1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 cơ bản ( Luận án tiến sĩ)

116 244 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 775,45 KB
File đính kèm Luận án Full.rar (2 MB)

Nội dung

Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 cơ bản ( Luận án tiến sĩ)Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 cơ bản ( Luận án tiến sĩ)Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 cơ bản ( Luận án tiến sĩ)Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 cơ bản ( Luận án tiến sĩ)

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ

MÃ SỐ: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Việt

Thái Nguyên - 2014

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn: Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương “Cân bằng và

chuyển động của vật rắn” Vật lý 10 cơ bản đƣợc thực hiện từ tháng 5 năm

2013 đến tháng 4 năm 2014

Tôi xin cam đoan:

Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã đƣợc chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đƣa vào luận văn đúng quy định

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và

chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Văn Dũng

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa Vật lý trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên và quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý Thầy, Cô giáo tổ Vật

lý trường THPT Hòa Phú huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Việt, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp cao học Vật lý K20 đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Văn Dũng

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng iv

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ iv

Danh mục hình v

Danh mục các từ viết tắt trong luận văn iv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO LÝ THYẾT KIẾN TẠO ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI 6

1.1 Mục tiêu dạy học môn vật lí ở trường THPT 6

1.1.1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông: 6

1.1.2 Mục tiêu DHVL ở trường phổ thông: 6

1.2 Lý thuyết kiến tạo trong dạy học 8

1.2.1 Cơ sở tâm lý học của lý thuyết kiến tạo 8

1.2.2 Cơ sở triết học của lý thuyết kiến tạo 8

1.2.3 Một số luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo trong dạy học[7] 9

1.2.4 Dạy học kiến tạo 11

1.2.4.1 Cách tiếp cận kiến tạo trong dạy học 11

1.2.4.2 Các loại kiến tạo trong dạy học 13

1.2.4.3 Một số năng lực cơ bản kiến tạo kiến thức 15

1.2.4.4 Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học kiến tạo 15 1.3 Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông 16

1.3.1 Đặc thù của môn Vật lý 16

1.3.2 Điều kiện cần thiết để tổ chức dạy học Vật lý theo quan điểm kiến tạo 17

1.3.3 Tiến trình chung của việc vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông 18

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4 Tính tích cực của học sinh 23

1.4.1 Khái niệm 23

1.4.2 Những biểu hiện của tính tích cực 24

1.4.3 Các biện pháp phát huy tính tích cực 26

1.4.4 Tiêu chí đánh giá TTC của học sinh 28

1.5 Thực trạng dạy học Vật lý ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 29

1.5.1 Đối với HS 29

1.5.2 Đối với GV 29

1.6 Đề xuất tiến trình xây dựng kiến thức Vật lý THPT theo LTKT 30

1.6.1 Mục tiêu dạy học Vật lý THPT theo LTKT 30

1.6.2 Đề xuất tiến trình xây dựng kiến thức Vật lý THPT theo LTKT 31

Kết luận chương 1 34

Chương 2: ĐỀ XUẤT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO LTKT MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI 35

2.1 Nghiên cứu nội dung chương trình, sách giáo khoa và xây dựng sơ đồ cấu trúc logic nội dung chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” 35

2.1.1 Mục tiêu dạy học chương “ Cân bằng và chuyển động của vật rắn ” 35

2.1.1.1 Kiến thức 35

2.1.1.2 Kỹ năng 36

2.1.1.3 Thái độ 37

2.1.2 Nội dung của chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” 37

2.1.3 Xây dựng cấu trúc nội dung chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” 39

2.2 Thiết bị dạy học chương đáp ứng mục tiêu dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” 41

2.2.1 Thí nghiệm có trong phòng thí nghiệm của trường thực nghiệm 41

2.2.2 Thí nghiệm chúng tôi cải tiến, chế tạo 43

2.2.2.1 Lí do cải tiến, chế tạo thí nghiệm 43

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2.2 Các thí nghiệm chế tạo, cải tiến 44

2.3 Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” theo lý thuyết kiến tạo 48

2.3.1 Điều tra quan niệm của học sinh về các kiến thức liên quan đến cân bằng và chuyển động của vật rắn trước khi dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” 48

2.3.2 Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” theo lý thuyết kiến tạo 53

Kết luận chương 2 65

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 66

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 66

3.2 Đối tượng thực nghiệm 66

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 66

3.4 Nội dung thực nghiệm 67

3.5 Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm 67

3.5.1 Phân tích diễn biến giờ học thực nghiệm theo tiến trình DHKT đã đề xuất 67

3.5.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm 73

3.5.2.1 Đánh giá định tính 73

3.5.2.2 Đánh giá định lượng 75

Kết luận chương 3 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Hướng phát triển của luận văn 86

3 Kiến nghị 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC BẢNG STT Kí hiệu Nội dung Trang

1

Bảng 3.1 Biểu hiện sự bộc lộ quan niệm và khả năng vận

dụng kiến thức của HS

75

2 Bảng 3.2 Phân bố tần số điểm kiểm tra 76

3 Bảng 3.3 Xếp loại điểm kiểm tra 76

4 Bảng 3.4 Phân bố tần suất điểm kiểm tra 78

5 Bảng 3.5 Phân bố tần suất lũy tích điểm kiểm tra 78

1 Biểu đồ 3.1 Xếp loại kết quả học tập 77

2 Biểu đồ 3.2 Phân bố tần suất điểm kiểm tra 78

3 Biểu đồ 3.3 Phân bố tần suất tích lũy điểm kiểm tra 78

4 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kiến tạo kiến thức của nhóm CLIS 20

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC HÌNH STT Kí hiệu Nội dung Trang

5 Hình 2.5 Thí nghiệm xác định điều kiện cân bằng của vật rắn

chịu tác dụng của hai lực 44

6 Hình 2.6 Thí nghiệm về cách xác định trọng tâm của một vật

7 Hình 2.7 Thí nghiệm xác định điều kiện cân bằng của vật rắn

chịu tác dụng của ba lực không song song 45

16 Hình 2.16 Tham gia gia công 48

17 Hình 3.1 HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV 68

18 Hình 3.2 HS tiến hành thí nghiệm về các dạng cân bằng 68

19 Hình 3.3 HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng 70

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Viết tắt Viết đầy đủ

1 DHKT Dạy học kiến tạo

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, sáng tạo, tích cực, tự lực Để đáp ứng yêu cầu đó ngành giáo dục cần đổi mới một cách đồng bộ quá trình giáo dục và ở mọi cấp độ từ vĩ mô đến vi mô bao gồm: quan điểm giáo dục, mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp, phương tiện và kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục… Trong đó đổi mới quan điểm giáo dục được coi là điểm xuất phát và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình giáo dục

Điều 28.2 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông

phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác dụng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[11]

Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, phát huy được tính tích cực của người học, phải đặt người học vào tình huống có vấn đề, ở đó người học hoạt động nhiều nhất để phát huy vai trò và khả năng của mình

Có nhiều lý thuyết dạy học tích cực trong đó có lý thuyết kiến tạo Dạy học theo lý thuyết kiến tạo tập trung vào người học, đề cao vai trò, hoạt động của học sinh Vật lý là môn học có nhiều ứng dụng, khi quan sát hiện tượng tự nhiên học sinh thường có quan niệm ban đầu, những quan niệm đó có thể đúng hoặc sai hoặc chưa chính xác, lý thuyết kiến tạo dựa vào quan niệm ban đầu của học sinh để đi xây dựng kiến thức mới Vì vậy môn vật lý có điều kiện thuận lợi để áp dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học

Trong chương trình Vật lý lớp 10, chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” là chương quan trọng không những về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa trong thực tế Kiến thức của chương rất gần gũi với học sinh và có nhiều

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ứng dụng trong thực tiễn vì vậy tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo có khả năng đạt được những hiệu quả mong muốn

Việc vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học đã sớm phát triển ở các nước trên thế giới nhưng ở nước ta vẫn chưa phổ biến Hiện nay, đã có một số luận án Tiến sĩ Giáo dục học và một số luận văn Thạc sĩ nghiên cứu vấn đề này:

- Dương Bạch Dương: “nghiên cứu phương pháp giảng dạy một số khái niệm, định luật trong chương trình vật lý 10 THPT theo quan điểm kiến tạo” Luận án tiến sĩ Giáo dục học, 2002

- Lương Việt Thái “Nghiên cứu tổ chức quá trình dạy học một số nội dung vật lý trong môn khoa học ở tiểu học và môn vật lý ở trường trung học cơ sở khi vận dụng tư tưởng của lý thuyết kiến tạo” Luận án tiến sĩ Giáo dục năm 2006

- Lê Văn Long: “Vận dụng lý thuyết kiến tạo dạy học một số kiến thức chương “Từ trường” vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông” Luận văn thac sĩ Giáo duc học năm 2010, ĐHSP Huế

- Cát Thị Thu Hiền: “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học một số kiến thức chương “cơ học chất lưu” (sách giáo khoa vật lý 10 - nâng cao) nhằm nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh” Luận văn thạc sĩ giáo dục hoc, ĐHSP Thái Nguyên

- Đồng Thị Hoa: “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học một số kiến thức về: “chất lỏng” và “sự chuyển thể” (vật ý 10 – nâng cao) nhằm nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh các trường phổ thông Dân tộc nội trú” Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Thái Nguyên

Tuy nhiên chưa có luận văn nào vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Tổ chức dạy học theo lý thuyết

kiến tạo chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lý 10 cơ bản”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Cân bằng và

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyển động của vật rắn” Vật lý 10 theo lý thuyết kiến tạo đáp ứng mục tiêu dạy học môn vật lý, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao kết quả

học tập cho học sinh THPT miền núi

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy, học của giáo viên và học sinh lớp 10 THPT miền núi

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học theo lý thuyết kiến tạo

4 Phạm vi nghiên cứu

- Một số kiến thức: chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lý lớp10 cơ bản

- Địa bàn: Một số trường THPT của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

5 Giả thuyết khoa học

Nếu tổ chức dạy học theo tiến trình đã đề xuất một số kiến thức chương

“Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lý 10, thì có thể góp phần phát

huy tính tích cực và nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT miền núi

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về:

6.1.1 Mục tiêu dạy học môn vật lý

6.1.2 Lý thuyết kiến tạo

cho học sinh THPT miền núi

6.4 Nghiên cứu nội dung chương trình, sách giáo khoa và xây dựng sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6.5 Nghiên cứu các thí nghiệm dạy chương “Cân bằng và chuyển động của vật

rắn” Tiến hành cải tiến, chế tạo thí nghiệm

6.6 Đề xuất tiến trình dạy học theo lý thuyết kiến tạo một số kiến thức chương

“Cân bằng và chuyển động của vật rắn” vật lý lớp 10, đáp ứng mục tiêu dạy

học môn Vật lý, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao kết quả học

tập cho học sinh THPT miền núi

Xây dựng tiến trình dạy học theo lý thuyết kiến tạo một số kiến thức:

- Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song

- Các dạng cân bằng cân bằng của một vật có mặt chân đế

6.7 Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại địa bàn nghiên cứu

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.1.1 Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học nhằm tìm hiểu lý thuyết kiến tạo

và các phương án dạy học theo lý thuyết kiến tạo

7.1.2 Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập (định tính và định lượng) để xác định nội dung, cấu trúc logic của các kiến thức

mà học sinh cần nắm vững

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Tìm hiểu thực tế dạy học chương thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên, sử dụng phiếu điều tra, phân tích kết quả và đề xuất một số nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm và hướng khắc phục

7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

7.3.1 Thực nghiệm Vật lý: Tiến hành các thí nghiệm giáo khoa thuộc nội dung chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”

7.3.2 Thực nghiệm sư phạm

7.4 Phương pháp thống kê toán học

8 Dự kiến đóng góp của đề tài

8.1 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo lý thuyết kiến tạo,

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT

miền núi

8.2 Đề xuất được tiến trình dạy học theo lý thuyết kiến tạo một số kiến thức chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lý 10 đáp ứng mục tiêu dạy học môn Vật lý, nhằm phát huy tính tích cực và và nâng cao kết quả học

tập cho học sinh THPT miền núi

8.3 Có thể làm Tài liệu tham khảo cho giáo viên vật lý và sinh viên các trường

sư phạm

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luân văn gồm ba chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo đáp ứng mục tiêu dạy học môn vật lý, nhằm phát huy tính tích

cực và và nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT miền núi

Chương 2 Đề xuất tiến trình dạy học theo lý thuyết kiến tạo một số kiến

thức chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” vật lý 10 cơ bản đáp

ứng mục tiêu dạy học môn Vật lý, nhằm phát huy tính tích cực và và nâng cao

kết quả học tập cho học sinh THPT miền núi

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO

LÝ THYẾT KIẾN TẠO ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP

CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI 1.1 Mục tiêu dạy học môn vật lí ở trường THPT

1.1.1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông:

Theo luật giáo dục năm 2005 “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp

học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[11]

1.1.2 Mục tiêu DHVL ở trường phổ thông:

Mục tiêu tổng quát của DHVL ở trường phổ thông là góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông Các mục tiêu cụ thể cuả DHVL ở trường phổ thông theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông quy định như sau:

b) Các đại lượng, các định luật và nguyên lí VL cơ bản

c) Những nội dung chính của một số thuyết VL quan trọng nhất

d) Những ứng dụng phổ biến của VL trong đời sống và trong sản xuất e) Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của VL, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp

mô hình

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Về kĩ năng

a) Biết quan sát các hiện tượng và quá trình VL trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày hoặc trong các thí nghiệm; biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập thông tin cần thiết cho việc học tập môn VL

b) Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của VL; biết lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm VL đơn giản

c) Biết phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình VL, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra

d) Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình VL, giải các bài tập VL và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống

b) Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn VL, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được

c) Có ý thức vận dụng những hiểu biết VL vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên

d) Có thế giới quan, nhân sinh quan, tư duy khoa học và những phẩm chất năng lực theo mục tiêu của giáo dục phổ thông

Trang 17

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full

Ngày đăng: 11/05/2018, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w