Thái độ: - Giáo dục trẻ biết ích lợi của đôi bàn tay, biết giơ tay khi thưa cô, biết tự chăm sóc bản thân luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ gọn gàng.. - Kết thúc trò chơi cô đàm thoại cùng tr
Trang 1Ngày dạy Thứ 2 ngày 23 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH GIỜ LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI : XÒE TAY
Tác giả: phong thu
l MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1 Kiến thức:
* Trẻ 3 tuổi: Trẻ thuộc bài thơ, nhớ được tên bài thơ và tên tác giả
* Trẻ 4 tuổi: Trẻ thuộc bài thơ, nhớ được tên bài thơ và tên tác giả Trẻ hiểu nội dung bài thơ
* Trẻ 5 tuổi: Trẻ thuộc bài thơ, nhớ được tên bài thơ “ Xòe tay” và tên tác giả
“Phong Thu” Trẻ hiểu nội dung bài thơ
2 Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ
3 Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của đôi bàn tay, biết giơ tay khi thưa cô, biết tự chăm sóc bản thân luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ gọn gàng
II CHUẨN BỊ:
1 Đồ dùng của cô:
- Tranh vẽ minh họa theo bài thơ
2 Đồ dùng của trẻ:
III TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định:
- Cho lớp chơi trò chơi: vỗ tay theo yêu cầu cô
- Vỗ tay bên trái, bên phải, vỗ tay đằng trươc, đằng sau
- Kết thúc trò chơi cô đàm thoại cùng trẻ về đôi bàn tay
2 Nội dung:
a Cô đọc thơ
- Các con chơi trò chơi vỗ tay, tay có rất nhiều tác dụng đấy các con, tay không những viết bài, đánh răng rửa mặt…mà tay xòe ra đẹp như bông hoa, như trang vở, tay còn giơ lên khi muốn nói Khi đi tay còn vung, khi hát tay biết cầm tay bạn đấy!
- Có đúng như cô vừa nói không các con lắng nghe cô đọc bài thơ : “xòe tay ” của tác giả Phong Thu nhé
*Cô đọc mẫu: Lần 1
- Cô vừa đọc bài thơ gì ?
- Bài thơ do ai sáng tác ?
* Cô tóm lại: Cô vừa đọc bài thơ “xòe tay” của tác giả Phong Thu tả về đôi bàn tay xòe ra của các bạn nhỏ, tay xòe ra giống bông hoa nở, giống như trang vở, rất đẹp , khi muốn nói tay biết giơ lên, khi đi, tay còn vung, khi hát biết cầm tay bạn đấy các con ạ
* Cô đọc lần 2 và giải thích từ khó
Trang 2+ Giảng từ: “vung nhịp nhàng” Cho lớp đọc và nói cho trẻ biết vung nhịp nhàng ý nói khi đi tay đưa ra trước 1 cái, đưa ra sau 1 cái rất là đều, nên đã gọi là vung nhịp nhàng
b Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho lớp đọc cùng cô trong tranh chữ in thường 1 lần
- Lớp tự đọc 2 lần
- Nhóm đọc theo các cách
- Cá nhân đọc theo từng đoạn nối tiếp bài thơ theo hình thức đọc theo hướng tay cô
c Đàm thoại, giáo dục.
* Cô đọc từ câu đầu đến….em vẽ em tô”
- Em đã làm gì để biết đôi bàn tay đẹp?
- Bàn tay xèo xinh như cái gì?
- Khi xòe tay còn ví giống như cái gì?
+ Cô tóm lại: bàn tay khi xèo ra các ngón tay như những cánh hoa đang nở rất là đẹp, nếu xòe cả 2 tay thì lại giống như 2 trang vở trắng để em vừa vẽ, vừa tô
* Cô đọc tiếp khổ thơ 2 từ tiếp theo đến tay cầm tay bạn”
- Khi các con muốn thưa cô thì tay đã làm gi?
- Khi đi tay đã như thế nào?
- Khi hát tay đã làm gì?
+ Cô tóm lại: đôi bàn tay không những sinh đẹp mà đôi bàn tay giúp các con khi nói biết giơ tay để mọi người biết, con muốn nói,khi đi tay luôn vung nhịp nhàng
về trước ra sau,khi hát tay biết cầm tay bạn bè hát vui vẻ đoàn kết đấy các con
* Giáo dục trẻ: để có đôi bàn tay xinh đẹp như hoa, trắng sạch như trang vở, các
con biết vệ sinh sạch sẽ không để tay bẩn, và giữa cho tay không bị tổn thương các con nhớ chưa, nếu tay bị tổn thương thì không giúp con người làm được việc gì cả,
về nhà biết cắt móng tay, biết rửa tay khi bẩn, sau khi đi vậ sinh, để đôi bàn tay luôn trắng sạch và xinh đẹp các con nhớ chưa?
d Trò chơi: “Cắm hoa”
- Những ngón ta xinh làm được nhiều việc Vậy hôm nay cô sẽ cho các bạn thể hiện sự khéo léo của mình bằng trò chơi “ cấm hoa” để có những bình hoa thật đẹp nha
- Mời cháu nhắc lại tên trò chơi
- cách chơi; Cô chia các bạn thành 3 đội, lần lược từng bạn sẽ chạy lến lấy một nhánh hoa cấm vào 3 bình Hết thời gian đội nào cấm được hết 3 bình hoa và cấm đẹp là thắng
- Tiến hành: Cho cháu chơi 2 lần
- Cô vừa cho các bạn chơi gì?
3 Kết thúc :
- Nhận xét giờ học, cho cháu đọc bài thơ: “Xòe tay