Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch ở thành phố huế
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, tất cả nguồn số liệu được sử dụng trong phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài này là trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị khoa học nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho luận văn đã được gửi lời cảm ơn đầy đủ. Tác giả luận văn Đặng Ngọc Hiệp i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi đến Thầy giáo TS. Thái Thanh Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các Thầy, Cô giáo và các Cán bộ công chức của Đại học Huế, trường Đại học Kinh tế đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Công ty cổ phần du lịch Hương Giang đã tạo điều kiện cho tôi có đủ thời gian học tập, nghiên cứu. Và xin cảm ơn đến gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác, học tập nghiên cứu thành công đề tài này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo và một số Cán bộ công chức Sở Văn Hóa, Du Lịch và Thể Thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà quản lý, chuyên viên và nhân viên hoạt động kinh doanh lĩnh vực du lịch và lữ hành trên địa bàn thành phố Huế cùng toàn thể các du khách Quốc Tế và Nội Địa trong diện điều tra đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu điều tra và nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn. Huế, ngày 10 tháng 6 năm 2009 Tác giả luận văn Đặng Ngọc Hiệp ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Thành phố Huế, một trung tâm văn hóa và du lịch lớn của miền Trung, những năm qua, du lịch đã đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế của thành phố. Với cơ cấu kinh tế được xác định: Du lịch - Dịch vụ, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp thì việc thúc đẩy phát triển du lịch là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của chính quyền thành phố. Từ thực tế đó, tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch ở thành phố Huế”. Địa bàn thành phố Huế là địa điểm để thực hiện nghiên cứu đề tài. Phương pháp nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động du lịch, so sánh với một số địa phương khác phát triển mạnh về du lịch để khái quát tình hình phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các nhà quản lý, chuyên viên và nhân viên đang hoạt động kinh doanh du lịch, du khách quốc tế và nội địa bằng bảng hỏi với các thông tin liên quan đến năng lực cạnh tranh về du lịch của thành phố và được xử lý trên phần mền SPSS để từ đó phát hiện các nhóm nhân tố như sự năng động của chính quyền thành phố, thể chế và cơ sở hạ tầng, nguồn lực văn hóa di sản, chất lượng lao động, giá cả và điều kiện sống ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch ở thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu sẽ tổng quan về phát triển du lịch thành phố Huế hiện nay, phát hiện những nhân tố mới ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch, những ưu nhược điểm, những vấn đề đang tồn đọng của du lịch thành phố từ đó có những khuyến nghị chính quyền thành phố trong hoạch định chính sách, xây dựng phương hướng và giải pháp, quy hoạch tổng thể, đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Huế. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT I. Từ viết tắc các hiệp hội, hội đồng, liên minh, tổ chức FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài. IATA Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế. IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. UNWTO Tổ chức du lịch thế giới. WEF Diễn đàn kinh tế thế giới. WTO Tổ chức thương mại thế giới. WTTC Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới. II. Từ viết tắc chữ viết CNTT Công nghệ thông tin. CSHT Cơ sở hạ tầng. DL Du lịch. DL&LH Du lịch và lữ hành. GDP Tổng sản phẩm quốc nội. GT Giao thông. HUẾ Thành phố Huế. LP Luật pháp. LH Lữ hành. NLCT Năng lực cạnh tranh. NLCTDLLH Năng lực cạnh tranh về du lịch và lữ hành. PCI Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. TT Truyền thông. TT HUẾ Tỉnh Thừa Thiên Huế. VC Vận chuyển. VNCI Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam. iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành của Việt nam và một số nước trong khu vực của năm 2008-2009 26 MỤC LỤC Trang 1.1.2. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 13 vi 2.2.1.3. Dịch vụ văn hoá và vui chơi giải trí .48 2.2.1.4. Dịch vụ vận chuyển 49 2.2.1.5. Dịch vụ hàng hóa lưu niệm .49 2.2.2.2. Cơ cấu lượt khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2008 .51 3.2.3.1. Giải pháp về thị trường, marketing .98 + Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thâm nhập và mở rộng thị trường, coi đây là yếu tố quan trọng tăng cường năng lực cạnh tranh 98 + Gắn thị trường, marketing với phát triển sản phẩm du lịch .99 - Cung cấp thông điệp rõ ràng và minh bạch về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Thực sự đây không chỉ là chính sách tốt nhất mà là cách nhanh chóng thu lợi tốt nhất 99 - Phát triển chiều sâu các loại hình dịch vụ để thoả mãn khách du lịch bởi điều đó làm cho họ trung thành và không tẩy chay sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Mở rộng thị trường du lịch quốc tế, khuyến khích các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của du lịch quốc tế và nội địa 99 - Biết linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm du lịch và dịch vụ cho khách du lịch, biết lắng nghe khách du lịch, và biến đổi sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị hiếu của nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Các doanh nghiệp tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của từng thị trường khách khác nhau để có chiến lược phát triển thu hút khách 99 - Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, kết hợp với việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước để tạo lập, mở rộng tour, nối tuyến, thu hút khách và mở rộng, phát triển thị trường. Tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch ở các thị trường quốc tế mục tiêu để phát triển, mở rộng thị trường 99 - Xây dựng chương trình marketing điểm đến cho thành phố Huế, chương trình này cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp để có thể khai thác các thị trường du lịch quốc tế và thị trường du lịch cao cấp trong nước đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong hình ảnh của du lịch thành phố Huế trên thị trường 99 3.2.3.2. Giải pháp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch .99 3.2.3.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ 100 3.2.3.4. Giải pháp về phát triển chất lượng đội ngũ nhân viên .100 3.2.3.5. Giải pháp về tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp .100 3.2.3.6. Giải pháp khác 101 vii PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU Du lịch và lữ hành hiện nay là một trong những hoạt động kinh tế lớn nhất trên thế giới. Đây là một ngày công nghiệp không khói, nguồn xuất khẩu tại chổ thu về ngoại tệ rất lớn của nhiều quốc gia và nó cũng là một bộ phận kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất về mặt tạo công ăn việc làm. Trong năm 2006, lĩnh vực du lịch đã tạo ra 10,3% GDP của thế giới, và tạo ra 234 triệu công ăn việc làm, chiếm tỷ lệ 8,2% trong tổng số. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) năm 2020, lượng khách quốc tế đi du lịch trên toàn cầu 1,56 tỷ du khách . Tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nếu năm 1995 có 81 triệu khách du lịch thì theo dự đoán năm 2010 là 195 triệu khách du lịch và đến năm 2020 con số này đạt đến 397 triệu khách du lịch. Về phương diện quốc gia, đã gần 3 thập kỷ liên tiếp, diễn đàn kinh tế thế giới thường niên tiến hành nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế trên toàn cầu trong lĩnh vực du lịch và lữ hành với mục đích là tạo ra một diễn đàn để cho các bên liên quan có thể tham luận và đối thoại nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ngành du lịch và lữ hành trên phạm vi bình diện quốc gia. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch. Hiện tại chỉ có sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) kể từ năm 2005 đến nay đã thực hiện một nghiên cứu tổng hợp hằng năm các vấn đề về năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư trong 64 tỉnh thành trong cả nước nhằm xác định những nhân tố mang lại lợi thế cạnh tranh cho từng tỉnh. Đây là một chỉ số tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành nền kinh tế địa phương để từ đó giúp cho từng tỉnh nhận rõ những mặt mạnh trong năng lực cạnh tranh cần phát huy và những mặt yếu cần khắc phục. 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cạnh tranh trong du lịch là một trong những lĩnh vực nghiên cứu khá mới và chưa được thực hiện nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong lĩnh vực cạnh tranh trong du lịch đã được thực hiện khá nhiều ở các quốc gia khác, đặc biệt là 1 những nghiên cứu này đã giúp cho diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã tổng kết và đánh giá chỉ số cạnh tranh du lịch tại nhiều quốc gia và trên cơ sở đó, diễn đàn này hằng năm đưa ra các báo cáo đánh giá rất hữu ích để giúp các quốc gia hoạch định chiến lược phát triển của ngành công nghiệp không khói này. Vì vậy, đứng về mặt học thuật thì việc tiến hành nghiên cứu này sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống trong lĩnh vực du lịch được xem là khá mới và nóng bỏng tại Việt Nam. Việc phân tích và so sánh năng lực cạnh tranh trong du lịch sẽ góp phần làm rõ và lý giải nguyên nhân tại sao trên cùng một quốc gia, thậm chí trong cùng một vùng của quốc gia đó thì có những địa phương này lại tốt hơn những địa phương khác về mức tăng trưởng và phát triển trong ngành du lịch. Từ việc chuẩn hóa và đưa ra những yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh trong du lịch sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu rút ra được những mặt tích cực tạo nên lợi thế cạnh tranh trong du lịch và những điểm còn yếu kém gây nên sự kìm hãm đối với sự phát triển du lịch của địa phương. Thành phố Huế là địa danh du lịch rất nổi tiếng ở miền Trung, được xem là một điểm đến thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch thành phố Huế, thành phố với 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận không những là động lực phát triển kinh tế thành phố Huế mà còn hiệu ứng tương hỗ rất lớn, tạo thành một thế mạnh không những cho từng địa phương mà còn cho toàn vùng để hiện thực hóa sự phát triển kinh tế cho cả vùng miền Trung. Chính vì vậy, việc phân tích so sánh các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của địa phương sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những tham khảo đúng đắn để định hướng phát triển và kết hợp các thế mạnh trong cạnh tranh du lịch của thành phố Huế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhằm khái quát về mặt lý thuyết những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch, dựa trên các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước, để từ đó đưa ra một phương pháp luận chung đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch của địa phương. Mục tiêu cụ thể của đề tài là 2 + Điều tra đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch ở thành phố Huế. + Trên cơ sở đó rút ra những nhân tố tích cực ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch ở thành phố Huế. + Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ để đưa ra những khuyến nghị cho các nhà họach định chính sách của địa phương để từ đó khai thác tốt hơn lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế. + Thăm dò khả năng có thể kết hợp tính cạnh tranh đối với các tỉnh, thành phố khác của miền Trung nhằm đạt được hiệu ứng tương hỗ (synergy effects) trong bối cảnh phát triển du lịch vùng miền Trung. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp tiếp cận Có hai phương pháp tiếp cận nghiên cứu chính để đánh giá và so sánh năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của thành phố Huế. + Đề tài này sẽ tiến hành điều tra các doanh nghiệp du lịch trên phạm vi địa bàn nghiên cứu để thu thập đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch. + Đề tài cũng sẽ thu thập rộng rãi từ các nguồn số liệu đã được công bố để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về du lịch trên phạm vi địa phương, vùng và cả nước. Với hai phương pháp tiếp cận nói trên, đề tài này sẽ kết hợp cả số liệu khách quan (số liệu “cứng”) và số liệu chủ quan (số liệu “mềm” ) để từ đó có thể tính toán chỉ số cạnh tranh tổng hợp trong du lịch. 3.2. Phương pháp điều tra 3.2.1. Số liệu thứ cấp Các số liệu và thông tin về hoạt động du lịch của thành phố Huế được thu thập từ nguồn số liệu của Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao các tỉnh TT Huế, Quảng Nam, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Tổng cục du lịch, các báo, tạp chí, internet và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các số liệu toàn ngành du lịch hàng năm 2005-2008 của các chỉ tiêu: - Tổng lượt khách lưu trú quốc tế và nội địa. 3 . phát triển du lịch ở thành phố Huế. + Trên cơ sở đó rút ra những nhân tố tích cực ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch ở thành phố Huế. . quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh trong phát triển du lịch ở thành phố Huế, trên cơ sở so sánh năng lực 5 cạnh tranh hoạt động du lịch