1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế và sử dụng câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương cảm ứng (sinh học 11 THPT) ( Luận văn thạc sĩ)

75 276 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 472,02 KB
File đính kèm Luận văn Full.rar (729 KB)

Nội dung

Thiết kế và sử dụng câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương cảm ứng (sinh học 11 THPT) ( Luận văn thạc sĩ)Thiết kế và sử dụng câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương cảm ứng (sinh học 11 THPT) ( Luận văn thạc sĩ)Thiết kế và sử dụng câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương cảm ứng (sinh học 11 THPT) ( Luận văn thạc sĩ)Thiết kế và sử dụng câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương cảm ứng (sinh học 11 THPT) ( Luận văn thạc sĩ)Thiết kế và sử dụng câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương cảm ứng (sinh học 11 THPT) ( Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THANH HÀ

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG”

(SH 11 - THPT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học

Mã số: 60.14.01.11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Hồng

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Phạm Thanh Hà

XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG

KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN

HƯỚNG DẪN

PGS.TS Nguyễn Văn Hồng

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn – PGS.TS Nguyễn Văn Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học

Sư phạm- Đại học Thái Nguyên , Ban chủ nhiệm khoa Sinh, khoa Sau Đại học, các thầy cô giáo bộ môn Sinh đã động viên , chỉ dẫn , đóng góp ý kiến

và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tác giả học tập và làm luận văn tại trường

Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu các trường THPT Bế Văn Đàn, THPT Thị Xã, THPT Dân tộc Nội trú Tỉnh, THPT Hòa An, THPT Trùng Khánh( huyện Trùng Khánh) tỉnh Cao Bằng cùng các thầy cô giáo đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi thực nghiệm thành công

Cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tác giả luận văn

Phạm Thanh Hà

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt iv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Những vấn đề chung về câu hỏi 6

1.1.1 Khái niệm về câu hỏi 6

1.1.2 Phân loại câu hỏi 9

1.2 Khái niệm về kiểm tra và đánh giá 15

1.2.1 Khái niệm về kiểm tra 15

1.2.2 Khái niệm về đánh giá 16

1.2.3 Quan hệ của đánh giá kết quả học tập với quá trình dạy – học 18 1.2.4 Hệ thống các hình thức kiểm tra 20

Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG” (SH 11-THPT) 25

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung chương “Cảm ứng” (SH11- THPT) 25

2.2 Nguyên tắc thiết kế câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng” (SH 11- THPT) 26

2.3 Quy trình thiết kế câu hỏi 30

2.4 Thiết kế câu hỏi hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng” (SH 11- THPT) 30

2.5 Hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng” (SH 11- THPT) 35

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 50

3.1 Mục đích thực nghiệm 50

3.2 Địa điểm thực nghiệm 50

3.3 Đối tượng và Nội dung thực nghiệm sư phạm 50

3.4 Phương pháp tiến hành 51

3.5 Phân tích kết quả 52

3.5.1 Đánh giá mức độ đa dạng về mức độ nhận thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng 52

3.5.2 Đánh giá mức độ phù hợp với các đối tượng HS có năng lực nhận thức khác nhau của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng 53

3.5.3 Đánh giá mức độ sử dụng của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong dạy học ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng (theo mục đích lí luận dạy học) 54

3.5.4 Đánh giá tác dụng của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế một số trường THPT tỉnh Cao Bằng đến sự phát triển tư duy bậc cao của HS 54

3.5.5 Đánh giá mức độ đa dạng về hình thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng 55

3.5.6 Đánh giá mức độ đa dạng về nhận thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng 55

3.5.7 Đánh giá mức độ vừa sức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng 56

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.5.8 Đánh giá mức độ đa dạng về hình thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng 56

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Đến nay, đã gần ba thập kỉ, kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI – Đại hội

về đổi mới (12/1986), cùng với sự đòi hỏi đào tạo con người đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và đứng trước nguy cơ tụt hậu về cạnh tranh trí tuệ, yêu cầu hòa nhập quốc tế đòi hỏi sự cần thiết phải đổi mới cơ bản và toàn diện trong GD&ĐT: Từ việc đổi mới chương trình, nội dung cho đến việc đổi mới hình thức và phương pháp dạy - học… Trong đó, đổi mới kiểm tra đánh giá là một vấn đề hết sức được quan tâm [3]

1.2 Hoạt động dạy và học sẽ đạt kết quả cao nhất khi có sự hợp tác

và tương tác giữa người dạy và người học nhằm thực hiện được mục tiêu của bài học Vậy, làm thế nào để luôn có được sự tương tác hiệu quả giữa người dạy và học sinh trong quá trình dạy học ? Để thực hiện được điều đó, trước tiên chúng ta phải có những phương tiện „giao tiếp‟ hiệu quả Một trong những phương tiện giao tiếp hiệu quả trong lớp học đó là việc thiết kế

CH (đặt câu hỏi) và sử dụng CH

Đặt CH trong dạy học đặc biệt quan trọng trong giao tiếp nói chung và trong các tiết học nói riêng, trong đó có các tiết học về sinh học Bởi vì, sinh học là khoa học thực nghiệm, nghiên cứu cấu trúc sống, các hiện tượng sống (các cơ chế, các quá trình sống), các quy luật của vật chất sống và những ứng dụng của nó trong đời sống và sản xuất Chính vì vậy, cần phải có sự tư duy, tưởng tượng và sự sáng tạo của người dạy và người học

Gần đây, các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đặt CH trong dạy học ở Việt Nam cũng được nghiên cứu sâu rộng Các nhà nghiên cứu giáo dục thuộc chương trình “Dạy học cho tương lai” của Intel đã hết sức nhấn mạnh vai trò của đặt CH: “Đặt câu hỏi là trọng tâm của phương pháp dạy học tích cực Điều quan trọng là phải lựa chọn được loại câu hỏi thích hợp để kích thích tư duy của học sinh và thu hút các em vào các cuộc thảo luận hiệu quả” Kĩ thuật đặt CH đã được coi như là nghệ thuật đặt CH, là một trong những kỹ năng cơ bản của GV trong quá trình dạy học

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên thế giới, người có công và nghiên cứu sâu đến vấn đề “Câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học” là Ivan Hannel [9] Ivan Hannel là tác giả của cuốn sách

“Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả trong dạy học” Ông đã đưa ra một lý thuyết gần như hoàn chỉnh về cách đặt CH hiệu quả cao trong dạy học Ông khẳng định “ Đặt câu hỏi hiệu quả cao là cách thức giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập”[9] Ông đưa ra đầy đủ các tác dụng, các quy tắc và các bước đặt CH hiệu quả trong dạy học

Ý tưởng của Ivan Hannel đã được sử dụng khá rộng rãi và hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới Ý tưởng này cũng đã bắt đầu được nghiên cứu ở Việt Nam trong thời gian gần đây Tuy nhiên, ý tưởng này chưa có những ứng dụng

cụ thể, rõ nét trong quá trình dạy học

1.3 Sinh học 11 - THPT hiện hành ở nước ta bao gồm bốn nội dung chính là: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản Đây là bốn đặc tính sống thể hiện ở cấp độ cơ thể Có thể nói, kiến thức sinh học 11- THPT là kiến thức hết sức quan trọng giúp học sinh nhận biết rõ các dấu hiệu, các biểu hiện sống của sinh vật ở cấp độ cơ thể và giải thích được nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động sinh lý, bảo vệ sức khỏe của con người cũng như hiểu biết bản chất các hoạt động sinh lý của cơ thể động vật và thực vật trong tự nhiên, là cơ sở để xây dựng các biện pháp giữ gìn

và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe,v.v Tuy nhiên, một loạt CH đã và đang đặt ra cho cả GV và HS trong nhà trường là: Làm thế nào để HS có thể chủ động lĩnh hội được các kiến thức, kĩ năng và hình thành được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó? Bằng cách nào để có thể đánh giá được HS đã thực hiện được điều đó? Làm thế nào để kiểm tra và đánh giá mức độ kiến thức, kĩ năng

và thái độ đạt được ở người học? Phương án khắc phục những hạn chế trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS như thế nào? Đây là những vấn

đề hết sức quan trọng và cần phải có phương pháp và biện pháp hữu hiệu để thực hiện trong quá trình dạy học và CH là một trong số những biện pháp đó

Việc sử dụng CH trong dạy học là biện pháp hết sức quan trọng để phát triển tư duy, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS, giúp họ chủ

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động lĩnh hội vững chắc kiến thức, kĩ năng vận dụng các kiến thức vào đời sống

và sản xuất, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, tự tìm kiếm thông tin, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề…

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: Thiết kế và sử dụng câu

hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương

“Cảm ứng” (SH 11 - THPT)

2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi hiệu quả do chúng tôi thiết kế nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập của HS trong dạy học chương” Cảm ứng”(SH 11- THPT)

3 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Câu hỏi hiệu quả dùng trong kiểm tra đánh giá

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học sinh học lớp 11- THPT

4 Giả thuyết khoa học

Hiệu quả dạy học chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT) sẽ được nâng cao nếu như GV thiết kế và sử dụng hợp lí hệ thống CH trong khâu kiểm tra kết quả học tập của HS

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá và kĩ thuật thiết kế CH hiệu quả cao trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học

- Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT) làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống CH hiệu quả cao trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học

- Thiết kế hệ thống CH kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT) theo thang phân loại của Bloom

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sử dụng hệ thống CH kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT)

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi giả thuyết khoa học

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học sinh học; lý luận về vai trò của CH trong dạy học; thiết kế và sử dụng CH trong dạy học sinh học; SGK sinh học 11 – THPT; thang đánh giá theo phân loại của Bloom và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: điều tra cơ bản nhằm tìm hiểu thực trạng thiết kế,

sử dụng CH trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT)

- Phương pháp tham vấn chuyên gia: đánh giá hiệu quả bộ CH do chúng tôi đề xuất

7 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu thiết kế hệ thống CH hiệu quả để

sử dụng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT)

- Thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại trường THPT Bế Văn Đàn, THPT Thị Xã, THPT Hòa An, THPT Dân tộc Nội trú Tỉnh, THPT Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng

8 Đóng góp mới của đề tài luận văn

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn đã góp phần:

1/ Làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng CH trong dạy học sinh học nói chung và trong dạy học chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT) nói riêng

2/ Dựa trên các nguyên tắc, quy trình thiết kế CH và nội dung dạy học chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT), chúng tôi đã thiết kế được bộ CH gồm

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

120 CH tự luận đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, phù hợp với đối tượng HS THPT thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng

3/ Trên cơ sở bộ CH (do chúng tôi thiết kế), chúng tôi tiến hành phân loại thành các mức độ khác nhau (theo thang phân loại của Bloom) nhằm giúp GV THPT thuận tiện trong tổ chức KTĐG kết quả học tập của HS và trong dạy học chương “Cảm ứng” nói chung

9 Cấu trúc của báo cáo tổng kết luận văn

Trừ các phần; mở đầu, kết luận và đề nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài luận văn bao gồm ba chương chính dưới đây:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Chương 2: Thiết kế hệ thống CH kiểm tra đánh giá kết quả học tập của

HS trong dạy học chương “Cảm ứng” (SH 11- THPT)

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Những vấn đề chung về câu hỏi

1.1.1 Khái niệm về câu hỏi

Trong hơn 25 năm qua, cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, sự nghiệp GD&ĐT của nước ta đã có những đổi mới quan trọng và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, nội dung và phương pháp đào tạo Một trong những vấn để được quan tâm và thu hút nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, các thầy giáo,

cô giáo đó là vấn đề về đổi mới PPDH trong các nhà trường

Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu và các tài liệu bồi dưỡng về lĩnh vực rèn luyện kỹ năng dạy – học, xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học các môn học ở trường phổ thông Chẳng hạn như: Trần Bá Hoành [6];[7]; Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành [1]; Lâm Quang Thiệp “ Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập ở các trường đại học nước ta”[15]; Luận án Tiến sĩ Giáo dục học của tác giả Lê Thanh Oai (2003) ” Sử dụng câu hỏi- bài tập để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy – học Sinh thái học lớp 12- THPT” [14] và còn nhiều công trình nghiên cứu cúa các tác giả khác Chẳng hạn như: Trần Kiều (1995) “Đổi mới đánh giá – đòi hỏi bức thiết của đổi mới PPDH” [10]; Nguyễn Xuân Huỳnh (2002)” Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan”[8]; Vũ Đình Luận ( 2004)“ Về KTĐG bằng câu hỏi nhiều lựa chọn trong môn Di truyền học ở trường cao đẳng

Sư phạm” [11]; Nguyễn Tiến Tùng (2007) “Đánh giá kết quả học tập bằng TNKQ”[18]; Dương Đức Niệm (2006),”Vai trò của KT, ĐG theo phương pháp TNKQ trong dạy học”[12]; Lê Đình Trung, Nguyễn Thị Thu Huyền (2010),

“Quy trình xây dựng và Sử dụng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức môn SH THPT”[17]; Nguyễn Đình Nhâm, Nguyễn bá Hoành, Trần Thị Huệ (2010), “Sử dụng TNKQ nhiều lựa chọn để hình thành khái niệm SH”[13].v.v Có thể nói, đây là những công trình nghiên cứu có tính

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hệ thống từ cơ sở lý luận đến việc đề xuất các nguyên tắc, quy trình thiết kế và

sử dụng CH trong dạy học để từ đó giúp GV có những định hướng về phương pháp và kỹ năng thiết kế CH trong dạy học các môn học nói chung và môn sinh học nói riêng Điều này cũng đã nói lên: Thiết kế và sử dụng CH trong dạy học

là vấn đề cần phải được quan tâm và sử dụng CH trong dạy – học có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục rất to lớn Vậy, CH là gì ?

Ngay từ thời cổ Hy Lạp, trong triết học người ta đã nghiên cứu bản chất của

CH, tầm quan trọng của CH, đặc biệt trong hành động nhận thức của loài người và trong dạy học

Aristot là người đầu tiên đã biết phân CH góc độ logic và lúc đó ông cho rằng đặc trưng cơ bản của CH là buộc người hỏi phải lựa chọn các giải pháp có tính trái ngược nhau, do đó con người phải có phản ứng lựa chọn, cách hiểu này hoặc cách hiểu khác Tư tưởng quan trọng bậc nhất của ông còn nguyên giá trị

đó là: CH là một mệnh đề trong đó CH chứa đựng cái đã biết và cái chưa biết

Đềcac cho rằng không có CH thì không có tư duy cá nhân, cũng như tư duy nhân loại Ông cũng nhấn mạnh dấu hiệu bản chất của CH là phải có mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết Phải có tỉ lệ phù hợp giữa hai đại lượng đó thì chủ thể nhận thức mới xác đinh được phương hướng mình phải làm gì để trả lời CH đó Khi chủ thể nhận thức đã xác định được cái mình biết

và cái mình chưa biết thì lúc bấy giờ mới được đặt CH và đến đó thì CH thực sự trở thành sản phẩm của quá trình nhận thức

Ba yếu tố cần có của một CH đó là:

- Mỗi CH cần chứa đựng điều chưa biết

Điều chưa biết đó phải được người được hỏi ý thức được để có định hướng nghiên cứu

- CH phải chứa đựng nội dung đã biết, trong đó có tỉ lệ phù hợp với cái chưa biết đối với một chủ thể là vô cùng cần thiết Vì trong cả hai trường hợp chưa biết gì hoặc biết quá ít cũng như biết quá nhiều hoặc biết tất cả đều không

Trang 16

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full

Ngày đăng: 15/05/2018, 14:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w