1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

21 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 104,33 KB

Nội dung

Vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế cạnh tranh (độc quyền) tiếp tục là vấn đề nóng bỏng và sôi động của khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý kinh tế nói riêng không chỉ đối với các quốc gia đã có nền kinh tế thị trường phát triển mà cả ngay ở các quốc gia mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, trong đó có Việt Nam.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA SAU ĐẠI HỌC - -

BÀI THẢO LUẬN

LUẬT KINH TẾ NÂNG CAO

Tên đề t ài : Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xử lý

hành vi hạn chế cạnh tranh là không giống nhau

Nhóm thực hiện: 6

Lớp: CH21B.QTKD.N

Giáo viên hướng dẫn:

TS Trần Thị Thu Phương

Trang 2

8 Lê Quỳnh Trang 15B M0102055

9 Nguyễn Anh Tuấn 15B M0102060

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG CHÍNH 2

1 Một số khái niệm cơ bản 2

1.1 Khái niệm về cạnh tranh 2

1.2 Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh 2

2 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh 3

2.1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật Việt Nam 3

2.2 Khái niệm, vai trò của chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 6

2.2.1 Căn cứ áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 6

2.2.2 Các hình thức chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 7

3 Hành vi hạn chế cạnh tranh và biện pháp xử lý trong pháp luật Việt Nam 9

3.1 Thoả thuận hạn chế cạnh tranh 9

3.2 Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 11

3.3 Lạm dụng vị trí độc quyền 13

3.4 Tập trung kinh tế 14

KẾT LUẬN 18

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hànhhiệu quả của cơ chế thị trường Pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháptrong kinh doanh, và Việt Nam trong nỗ lực tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợicho phát triển kinh tế, theo đó Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 đã thông qua LuậtCạnh tranh số 27/2004/QH11 vào ngày 03/12/2004 và luật này đã có hiệu lực thi hành

kể từ ngày 01/7/2005

Vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế cạnh tranh (độcquyền) tiếp tục là vấn đề nóng bỏng và sôi động của khoa học pháp lý nói chung vàkhoa học pháp lý kinh tế nói riêng không chỉ đối với các quốc gia đã có nền kinh tế thịtrường phát triển mà cả ngay ở các quốc gia mới chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường, trong đó có Việt Nam Tuy là vấn đề còn mới, nhưng những năm qua, ở nước

ta đã thu hót được sự quan tâm của nhiều giới, nhiều nhà khoa học và một số côngtrình nghiên cứu vấn đề này lần lượt ra đời vì: sự vận động của các quan hệ kinh tếtrong nền kinh tế thị trường đòi hỏi pháp luật phải thực sự trở thành công cụ điều tiết

có hiệu quả của nhà nước Pháp luật vừa góp phần bình ổn các quan hệ kinh tế vừađiều chỉnh quan hệ kinh tế để nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh, ổn định, có

tổ chức, theo định hướng, mục tiêu đã định Chính vì vậy, để nghiên cứu thêm về vấn

đề này, em xin chọn đề tài: “Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xử lý

hành vi hạn chế cạnh tranh là không giống nhau” làm đề tài cho bài tập lần này.

Trang 5

NỘI DUNG CHÍNH

1 Một số khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm về cạnh tranh.

Cạnh tranh xuất hiện từ khi có nền sản xuất hàng hóa vào thế kỷ XIV - XVtrong cuộc cách mạng tư sản và công nghiệp Cạnh tranh là sự đua tranh của nhữngngười sản xuất hàng hoá để giành ưu thế, lợi ích cho mình trên thị trường Như vậy,trong thời kỳ chưa có nền sản xuất hàng hoá, thị trường chưa hình thành và phát triểnthì không thể có hiện tượng cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau

Trong cơ chế thị trường, người tiêu dùng và các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụtác động qua lại lẫn nhau trên thị trường để xác định xem cần phải sản xuất cái gì?như thế nào? và cho ai? Do đó người tiêu dụng luôn giữ vị trí trung tâm, là đối tượnghướng tới của các nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cùng loại hoặc hàng hoá, dịch

vụ thay thế - đối thủ tham gia cạnh tranh

Cạnh tranh vận động theo sự biến đổi của quan hệ cung cầu trên thị trường,chịu sự chi phối của quy luật giá trị, quy luật hình thành giá cả và các quy luật kinh tếkhách quan khác Cạnh tranh chỉ có thể diễn ra khi các bên cung cầu có khả năng lựachọn, thay thế còn được tự do tham gia kinh doanh, tự do khế ước mà không bị bất kỳmột cản trở nào tức là được bảo hộ về mặt pháp luật

Rõ ràng cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp có thể tiếp cận ởnhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, dưới góc độ sản xuất, kinh doanh trong điều kiệncủa cơ chế thị trường, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu một cách chung nhất như

sau: "Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các thành viên tham gia kinh tế thị trường nhằm

tối đa hoá lợi nhuận".

1.2 Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh phân nhóm các hành vi chịu sự điều chỉnh bởi luật thành hainhóm hành vi là hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh,

và hai nhóm hành vi này được định nghĩa bởi Luật Cạnh tranh như sau:

Trang 6

“Hành vi hạn chế cạnh tranh” (Practices in restraint of competition): là hành vicủa doanh nghiệp nhằm làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, baogồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạmdụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế

“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh” (Unfair competitive practices): là hành

vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mựcthông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêudùng

2 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

2.1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật Việt Nam.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệptrong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinhdoanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng

Đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinhdoanh trên thương trường

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩnmực thông thường về đạo đức kinh doanh

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hạiđến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc củangười tiêu dùng

Từ năm 2004, chúng ta (Việt Nam) đã ban hành Luật cạnh tranh, qui định thếnào là những hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình

tự và thủ tục giải quyết các vụ việc tranh chấp về cạnh tranh … mục đích là bảo đảmmột “sân chơi” lành mạnh giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh

Tại Điều 39 qui định về các hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh,

bị cấm Chủ yếu gồm 9 hành vi sau :

“1 Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

Trang 7

2 Xâm phạm bí mật kinh doanh;

3 ép buộc trong kinh doanh;

4 Gièm pha doanh nghiệp khác;

5 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

6 Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

7 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

8 Phân biệt đối xử của hiệp hội;

Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ gồmcác đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý) và cácđối tượng sau đây:

+ Nhãn hàng hóa,

+ Khẩu hiệu kinh doanh,

+ Biểu tượng kinh doanh,

+ Kiểu dáng bao bì hàng hóa

- Xâm phạm bí mật kinh doanh;

Là việc doanh nghiệp có các hành vi như tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bímật kinh doanh của doanh nghiệp khác, tiết lộ, sử dụng thông tin, bí mật kinh doanh

mà không được phép của chủ sở hữu chân chính

- Ép buộc trong kinh doanh;

Là việc doanh nghiệp ép buộc, đe dọa khách hàng, đối tác kinh doanh củadoanh nghiệp đối thủ không cho họ giao dịch hoặc phải ngừng giao dịch với doanhnghiệp đó

- Gièm pha doanh nghiệp khác;

Trang 8

Gièm pha doanh nghiệp khác là việc doanh nghiệp bằng hành vi trực tiếp hoặcgián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạngtài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Nội dung được đưa ra rất đa dạng, như chất lượng sản phẩm, tình hình tàichính, uy tín và đạo đức của người quản lý, về cổ phiếu… Những thông tin này tácđộng đến nhận thức và đánh giá của khách hàng về sản phẩm dịch vụ cũng như tìnhhình kinh doanh của doanh nghiệp khác Qua đó khách hàng sẽ quyết định có haykhông việc giao dịch hoặc tiếp tục giao dịch với doanh nghiệp bị gièm pha Trongtrường hợp này quyền được thông tin của khách hàng đã bị xâm phạm để qua đó cácquyết định không giao dịch với doanh nghiệp bị gièm pha không còn đúng đắn

Hậu quả của hành vi là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính vàhọat động kinh doanh của doanh nghiệp Uy tín của doanh nghiệp phản ảnh niềm tin

và sự yêu thích của khách hàng đối với doanh nghiệp hoặc sản phẩm dịch vụ Sự giảmsút uy tín thể hiện giảm sút giao dịch, giảm doanh số bán, giảm số lượng khách hàng

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là việc một doanh nghiệp

có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp “đối thủ”

- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

Đó là những trường hợp quảng cáo dùng từ :"nhất"; so sánh trực tiếp với đốithủ……

- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

+ Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng, không trung thực hoặc gâynhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng

+ Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chứckhuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;

+ Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổihàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng đểdùng hàng hóa của mình;

Ví dụ trường hợp của Viettel trước đây, khuyến mại lên đến 100% để thu hútkhách hàng, trong khi theo luật chỉ tối đa 50%

Trang 9

- Phân biệt đối xử của hiệp hội;

Phân biệt đối xử của Hiệp hội được thể hiện bằng những hành vi sau đây:+ Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếuviệc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợitrong cạnh tranh;

+ Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liênquan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên

- Bán hàng đa cấp bất chính;

Là việc doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:

+ Yêu cầu người tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá banđầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

+ Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán chongười tham gia để bán lại;

+ Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủyếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

+ Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng

đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người kháctham gia

2.2 Khái niệm, vai trò của chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hình thức tráchnhiệm pháp lý được Nhà nước áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, buộc các chủthể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do đã có hành vi cạnh tranh không lànhmạnh gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh và các chủ thể khác Vai trò của cácchế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, chống lại hành vicạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ

- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (khách hàng)

- Là công cụ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh,bình đẳng, công bằng

Trang 10

2.2.1 Căn cứ áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

a Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh có bản chất là hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh, hủyhoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vitạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo

b Thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh

Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và làđiểm phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.Việc xác định thiệt hại (vật chất hoặc tinh thần) là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết

để bên bị hại có căn cứ đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài bồithường thiệt hại

c Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại

Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp,nội tại, không phải là sự suy diễn chủ quan Hành vi cạnh tranh không lành mạnh làhành vi diễn ra trước, thiệt hại trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau Bên thực hiệnhành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tàitương ứng khi gây ra thiệt hại nhất định cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân trựctiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình

d Lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh

Lỗi được xác định là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi phạm, phản ánhnhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện Việcxác định lỗi trong cạnh tranh thường phải dựa vào các tập quán nghề nghiệp Hành vicạnh tranh bị coi là có lỗi và không lành mạnh là hành vi vi phạm các tập quán nghềnghiệp, phá vỡ quan hệ bình đẳng, công bằng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường.2.2.2 Các hình thức chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

a Chế tài hành chính

Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, các hình thức chế tài xử lý viphạm về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quyđịnh trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành

Trang 11

vi vi phạm gây ra (Điều 117) Các hình thức xử lý đó đã được Nghị định

71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, bao gồm:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200triệu đồng đối với tổ chức

- Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;Tịch thu tang vật,phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thukhoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm

Ngoài các hình thức xử phạt đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng biệnpháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định

Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo khônggiam giữ hoặc tù có thời hạn Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng như tùchung thân hoặc tử hình Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phầnhoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định

c Chế tài dân sự.

Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụngđối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt

Trang 12

bên mang quyền phải gánh chịu do hành vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh củabên kia gây ra Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của nước nào cũng quy định chế định này.

Theo pháp luật cạnh tranh của Việt nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệthại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hạiđối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Chương XXI Bộ luật dân sự 2005 và pháp luật cóliên quan khác

Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được pháp luật thừanhận, nhằm đảm bảo quyền lợi một cách hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh Vìvậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với một chế tài khác

d Mối quan hệ giữa các hình thức chế tài.

Các chế tài có bản chất, nội dung, hậu quả trái ngược nhau thì không thể ápdụng đồng thời Các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh có tính độclập nhất định, trừ một số biện pháp bổ sung, khắc phục hậu quả trong các chế tài hànhchính

Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không có sự chuyển hóa giữa viphạm hành chính với tội phạm theo lý thuyết thông thường Hậu quả không phải làcăn cứ tiên quyết để xác định áp dụng chế tài hành chính hay chế tài hình sự, vì thiệthại luôn là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh.Tính chất nguy hiểm của hành vi không căn cứ vào sự phân tích tầm quan trọng củaquan hệ xã hội mà hành vi xâm hại, mà căn cứ vào những viện dẫn của Điều luật

Những chế tài mang tính trách nhiệm vật chất thường có thể áp dụng đồng thờivới các chế tài khác Vì vậy, khi doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh khônglành mạnh gây ra thiệt hại cho chủ thể khác thì tất yếu phải chịu trách nhiệm bồithường dân sự Nghĩa là chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với chếtài hành chính hoặc chế tài hình sự

3 Hành vi hạn chế cạnh tranh và biện pháp xử lý trong pháp luật Việt Nam.

Theo khoản 3, Điều 3 của Luật cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành

vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường Các

Ngày đăng: 13/05/2018, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w