1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI THU HOẠCH BDTX TIỂU HỌC MODULE 3, 21, 25, 27

26 2,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 246 KB

Nội dung

* Biện pháp thực hiện : Đối với những trẻ nghịch ngợm, hay nói chuyện riêng, sau mỗi lần giảngbài xong, hoặc các em đã làm xong bài tập, các em không biết làm gì nên haytrêu chọc các bạ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……….

BÀI THU HOẠCH BDTX NỘI DUNG 3

(Mô đun TH )

GIÁO VIÊN: ………

Năm học:

Trang 2

PHÒNG GD&ĐT …….

TRƯỜNG TH ……. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập- Tự do- Hạnh Phúc

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN …………

Căn cứ chương trình năm học 201… – 201… của trường Tiểu học ….Căn cứ quy chế nhiệm vụ năm học 201… - 201 của chuyên môn trườngTiểu học …

Căn cứ thực tế nhà trường, tổ khối lớp 1, cá nhân tôi BDTX năm học201… – 201…… như sau:

( Modun TH 3) ĐẶC ĐIỂM CỦA HS CÁ BIỆT, HSG, HSY

ĐẶC ĐIỂM CỦA HS CÁ BIỆT, HSG, HSY 1/ Đặc điểm của Học sinh cá biệt :

Đối với những Học sinh cá biệt luôn luôn có tính hiếu động, thích tìm tòi

và luôn gây sự chú ý cho người khác ở bất kỳ nơi nào, thời điểm nào

Trước hết chúng ta nên nói đến tính cách của trẻ là sự kết hợp độc đáogiữa đặc điểm tâm sinh lý của trẻ với điều kiện hoàn cảnh sống nhất định

Biểu hiện của trẻ là nhanh nhẹn , hoạt bát cùng với sự nghịch ngợm, bất

ổn định kèm theo , bên cạnh đó học tập có thể là học yếu hoặc trung bình, vì các

em đó trong lớp ít chú ý hoặc thậm chí không chú ý khi cô giáo giảng bài, luônquậy phá các bạn ngồi bên cạnh, gây mất trật tự trong lớp

Biểu hiện về mặt thái độ của trẻ với chung quanh và bản thân, những đứatrẻ hiếu động này thuộc kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt Biểu hiệncủa trẻ là ham hoạt động, ham hiểu biết, linh hoạt, thường vui vẻ, vô tư , cảmxúc của trẻ bất ổn định, rung cảm nhưng không sâu , nhanh nhớ, mau quên Biểuhiện rõ nét nhất của đặc tính này là bất cứ điều gì hấp dẫn , thích thú vừa sức thìcác em sẽ làm ngay, tập trung chú ý rất tích cực, càng trong học tập thì đòi hỏi

Trang 3

phải kiên trì, chịu khó động não để làm bài, chiếm lĩnh kiến thức thì các em đâm

ra chán nản, ít chú ý hoặc không chú ý nên kết quả học tập thấp

* Biện pháp thực hiện :

Đối với những trẻ nghịch ngợm, hay nói chuyện riêng, sau mỗi lần giảngbài xong, hoặc các em đã làm xong bài tập, các em không biết làm gì nên haytrêu chọc các bạn gây mất trật tự trong lớp Cô giáo nói không nghe, theo tôi cầngiáo dục các em như sau :

+ Thường xuyên quan tâm sâu sát hoạt động của các em

+ Thường xuyên nhắc nhở động viên kịp thời

+ Khích lệ khi em có tinh thần tập thể và lòng vị tha

+ Không nên phê bình , trách phạt

+ Không nên sĩ nhục , xúc phạm đến các em

+ Tránh hình thức áp đặc doạ dẫm , buột các em phải làm theo … vì điều

đó sẽ không đem lại kết quả gì

+ đặc biệt Giáo viên không nên để các em có thời gian rỗi

+ Kết hợp giữa ba môi trường Giáo dục Gia đình – Nhà trường và Xã hội

2 Tâm lý học sinh yếu – kém:

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến yếu – kém trong học tập ở học sinh tiểu học+ Do hoàn cảnh gia đình

+ Do mất căn bản

+ Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lườihọc, không chăm chỉ chuyên cần

* Các biện pháp khắc phục - giúp đỡ học sinh yếu kém:

a Xây dựng động cơ học tập cho học sinh yếu chính là xác định học sinh hiểuhọc để làm gì? Vì sao phải học?

b Người ta phân chia động cơ học tập của học sinh ra thành nhiều loại như sau:+ Động cơ mang tính xã hội: học để sau này góp phần xây dựng đất nước,xâydựng quê hương

+ Động cơ mang tính cá nhân: học vì lợi ích riêng của mình ,muốn hơn người,muốn sau này có vị trí cao trong xã hội…

+ Động cơ bên trong:xuất phát từ chính việc học, nghĩa là học để nắm được kiếnthức, vận dụng nó vào thực tế một cách khoa học

+ Động cơ bên ngoài: Học vì muốn có điểm tốt ,muốn thầy cô và cha mẹ vuilòng…

Có động cơ học tập đúng đắn nghĩa là động cơ xuất phát từ chính việc học,họcsinh học tập để có kết quả tốt Do vậy sẽ tạo cho học sinh yêu thích việc học,cóhứng thú trong học tập.Động cơ tạo nên động lực học đó chính là thành tố quantrọng trong cấu trúc hoạt động học tập của học sinh

* Đối với học sinh yếu do hoàn cảnh gia đình

Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.Trước tiên

là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc Vì vậy,giáo dục gia đình là một “điểmmạnh”, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ Song mỗi giađình có những điểm riêng của nó nên giáo viên phải biết phối hợp như thế nào

để đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn trong quá trình giáo dục Đồng thờiphát huy ảnh hưởng cùng nhà trường giáo dục học sinh đạt hiểu quả

Trang 4

Trước những nguyên nhân xuất phát từ gia đình giáo viên cần:

- Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướngphấn đấu của em vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp,của trường…Thông quacác buổi họp phụ huynh học sinh

- Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập vàrèn luyện.Qua đó,giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả họctập,hạnh kiểm,các mặt tham gia hoạt động …của con em mình thông qua sổ liênlạc…Giáo viên và phụ huynh cần phải có sự liên kết hai chiều nhằm có biệnpháp tác động phù hợp.Động viên khuyến khích khi các em tiến bộ,nhắc nhở kịpthời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn

- Giáo viên chỉ mời phụ huynh khi cần thiết để bàn bạc biện pháp giáo dục các

em (không nên lạm dụng)

- Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bàihọc ngay lại lớp

* Đối với học sinh yếu do mất căn bản:

Kiến thức luôn cần có sự xuyên suốt Do mất căn bản học sinh khó mà có nềntảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới Để khắc phục tình trạng này, giáoviên cần :

- Hệ thống kiến thức theo chương trình

- Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tậpkiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học

- Phân hóa đối tượng học sinh

- Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em,bằng nhiều hình thức tổ chức (thi đua cá nhân,thi đua tổ nhóm,đố vui,giải trí,…) Kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em

- Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời với tác dụng :

• Xác nhận sự tiến bộ ở học sinh

• Kích thích sự say mê,hứng thú học tập của học sinh

• Thúc đẩy hành động theo chuẩn mực

• Giúp học sinh tự tin là mình học được,mình có thể giỏi như các bạn…

• Sửa chữa hành vi sai lệch của học sinh

• Kèm chế sự bộc phát,tập thói quen chu đáo và cẩn thận

• Ngược lại nếu lạm dụng trách phạt sẽ hạn chế sự độc lập, sáng tạo của học sinh

Ta thấy rằng, con người luôn luôn có hai nhu cầu đối lập nhau là tự khẳng định mình và đồng nhất mình với người khác Do vậy, trong giảng dạy giáo viên cần nắm vững đều này để kích thích học sinh hứng thú say mê học tập

* Học sinh yếu do lười, học không chăm chỉ ,không chuyên cần hoặc chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập :

Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do : không học bài , không làmbài ,thường xuyên để quen tập ở nhà, vừa học vừa chơi , không tập chung ,lora…Để các em có hứng thú học tập , giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịpnhàng các phương pháp dạy học,thay đổi bằng hình thức trò chơi, sử dụng

Trang 5

phong phú đồ dung học tập … Giúp các em hiểu bài ,tự bản thân mình giảiquyết các bài tập cô giao Ngoài ra , giáo viên động viên các bạn trong tổ nhắcnhở và giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em vấp phải những lỗi trên Chúng ta phảihiểu ,một học sinh yếu – kém không đòi hỏi các em phải giỏi ngay được Màđiều ,chúng ta mong muốn là sự tiến bộ từng bước ở các em so với thời giantrước.Phương pháp này không dùng để giáo dục học sinh yếu – kém do hoàn

-Theo “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” (tác giả Nguyễn Cảnh Toàn) thìnăng khiếu là năng lực còn tiềm tàng về một hoạt động nào đó nhưng chưa bộc

lộ ở thành tích cao vì chưa qua tập dượt, rèn luyện nên còn thiếu hiểu biết vàchưa thành thạo trong lĩnh vực hoạt động đó

-Tâm lý học nhân cách (Nguyễn Ngọc Bích): Năng khiếu là những tiền đềbẩm sinh, những khuynh hướng đầu tiên tạo điều kiện cho năng lực và tài năngphát sinh Nó bao gồm những đặc điểm tâm sinh lý giải phẫu của hệ thống thầnkinh và khuynh hướng tâm lý đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triểnmột năng lực nào đó

Năng khiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng lực và tài năng.Nghĩa là không phải trẻ nào có năng khiếu cũng là thiên tài Một em có năngkhiếu đối với hoạt động nào đó không nhất thiết sẽ trở thành tài năng trong lĩnhvực ấy và ngược lại

*Nói tóm lại,Năng khiếu : Là mầm mống của tài năng , tương lai Nếu được

phát hiện bồi dưỡng kịp thời có phương pháp và hệ thống thì năng khiếu đượcphát triển và đạt tới đỉnh cao của năng lực, ngược lại thì năng khiếu sẽ bị thuichột

Người có năng lực năng khiếu thì thị giác thính giác xúc giác vị giác khứu giác

có những cảm giác tri giác đặc biệt ( ngoại cảm )

Cảm giác , tri giác, ghi nhớ tưởng tượng và tư duy có chất lượng cao sẽ quyếtđịnh năng khiếu và tài năng của mỗi con người

b Năng lực là gì?: Con người vốn có tiềm năng nội lực hoặc ở mặt này , mặt

khác kể cả những người có khuyết tật Cần có điều kiện thích ứng để năng lựcđược bộc lộ và hoàn thiện Cho nên năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt ởmỗi người tạo thành chiều sâu cường độ lĩnh hội tri thức , hình thành kỹ năng kỹxảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định

* Trình độ cao của năng lực:

Chính là tài năng ở trình độ tột đỉnh là thiên tài Năng lực chỉ tồn tại trong quátrình phát triển, vận động của một hoạt động tương ứng cụ thể Năng lực là sản

Trang 6

phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người không tách rời hoàncảnh xã hội và tham gia phục vụ cho sự phát triển xã hội

Lữ Khôn từng nói : Việc sắp xảy ra mà ngăn được

Việc đương xảy ra mà cứu được

Việc đã hỏng mà cứu vớt được Đó là người có tài

Hay chưa có việc mà biết việc sẽ đến

Mới có việc mà biết việc sau sẽ ra sao

Định việc mà đoán được việc diễn biến thế nào

Đó là người có tâm

Vậy Năng lực vừa là trí ( Trí khôn , thông minh ) là tâm đức thống nhất trongmột cấu trúc thích ứng

Gần đây theo điều tra về chỉ số trí tuệ của người Việt nam người ta thấy có từ

2-5 % là những người xuất sắc, Khoảng 22-5- 30 % là khá, Khoảng 22-5- 30% trungbình yếu , 2- 5 % yếu Số còn lại là Trung bình

Về học sinh : 3- 5 % là học sinh giỏi ( Trong 20 vạn học sinh )

Vì thế việc phát hiện bồi dưỡng sử dụng các năng khiếu và tài năng có ý nghĩađặc biệt quan trọng đối với nhà trường và xã hội

c Thế nào là học sinh giỏi:

“HSG là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao/và có khả năng sángtạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt/và đạt xuất sắc trong lĩnh vực lýthuyết/khoa học; người cần một sự giáo dục đặc biệt/ và sự phục vụ đặc biệt đểđạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó” Đó là những học sinh

có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sựsáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật, hoặc các lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt.Những HS này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ tất cả các bình diện xã hội,văn hóa và kinh tế” HSG là những đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ,sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc lĩnh vực lí thuyết Những họcsinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động không theo những điều kiệnthông thường của nhà trường nhằm phát triển đầy đủ các năng lực vừa nêutrên

Dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu

1.- Em đó phải có óc suy nghĩ trừu tượng Nghĩa là học sinh có khả năng nắmbắt những khái niệm ngôn ngữ học và toán học cao hơn và có khả năng bàn luậnnhững vấn đề phức tạp như đạo đức học, luân lí và tôn giáo, gia đình Em đó hayhỏi kiểu : Mẹ ơi tại sao mào con gà trống lại có màu đỏ???

2 Học sinh đó có tài đặc biệt như khả năng thực hiện các phép tính toán họctrong đầu, hoặc hiểu được các khái niệm như toán nhân trước khi được dạy ởtrường Có nghĩa là tiếp cận bài nhanh, học đâu hiểu đấy Hay "nói leo" ra vẻbiết trước một chút Đôi khi có vẻ "tinh tướng" với bạn cùng lớp Ta đây biếttrước nhá Thưa các thầy cô và các bà mẹ đừng buồn vì điều này cho rằng cháukhông khiêm tốn Hầu hết các em nhỏ ở tuổi này bộc lộ theo kiểu như vậy Đôikhi giáo viên như tôi thấy khó chịu nhưng vui vì đó là đặc điểm tâm lí lứa tuổi.Khi sang cấp Trung học cái kiểu này tự mất đi

3 Em đó phải có khả năng tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó với thờigian dài Đại đa số trẻ cùng lứa khả năng của các em chú ý rất kém Thường thì

Trang 7

các em chỉ tập trung trong vòng 20 phút trở về là tốt Nhưng riêng các em kiểunày có khả năng tập trung gấp đôi Khi chú ý cái gì Các em kiểu này rất saysưa, cắn bút, làm mọi cách để ra kết quả Dù kết quả đó có sai.

4 Các em dạng học sinh năng khiếu văn luôn có vốn từ phong phú và hiểuđược nhiều từ không đặc trưng dành cho những trẻ cùng tuổi Do vậy những bàivăn của các em viết rất lạ Ngay kể cả những em có năng khiếu Toán chẳng hạn,tuy văn các em này viết không hay cho lắm nhưng rất chặt chẽ về dùng từ đặtcâu, về viết câu theo mẫu, cảm xúc, cách nghĩ khác người thì… Thật độcđáo Chỉ cần một vài câu văn hay là ta đã thấy em đó có năng khiếu rồi Cònhay hơn nữa thì cần vai trò của các cô thầy giáo dục và bồi dưỡng và phát triển

Do vậy như tôi chả bao giờ dám cho các em này điểm tập làm văn dưới 7 cả

5 Em đó thường là người đầu têu, bày trò, phân việc cho các cuộc chơi của bạn

bè em đó Cứ quan sát các em chơi là biết Em đó có khả năng lãnh đạo Nghĩa

là em học sinh đó thường tổ chức các hoạt động nhóm trong giờ học, phân côngnhiệm vụ, bày trò chơi khi đi với các trẻ khác, thích báo cáo kết quả của nhóm

6 Em đó cũng hay "bảo thủ", cứ cho là mình làm đúng Thường tìm ra cách giảikhác hay hơn chẳng hạn, dài hơn , ngô nghê hơn cách giải thầy cô, sách giáokhoa Em đó luôn tin tưởng vào những ý kiến và các việc đã làm của mình Điềunày rất quan trọng cho giáo viên khi đãi cát tìm vàng, lựa chọn đội ngũ học sinhgiỏi Tố chất này tôi cho là cần phải có ở trẻ khi vào đội tuyển bồi dưỡng họcsinh giỏi Vì đề thi, vấn đề cuộc sống luôn thay đổi em đó phải biết thích ứng

7 Em đó luôn thực hiện tốt các môn học khác Chả có cớ gì học sinh giỏi mà lạikhông biết vẽ Những năm qua, theo kinh nghiệm, hầu hết các em học sinh giỏiđều hoàn thành tốt các môn học ( Cái này nói ngoài: Bực cái , có học sinh năngkhiếu cô nào cũng tranh về câu lạc bộ , đội tuyển của mình mà bồi dưỡng vì em

đó vừa hát hay, vẽ đẹp , học giỏi,….Nhưng cũng cần để cho em đó chơi nhá.)

8 Em đó có tính sáng tạo; nghĩa là, thích kể chuyện, vẽ hoặc âm nhạc, văn nghệ

9 Em đó cần có óc khôi hài và nhanh trí

10 Em đó thích chơi và làm bạn với những trẻ lớn hơn Và thích nói chuyện với người lớn Nhạy cảm với tình cảm của người khác

11 Em đó có khả năng ghi nhớ các sự việc một cách dễ dàng và có thể nhớ lại

và kể lại những sự việc đó vào những lúc thích hợp

* Biện pháp với HS khá giỏi, năng khiếu.

- Rà soát Phát hiện đi đôi với bồi dưỡng GV Theo dõi nắm bắt đối tượnghọc sinh Phân loại học sinh ngay trong tháng 8 Tập hợp và nắm số liệu họcsinh giỏi

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học

- Việc bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên trong mỗi bài, mỗichương

- Với học sinh khá giỏi phải biết khơi dậy trong các em tính ham học,thích tìm tòi, hiểu biết Phải biết nắm chắc kiến thức cơ bản Từ đó mà phát triểnnâng dần kiến thức cao hơn

- Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh khá giỏi cách học, phương pháphọc, chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng và ý thức tự giác học tập

Trang 8

- Thường xuyên kiểm tra định kỳ Qua kiểm tra để thấy được học sinh cònhổng chỗ nào để kịp thời có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.

- Kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng Việc kết hợp giáo dụcgiữa giáo viên và gia đình là một điều không thể thiếu trong việc nâng cao chấtlượng bồi dưỡng học sinh giỏi

3 Phương pháp bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng qua dự các lớp tập huấn do Sở Giáo dục; Phòng Giáo dục tổ chức.

- Bồi dưỡng thông qua dự các chuyên đề do tổ, trường tổ chức.

- Bồi dưỡng thông qua dự các chuyên đề liên trường, cụm trường.

- Bồi dưỡng qua việc tự học, tự nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, các tạp chí, tập san, băng đĩa, tài liệu của ngành.

- Bồi dưỡng qua việc khai thác thông tin trên mạng…

4 Các điều kiện để thực hiện:

- Về phía BGH nhà trường:

- SGK, tài liệu dành cho bồi dưỡng chưa có và chưa được thống nhất Mọi nộidung đều do GV tự tìm tòi qua các nguồn thông tin khác nhau Do vậy, khôngtránh khỏi những nguồn thông tin không chính thống

- Về việc đánh giá thực hành các modun cho giáo viên căn cứ vào lí luận haythực tiễn dạy…

- Về phía các giáo viên:

1- Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình bồi dưỡng khi mà chưa cónguồn tài liệu tham khảo Mọi nội dung đều do bản thân mỗi giáo viên thấymình “cần”, mình “yếu” thì lập kế hoạch bồi dưỡng cho mình

2- Lượng thời gian giáo viên dành cho nghiên cứu bồi dưỡng đều là” tranhthủ”, có chăng chỉ được một khoảng thời gian hè là thật sự dành cho bồi dưỡng

Do vậy, việc bồi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn Hoặc việc dạy thực hành ápdụng kiến thức bồi dưỡng đó vào như thế nào là nỗi trăn trở của tôi khi thực hiệnchương trình bồi dưỡng

MÃ MÔ ĐUN TH 28 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC BẰNG ĐIỂM SỐ

( KẾT HỢP VỚI NHẬN XÉT)

1 Đổi mới đánh giá kết quả học tập ở tiểu học thông qua đánh giá bằng điểm số kết hợp với đánh giá bằng nhận xét:

1.1 Đánh giá bằng điểm số là gì? Sử dụng những mức điểm khác nhau trong 1

thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức, kỹ năng mà HS đã thể hiện được quamột hoạt động hoặc sản phẩm học tập Trong thang điểm thì mỗi mức điểm đikèm theo là những tiêu chí tương ứng (đáp án, hướng dẫn chấm điểm ) và căn cứvào đó GV giải thích ý nghĩa của các điểm số và cho những nhận xét cụ thể vềbài làm của HS

1.2 Giải thích ý nghĩa của điểm số: đây là một hoạt động phức tạp vì nó phản

ánh trình độ học lực và phẩm chất của HS Người quản lý xem đó là chứng cứxác định trình độ học vấn của HS và khả năng giảng dạy của GV Mặt khác giúp

Trang 9

GV và nhà quản lý nắm được chất lượng dạy – học một cách cụ thể hơn, từ đóđưa ra những quyết sách phù hợp điều chỉnh quá trình dạy học Bên cạnh đóviệc lý giải kiến thức, kỹ năng hay năng lực của HS thể hiện qua điểm số có tácdụng thúc đẩy các em học tốt hơn.

1.3 Người GV cần làm gì để có thể diễn giải được ý nghĩa của điểm số tốt hơn:

- Xác định mục tiêu của đánh giá: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lựccần đánh giá

- Để có một sản phẩm giá trị làm căn cứ cho điểm và qua đó đánh giáđược trình độ của HS thì cần chuẩn bị thật kỹ bài kiểm tra cụ thể:

+ Trong nội dung của bài kiểm tra cần phải bao quát được nhiều mặt kiến thức,

+ Xác định ngưỡng đạt yêu cầu của bài kiểm tra

+ Tập hợp nhiều kênh thông tin khác nhau từ việc học của HS để làm chứng cứ

hỗ trợ cho việc giải thích điểm số của HS

1.4 Đánh giá bằng động viên: là động viên và khuyến khích sự tiến bộ

của HS khi kiểm tra đánh giá Thông thường sử dụng bằng điểm số hay nhận xét

để kích thích tinh thần, cảm xúc của HS từ đó thôi thúc các em thực hiện cácnhiệm vụ tiếp theo tốt hơn với sự phấn đấu cao hơn

1,5 Đánh giá bằng xếp loại: là tiến trình phân loại trình độ hay phẩm

chất năng lực của HS dựa trên cơ sở xem xét kết quả học tập đã thu thập đượcqua quá trình kiểm tra liên tục và hệ thống Kết quả học tập được ghi nhận bằngđiểm số hay bằng nhận xét Kết quả xếp loại được dùng để đưa ra những quyếtđịnh nào đó cho HS như chứng nhận trình độ, xét lên lớp, khen thưởng…nên nó

có ý nghĩa quan trọng về mặt quản lý

1 Yêu cầu, tiêu chí xây dựng đề kiểm tra, quy trình ra đề kiểm tra học kỳ:

* Một số vấn đề về đánh giá , xếp loại: Mục đích , nguyên tắc của đánh giá , xếploại , hình thức đánh giá

Yêu cầu , tiêu chí đề kiểm tra , quy trình ra đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học:a) Yêu cầu về đề kiểm tra học kì

Nội dung bao quát chương trình đã học

b) Tiêu chí để kiểm tra học kì

-Nội dung không nằm ngoài chương trình học kì

Trang 10

Có nhiều câu hỏi trong 1 đề , phân định tỉ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận

Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức ,kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn học : Nhận biết và thônghiểu khoảng 80% , vận dụng 20%

Các câu hỏi của đề phải được diễn đạt rõ , đơn nghĩa ,nêu đúng và đủ yêu cầu của đề

- Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành chonó

c)Quy trình ra đề kiểm tra học kì

C1.Xác định mục tiêu mức độ,nộidung và hình thức ,kiểm tra

C2.Thiết lập bảng hai chiều

C3.Thiết kế câu hỏi theo bảng 2 chiều

C4.Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm

* Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức ,kĩ năng chương trình

Chương trình Giáo dục phổ thông-cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định

số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo) đã xác định Chuẩn kiến thức ,kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình tiểu học là

“ các yêu cầu cơ bản , tối thiểu về kiến thức,kĩ năng của môn học , hoạt động giáo dục mà hs cần phải và có thể đạt được” Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức

kĩ năng là quá trình dạy đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức , kĩ năng cơ bản của môn học trong chương trình bằng sự nỗ lực đúng mức của bản thân , đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng học sinh trong từng môn học hoặc trong từng chủ đề của từng môn học.Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình được thực hiện theo các yêu cầu cơ bản dưới đây :

*/ Đối với các môn học đánh giá bằng điểm số :

-Khi xây dựng đề kiểm tra cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và tham khảo sách giáo viên 80-90% trong chuẩn KT –KN và 10-20% vận dụng KT-KN trong chuẩn để phát triển Thời lương kiểm tra định kì khoảng 40 phút

*/ Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét :

Giáo viên cần căn cứ vào tiêu chí đánh giá cuả từng môn học , từng học kì , từnglớp( bám sát chuẩn KT-KN của môn học đẻ đánh giá xếp loại học sinh hoàn thành (A,A+) hoặc chưa hoàn thành (B).Việc đánh giá cần nhẹ nhàng không tạo

áp lực cho cả GV và HS , cần khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh

2 Đánh giá kết quả học tập ở các môn học bằng điểm số theo chuẩn kiến

thức kỹ năng của chương trình:Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

3.1 Quan niệm về kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác địnhkết quả thực hiện mục tiêu dạy học Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến

hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học Đánh giá là xác định mức độđạt được về thực hiện mục tiêu dạy học

Trang 11

Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạtđộng học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấphọc Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩnăng Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mônhọc, cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả vềđịnh tính và định lượng kết quả học tập của HS.

3.2 Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá

a) Chức năng xác định

- Xác định được mức độ cần đạt trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, mức độthực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt đượckhi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm,

mô đun, lớp học, cấp học)

- Xác định được tính chính xác, khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.b) Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn,vướng mắc và xác định nguyên nhân Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết địnhgiải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáodục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tựđánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập Thông qua chức năng này, kiểmtra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết để:

- Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của

HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ;giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH ;

- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công,

từ đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát triển kĩ năng tự đánh giá ;

- Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chấtlượng giáo dục ;

- Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từnglớp và của cả cơ sở giáo dục

3.3 Yêu cầu kiểm tra, đánh giá

a) Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn

học ở từng lớp ; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của

HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học

b) Kiểm tra, đánh thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chươngtrình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường Cần tăng cường đổi mớikhâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; đảm bảo chất lượng kiểm tra,đánh giá thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng ; không hìnhthức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề Kiểm tra thường xuyên vàđịnh kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa cókhả năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụngkiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiếnthức

c) áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đươngcủa các đề kiểm tra, thi Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp,

Trang 12

tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưuđiểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.

d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt tiêuđộng lực phấn đấu vươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độthiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảmvai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS

e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp

HS sửa chữa thiếu sót Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọngđánh giá hành động, tình cảm của HS : nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thựctiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp Quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực,chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như cáctiết thực hành, thí nghiệm

g) Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kếtquả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập Cần tạo điều kiện cho HScùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tậptrung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thứctrong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp Có nhiều hình thức và độ phân hoá

cao trong đánh giá

h) Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS,

mà còn đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học Chútrọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình

dạy học

i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào đặcđiểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy địnhđánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét,xếp loại của GV

k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài

Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà giữađánh giá trong và đánh giá ngoài Cụ thể là cần chú ý đến :

- Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, củagia đình và cộng đồng

- Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, củacác cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng

- Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục

và của cộng đồng

- Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá quốc tế.l) Kiểm tra, đánh giá phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH Đổi mới kiểmtra, đánh giá tạo điều kiện thúc đẩy và là động lực của đổi mới PPDH trong quátrình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học

3.4 Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá

a) Đảm bảo tính toàn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực,

ý thức, thái độ, hành vi của HS

b) Đảm bảo độ tin cậy : chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, côngbằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáodục

Trang 13

c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chứckiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt làphù hợp với mục tiêu theo từng môn học.

d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, nănglực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủcho phân loại đối tượng

e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sởgiáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực đổi mớiphương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

NG DỤNG PHẦN MỀM TRÌNH DIỄN MICROSOFT POWERPOINT

TRONG DẠY HỌC

1. Các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft powerPoint.

Microsoft PowerPoint là một chương trình ứng dụng của bộ phần mềm vănphòng Microsoft Officce Microsoft Powerpoint có đầy đủ các tính năng đểngười sử dụng có thể biên tập các trình diễn bằng văn bản, các biểu đồ số liệu,các trình diễn bằng hình ảnh, âm thanh Microsoft Powerpoint có các chứcnăng cho phép người sử dụng chọn các kiểu mẫu trình diễn đã được thiết kế sẵnhoặc tự thiết kế cho mình một kiểu trình diễn riêng tuỳ theo yêu cầu công việchoặc ý tưởng của người trình bày

Một số tính năng thiết kế cơ bản

Sử dụng phần mềm thiết kế trình chiếu không phải là mục đích của giáo trìnhnày Ở đây chỉ giới thiệu một số tính năng cơ bản nhất có thể khai thác nhằmmục đích thiết kế bài thuyết trình khoa học Để theo học phần này dễ dàng,người học cần biết sử dụng ở mức độ căn bản một phần mềm thiết kế trìnhchiếu Các hướng dẫn sau đây là dành cho phần mềm Microsoft PowerPoint XP,bản tiếng Anh, chạy dưới hệ điều hành Windows XP Nhấn lên siêu liên kết đểxem hình minh hoạ

Tạo hình nền

Hình nền là một yếu tố có thể tạo ra ấn tượng lâu dài cho người nghe, nếu sửdụng đúng cách trong thiết kế Thường hình nền là một hình ảnh có liên quanchặt chẽ đến nội dung trọng tâm hoặc chủ đề của bài thuyết trình Hình nền nên

có độ đồng đều về màu sắc để không ảnh hưởng đến độ rõ nét của các thànhphần nội dung khi thuyết trình Nên cân nhắc về màu sắc giữa chữ viết và cácthành phần khác đối với hình nền sao cho phù hợp

Các bước tạo hình nền như sau:

2. vào trình đơnView Master, chọn Slide Master(quản lí bản phim), nền bảnphim sẽ được hiện ra cùng với các thông số định dạng các thành phần;

3. không thay đổi gì các thông số đó, vào trình đơnInsert Picture,

chọnFrom File(chèn hình ảnh từ thư mục cá nhân);

4. chọn đường dẫn về thư mục lưu hình ảnh cần lấy làm nền, chọn đúng tên

tập tin đó và nhấn nútInsert(chèn hình vào bản phim mẫu);

Ngày đăng: 11/05/2018, 05:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w