tự lực, phát triển tư duy khoa học và năng lực sáng tạo chưa đạt được hiệu quả
và chất lượng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, một trong nhữngnguyên nhân đó là:
- Trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) lí luận dạy học tích cực, học tậptiếp cận tìm tòi – khám phá, tìm tòi nghiên cứu đã được quan tâm song thực tiễn vậndụng trong dạy học vật lí chưa được phản ánh đầy đủ trong năng lực dạy học củagiáo viên
- Giáo viên nhận thức được cần đổi mới PPDH vật lí, cần vận dụng các PPDHtích cực nhưng vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động học tập cho HS, chưa
có một quy trình tổ chức hoạt động học tập tìm tòi nghiên cứu phù hợp với dạy họcvật lí ở THCS
Phát triển chương trình giáo dục theo hướng tập trung vào năng lực của HS.Trong dạy học những kiến thức vật lí ở trường THCS đòi hỏi phải bồi dưỡng cho HSnhững phẩm chất và năng lực như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề(GQVĐ), năng lực thực nghiệm, năng lực sáng tạo,…Để đạt được mục tiêu đó, rõràng cần phải nghiên cứu, vận dụng mô hình học tập tìm tòi nghiên cứu
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức hoạt
động học tập vật lí cho học sinh THCS theo định hướng tìm tòi nghiên cứu”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổ chức hoạt động học tập vật lí của học sinh bậc THCS theo kiểutìm tòi nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực sángtạo cho học sinh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học vật lí ở trường THCS
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động học tập theo kiểu tìm tòi nghiên cứu trong dạy học chương “Quanghọc” Vật lí lớp 9 THCS
4 Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức hoạt động học tập vật lí ở trường THCS theo kiểu tìm tòi nghiêncứu phỏng theo tiến trình nghiên cứu khoa học của nhà vật lí thì sẽ phát huy tínhtích cực, tự chủ, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất
Trang 6lượng học tập
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài:
- Phương pháp dạy học tìm tòi nghiên cứu
- Tính tích cực, tự lực, năng lực sáng tạo của HS trong học tập
- Hoạt động dạy học trong nhà trường; học tập theo kiểu tìm tòi nghiên cứu
5.2 Điều tra thực trạng dạy học vật lí theo định hướng tìm tòi nghiên cứu phát triển tínhtích cực, tự lực, sáng tạo của HS ở trường THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An
5.3 Làm rõ nội hàm khái niệm phương pháp dạy học tìm tòi nghiên cứu và học tậptheo kiểu tìm tòi nghiên cứu
5.4 Đề xuất quy trình tổ chức hoạt động học tập vật lí cho học sinh bậc THCS theokiểu tìm tòi nghiên cứu
5.5 Đề xuất nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập vật lí theo kiểu tìm tòi nghiên cứu.5.6 Thiết kế các tiến trình dạy học kiến thức Quang học vật lí 9 bậc THCS theo địnhhướng tìm tòi nghiên cứu
5.7 Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường THCS để kiểm chứng giả thuyết khoahọc của đề tài nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học; lí luận và PPDH ở trường phổ thông; líluận và PPDH vật lí liên quan đến vấn đề nghiên cứu
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát điều tra (Cán bộ quản lí, GV, HS) về dạy học vật lí ở trường THCSbằng phiếu điều tra
- Phỏng vấn trao đổi (chuyên gia, cán bộ quản lí, GV, HS)
- Nghiên cứu sản phẩm (bài làm, bài kiểm tra, chế tạo thiết bị học tập, phiếu học tập,
… của HS)
6.3 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Tổ chức dạy học thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm
6.4 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng công cụ toán học thống kê xử lí các số liệu điều tra và kết quả thực nghiệm
7 Những đóng góp mới của đề tài
- Đề xuất nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập vật lí theo kiểu tìm tòi nghiên cứu
- Đề xuất quy trình tổ chức hoạt động học tập vật lí của học sinh theo kiểu tìm tòi
Trang 7nghiên cứu.
7.2 Về mặt thực tiễn
- Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức hoạt động học tập vật lí củahọc sinh, xác định được những khó khăn, thuận lợi cơ bản của việc tổ chức học tậpvật lí theo hướng tìm tòi nghiên cứu ở THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Thiết kế 8 tiến trình dạy hoc chương Quang học Vật lí 9 THCS theo địnhhướng TTNC
- Soạn thảo 10 bài tập sáng tạo có hướng dẫn đáp án phần Quang học Vật lí 9
- Thiết kế, phân tích nội dung các loại bài kiểm tra về kiến thức, kĩ năng, thái độ họctập và năng lực sáng tạo của học sinh sau mỗi tiết học và sau đợt TNSP phần Quang họcVật lí 9 trường THCS
- Có những sản phẩm của tác giả và học sinh trong hoạt động học tập tìm tòinghiên cứu: 08 sản phẩm học sinh tạo ra; hướng dẫn thiết kế, chế tạo 06 dự án chohọc sinh; cải tiến, chế tạo thiết bị thí nghiệm
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Các kết quả nghiên cứu về tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo định hướng tìm tòi nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Về dạy học tìm tòi nghiên cứu
Khái niệm học tập theo kiểu tìm tòi nghiên cứu (TTNC) xuất hiện trong các tàiliệu lí luận giáo dục/dạy học đã có từ lâu Ở Nga có các nhà sinh học: A.Ia Ghecdơ, B.E.Raicôp; Các nhà sử học: M.M Xtaxinlêvit, N.A Rôgiơcôp; Các nhà ngôn ngữ: X P.Bantalon, M.A Rưpnicôva Ở Anh nhà hóa học H.E Amxtrong là những đại biểu củanền “giáo dục học mới” từ những năm 60 của thế kỷ 19 và sau đó đã nêu lên phươngpháp tìm tòi, phát kiến (ơrixtic) trong dạy học nhằm động viên và hình thành năng lựcnhận thức của HS bằng cách lôi cuốn họ tự lực trong hoạt động học tập
Dựa trên lí thuyết kiến tạo nhận thức của J Piaget (1896 – 1980), J Bruner đã
đề xuất mô hình dạy học mang tính khám phá Mô hình này hợp với quan điểm của
J Piaget được đặc trưng với các yếu tố chủ yếu: cấu trúc tối ưu của nhận thức, cấutrúc của chương trình dạy học, học tập khám phá
Trong mấy chục năm đầu của nền giáo dục Liên xô (cũ), việc phát triển tư duyđộc lập của học sinh đã được chú ý tới Trong các tài liệu, sách giáo khoa đã thấynêu những bài làm nhằm khuyến khích bằng mọi cách tự làm việc tự lực Trong thời
kỳ này, người ta đã áp dụng phương pháp nghiên cứu
Nhiều nhà sư phạm đã quan niệm chỉ có thể tồn tại hai PPDH: Phương pháp các trithức có sẵn và phương pháp nghiên cứu Tác giả cuốn sách nổi tiếng “A History of Ideas
in Science Education: Implications for Practice” – George DeBoer (1991) đã viết: “Nêumột từ duy nhất đã được chọn để mô tả các mục tiêu giáo dục khoa học trong thời gian
30 năm bắt đầu từ cuối những năm 1950, đó sẽ là từ “tìm tòi” (inquiry)
Theo lịch sử giáo dục/dạy học sau năm 1950, chương trình giáo dục của các nướchướng đến phát triển năng lực Thay đổi quan điểm dạy học từ chú trọng truyền thụ kiến
Trang 8thức sang tập trung phát triển năng lực của người học, tạo cho người học có khả năng tựchiếm lĩnh tri thức, có thể tự phát triển và giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo trongcuộc sống.
Những kết quả nghiên cứu của tâm lí học hiện đại được triển khai áp dụng vàonhà trường; những quan điểm, tư tưởng dạy học hiện đại hình thành phát triển.Không thể không nói tới những đóng góp vĩ đại của ba lý thuyết tâm lí học đối vớigiáo dục đó là:
1) Lý thuyết kiến tạo nhận thức của J Piaget với mô hình dạy học tìm tòi,khám phá của J Bruner Các nhà nghiên cứu đã mở rộng quan điểm kiến tạo nhậnthức cho lĩnh vực học tập và hình thành nên lý thuyết kiến tạo về học tập, dạy họctheo quan điểm kiến tạo như: Russell Tyler, Guy Palman, J.C Guilla, L.R Gay, JeanAstolphi, Michel Develay,
2) Lý thuyết Lịch Sử - Văn hóa về các chức năng tâm lí văn hóa của L.X.Vưgôtxki là cơ sở tâm lí học của dạy học tương tác phát triển Dạy học phát triển làmột trong bốn luận điểm dạy học hiện đại cốt lõi của thuyết: (1) Người học tự xâydựng kiến thức của mình thông qua tương tác với người dạy; (2) Dạy học không thểtách rời bối cảnh thực của xã hội cụ thể; (3) Học tập đem tới sự phát triển; (4) Ngônngữ đóng vai trò trung tâm trong dạy học và trong sự phát triển của người học Lýthuyết “vùng phát triển gần” có ý nghĩa to lớn trong các mô hình dạy học hiện đại,hoạt động học tích cực, tự lực, tìm tòi nghiên cứu
3) Lý thuyết hoạt động tâm lí của A.N Leônchev cơ sở khoa học cho việc hìnhthành hoạt động học tập của học sinh
Lý thuyết của P.Ia Galpêrin về các bước hình thành hành động trí tuệ là cơ sởkhoa học của việc xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy cho HS trong dạyhọc theo định hướng tìm tòi nghiên cứu
1.1.2 Dạy học tìm tòi nghiên cứu trong môn học Vật lí
Các phương phức dạy học tiếp cận tìm tòi – khám phá hay dạy học tìm tòinghiên cứu trong dạy học vật lí ở trường phổ thông được trình bày trong các tài liệu
lý luận và PPDH vật lí và các công trình nghiên cứu giáo dục/dạy học môn học vật
lí Có thể nhận thấy: Tổ chức hoạt động học tập vật lí theo kiểu tìm tòi nghiên cứuphỏng theo hoạt động nghiên cứu của nhà vật lí theo các hướng sau:
Hướng thứ nhất: Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS qua nội dung dạy họctheo phương pháp nhận thức vật lí
Hướng thứ hai: Nghiên cứu, vận dụng các PPDH tích cực vào dạy học vật lí, có tínhđến các phương pháp dạy học sau: Dạy học giải quyết vấn đề (nêu vấn đề), phương phápthực nghiệm, phương pháp mô hình, Dạy học dự án, Lamap (Bàn tay nặn bột)
Hướng thứ ba: Tổ chức hoạt động học tập theo kiểu tìm tòi nghiên cứu trong các bàihọc vật lí với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học (truyền thống và hiện đại) đặc biệt làcác thiết bị thí nghiệm, dưới sự hướng dẫn của GV, học sinh được làm việc độc lập, tựlực kết hợp hoạt động học tập hợp tác theo nhóm nhỏ đã giúp cho HS xây dựng động cơhọc tập tích cực, hoạt động học tập vật lí có kết quả chất lượng cao
1.2 Một số kết quả nghiên cứu dạy học vật lí theo hướng tìm tòi
Trang 9nghiên cứu ở Việt Nam
Từ những năm 60 của thế kỉ XX các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã bắtđầu nghiên cứu vận dụng những thành tựu của tâm lí học, giáo dục học và lý luậndạy học hiện đại vào thực tiễn giáo dục ở Việt Nam Với những quan điểm giáo dụcmới; “giáo dục toàn diện”, “học đi đôi với hành – lý luận gắn với thực tiễn”,
“chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” đồng nghĩa với việc coi trọng
tự học, tự nghiên cứu của người học; dạy học hướng đến năng lực thực hiện giảiquyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, trong chiến đấu với thiên tai và giặc ngoạixâm, trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Các tác giả nghiên cứu đã bàn về các phương pháp cụ thể của dạy học TTNC ởgóc độ lý luận
Một số luận án chuyên ngành lý luận và PPDH bộ môn vật lí đã nghiên cứuriêng lẻ từng phương pháp cụ thể của dạy học TTNC như: Dạy học theo PPTN, dạyhọc GQVĐ, Tổ chức hoạt động sáng tạo,… ở bậc phổ thông
Có thể nhận thấy từ những năm 70 của thế kỷ XX cho đến nay, ở Việt Namnhững kết quả nghiên cứu dạy học vật lí liên quan đến việc tổ chức hoạt động họctập vật lí theo định hướng tìm tòi nghiên cứu theo các nhóm vấn đề sau:
- Dạy học vật lí theo hướng xây dựng động cơ học tập tích cực (phối hợp động
cơ ngoài và động cơ trong) tạo cho HS nhu cầu, ham muốn học tập
- Bồi dưỡng phương pháp nhận thức vật lí cho HS theo cách tiếp cận chu trình sángtạo khoa học của Razumôpxki hoặc hai cách tiếp cận phương pháp nhận thức vật lí
- Nghiên cứu vận dụng các PPDH tích cực vào dạy học vật lí theo các hình thức
tổ chức dạy học truyền thống và hiện đại
- Nghiên cứu sử dụng các phương tiện dạy học, các thiết bị thí nghiệm trongdạy học vật lí để nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập vật lí cho HS theo hướngbồi dưỡng năng lực nhận thức vật lí; rèn luyện các nhóm kĩ năng học tập của HS
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vật lí của học sinh
1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong luận án
1) Trong các tài liệu khoa học giáo dục, các khái niệm học tập theo kiểu tìm tòi,tìm tòi – phám phá, tìm tòi nghiên cứu, tuy các thuật ngữ khác nhau nhưng nội hàmcủa các thuật ngữ đó có điểm chung vì thế cần phải làm sáng tỏ khái niệm học tậptheo kiểu tìm tòi nghiên cứu
2) Học tập theo kiểu tìm tòi nghiên cứu trong môn học vật lí ở trường trung học
cơ sở được tổ chức thực hiện bằng những phương thức nào ?
3) Tổ chức học tập theo kiểu tìm tòi nghiên cứu như thế nào cho phù hợp vớiviệc phát triển chương trình giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học các kiến thứcvật lí ở trường trung học cơ sở hiện nay ở Việt Nam
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HƯỚNG TÌM TÒI NGHIÊN CỨU
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 2.1 Hoạt động học tập vật lí của học sinh
Trang 10Trong luận án, chúng tôi đã trình bày những nội dung chính sau đây:
2.1.1 Khái niệm hoạt động học
2.1.2 Bản chất của hoạt động học
2.1.3 Cấu trúc tâm lý của hoạt động học
2.1.4 Hoạt động học tập vật lí của học sinh ở trường phổ thông
2.2 Dạy học vật lí phát triển tính tích cực, tự chủ, năng lực sáng tạo của học sinh ở trường phổ thông
2.2.1 Dạy học và phát triển
Theo lý thuyết phát triển nhận thức của J Piaget, HS giữ vai trò rất tích cựctrong việc thích nghi với môi trường L.X Vưgôtski về dạy học và sự phát triển trítuệ của HS dựa trên lý thuyết “Vùng phát triển gần” để giải quyết
2.2.2 Tính tích cực học tập
Tính tích cực là một phẩm chất của con người, nó được biểu hiện tronghoạt động của mỗi người Tính tích cực học tập về bản chất là tính tích cực nhậnthức, sự mong muốn hiểu biết và có khát vọng chiếm lĩnh tri thức của thế giới kháchquan Theo I.F Kharlamôp: “Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS,đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắmvững kiến thức”
Các mức độ về tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập có những mức độ khác nhau Theo Sukina, tính tích cực
có thể chia thành ba mức độ từ thấp lên cao như sau:
- Bắt chước: Cố gắng hành động theo mẫu của GV và bạn bè…(kĩ năng thực
hành: Áp dụng trong tình huống tương tự)
- Tìm tòi: Độc lập GQVĐ nêu ra, tìm kiếm các cách giải quyết khác nhau về một
vấn đề
- Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu
Biểu hiện tính tích cực học tập của học sinh
Tính tích cực học tập thể hiện ở mức độ tham gia, tích cực, chủ động và sángtạo của HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
Biểu hiện tính tích cực học tập của HS trong học vật lí thể hiện ở các hoạt động khácnhau Theo chúng tôi, có 6 biểu hiện (dấu hiệu) về tính tích cực học tập của HS gồm:(1) Học sinh hăng hái trả lời câu hỏi của GV, bổ sung nội dung trả lời của bạnnếu chưa đầy đủ, chỉ ra những vấn đề nội dung đúng, chưa đúng và nêu lên lí do,nguyên nhân chưa đúng; tự nguyện, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, trả lời câuhỏi (có thể ý kiến, câu trả lời chưa thực sự hoàn toàn đúng)
(2) Học sinh thích thú tham gia vào các hoạt động trí tuệ - thực hành: Suy nghĩ,trao đổi, thảo luận, thực hành, thao tác với đồ dùng học tập để lĩnh hội kiến thức vàvận dụng kiến thức GQVĐ thực tiễn
(3) Học sinh tập trung chú ý vào vấn đề đang học, có gắng kiên trì hoàn thànhnhiệm vụ học tập ở lớp và ở nhà
(4) Học sinh hay đặt ra những câu hỏi để hỏi bạn và GV về nội dung bài học
Trang 11(5) Học sinh chủ động trao đổi cùng bạn bè, có sự phân công cụ thể cho mọithành viên tham gia thực sự vào các hoạt động, ý kiến cá nhân được tôn trọng và điđến thống nhất ý kiến.
(6) Học sinh học sâu, học thoải mái, có tính độc lập cao, không chờ đợi, lệthuộc vào sự giúp đỡ của GV (HS có tính tự giác, tự lực và chủ động)
Với 6 biểu hiện/ dấu hiệu về tính tích cực học tập của HS nêu trên vừa là mụctiêu tổ chức tổ chức hoạt động học tập tích cực cho HS vừa là cơ sở, tiêu chí đánhgiá tính tích cực của HS trong học tập
2.2.3 Tính tự chủ của học sinh trong học tập
Khái niệm tự chủ trong học tập (learner autonomy), ban đầu được Holec (1979)định nghĩa: “Tự chủ là năng lực tự chịu trách nhiệm về việc học của mình” Về sau
có nhiều tác giả bổ sung thêm và diễn giải khái niệm này theo nhiều cách khác nhau
Theo chúng tôi, tự chủ trong học tập là tính tự giác, tự lực và chủ động của HS không chỉ làm theo những gì đã định sẵn, những gì được yêu cầu mà còn làm theo
kế hoạch riêng của mình, như sự tự học, tự nghiên cứu trong hoạt động tìm kiếm tri thức và vận dụng tri thức của quá trình học tập.
Phát triển tính tự chủ của HS trong học tập, đòi hỏi người GV phải thay đổi vaitrò của mình từ người truyền thụ kiến thức sang người tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợngười học phát triển khả năng tự chủ [72], [73]
2.2.4 Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí
- Khái niệm năng lực
Khái niệm năng lực được các nhà tâm lý học đưa ra những định nghĩa khácnhau nhưng nội hàm của chúng đều có điểm chung Trong đổi mới, phát triển giáo
dục /dạy học, chúng tôi sử dụng định nghĩa: “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…”
Phân loại năng lực, có nhiều cách phân loại năng lực khác nhau, có thể có cácnăng lực sau: Năng lực chung và năng lực chuyên môn:
Về cấu trúc năng lực có thể tiếp cận theo các cách khác nhau, năng lực có cấu trúcphức tạp về tầng bậc Dù theo cách tiếp cận nào cấu trúc năng lực cũng phải phản ánhđược cấp vi mô của năng lực gồm ba thành tố tri thức, kĩ năng và thái độ tạo nên năng lực
- Năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập vật lí
Khái niệm năng lực sáng tạo
Theo chúng tôi năng lực sáng tạo là khả năng hoạt động tạo ra những giá trị mới
về vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thànhcông những tri thức đã biết GQVĐ mới sáng tạo
Năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập vật lí
a Năng lực sáng tạo của nhà vật lí trong nghiên cứu khoa học
Theo Razumôpxki, chu trình có bốn giai đoạn chính: Những sự kiện khởi đầu
Mô hình giả định trừu tượng Các hệ quả logic Thí nghiệm kiểm tra
I.Ia Lecne nêu lên 06 đặc trưng hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học
b Năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí
Trang 12Theo chúng tôi, năng lực sáng tạo của HS trong học tập vật lí là khả năng thực hiện thành công các hoạt động sáng tạo trong quá trình xây dựng kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn nhờ huy động tổng hợp các tri thức, kĩ năng, thái độ của bản thân.
Trong dạy học vật lí ở trường THCS, theo chúng tôi năng lực sáng tạo của HS được biểu hiện ở 10 đặc trưng có thể nhận thấy trong quá trình học tập gồm:
1 Phát hiện được vấn đề mới (về hiện tượng, quá trình, chức năng của đốitượng) trong tình huống có vấn đề; xác định được rõ ràng câu hỏi cần trả lời
2 Đề xuất được câu trả lời dự đoán hay ý tưởng có căn cứ nhưng chưa chắcchắn cho câu hỏi đặt ra
3 Đề xuất được một hay nhiều phương án GQVĐ mới như: Thiết kế đượcphương án TN để kiểm tra dự đoán/giả thuyết, đưa ra cách lập luận mới, suy luận mới
4 Lựa chọn được phương án thí nghiệm tối ưu
5 Giải được bài tập sáng tạo
9 Luôn có những ý tưởng có tính mới
10 Biết kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh nhanh chóng, hợp lý về những thiếu sót,sai lầm trong học tập
- Hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí
Cần tổ chức thực hiện các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạocủa HS các biện pháp đó như sau:
Biện pháp 1 Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến
thức mới và quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Biện pháp 2 Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết.
Biện pháp 3 Luyện tập đề xuất phương án kiểm tra dự đoán.
Biện pháp 4 Giải các bài tập sáng tạo
Phối hợp các biện pháp trên trong quá trình học tập TTNC kiến thức mới và qúatrình vận dụng kiến thức nhờ đó HS được tham gia vào các hoạt động sáng tạophong phú, đa dạng Hoạt động sáng tạo là mảnh đất cho tư duy sáng tạo, năng lựcsáng tạo được gieo mầm, hình thành và phát triển
2.3 Phương pháp dạy học tìm tòi nghiên cứu trong môn Vật lí
2.3.1 Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm tìm tòi
Khái niệm tìm tòi (inquiry) có nhiều cách diễn nghĩa khác nhau
Theo Wikipedia, “Tìm tòi là một quá trình có mục đích của việc chiếm lĩnh trithức, giải quyết vấn đề Nó là bản kê khai nhiều dạng tìm tòi khác nhau và chỉ ra conđường tìm kiếm nhằm đạt được mục tiêu đề ra” (Wikipedia, The Free Encyclopedia)
Trang 13“Tìm tòi là cách thức, con đường tìm kiếm những điều kì diệu và các vấn đề khógiải quyết để từ đó nhận biết được thế giới khách quan” (Galileo Educational Networ,2004).
Các nhà nghiên cứu ở Canada có quan niệm: “Tìm tòi là quá trình tìm kiếm câu trảlời cho các câu hỏi… Tham gia tìm tòi không phải là một quá trình tuyến tính; nó có thể
có rất nhiều điểm khởi đầu khác nhau, và các bước theo sau nó có thể chuyển dịch từ mộthoạt động tìm tòi này sang hoạt động tìm tòi khác” (Allberta Education, 1946)
Tiếp cận tính tích cực học tập trong các hoạt động khác nhau, có các mức độ từthấp đến cao: bắt chước, tìm tòi, tự phát hiện; khái niệm tìm tòi: “Độc lập trong tư duykhi giải quyết các vấn đề, tìm kiếm các cách giải quyết khác nhau về một vấn đề…”
Tiếp cận tìm tòi – khám phá trong dạy học, “tìm tòi (inquiry) là con đường là tiếntrình còn khám phá (discovery) là điểm đến, là kết quả (the destination)”
Theo từ điển tiếng việt [56], giải nghĩa:
Tìm: 1) Cố làm cho thấy ra được, cho có được (cái đã biết là ở đâu đó)
2) Cố làm sao nghĩ cho ra
Tìm kiếm: tìm cho thấy, cho có được (nói khái quát).
Điều tra: tìm hỏi, xem xét để biết rõ sự thật.
Tìm tòi: bỏ nhiều công phu để thấy ra, nghĩ ra.
Từ những dẫn luận trên, cho thấy khái niệm tìm tòi có nhiều cách hiểu, quanniệm khác nhau nhưng đều đề cập đến cùng một dấu hiệu cơ bản nhất: tìm tòi là hoạtđộng có mục đích, là cách thức là tiến trình giải quyết vấn đề về một vấn đề
Khái niệm nghiên cứu
Từ “nghiên cứu” (research), trong từ điển Tiếng Viết [56] nghiên cứu được giảinghĩa là: xem xét, khảo cứu, tìm hiểu kỹ để giải quyết vấn đề hoặc rút ra tri trức mới.Thuật ngữ tìm tòi – khám phá, tìm tòi nghiên cứu được nói tới nhiều trong cáctài liệu tâm lí phát triển, lí luận giáo dục / dạy học trong nhà trường
Nếu thuật ngữ tìm tòi nghiên cứu, từ “nghiên cứu” với nghĩa rút ra tri thức mới(là kết quả) thì có thể hiểu nghĩa của thuật ngữ tìm tòi – khám phá và tìm tòi nghiêncứu gần như tương đồng với nhau
2.3.2 Khái niệm phương pháp dạy học tìm tòi nghiên cứu
Cho đến nay, có nhiều nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ “Phương pháp dạy họctìm tòi” và “Phương pháp tìm tòi nghiên cứu”, hai thuật ngữ này cùng nghĩa vớinhau và đều không phải là phương pháp dạy học cụ thể
Dựa vào tầng bậc về phương pháp dạy học, phương pháp tìm tòi nghiên cứu thuộccấp độ mô hình (hoặc phương hướng hay chiến lược) dạy học tìm tòi nghiên cứu
Tóm lại: Phương pháp dạy học tìm tòi nghiên cứu là mô hình dạy học, tổ chức tiến trình học tập của người học được phỏng theo tiến trình nghiên cứu của nhà khoa học.
2.3.3 Học tập theo kiểu tìm tòi nghiên cứu
Trong dạy học truyền thống, PPDH chủ yếu là giảng giải, minh họa, truyền thụmột chiều Trong dạy học hiện đại HS hoạt động tự lực để chiếm lĩnh tri thức, hìnhthành kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực thì dạy học thực chất là dạy cho học sinhtìm tòi nghiên cứu để xây dựng kiến thức và vận dụng kiến thức theo cách làm của
Trang 14nhà khoa học Bởi vậy việc dạy học nội dung mới gọi là “Nghiên cứu kiến thứcmới” theo đúng nghĩa tìm tòi, xây dựng kiến thức mới
Học tập vật lí theo kiểu tìm tòi nghiên cứu là hoạt động học vật lí được phỏng theo phương pháp nghiên cứu của nhà vật lí.
2.3.4 Những khác biệt trong hoạt động nghiên cứu của nhà vật lí và hoạt động học vật lí của học sinh
Trong luận án chúng tôi đã lập bảng so sánh hoạt động nghiên cứu của nhà vật
lí với hoạt động học tập vật lí của học sinh Hai hoạt động của hai đối tượng đều cóđộng cơ, mục đích, năng lực hành động và phương tiện, điều kiện của hoạt động.Chỉ khác nhau về mức độ
2.3.5 Tổ chức hoạt động học tập vật lí theo kiểu tìm tòi nghiên cứu
Chức năng của giáo viên và học sinh trong kiểu dạy học tìm tòi nghiên cứu
Kiểu dạy học TTNC đòi hỏi chức năng của GV là tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫnhoạt động học, dạy HS phương pháp học; tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học,thể chế hóa kiến thức
Chức năng của học sinh: Chủ động, tích cực trong hoạt động học; ý thức đượcnhiệm vụ cần giải quyết, tự tìm tòi nghiên cứu, trao đổi tranh luận trong quá trìnhgiải quyết nhiệm vụ Nói cách khác kết hợp học độc lập và học hợp tác
Tổ chức hoạt động học tập vật lí theo kiểu tìm tòi nghiên cứu
- Để kích thích hứng thú học tập của HS, GV cần tạo các tình huống để tập cho
HS biết phát hiện ra vấn đề, chú trọng vốn kinh nghiệm hiểu biết của HS
- Giáo viên cần tạo điều kiện và hướng dẫn HS tự đề xuất và thực hiện các giảipháp để GQVĐ đã phát hiện, đề xuất các giả thuyết, thiết kế và tiến hành cácphương án thí nghiệm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết
- Những nhiệm vụ học tập vừa sức của HS đòi hỏi phải vận dụng các kiến thức, kĩnăng không chỉ vào các tình huống quen biết, mà còn vào những tình huống mới
- Với mỗi chủ đề học tập, GV có thể giao cho các nhóm HS các đề tài nghiêncứu nhỏ, yêu cầu HS phải sưu tầm, thu thập thông tin từ các nguồn học liệu khácnhau (Sách báo, tạp chí, rađiô, ti vi, mạng internet, quan sát tự nhiên, điều tra thực
tế, thí nghiệm với các dụng cụ đơn giản tự làm ), xử lý thông tin (theo các cách:Lập bảng các giá trị đo, biểu đồ, đồ thị, xử lí kết quả thí nghiệm, so sánh phân tíchcác dữ liệu rút ra kết luận), thực hiện truyền đạt thông tin thông qua thảo luận báocáo viết hoặc nói trước lớp Có thể GV tổ chức hoạt động học tập của HS theo hìnhthức dạy học dự án, dạy học ngoại khóa vật lí
Tổ chức hoạt động học tập TTNC ở các hình thức khác nhau tạo điều kiện thựchiện dạy học phân hóa, cá biệt hóa cũng như hình thành và phát triển những kĩ nănghợp tác, làm việc tập thể có được ý thức giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết trong công việc, Học tập tìm tòi nghiên cứu, bằng các hoạt động học tập tích cực, tự chủ HSkhông những chiếm lĩnh được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, có năng lực vậndụng tri thức vật lí vào giải quyết vấn đề thực tiễn, mà còn có nhiệm vụ của sự thànhcông trong học tập; phát triển được tư duy khoa học và năng lực sáng tạo
2.4 Nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập vật lí theo kiểu tìm tòi nghiên cứu