1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện văn chấn phục vụ phát triển nông lâm nghiệp ( Luận án tiến sĩ)

100 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 820,41 KB
File đính kèm Luận án Full.rar (2 MB)

Nội dung

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện văn chấn phục vụ phát triển nông lâm nghiệp ( Luận án tiến sĩ)Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện văn chấn phục vụ phát triển nông lâm nghiệp ( Luận án tiến sĩ)Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện văn chấn phục vụ phát triển nông lâm nghiệp ( Luận án tiến sĩ)Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện văn chấn phục vụ phát triển nông lâm nghiệp ( Luận án tiến sĩ)Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện văn chấn phục vụ phát triển nông lâm nghiệp ( Luận án tiến sĩ)Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện văn chấn phục vụ phát triển nông lâm nghiệp ( Luận án tiến sĩ)

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGHIÊM THỊ THƠM

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN VĂN CHẤN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Thái Nguyên, 2014

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGHIÊM THỊ THƠM

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN VĂN CHẤN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP

Chuyên ngành : Địa lí tự nhiên

Mã số : 60.44.02.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng

Thái Nguyên, 2014

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014

Tác giả luận văn

Nghiêm Thị Thơm Xác nhận

của khoa chuyên môn

PGS.TS Nguyễn Thị Hồng

Xác nhận của Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Nguyễn Thị Hồng

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu

của các Thầy cố giáo trong khoa địa lý trường ĐHSP Thái Nguyên, nhân dịp này tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới

Ban chủ nhiệm cùng toàn thể các thầy, cô thuộc khoa Địa Lý – trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

PGS TS Nguyễn Thị Hồng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình chọn và nghiên cứu đề tài này

tỉnh Yên Bái, Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Yên Bái, Sở Khoa Học

Và Công Nghệ tỉnh Yên Bái và bạn bè, người thân trong gia đình cùng anh ( chị) và các bạn học viên lớp Địa Lý K20 đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình làm luận văn của mình

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014

Học viên

Nghiêm Thị Thơm

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng, hình v

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Cơ sở dữ liệu 4

5 Quan điểm nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Đóng góp của đề tài 7

8 Cấu trúc của luận văn 8

NỘI DUNG 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN HUYỆN VĂN CHẤN 9

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 9

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 9

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 11

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về huyện Văn Chấn 12

1.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế 13

1.2.1 Quan niệm nguồn tài nguyên thiên nhiên 13

1.2.2 Quan niệm về cảnh quan 14

1.2.3 Nghiên cứu đa dạng cảnh quan 16

1.3 Lý luận nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp, nghiên cứu cảnh quan 17

1.3.1 Nguyên tắc nghiên cứu: 17

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3.2 Nghiên cứu đa dạng cấu trúc cảnh quan 18

1.3.3 Nghiên cứu đa dạng chức năng cảnh quan 19

1.3.4 Nghiên cứu động lực cảnh quan 20

1.4 Lý luận chung về đánh giá cảnh quan 21

1.4.1 Khái niệm đánh giá cảnh quan 21

1.4.2 Bản chất của đánh giá cảnh quan 22

1.4.3 Đối tượng đánh giá cảnh quan 23

1.4.4 Mục tiêu của việc đánh giá cảnh quan 23

1.4.5 Nguyên tắc chung của đánh giá cảnh quan 24

1.4.6 Hệ thống các phương pháp đánh giá cảnh quan 24

Tiểu kết chương 1: 28

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 29

2.1 Vị trí địa lý và đặc điểm các yếu tố thành tạo cảnh quan 29

2.1.1 Vị trí địa lý 29

2.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 31

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 41

2.2 Đặc điểm cảnh quan của huyện Văn Chấn 48

2.2.1 Hệ thống phân vị cảnh quan huyện Văn Chấn 48

2.2.2 Đặc điểm các đơn vị cảnh quan huyện Văn Chấn 52

Tiểu kết chương 2: 60

Chương 3 ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP HUYỆN VĂN CHẦN 61

3.1 Đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên đối với vấn đề tổ chức và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp 61

3.1.1 Nguyên tắc và phương pháp đánh giá 61

3.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho bố trí các ngành sản xuất 62

3.2 Đánh giá tiềm năng cảnh quan cho sản xuất nông – lâm nghiệp huyện Văn Chấn 68 3.2.1 Đối với ngành sản xuất nông nghiệp 68

3.2.2 Đối với sản xuất lâm nghiệp 72

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3 Đối với sản xuất nông – lâm nghiệp 77

3.3 Định hướng sử dụng không gian lãnh thổ của huyện Văn Chấn cho phát triển nông lâm nghiệp 77

3.3.1 Định hướng sử dụng lãnh thổ của huyện Văn Chấn 77

3.3.2 Định hướng sử dụng không gian 81

3.3.3 Giải pháp phát triển 82

Tiểu kết chương 3 85

KẾT LUẬN 86

KIẾN NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 : sơ đồ các bước tiến hành làm luận văn 28

Bảng 2.1: Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) 49 Bảng 2.2 : Cấp phân vị cảnh quan huyện Văn Chấn 51

Bảng 2.3: Các phụ lớp cảnh quan và độ cao địa hình 56

Bảng 3.1: Bảng hệ chỉ tiêu đánh giá cho phát triển nông nghiệp [ 6 ] 65

Bảng 3.2: Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của CQ đối với sản xuất nông nghiệp 70

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá cho nông nghiệp 71

Bảng 3.4 : Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại CQ đối với sản xuất lâm nghiệp 73

Bảng 3.5: kết quả đánh giá cho lâm nghiệp 75

Bả ừ 2010 – 2020 79

Bảng 3.7: Định hướng sử dụng không gian huyện Văn Chấn 81

DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Văn Chấn 30

Hình 2.2: Bản đồ cảnh quan huyện Văn Chấn 60

Hình 3.1: Bản đồ định hướng phát triển nông – lâm nghiệphuện Văn Chấn tỉnh Yên Bái 78

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Để phát triển kinh tế xã hội của một lãnh thổ lâu dài và bền vững thì vấn

đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và khai thác các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả là những vấn đề hết sức quan trọng

Điều kiện tự nhiên của một lãnh thổ luôn có những thay đổi và phân hoá phức tạp Các thành phần cấu tạo của tự nhiên có tính độc lập tương đối, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một hệ thống động lực Hệ thống

đó tồn tại trong trạng thái cân bằng động, một thành phần nào đó trong hệ thống thay đổi có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần khác và phá vỡ

hệ thống cũ tạo nên một hệ thống mới Nếu khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tức là tác động vào hệ thống tự nhiên một cách phù hợp với đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển của chúng thì sẽ bảo vệ, tái tạo được nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo được sự phát triển bền vững của lãnh thổ Ngược lại, nếu con người khai thác, sử dụng tự nhiên không tuân theo những quy luật thì sẽ mang lại những hậu quả lâu dài và không lường trước được Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra những đặc trưng, quy luật phát sinh, phát triển của một lãnh thổ tự nhiên là rất quan trọng, giúp cho việc sử dụng lãnh thổ một cách hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội một cách hiệu quả

Trong những năm gần đây, để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng hợp cao, hướng nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng, đáp ứng được nhiều vấn đề thực tế đặt ra và là cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mục tiêu

sử dụng thích hợp lãnh thổ Dựa vào kết quả nghiên cứu, đánh giá đặc điểm các thành phần tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; phân tích tính đa dạng của cảnh quan trên cơ sở làm rõ cấu trúc, chức năng và động lực phát triển cảnh quan có

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xem xét đến yếu tố nhân tác là những cơ sở khoa học đầy đủ và đáng tin cậy để hoạch định phát triển kinh tế của mỗi một vùng lãnh thổ

Để duy trì sự phát triển, việc sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp là yếu tố hết sức cấp thiết Nhiều bài học rút ra từ các địa phương cho thấy: nhiều địa phương có điều kiện tự nhiên phục vụ cho phát triển nông – lâm nghiệp rất thuận lợi, nhưng do chưa đánh giá đúng điều kiện tự nhiên của địa phương mình nên việc khai thác điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp chưa đạt hiệu quả cao và chưa tương xứng với tiềm năng thực có của địa phương đó

Là một Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, Văn Chấn có diện tích tự nhiên 1.224 km² và dân số 134.000 người (2004), là nơi nổi tiếng với cánh đồng Mường Lò có ý nghĩa lớn về nông nghiệp Không những thế, Huyện còn phát triển rất nhiều cây ăn quả như Cam, Mận… ngoài ra còn phát triển các loại cây công nghiệp như chè và ở đây nổi tiếng với loại chè San tuyết ở Suối Giang Mặc dù, Huyện có nhiều tiềm năng phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi như địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật Tuy nhiên, do chưa đánh giá đúng tiềm năng cũng như thực trạng của điều kiện tự nhiên đó, nên việc phát triển nông - lâm nghiệp ở đây chủ yếu là tự phát thiếu quy hoạch và cũng không có cơ sở khoa học, do đó phát triển nông – lâm nghiệp còn manh

mún Trên tinh thần đó, việc chọn đề tài “ Đánh giá tổng hợp điều kiện tự

nhiên Huyện Văn Chấn phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp” là hoàn toàn

phù hợp và đáp ứng yêu cầu cấp thiết

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng điều kiện tự nhiên sẵn có của huyện, từ đó đề ra các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên đó nhằm phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp của huyện

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận của tổng hợp điều kiện tự nhiên, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, những cơ sở lý luận về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường và việc vận dụng vào nghiên cứu điều kiện tự nhiên Huyện Văn Chấn

- Phân tích đặc điểm và vai trò của các yếu tố thành tạo cảnh quan trên lãnh thổ huyện Văn Chấn để thấy được đặc điểm phân hóa, các quy luật tự nhiên và mối quan hệ của các thành phần tự nhiên trong tổng thể tự nhiên, cũng như mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế xã hội

- Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập Bản đồ cảnh quan huyện Văn Chấn Phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan huyện Văn Chấn

- Thực hiện đánh giá cảnh quan, xác định mức độ thích nghi của các đơn

vị cảnh quan đối với mục đích phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp Huyện Văn Chấn

- Xây dựng các cơ sở, nguyên tắc, phương pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu điều kiện tự nhiên trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nhiên Nghiên cứu đề xuất một số định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế xã hội nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

3 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi lành thổ: Giới hạn trong phạm vi huyện Văn Chấn, tỉnh Yên

Bái Văn Chấn có diện tích tự nhiên 1.224 km² và dân số 134.000 người (2004) Huyện Văn Chấn gồm 28 xã, bao gồm 3 thị trấn

* Phạm vi khoa học:

- Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận nghiên cứu tổng hợp điều kiện

tự nhiên, phân tích vai trò của các nhân tố thành tạo tự nhiên của huyện Văn

Trang 13

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full

Ngày đăng: 11/05/2018, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w