1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hình trường học mới

13 624 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến:“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hình trường học mới” 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Giáo viên dạy lớp 2

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1.Tên sáng kiến:“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hình trường học mới”

2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Giáo viên dạy lớp 2 và học sinh lớp 2 ở các

trường Tiểu học

3.Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Hương Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 14/02/1979

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Long Xuyên Điện thoại: 0936676527

4.Đơn vị áp dụng sáng kiến : Trường Tiểu học Long Xuyên - huyện Kinh

Môn - tỉnh Hải Dương

5.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Có phòng học riêng,có đầy đủ bảng, bàn ghế,trang thiết bị dạy học như: sách giáo khoa, sách giáo viên,sách tham khảo,… Học sinh phải say mê,chịu khó tìm tòi,sáng tạo,có ý thức học tập, biết hợp tác trong nhóm ,tổ…

6.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2016 - 2017

TÁC GIẢ

(ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Bích Hương

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

SÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Như chúng ta đã biết, môn toán là một trong những môn học quan trọng trong chương trình tiểu học Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán phát triển khả năng tư duy, suy luận biết diễn đạt đúng bằng lời, góp phần rèn luyện phương pháp học tập Bởi vậy việc giải toán có lời văn cần xác định rõ ràng ngay từ đầu cấp Việc giải toán có lời văn và kĩ năng giải toán là nền tảng vững chắc cho các em học tốt ở lớp 2 và cả sau này Qua thực tế giảng dạy lớp 2 theo Mô hình trường hoc mới tôi nhận thấy

"Giải toán có lời văn" là mạch kiến thức khó nhất với học sinh Vốn từ, vốn hiểu biết và kĩ năng đọc hiểu, khả năng tư duy còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu trình bày, kĩ năng suy luận và phân tích đề còn hạn chế Với lí do trên tôi đã chọn đề tài:

" Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo Mô

hình trường học mới"

2.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

- Về cơ sở vật chất: Có phòng học riêng,rộng rãi ,thoáng mát,đủ ánh sáng,bàn ghế đúng quy cách, đầy đủ trang thiết bị dạy học

- Về phía giáo viên: Giáo viên phải nắm vững chương trình,chuẩn kiến thức ,

kĩ năng,mục tiêu bài dạy

- Về phía học sinh:Học sinh phải có đầy đủ sách vở.Xác định được nhiệm vụ học tập

- Về phía phụ huynh: Quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập.Thường xuyên phối hợp với giáo viên trong quá trình giáo dục con em mình

- Thời gian: Năm học: 2016 -2017

- Đối tượng: Giáo viên dạy lớp 2 và học sinh lớp 2 ở các trường Tiểu học

3 Nội dung sáng kiến

- Điều tra thực trạng kết quả đạt được của học sinh khối 2 về kĩ năng giải toán có lời văn

Trang 3

- Tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mỗi tiết dạy trong từng hoạt động với các nội dung cụ thể:

+ Hướng dẫn học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn Tăng cường cho học sinh hoạt động thực hành,vận dụng kiến thức làm tốt các bài tập

+ Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh

Qua quá trình giảng dạy và thực hiện giải pháp này với lớp 2 tôi chủ nhiệm, tôi thấy các em đã làm quen với phương pháp học mới và đã đi vào nề nếp học tập Trong tiết học tôi thấy nhẹ nhàng hơn, tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đã biết trình bày hoàn chỉnh bài toàn có lời văn Nhiều em học khá giỏi có câu trả lời sáng tạo phù hợp với yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng

4 Kết quả đạt được.

- Năm học 2016 -2017 tôi đã và đang thực hiện , áp dụng thành công kinh nghiệm này tại trường nơi tôi công tác Tôi cũng đã chia sẻ với các đồng nghiệp trong khối cùng thực hiện và bước đầu cũng đã gặt hái được những thành công nhất định

5 Đề xuất , kiến nghị

- Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình của môn học và chuẩn kiến thức kĩ năng Tích cực nghiên cứu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng hoc sinh

- Các nhà trường, phòng giáo dục đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường chuyên đề , hội thảo, hội giảng, báo cáo kinh nghiệm hay đẻ giáo viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ,chuyên môn nghiệp vụ

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Mô hình trường tiểu học mới tại Việt Nam (Dự án GPE- VNEN) được áp dụng từ năm học 2010 - 2011 tại một số địa phương, hiện nay được mở rộng

cả nước Dự án về trường học kiểu mới nhằm xây dựng mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại phù hợp với môi trường phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam hiện nay Năm học 2016 – 2017, trường chúng tôi là 1 trong 6 trường của huyện tham gia dạy thí điểm theo Mô hình trường Tiểu học mới (VNEN) đối với khối 2, 3

Đây là mô hình không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp

mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập Học sinh được học ở môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không gò bó, gần gũi bạn bè thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn bè trong nhóm, trong lớp và thầy cô giáo Ngoài ra mô hình trường Tiểu học mới còn giúp học sinh rèn phương pháp: “Tự học, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác” rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tế, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Như chúng ta đã biết, môn toán là một trong những môn học quan trọng trong chương trình tiểu học Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán phát triển khả năng tư duy, suy luận biết diễn đạt đúng bằng lời, góp phần rèn luyện phương pháp học tập Bởi vậy việc giải toán có lời văn cần xác định rõ ràng ngay từ đầu cấp Việc giải toán có lời văn và kĩ năng giải toán là nền tảng vững chắc cho các em học tốt ở lớp 2 và cả sau này Qua thực tế giảng dạy lớp 2 theo Mô hình trường hoc mới tôi nhận thấy

"Giải toán có lời văn" là mạch kiến thức khó nhất với học sinh Vốn từ, vốn hiểu biết và kĩ năng đọc hiểu, khả năng tư duy còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu trình bày, kĩ năng suy luận và phân tích đề còn hạn chế Với lí do trên tôi đã chọn đề tài:

Trang 5

" Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo Mô

hình trường học mới"

2.Cơ sở lí luận

- Người giáo viên muốn dạy tốt phải nắm vững chương trình, nắm vững

đặc trưng của môn toán, chuấn bị tốt các phương tiện, các đồ dùng cần thiết cho tiết học Luôn chọn cho mình phương pháp dạy phù hợp nhất cho từng bài toán Và bên cạnh đó người giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy học mới theo mô hình trường học mới Việt Nam

- Các em học sinh muốn học tốt thì trước hết phải tập trung học tập, phải suy nghĩ kĩ và đọc đề toán nhiều lần Tuy nhiên trong thực tế ý thức học tập

ở học sinh lớp 2 còn thấp, không chịu đọc đề vì các em còn nhỏ, đặc điểm tâm sinh lý chưa ổn định, còn ham chơi Việc dạy học theo mô hình trường học mới học sinh phải ngồi học theo nhóm nên các em các em dễ quay cóp khi làm bài nên từ đó suy tính ỷ lại không chịu tập trung suy nghĩ

- Những bài toán có lời văn ở lớp 2 là những bài toán thực tế, nội dung bài toán thông qua những câu nói về những quan hệ tương đương và phụ thuộc,

có liên quan đến cuộc sống hằng ngày Cái khó ở đây là làm thế nào để lược

bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán.Hay nói một cách khác làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài văn và tìm ra được những câu lời giải, phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán

3 Thực trạng của vấn đề.

Qua một năm giảng dạy lớp 2 theo mô hình trườn học mới, tôi nhận thấy học sinh khi giải toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác Các em rất lúng túng khi viết câu lời giải tuy rằng các em biết ghi phép tính đúng Nhiều em nêu câu lời giải không phù hợp với yêu cầu đề toán đặt ra Tất cả các nhóm khi làm đến dạng toán có lời văn đều đưa thẻ cứu trợ để giáo viên đến hướng dẫn

- Để giải được các bài toán có lời văn,trước hết các em phải có các kĩ năng đọc, viết số, kĩ năng đặt tính, kĩ năng vận dụng các tính chất của phép tính,

kĩ năng tự kiểm tra

- Tập cho học sinh từng bước biết xem xét các đối tượng toán dưới nhiều hình thức khác nhau và tập diễn đạt theo lời văn của mình

- Hình thành cho học sinh làm quen với các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa,

- Hình thành và phát triển ở các em các năng lực quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy qua bài toán

- Việc đặt lời giải ngay từ lớp 1, lớp 2 đối với học sinh là một khó khăn lớn với người giáo viên, do đó trong giờ học toán bên cạnh việc tìm tòi và sáng

Trang 6

tạo tìm câu lời giải của học sinh thì mỗi giáo viên cần động viên và giúp đỡ các em khi các em cần cứu trợ bằng cách dùng những câu hỏi gợi mở như: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? Và dựa vào yêu cầu của đề toán mỗi em nêu lên lời giải Trên thực tế chúng ta thấy vẫn còn nhiều em ghi câu lời giải chưa đúng, chưa hay và cũng có một số em không ghi lời giải Nguyên nhân này không thể đổ lỗi cho học sinh mà phấn lớn là do phương pháp dạy học, cách áp dụng cũng như truyền đạt của người giáo viên chưa đạt yêu cầu

- Trong giờ học Toán, bên cạnh việc tìm tòi và sáng tạo phưong pháp dạy phù hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh, mỗi giáo viên cần phải giúp các em có phương pháp lĩnh hội tri thức Toán học Học sinh có phương pháp học Toán phù hợp với từng dạng bài Toán thì việc học mới đạt kết quả cao, Từ đó khuyến khích tinh thần học tập của các em cao hơn

3.1 Thực trạng ban đầu của lớp 2B:

Đầu năm học 2016- 2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2B

Lớp 2B có 28 học sinh, trong đó có 14 em nữ

Chất lượng đầu năm:

Toán: Giỏi: 10 em =35,7 % ; K: 12 em = 42,9% ;

TB: 5 em = 17,8.%; Y: 3 em = 10,7%

Tuy 100% các em có đầy đủ bố mẹ, có một em thuộc diện gia đình nghèo

và đa số các em là con gia đình nông dân, cha mẹ ít quan tâm đến việc học hành của con em mình Thực sự đây là lớp mà GV chủ nhiệm nào khi gặp cũng cần có sự quan tâm và lo lắng

.Nhìn chung phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học Toán nói chung và việc giải toán có lời văn nói riêng của học sinh nên phụ huynh chưa có sự đầu tư đúng mức Đầu năm học, đối với chương trình môn toán lớp 2 Nhìn chung các em đều thực hiện được các phép tính cộng, trừ

có nhớ trong phạm vi 100, nắm được tên gọi, thành phần và kết quả phép cộng, trừ, hay tìm x trong bài toán, nhưng ở phần giải toán có lời văn thì lớp 2B có 59,3% học sinh giải và trình bày được, 10% các em biết tóm tắt bài toán, ghi đúng lời giải nhưng thực hiện phép tính thì sai 30,7% các em chưa biết ghi lời giải của bài toán, chưa có em nào có sáng tạo hay có lời giải hay hơn, gọn hơn Đặc biệt là những em trung bình, yếu, việc đọc, viết đã chậm thì giải toán có lời văn lại càng khó khăn hơn rất nhiều

3.2 Về phía giáo viên:

Trong quá trình dạy học theo mô hình trường học mới người giáo viên chưa

có sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để học sinh nắm vững được lượng kiến thức, đặc biệt là dạng giải toán có lời văn Nguyên nhân là do giáo viên mới tiếp cận với chương trình dạy học theo kiểu mới này Thời gian dành nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học mới này còn hạn chế Bên

Trang 7

cạnh đó việc ý thức về tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn của các

em chưa đầy đủ Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh lên lớp 3 vẫn còn nhiều

em chưa ghi được lời giải và phép tính đúng cho một bài toán

3 3 Về phía học sinh

Nguyên nhân là do các em không hiểu hết các từ trọng tâm trong đề toán để

phân tích, suy luận tìm ra cách giải Bên cạnh đó một số em đọc còn chậm không theo kịp tiến độ Vì vậy khi gặp bài toán có lời văn, đọc đề bài các em chưa hiểu hết, chưa tư duy, chưa phân tích được đề bài Các em còn mơ hồ lúng túng làm việc còn áp dụng theo mẫu

4 Phạm vi đề tài.

4.1 Trong đề tài này tôi hướng vào việc hướng dẫn học sinh giải bài toán

có lời văn cho học sinh trong lớp nhất là những em yếu về môn toán Giúp các

em có tư duy, kĩ năng tính toán và kĩ năng phân tích đề, trình bày đúng bài toán có lời văn Học sinh không còn lúng túng khi gặp những bài toán có lời văn

* Hoạt động cá nhân: Học sinh tự đọc đề bài, tự phân tích đề và trình bày

được bài toán có lời văn

* Hoạt động nhóm: Sự hợp tác mỗi cá nhân trong nhóm, nhóm trưởng

điều khiển nhóm làm việc, hỗ trợ các bạn trong nhóm Kiểm tra đánh giá lẫn nhau, giúp bạn thi đua hoàn thành nhiệm vụ

* Hoạt động lớp: Phát huy vai trò tự quản, tự giác làm việc của lớp Giáo

viên là người tổ chức lớp, hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết và quan tâm đến tất

cả các đối tượng học sinh

4.2 Đề tài này được thực hiện ở lớp 2B, trường tiểu học đang vận dụng

Mô hình trường tiểu học mới VN

5 Thuận lợi - khó khăn

5.1 Thuận lợi

- Trường tôi đang trong giai đoạn thử nghiệm dạy học theo Mô hình trường học mới VN ở khối 2

- Được sự quan tâm và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tạo mọi điều kiện tốt để tôi hoàn thành công việc của mình theo Mô hình trường tiểu học mới VN

Trang 8

- Cơ sở vật chất tốt, đầy đủ Trường lớp sạch sẽ, thân thiện.

- Bản thân tôi nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình trường tiểu học mới VN

- Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát đầy đủ, có màu sắc, tranh ảnh đẹp thuận tiện cho dạy và học Hoạt động học tập rõ ràng nên thu hút được sự hứng thú học tập của học sinh

- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh

- Các em ngoan, chăm học, lễ phép, vâng lời

- Ở lớp 1 bước đầu các em đã làm quen với dạng toán có lời văn

5.2 Khó khăn

- Qua khảo sát đầu năm và quá trình giảng dạy lớp 2 theo Mô hình trường học mới, tôi thấy học sinh còn hạn chế về kĩ năng giải toán có lời văn như sau:

- Các em từ lớp 1 lên lớp 2 chưa nắm chắc các bước giải toán có lời văn, chưa biết lựa chọn phép tính để giải bài toán

- Một số em chưa biết tóm tắt bài toán

6 Các giải pháp,biện pháp thực hiện.,

6.1 Giúp các em nắm được các bước giải toán có lời văn, biết lựa chọn phép tính để giải

6.1.1 Ôn lại các bước giải bài toán có lời văn

Do ở lớp 1các em mới bước đầu làm quen với dạng toán có lời văn, vì vậy khi học đến lớp 2 và bài đầu tiên của dạng toán có lời văn, tôi đã hướng dẫn các em ôn lại kiến thức đã học, nêu được các bước giải một bài toán có lời văn các em đã học

Tôi cho học sinh thảo luận nhóm, làm vào phiếu bài tập

Phiếu bài tập.

Câu 1: Để làm tốt bài toán có lời văn bước đầu tiên em phải làm gì?

Câu 2: Muốn đặt lời giải đúng em cần dựa vào phần nào của bài toán?

Trang 9

Câu 3: Một bài toán giải có lời văn đầy đủ gồm có mấy phần?

- Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi cho cả nhóm nghe, mỗi em tự suy nghĩ tìm

ra câu trả lời của mình, sau đó nêu ý kiến của mình để nhóm thống nhất

- Trong quá trình học sinh thảo luận nhóm tôi quan sát các nhóm làm việc Nhóm nào gặp khó khăn giơ thẻ cứu trợ tôi đến nhóm đó hỗ trợ cho các em

Bước 1: Tìm hiểu đề

Trước khi làm bài mỗi em đều phải tự đọc đề toán (những em đọc chậm, giáo viên hỗ trợ học sinh thêm) để hiểu rõ đề bài

Sau khi đọc đề, học sinh tìm hiểu đề toán theo hệ thống câu hỏi trong phiếu bài tập Nhóm trưởng hỏi, các thành viên trả lời và thống nhất kết quả

- Bài toán cho biết gì? (Những gì đã cho)

- Bài toán hỏi gì? (Những gì cần phải tìm)

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

Bước 2: Tóm tắt bài toán

Tóm tắt bài toán bằng hình vẽ, hoặc ngôn ngữ ngắn gọn, giúp học sinh minh họa rõ hơn các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi để tìm phép tính giải phù hợp

Bước 3: Tìm lời giải

Muốn viết được câu lời giải đúng em cần dựa vào phần nào của bài toán? (Muốn viết được câu lời giải đúng em cần dựa vào phần câu hỏi của bài toán)

Bước 4: Tìm phép tính đúng

Muốn tìm ra được phép tính thích hợp, chúng ta cần chú ý tới các từ nào

trong bài toán? ( ta cần chú ý các từ trọng tâm trong các bài toán như: thêm, bớt, tất cả, còn lại, nhiều hơn, ít hơn, chia thành )

Bước 5: Trình bày bài toán hoàn chỉnh

Tôi đọc câu hỏi cho các em thảo luận và trình bày trong nhóm, thống nhất kết quả

Một bài giải của bài toán có lời văn, được trình bày đúng quy định gồm có mấy phần? (Gồm có 3 phần: Câu lời giải, phép tính (với đơn vị viết trong

Trang 10

ngoặc và ở sau kết quả), đáp số (với đơn vị viết bình thường, không có ngoặc đơn))

Sau khi các em được ôn lại các bước giải toán có lời văn, tôi yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và thống nhất viết lại 3 phần trong một bài giải toán có lời văn, rồi dán lên góc học tập để giúp các em nhớ cách làm bài

Phần 1: Câu lời giải

Phần 2: Phép tính

Phần 3: Đáp số

6.1.2 Một số dạng toán thường học

6.1.2.1 Dạng toán "nhiều hơn"

Theo tài liệu hướng dẫn học Toán 2, tập 1A, bài 6: "Bài toán về nhiều

hơn", nhiệm vụ 4 trang 28 là: Bạn Hòa có 4 bông hoa, bạn Bình có nhiều hơn

bạn Hòa 2 bông hoa Hỏi bạn Bình có mấy bông hoa? Khi dạy bài này tôi

thấy học sinh chỉ áp dụng được một phương pháp đó là làm theo mẫu có sẵn trong tài liệu Học sinh khó phát triển kĩ năng phân tích đề và tóm tắt bài toán

Vì vậy tôi đã thay đổi hình thức học tập bằng các bước cụ thể sau:

- Học sinh làm việc trrong nhóm

Bước 1: Đọc đề và tìm hiểu đề bài toán

- Đây là một bước rất quan trọng tôi đã nhắc nhở học sinh đọc đề bài toán trong sách tài liệu, hướng dẫn học Toán 2 đọc nhiều lần trong nhóm để hiểu Tôi cho các nhóm thảo luận Trong khi học sinh thảo luận tôi đến từng nhóm hướng dẫn thêm, tuyên dương khen thưởng cá nhân, nhóm làm tốt bằng hình thức trao hoa tạo hứng thú học tập cho học sinh

Học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề, sau đó tự nêu cho nhau nghe theo hệ thống câu hỏi sau:

+ Bài toán cho biết những gì? (bạn Hòa có 4 bông hoa, bạn Bình có nhiều hơn bạn Hòa 2 bông hoa)

+ Bài toán hỏi gì? (Bạn Bình có mấy bông hoa ?)

+ Bài toán thuộc dạng toán nào? (dạng toán nhiều hơn)

+ Tìm từ trọng tâm trong bài? (nhiều hơn)

Ngày đăng: 13/05/2018, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w