Cơ cấu lượt khách nhằm xác định số lượng khách của từng quốc gia đến Huế để từ đó hoạch định chiến lược phát triển thị trường thu hút khách du lịch.
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường khách quốc tế Quốc tịch Năm So sánh 2005 2006 2007 2008 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Lượt khách Tỷ lệ (%) Việt Kiều 34.834 33.746 39.995 32.421 -3 19 -19 Mỹ 25.203 25.462 36.396 48.710 1 43 34 Pháp 72.176 75.384 106.988 122.803 4 42 15 Anh 25.609 26.640 31.663 29.021 4 19 -8 Nga 1.255 1.570 1.866 2.214 25 19 19 Đức 30.479 37.060 49.394 59.939 22 33 21 Canada 8.376 10.072 14.598 13.759 20 45 -6 Trung quốc 3.653 5.406 6.999 7.908 48 29 13 Đài loan 2.140 1.264 1.133 949 -41 -10 -16 Nhật 20.664 21.364 22.397 26.569 3 5 19 Úc 35.978 7.543 55.994 34.635 -79 642 -38 Thụy Sỹ 7.085 7.499 5.133 2.689 6 -32 -48 Thái Lan 17.269 56.724 104.000 159.020 228 83 53 Hà Lan 0 0 8.799 9.805 - - 11 Ý 0 916 4.666 6.405 - 409 37 Quốc tịch khác 84.280 125.350 176.569 233.904 49 41 32 Tổng cộng 369.001 436.000 666.590 790.751 18 53 19
Quốc tịch Năm So sánh 2005 2006 2007 2008 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Cơ cấu(%) Tỷ lệ(%) Việt Kiều 9,44 7,74 6,00 4,10 -18,01 -22,48 -31,67 Mỹ 6,83 5,84 5,46 6,16 -14,50 -6,50 12,82 Pháp 19,56 17,29 16,05 15,53 -11,61 -7,17 -3,24 Anh 6,94 6,11 4,75 3,67 -11,96 -22,26 -22,74 Nga 0,34 0,36 0,28 0,28 5,88 -22,26 0,02 Đức 8,26 8,50 7,41 7,58 2,91 -12,82 2,29 Canada 2,27 2,31 2,19 1,74 1,77 -5,20 -20,55 Trung quốc 0,99 1,24 1,05 1,00 25,25 -15,32 -4,75 Đài loan 0,58 0,29 0,17 0,12 -50,01 -41,37 -29,39 Nhật 5,60 4,90 3,36 3,36 -12,50 -31,43 0 Úc 9,75 1,73 8,40 4,38 -82,26 385,54 -47,86 Thụy Sỹ 1,92 1,72 0,77 0,34 -10,42 -55,23 -55,84 Thái Lan 4,68 13,01 15,60 20,11 178,00 19,92 28,90 Hà Lan 1,32 1,24 -6,06 Ý 0,21 0,70 0,81 233,18 15,72 Quốc tịch khác 22,84 28,75 26,49 29,58 25,88 -7,87 11,67 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00
Thị trường khách du lịch quốc tế
Nhìn chung, về thị trường khách cũng thay đổi mạnh, nếu như năm 2005, các thị trường dẫn đầu là Pháp (19,56%), Úc (9,75%), Việt kiều (9,44%), thì đến năm 2008 đã có sự chuyển dịch: Thái Lan đã dẫn đầu (20,11%), tiếp theo là Pháp (15,53%), Đức (7,58%). Một số thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng khá nhưng đến Huế lại thấp như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Nga.
2.2.2.3. Tổng hợp số lượng phòng giường, công suất sử dụng, lao động và tổng doanh thu giai đoạn 2005 - 2008
Giai đoạn 2005 – 2008, cơ sở vật chất Thừa Thiên Huế không ngừng đầu tư, nâng cấp và xây dựng, do vậy số lượng và chất lượng tăng theo hàng năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6: Tổng hợp số lượng phòng giường, công suất, lao động và doanh thu giai đoạn 2005 - 2008 Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng số phòng 3.747 4.500 4.761 6.131 Tổng số giường 7.179 8.580 9.201 11.345 Công suất(%) 72 72 72 65 Lao động (người) 4.530 5.000 5.300 6.830
Nguồn: Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao Thừa Thiên Huế
+ Về cơ cấu hệ thống cơ sở lưu trú: Trong năm 2005, toàn tỉnh có 3.747 phòng với 7.179 giường. Đến năm 2006 tổng số phòng đã tăng thêm gần 800 phòng đạt tổng số phòng là 4.500 và tổng số giường là 8.580, điều này đồng nghĩa với cơ sở vật kỹ thuật du lịch của tỉnh không ngừng được nâng cấp xây dựng. Việc đầu tư xây dựng tiếp tục triển khai mạnh trong năm 2007 qua con số thể hiện là 4.761 phòng và 9.201 giường, năm 2008 là 6.131 phòng và 11.345 giường, số phòng bình quân tăng hàng năm khoảng 18%. Với số lượng phòng giường tăng như ở trên đã đáp ứng phần nào về cơ sở lưu trú trong điều kiện khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng tăng.
+ Công suất sử dụng phòng
Công suất sử dụng buồng phòng bình quân năm 2005 là 72%. Mặc dù năm 2006 và 2007 do cơ sở vật chất được triển khai xây dựng nên tổng số phòng và tổng số giường tăng lên rât lớn, tuy nhiên do chất lượng dịch vụ tăng, phòng ốc được trang trí đồng bộ và mới lạ nên công suất sử dụng phòng vẫn không giảm và vẫn đạt 72%. Qua năm 2008, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, khách du lịch thắt chặt chi tiêu nên thị trường khách du lịch bị co hẹp lại nên công suất phòng chỉ đạt ở mức 65%, tuy nhiên nếu tính trên lượt khách thì không giảm do số phòng tăng nhanh thêm 1.370 phòng và số giường tăng thêm 2.144.
+ Lao động
Lao động trong du lịch Thừa Thiên Huế năm 2005 đạt 4.530 lao động, năm 2006 đạt 5.000 lao động, năm 2007 đạt 5.300 lao động, năm 2008 đạt 6.830 lao động. Lượng lao động bình quân tăng trong giai đoạn 2005 – 2008 là khoảng 15%. Như vậy hoạt động du lịch đã giải quyết một số lượng lớn về công ăn việc cho người lao động và tạo nên phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
2.2.3. So sánh kết quả hoạt động du lịch của Thừa Thiên Huế với một số tỉnh thành và Việt Nam
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của thành phố Huế, chúng ta xem xét tổng thể du lịch của Thừa Thiên Huế so với các địa phương phát triển mạnh về du lịch khác thông qua tổng số lượt khách lưu trú và doanh thu hoạt động du lịch.
2.2.3.1. So sánh kết quả khách lưu trú và doanh thu ngành du lịch
Lượt khách lưu trú bao gồm quốc tế và nội địa được sử dụng để phân tích so sánh về năng lực cạnh tranh vì:
+ Lượt khách lưu trú là những du khách đến lưu trú tại các cơ sở kinh doanh du lịch vì vậy bản thân du khách sẽ sử dụng và chi trả các dịch vụ đã dùng (đưa vào doanh thu ngành du lịch) vì vậy du khách lưu trú đánh giá được chất lượng các cơ sở kinh doanh và các khu du lịch, điểm tham quan tại địa phương.
+ Dùng tổng lượt khách lưu trú để so sánh phân tích sẽ chính xác hơn so với việc dùng tổng lượt khách tham quan, lưu trú vì khách tham quan chỉ đến và đi trong
quan, vì vậy hiện tượng trùng lắp khi thống kế sẽ không thể hiện tính năng lực cạnh tranh du lịch của từng địa phương.
Bảng 2.7: Kết quả khách lưu trú và doanh thu ngành du lịch 2006 – 2008
Địa phương ĐVT LƯỢT KHÁCH LƯU TRÚ ( quốc tế và nội địa)
DOANH THU (tỷ đồng) 2006 2007 2008 2006 2007 2008 TT-Huế L/K 1.230.000 1.517.790 1.680.000 731,3 1.060,27 1.143,5 Quảng Ninh L/K 1.900.000 2.338.307 2.400.000 1.189,0 2.088,0 2.400,0 Khánh Hòa L/K 1.080.000 1.360.000 1.595.000 840,0 1.020,0 1.347,0
Nguồn: thu thập và tổng hợp của tác giả
Biểu đồ 2.3: Tổng lượt khách lưu trú và doanh thu Thừa Thiên Huế và các tỉnh khác
Khi so sánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ba tỉnh TT Huế, Khánh Hòa và Quảng Ninh rất phát triển về du lịch thì đều có sự tăng trưởng về lượt khách và doanh thu. Tại tỉnh Quảng Ninh, năm 2006 đạt 1.900.000 lượt khách, năm 2007 đạt 2.338.307 lượt khách và đến năm 2008 con số lượt khách đã là 2.400.000 lượt khách với doanh thu năm 2006 là 1.189 tỷ đồng, năm 2007 là 2.088 tỷ đồng và năm 2008 là 2.400 tỷ đồng. Trong khi Thừa Thiên Huế năm 2006 chỉ là 1.230.000 lượt khách, năm 2007 là 1.517.790 lượt khách và năm 2008 là 1.680.000 lượt khách, doanh thu
năm 2006 đạt 731 tỷ đồng, năm 2007 đạt 1.060 tỷ đồng và năm 2008 đạt 1.143 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Ninh có tốc độ phát triển rất lớn về doanh thu và lượt khách đều đó chứng tỏ các nhà quản lý và các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh biết tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, về di sản thiên nhiên thế giới để phát triển du lịch. Đây cũng là kinh nghiệm để tỉnh Thừa Thiên Huế học hỏi kinh nghiệm về quản lý, về nhân sự, về quảng bá...để thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh nhà.
Theo số liệu tổng hợp thì lượt khách lưu trú của tỉnh Khánh Hòa hàng năm thấp hơn tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2006 lượt khách quốc tế lưu trú tại Huế là 1.230.000 lượt thì tại Khánh Hòa là 1.080.000 lượt, năm 2007 là 1.360.000 lượt và năm 2008 là 1.595.000 lượt nhưng doanh thu năm 2006 là 840 tỷ đồng, năm 2007 là 1.020 tỷ đồng và năm 2008 đạt đến 1.347 tỷ đồng, tổng lượt khách ở tỉnh Khánh Hòa thấp hơn so Thừa Thiên Huế nhưng tổng doanh thu ngành du lịch cao hơn, có thể do nhiều nguyên nhân như chất lượng dịch vụ cao hơn, các loại hình dịch vụ đa dạng hơn nên ngày khách dài hơn và khách chi tiêu nhiều hơn. Đây cũng là những yếu tố mà tỉnh Thừa Thiên huế cần nghiên cứu và nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch.
2.2.3.2. So sánh lượt khách quốc tế lưu trú tại Thừa Thiên Huế, một số tỉnh thành và tổng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2007 - 2008
Năng lực cạnh tranh của một địa phương cao khi có nhiều du khách đến tham quan du lịch, vì vậy để đánh giá tính hiệu quả trong các chương trình quảng bá về du lịch Huế để thu hút du khách quốc tế. Lượt khách quốc tế lưu trú được phân tích và so sánh giữa các địa phương và toàn quốc như sau:
Năm 2007, lượt khách quốc tế lưu trú tại Thừa Thiên Huế so các tỉnh thành khác và Việt Nam là rất thấp, cao hơn tỉnh Quảng Nam như lại thấp rất nhiều so với tỉnh Quảng Ninh. Trong khi Quảng Ninh có lượt khách quốc tế lưu trú chiếm tỷ lệ 23,94%/tổng khách đến Việt Nam thì Thừa Thiên Huế chỉ chiếm tỷ lệ 15,98%/ tổng lượt khách đến Việt Nam.
Bảng 2.8: So sánh lượt khách quốc tế lưu trú tại Thừa Thiên Huế, một số tỉnh thành và tổng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2007 - 2008
Địa phương ĐVT Lượt khách quốc tế lưu trú
Tỷ lệ %/ Tổng số khách quốc tế đến VN 2007 2008 2007 2008 TT-Huế L/K 666.590 790.750 15,98% 18,59% Quảng Nam L/K 380.000 468.960 9,11% 11,02% Quảng Ninh L/K 998.576 1.250.000 23,94% 29,39% Việt Nam L/K 4.171.564 4.253.740 100,00% 100,00%
Nguồn: Thu thập và tổng hợp của tác giả
Trong năm 2008, tổng lượt khách Thừa Thiên Huế đạt 790.750 chiếm tỷ lệ 18,59%/tổng lượt khách đến Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ này đã được cải thiện nhưng tỉnh Quảng Ninh chiếm tỷ lệ đến 29,39%/tổng lượt khách đến Việt Nam.
2.2.3.3. Cơ cấu khách quốc tế lưu trú tại Thừa Thiên Huế và tổng khách quốc tế đến Việt Nam 2007 - 2008
Việc phân tích cơ cấu du khách quốc tế sẽ giúp chúng ta phát hiện ra lượng du khách quốc tế truyền thống cũng như tiềm năng du khách chưa thu hút khai thác được. Để từ đó xây dựng giải pháp, chiến lược phát triển du lịch nhằm thu hút lượng du khách đó.
Bảng 2.9: Cơ cấu khách quốc tế lưu trú tại Thừa Thiên Huế và tổng khách quốc tế đến Việt Nam 2007 - 2008 Thị trường ĐVT LƯỢT KHÁCH TỶ LỆ %/TS LK QT ĐẾN VN 2005 2006 2007 2008 2005 2006 2007 2008 TT H VN TT H VN TT H VN TT H VN Trung Quốc L/K 3.653 752.576 5.406 516.286 6.999 558.719 7.908 650.055 0,49 1,05 1,25 1,22 Mỹ L/K 25.203 333.566 25.462 385.654 36.396 412.301 48.710 417.198 7,56 6,60 8,83 11,68 Nhật Bản L/K 20.664 320.605 21.364 383.896 22.397 411.557 26.569 392.999 6,45 5,57 5,44 6,76 Ðài Loan L/K 2.140 286.324 1.264 274.663 1.133 314.026 949 303.527 0,75 0,46 0,36 0,31 Úc L/K 35.978 145.359 7.543 172.519 55.994 227.300 34.635 234.760 24,75 4,37 24,63 14,75 Pháp L/K 72.176 126.402 75.384 132.304 106.988 182.501 122.803 182.048 57,10 56,98 58,62 67,46 Thái Lan L/K 17.269 84.100 56.724 123.804 104.000 160.747 159.020 183.142 20,53 45,82 64,70 86,83 Các thị trường khác L/K 191.918 1.418.825 242.853 1.594.360 332.683 1.904.413 390.157 1.890.012 13,53 15,23 17,47 20,64 Tổng cộng L/K 369.001 3.467.757 436.000 3.583.486 666.590 4.171.564 790.751 4.253.741 10,64 12,17 15,98 18,59
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lượt khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế và Việt Nam
Có hai nhóm du khách đến Tỉnh Thừa Thiên Huế:
+ Nhóm 1: Nhóm thị trường du khách truyền thống hàng năm được những công ty lữ hành tổ chức tour du lịch đến Việt Nam, trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng trong chương trình tour là do tính chất lịch sử nên du khách Pháp rất thích đến du lịch Huế, vì vậy chiếm tỷ lệ tương đối cao so với du khách của các quốc gia khác, như năm 2005 tỷ lệ khách lượt khách Pháp đến Huế so với tổng khách Pháp đến Việt Nam đạt 57,10%, năm 2006 là 56,98%, năm 2007 là 58,62% và năm 2008 đạt 67,46%. Du khách Thái Lan có tỷ lệ khách lượt khách đến Huế so với tổng khách đến Việt Nam năm 2005 là 20,53%, năm 2006 là 45,82%, năm 2007 là 64,70%, đặc biệt năm 2008 đạt đến 86,83%. Nguyên nhân do con đường hành lang kinh tế Đông- Tây nối thông suốt 3 nước Việt Nam, Lào và Thái Lan, giảm được chi phí tour nên du khách Thái Lan đến bằng đường bộ tăng đột biến. Thừa Thiên Huế cần phải nâng cao các loại hình dịch vụ để tận dụng cơ hội thu hút du khách Thái Lan, vì chính họ sẽ là kênh quảng cáo rất hiệu quả để tăng lượng khách đến Huế bằng tour hành hành lang kinh tế Đông - Tây.
+ Nhóm 2: Nhóm thị trường du khách mà du khách đến Việt Nam nhưng tỷ lệ đến Thừa Thiên Huế rất thấp, dưới 10%/tổng khách quốc tế đến Việt Nam như:
Năm 2005 tỷ lệ khách lượt khách Trung Quốc đến Huế so với tổng khách Trung Quốc đến Việt Nam là: 0,49%; Mỹ: 7,56%; Nhật Bản: 6,75%. ; Đài Loan: 0,75%.
Năm 2006, Trung Quốc: 1,05%; Mỹ: 6,6%; Nhật Bản: 5,57%; Đài Loan: 0,46%. Năm 2007, Trung Quốc: 1,25%; Mỹ: 8,83%; Nhật Bản: 5,44%; Đài Loan: 0,36%. Năm 2008, Trung Quốc: 1,22%; Mỹ: 11,68%; Nhật Bản: 6,76%; Đài Loan: 0,31%. Trung Quốc với dân số trên một tỷ người đây là thị trường khách du lịch rất lớn, do vậy ngành du lịch cần có hoạch định chiến lược để thu hút, khai thác thị trường này. Thị trường du khách Mỹ ngày càng tăng nhanh, đây là điều kiện rất thuận lợi vì du khách Mỹ có thu nhập cao và chi tiêu rất thông thoáng, vì vậy phải khai thác triệt để để tăng doanh thu ngành du lịch. Nhật Bản và Đài Loan cũng là hai thị trường có du khách thu nhập cao, vì vậy phải nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch để thu hút và phát triển ở các thị trường này.
Tóm lại: Thừa Thiên Huế được xác định là trung tâm văn hóa du lịch lớn của Việt Nam nhưng tỷ lệ tổng lượt khách quốc tế lưu trú tỉnh Thừa Thừa Huế so với tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn thấp chỉ từ 10% - 19%, đây là tỷ lệ rất thấp vì còn hơn 80% du khách đến Việt Nam nhưng không đến Huế. Vì vậy chính quyền, các sở ban ngành và các doanh nghiệp cần phải phân tích, tìm hiểu, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa chất lượng dịch vụ, có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chiến lược quảng bá, tiếp thị...để thu hút một lượng du khách quốc tế là trên 80% đến Việt Nam nhưng vẫn chưa đến Thừa Thiên Huế.
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
2.3.1. Thông tin chung về người phỏng vấn
Thông tin chung sẽ cung cấp chi tiết về giới tính, độ tuổi, trình độ, và số lần đến thăn Huế. Bảng tổng hợp thông tin như sau:
Bảng 2.10: Bảng thông tin về người phỏng vấn Quốc tịch người phỏng vấn
Quốc tịch Số quan sát Phần trăm (%)
Việt Nam 138 56
Pháp 50 20
Anh 57 23
Giới tính người phỏng vấn
Giới tính Số quan sát Phần trăm(%)
Nam 117 48