1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an tin hoc 7 HK2 theo SGK moi 2017

107 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 6,01 MB
File đính kèm Giao an tin hoc 7 HK2 theo SGK moi 2017.rar (5 MB)

Nội dung

- Biết được mục đích của định dạng trang tính b Về kỹ năng: - HS thực hiện được các thao tác căn chỉnh dữ liệu, định dạng phông chữ, cỡchữ, kiểu chữ - Biết tăng, giảm số chữ số thập phân

Trang 1

Tiết 37 BÀI 6 ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH

- Biết thực hiện căn lề ô tính

b) Về kỹ năng: HS thực hiện được các bước định dạng trang tính như : Địnhdạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, chọn màu phông, màu nền, căn lề trong ôtính

c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trongcông việc

2 Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3 Phương Pháp giảng dạy

Nêu và giải quyết vấn đề

Vấn đáp, gợi mở

Trực quan

4 Tiến trình bài dạy

a) Ổn định tổ chức lớp học

b) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

c) Dạy nội dung bài mới:

GV chiếu hai bảng điểm lên màn hình: (3’)

Bảng 1: Bảng điểm chưa được định dạng

Bảng 2: Bảng điểm đã được định dạng

Yêu cầu HS hãy quan sát sau đó đưa ra nhận xét và so sánh về hai trang tính:a) Hai cách trình bày có những điểm khác nhau:

*ở bảng 2

- Dòng tiêu đề đã được căn giữa, chuyển sang kiểu chữ đậm và có màu

- Dữ liệu trong các cột cũng được căn giữa

- Thêm các đường kẻ làm nổi bật các cột

Trang 2

- Chữ và nền cũng đã được tô màu

GV nhận xét và kết luận: Chức năng của chương trình bảng tính là hỗ trợ tínhtoán Tuy nhiên chúng cũng có các công cụ phong phú giúp trình bày trang tínhnhư thay đổi phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, căn lề ô tính, tô màu nền, các công

cụ này được gọi với tên chung là công cụ định dạng

Cách định dạng đó như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay

? Để định dạng nội dung của 1

hoặc nhiều ô tính thì trước hết ta

cần làm gì?

HS: Chọn ô tính hoặc các ô tính

? Việc định dạng có làm thay đổi

nội dung của các ô không?

HS: Nội dung các ô không thay đổi

? Việc định dạng của văn bản trong

lệnh này hoàn toàn giống như các

nút lệnh trong chương trình soạn

thảo văn bản Word

GV chia lớp thành 4 nhóm nghiên

cứu cách thực hiện

Nhóm 1: Thay đổi phông chữ

Nhóm 2: Thay đổi cỡ chữ

Nhóm 3: Thay đổi kiểu chữ

Nhóm 4: Thay đổi màu chữ

* Để định dạng nội dung của một(hoặc nhiều ô tính) Em cần chọn ôtính (hoặc các ô tính) đó

* Định dạng không làm thay đổi nộidung của các ô tính

1 Định dạng phông chữ, cỡ chữ kiểu chữ và màu chữ

Trang 3

HS: Tiến hành thảo luận, đại diện

các nhóm lần lượt lên thuyết trình

? Nếu ta không muốn định dạng

kiểu chữ đậm nữa mà muốn quay

về kiểu chữ thông thường thì làm

kiểu chữ và màu chữ của phần

mềm soạn thảo văn bản với các

? Hãy cho biết trong Exel mặc định

dữ liệu kiểu số và dữ liệu kiểu chữ

được căn lề như thế nào trong ô

* Thay đổi phông chữ: Nháy mũitên ở ô Font, chọn phông chữ thíchhợp

* Thay đổi cỡ chữ: Nháy mũi tên ở

2 Căn lề trong ô tính

Trang 4

HS: Dữ liệu kiểu số được căn

thẳng lề phải trong ô tính, dữ liệu

kiểu chữ được căn thẳng lề trái

? Để căn lề trong ô tính có mấy

bước? là những bước nào?

HS: Trả lời

GV: Chiếu hình ảnh:

? Hãy căn chỉnh nội dung trong ô

A1 vào giữ bảng biểu ?

HS: Thực hiện và kết luận không

được kết quả như mong muốn

GV: Giải thích lí do không điều

chỉnh được do độ rộng của ô A1 rất

nhỏ, dẫn đến cần phải điều chỉnh

độ rộng của ô A1 sao cho rộng ra

toàn bảng biểu nhưng lại không

làm ảnh hưởng đến các ô khác

GV giới thiệu nút công cụ

Merge and center (kết hợp ô và căn

* Nút lệnh Merge and center dùng để gộp nhiều ô thành 1 ô vàcăn chỉnh dữ liệu ra giữa ô tính vừagộp

Trang 5

d) Củng cố, luyện tập (8’) :

Giáo viên chiếu bài tập tổng hợp có đầy đủ các định dạng đã học lên màn hìnhYêu cầu HS quan sát kỹ, sau đó định dạng bảng 1 giống như bảng 2

HS thực hành trên máy tính cá nhân

Giáo viên nhấn mạnh: Chúng ta đã biết cách định dạng trang tính nhưng trongquá trình định dạng các em phải xem kĩ về mặt thẩm mĩ, những cột nào, ô nàocần thiết để dịnh dạng thì ta mới định dạng, trong một trang tính các em khôngnên định dạng quá nhiều màu chữ, kiểu chữ,…

bảng 2 bảng 1

Trang 6

Tiết 38 BÀI 6 ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH (tt)

Ngày soạn: 29/12/2017

Ngày dạy: /… /……… tại lớp: ………….sỹ số HS: ………… vắng…………

1 Mục tiêu

a) Về kiến thức:

- Biết tăng, giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số

- Biết cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3 Phương Pháp giảng dạy

Nêu và giải quyết vấn đề

b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài mới

c) Dạy nội dung bài mới:

T

G

Hoạt động của GV và HS Nội dung

15’

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tô

màu nền và kẻ đường biên của các

ô tính

GV: Chiếu 1 bảng tính Excel đã

được trang trí màu nền và đường

biên để học sinh quan sát và so

sánh với một trang tính chưa được

trang trí

Màu nền và đường biên của các ô

tính giúp dễ dàng phân biệt và thu

hút sự chú ý tới các miền dữ liệu

liên quan hoặc khác nhau trên

trang tính

GV giới thiệu lệnh tô màu nền và

kẻ đường biên trong nhóm lệnh

3 Tô màu nền và kẻ đường biên của các ô tính

Trang 7

Font trên dải lệnh Home

GV: Hướng dẫn HS các bước tô

màu nền và kẻ đường biên cho các

ô tính

? Muốn tô màu nền của các ô tính

ta làm thế nào ?

HS: Trả lời

GV chú ý cho HS sau khi thực hiện

tô màu nền nút lệnh (Fill

color) cho ta biết màu mới sử dụng

trước đó, muốn tô màu giống như

trước ta chỉ cần nháy vào lệnh

GV giới thiệu nút dùng để kẻ

đường biên của các ô tính

? Muốn kẻ đường biên của các ô

tính ta làm thế nào ?

HS: Trả lời

GV chú ý cho HS sau khi thực hiện

kẻ đường biên của các ô tính, nút

lệnh cho ta thấy kiểu kẻ đường

biên mới sử dụng trước đó, muốn

kẻ đường biên giống như trước ta

chỉ cần nháy vào lệnh

GV: Cho 2 HS lên thực hiện thao

tác trên máy tính

HS cả lớp: Quan sát và nhận xét

GV: Lưu ý HS phân biệt đường

biên với các đường kẻ mờ được

gọi là các đường lưới dùng để xác

định các ô tính trên trang tính Khi

in trang tính, ngầm định các đường

lưới không được in ra, còn các

đường biên luôn được in ra

GV: Trong khi thực hiện tính toán

với các số, có thể em cần làm việc

với các chữ số thập phân Tùy theo

yêu cầu, em có thể quy định số chữ

Trang 8

số sau dấu chấm thập phân.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tăng

hoặc giảm số chữ số thập phân của

dữ liệu số

GV: Giới thiệu với HS một số

trường hợp cần sử dụng chữ số

thập phân trong trang tính

GV: Giới thiệu 2 nút lệnh để tăng

và giảm số chữ số thập phân trong

trang tính

GV: Thực hành mẫu

HS: Quan sát

? Nêu các bước thực hiện tăng

hoặc giảm số chữ số thập phân?

HS: Trả lời, thực hiện trên máy

HS: Thực hiện và nêu kết quả

4 Tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số

- Nút lệnh để giảm bớt một chữ

số phần thập phân

- Nút lệnh để tăng thêm mộtchữ số phần thập phân

d) Củng cố, luyện tập (18’) :

GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK:

3 A3 có nền và màu chữ giống như ô A1 (tất cả nội dung, công thức và thuộc tính định dạng, kể cả các thông tin khác như ghi chú, chỉnh sửa của ô đều được sao chép)

4 Kết quả là 4 (làm tròn thành số nguyên)

HS: Thực hành trên máy tính cá nhân bài tập 1, 2 SGK_64

e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):

- Ôn tập lại các thao tác đã học

- Xem trước bài thực hành 6 để giờ sau thực hành trên máy

5 Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Trang 9

Tiết 39 BÀI THỰC HÀNH 6 TRÌNH BÀY BẢNG ĐIỂM LỚP EM

Ngày soạn: 4/01/2018

Ngày dạy: /… /……… tại lớp: ………….sỹ số HS: ………… vắng…………

1 Mục tiêu

a) Về kiến thức:

- HS biết các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính

- Biết được mục đích của định dạng trang tính

b) Về kỹ năng:

- HS thực hiện được các thao tác căn chỉnh dữ liệu, định dạng phông chữ, cỡchữ, kiểu chữ

- Biết tăng, giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số

- Biết cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính

c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trongcông việc

2 Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3 Phương Pháp giảng dạy

- Định dạng kiểu chữ đậm, thực hiện căn giữa cho các đề mục stt, họ tên

- Thiết lập cột điểm trung bình chỉ có 1 chữ số thập phân sau dấu phẩy

- Tô màu nền màu vàng cho cột điểm trung bình

- Kẻ đường biên cho tất cả các ô tính trong bảng điểm

Trang 10

Đáp án:

c) Dạy nội dung bài mới:

GV: Từ các kiến thức đã học về định dạng trang tính, giờ hôm nay chúng ta sẽthực hiện định dạng trang tính theo mẫu

T

G

Hoạt động của GV và HS Nội dung

15’ Hoạt động 1: Thực hành định

dạng theo yêu cầu bài tập

GV cho HS mở bài Bang diem lop

em đã lưu trong máy

? Mục tiêu của bài tập này là gì?

HS: Chỉnh sửa trang tính như hình

Trang 11

căn giữa, màu chữ đỏ, nền xanh:

- Định dạng khối A3:F5 và khối

A11:F12 có màu nền xám

- căn chỉnh lề giữa cho các cột có

dữ liệu dạng số: chọn khối A3:A14

và khối C3:G14, nháy nút Center

để căn lề giữa

- Tô màu nền da cam cho cột ĐTB:

- Kẻ đường biên cho bảng:

Trang 12

e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ( 2’):

- Xem trước nội dung thực hành của phần tiếp theo

- Thực hành trên máy tính (nếu có)

5 Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tiết 40 BÀI THỰC HÀNH 6 TRÌNH BÀY BẢNG ĐIỂM LỚP EM (tt)

- HS thực hiện được các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính

- Thực hiện tăng, giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số

- Kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính

c) Về thái độ: Thấy được ý nghĩa của việc định dạng trang tính giúp cho trangtính dễ đọc, dễ hiểu và đẹp hơn

2 Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3 Phương Pháp giảng dạy

b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành

c) Dạy nội dung bài mới:

Trang 13

superscrip trong mục font

HS: Thực hiện trên máy tính cá

Vì giá trị trong ô D6 tính theo đơn

vị triệu người, giá trị trong ô C6

tính theo đơn vị nghìn km2 Vì vậy

công thức trong ô E6 tính theo

công thức sau:

=(D6*1000000)/(C6*1000)

Sao chép công thức vào các ô

tương ứng ở cột E để tính mật độ

dân số các nước còn lại

Cột mật độ dân số lấy phần nguyên

HS: Thực hiện tính toán theo

hướng dẫn của giáo viên

để tính mật độ dân số của các nướccòn lại

c) Lập công thức tính tổng diện tích

và tổng dân số các nước ĐNAd) Chèn thêm các hàng trống cầnthiết, điều chỉnh hàng, cột và định

Trang 14

nên tiến hành định dạng theo các

- Ôn lại các thao tác đã học, thực hành lại trên máy (nếu có)

- Xem trước nội dung bài học tiếp theo

5 Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Trang 15

Tiết 41 : BÀI 7 TRÌNH BÀY VÀ IN TRANG TÍNH

Ngày soạn: 11/1/2018

Ngày dạy: /… /……… tại lớp: ………….sỹ số HS: ………… vắng…………

1 Mục tiêu

a) Về kiến thức:

- Hiểu được mục đích của việc xem trang tính trước khi in

- Biết cách xem trước khi in

- Biết điều chỉnh trang in bằng cách di chuyển dấu ngắt trang

b) Về kỹ năng: Thực hiện được các thao tác xem trước khi in và điều chỉnh trang

in bằng cách di chuyển dấu ngắt trang

c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trongcông việc

2 Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3 Phương Pháp giảng dạy

Nêu và giải quyết vấn đề

Vấn đáp, gợi mở

Trực quan

4 Tiến trình bài dạy

a) Ổn định tổ chức lớp học

b) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

c) Dạy nội dung bài mới:

KĐ: (5’): In trang tính là cách thường được sử dụng để chia sẻ thông tin trongbảng tính Trước khi en em nên kiểm tra nội dung trên trang có được trình bàyhợp lí không và nếu in nhiều trang, nội dung trên từng trang có được in đúngnhư mong muốn hay không ?

-> Chiếu một số ví dụ về trang tính được ngắt trang một cách hợp lí

? Kết quả in ra có hợp lí không? Theo em, cần phải chỉnh sửa trang tính như thếnào để có các trang in hợp l í hơn?

HS: Quan sát và rút ra nhận xét: Cần phải xem trang tính và điều chỉnh trangtính hợp lí trước khi in

T

G

Hoạt động của GV và HS Nội dung

20’ Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xem

trang tính trước khi in

? Hãy cho biết mục đích của việc

xem trước khi in?

HS: Xem trước khi in cho phép

kiểm tra trước những gì sẽ được in

1 Xem trước khi in

* Mục đích của việc xem trang tínhtrước khi in cho phép kiểm tratrước những gì sẽ được in ra

Trang 16

ra Các trang được in ra sẽ giống

hệt như em thấy trên màn hình

GV: Giới thiệu cách xem trước khi

in bằng các lệnh:

GV: Khi chọn lệnh Page Layout,

chương trình bảng tính sẽ hiển thị

trang tính dưới dạng các trang in

Các trang được in ra sẽ giống hệt

như em thấy trên màn hình Quan

hoàn thiện (nếu có) em có thể tăng

hoặc giảm cỡ chữ, điều chỉnh độ

rộng các cột, ngoài ra em còn có

thể điều chỉnh ngắt trang, thiết đặt

kích thước trang in, hướng trang và

lề trang

GV: Yêu cầu 2 HS lên thực hiện lại

thao tác trên máy tính cá nhân

HS cả lớp quan sát, nhận xét

GV: Lưu ý giới thiệu cho HS biết

rằng để xem trang tính trước khi

in, ngoài chế độ hiển thị Page

Layout ta còn có thể sử dụng lệnh

Print trong bảng chọn File Khi đó

có thể xem trang tính trước khi in ở

ngăn bên phải của màn hình, thậm

* Các lệnh xem trang tính trước khi

in trong dải lệnh View:

- Chế độ hiển thị bình thường(Normal)

- Chế độ hiển thị trang in (PageLayout)

- Chế độ hiển thị ngắt trang (PageBreak Preview)

2 Điều chỉnh ngắt trang

Trang 17

phân ngắt trang tuỳ theo độ rộng

của các cột và độ cao của các hàng

Tuy nhiên có những trường hợp

em cần điều chỉnh lại cho phù hợp

GV: Đưa ra tình huống cần điều

chính dấu ngắt trang, giới thiệu:

Các đường kẻ màu xanh là các dấu

ngắt trang, chúng cho thấy các

trang in được phân chia như thế

GV: Yêu cầu 2 HS thực hiện lại

thao tác trên máy tính cá nhân

- Cách điều chỉnh:

1 Hiển thị trang tính trong chế độ

Page Break Preview.

2 Đưa con trỏ chuột vào dấu ngắttrang mà em cho rằng không hợp lí

3 Kéo thả dấu ngắt trang đến vị tríngắt trang em muốn

* Lưu ý : SGK-70

d) Củng cố, luyện tập (8’ ) :

GV: Lưu ý HS các điểm sau đây:

- Có hai loại dấu ngắt trang: ngắt trang tự động được thể hiện như các đường nétđứt màu xanh, còn các dấu ngắt trang thủ công (do người dùng điều chỉnh) đượcthể hiện như các đường nét liền Khi thêm nội dung cho trang tính, các dấu ngắttrang tự động có thể được điều chỉnh, nhưng các dấu ngắt trang thủ công sẽđược giữ nguyên vị trí

- Khi điều chỉnh ngắt trang, cỡ chữ trên toàn bộ trang tính có thể tự động đượcgiảm xuống để nội dung chứa được trên trang

Ngoài cách kéo thả vị trí của đường kẻ màu xanh để điều chỉnh ngắt trang,chúng ta còn có thể chèn thêm các dấu ngắt trang mới (sẽ là các dấu ngắt trangthủ công), hoặc xoá tất cả các dấu ngắt trang thủ công đã có

Khi cần chèn thêm các dấu ngắt trang, ta thực hiện như sau:

- Hiển thị trang tính trong chế độ Page Break Preview

- Chọn hàng trên hàng (hoặc cột bên phải cột) muốn chèn dấu ngắt trang

- Chọn lệnh Break -> Insert Page Break trong nhóm Page Setup trên dải lệnhPage Layout

Trang 18

Chương trình sẽ chèn các dấu ngắt trang vào phía trên hàng (hoặc bên trái cột)

đã được chọn Các dấu ngắt trang tự động sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợpvới các dấu ngắt trang mới được chèn thêm. 

để xoá bỏ các dấu ngắt trang thủ công, ta nháy chọn Reset All Page Breaks trênbảng chọn tắt Mọi dấu ngắt trang thủ công bị xoá và trang tính sẽ được ngắttrang với các dấu ngắt trang tự động

Ngoài ra ta còn có thể xoá các dấu ngắt trang đơn lẻ bằng các thao tác sau: Đểxoá dấu ngắt trang thủ công theo chiều đứng (hoặc theo chiều ngang), chọn cột(hoặc hàng) ngay bên phải (hoặc ngay phía dưới) dấu ngắt trang muốn xoá Sau

đó chọn lệnh Breaks trong nhóm Page Setup trên dải lệnh Page Layout và chọnRemove Page Break

Trả lời câu hỏi SGK:

1 Có thể cần điều chỉnh độ rộng các cột, độ cao các hàng, đặt lại cỡ chữ, thậmchí thay đổi bố trí nội dung,

2 Các bảng dữ liệu có dữ liệu nằm trong nhiều cột có thể không vừa với kíchthước chiều ngang của hướng giấy đứng, khi đó cần in trang tính theo hướnggiấy theo hướng giấy ngang Ví dụ thông thường các bảng như sổ điểm, sổlương đều in theo hướng ngang của giấy Các trang tính có dữ liệu trong ít cột

và nhiều hàng nên được in theo hướng giấy đứng

e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’ ):

- Học bài, xem lại các thao tác đã học, thực hành lại trên máy tính (nếu có)

- Xem trước nội dung phần tiếp theo

- Xây dựng sổ quản lí điểm của lớp bằng Excel

5 Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Trang 19

Tiết 42 : BÀI 7 TRÌNH BÀY VÀ IN TRANG TÍNH (tt)

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3 Phương Pháp giảng dạy

Nêu và giải quyết vấn đề

Vấn đáp, gợi mở

Trực quan

4 Tiến trình bài dạy

a) Ổn định tổ chức lớp học

b) Kiểm tra bài cũ: (5’)

GV: Cho HS thực hiện trên máy tính thao tác xem trước khi in và điều chỉnhngắt trang

? Lợi ích của việc xem trang tính trước khi in là gì?

- Kiểm tra nội dung trên trang có được trình bày hợp lí không và nếu in nhiềutrang, nội dung trên từng trang có được in đúng như mong muốn hay không từ

đó điều chỉnh lại trang tính cho hợp lí

c) Dạy nội dung bài mới

GV: Các trang in đều có kích thước các lề mặc định sẵn và hướng giấy in làhướng đứng Tuy nhiên trong quá trình tạo các trang tính và in trang tính ngườidùng muốn điều chỉnh các lề cũng như trình bày trang in theo ý thích của mình.Vậy cách thiết đặt lề và hướng giấy, in trang tính như thế nào? Chúng ta cùngtìm hiểu trong bài học hôm nay

GV: Chiếu một trang tính và giới

thiệu lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải

3 Đặt lề và hướng giấy in

Trang 20

Các trang in được đặt lề với kích

thước ngầm định và hướng giấy in

đứng

Em có thể thay đổi các lề và hướng

giấy in cho phù hợp với yêu cầu của

mình

HS: Quan sát

GV: Hướng dẫn HS thay đổi lề trên

hộp thoại Page setup

HS: Quay ngang hướng giấy

GV: Hướng dẫn cách thiết lập hướng

giấy

HS: Quan sát và ghi nhớ

* Đặt lề:

- Mở dải lệnh Page Layout

- Mở hộp thoại Page Setup

- Nháy chuột chọn trang Margins

- Thay đổi các số trong các ô: Top(lề trên), Bottom (lề dưới), Left(lề trái), Right (lề phải) để thiếtđặt lề

Trang 21

GV: Yêu cầu 2 HS lên thực hiện lại

thao tác trên máy tính

HS cả lớp quan sát, nhận xét

GV có thể giới thiệu thêm các lệnh

Margins và Orientation ngay trong

nhóm Page Setup trên dải lệnh Page

Layout Lưu ý rằng với lệnh Margins

chỉ có thể chọn các tuỳ chọn thiết đặt

lề trang có sẵn, muốn thiết đặt lề

trang với lựa chọn khác cần phải

chọn Custom Margins để hiển thị hộp

thoại Page Setup

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách in trang

tính

GV: Sau khi thiết đặt và kiểm tra các

trang in, nếu em thấy các trang đã

được ngắt một cách hợp lí, cách trình

bày trên từng trang đã phù hợp thì

việc in trang tính chỉ còn là thao tác

đơn giản

GV: Giới thiệu cách in tất cả các

trang

HS: Quan sát và ghi nhớ

GV: Nếu không muốn in toàn bộ

trang tính, ta có thể thiết đặt khu vực

in để chỉ in khu vực được thiết đặt

Các bước thiết đặt khu vực in trên

trang tính như sau:

- Chọn vùng hoặc các vùng cần in

- Mở dải lệnh Page Layout và chọn

lệnh Print Area trong nhóm Page

Setup, sau đó chọn Set Print Area

Sau khi thiết đặt khu vực in, nếu vào

chế độ hiển thị Page Break Preview,

vùng sẽ được in ra được hiển thị rõ

với đường viền đậm màu xanh Khi

Trang 22

trở lại chế độ ngầm định ban đầu, ta

mở dải lệnh Page Layout và chọn

lệnh Print Area trong nhóm Page

Setup, sau đó chọn Clear Print Area

GV: Giới thiệu cách in một phần của

GV: Yêu cầu 3 HS thực hiện lệnh in

theo các yêu cầu đã học

HS: Cả lớp quan sát, nhận xét

* In một phần trang tính:

- Thiết đặt khu vực in bằng lệnhPrint Area

- Chọn File -> Print (hoặc nhấnCtrl +P)

- Nháy chuột tiếp vào nút Print

- Xem trước nội dung của bài thực hành 7

- Tiếp tục xây dựng sổ quản lí điểm của lớp bằng Excel

5 Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Trang 23

- Thực hiện được việc xem trang tính trước khi in

- Thực hiện được việc đặt lề và hướng giấy cho trang in

- Thực hiện được việc điều chỉnh dấu ngắt trang

b) Về kỹ năng: HS thực hiện được các kỹ năng trên

c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trongcông việc

2 Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3 Phương Pháp giảng dạy

b) Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong quá trình thực hành

c) Dạy nội dung bài mới:

GV: Tiết học trước các em đã tìm hiểu cách điều chỉnh ngắt trang, xem văn bảntrước khi in, điều chỉnh hướng trang Tiết học hôm nay chúng ta vận dụng nhữngkiến thức đã học để làm các bài tập thực hành

T

G

Hoạt động của GV và HS Nội dung

20' Hoạt động 1: Kiểm tra trang tính

Page Layout trên dải lệnh View để

xem việc tự động phân trang trang

tính trước khi in, sau đó hướng dẫn

HS sử dụng lệnh Page Break

Preview để xem các dấu ngắt

Bài tập1 Kiểm tra trang tính trước

khi ina) Sử dụng lệnh Page layout trêndải lệnh View để xem trang tínhtrước khi in

- Sử dụng các thanh cuộn

- Kéo thả con trượt góc phải, phía dưới màn hình

b) Sử dụng lệnh Page Break Preview để xem các dấu ngắt trangc) Ghi nhận lại những điểm chưa

Trang 24

trang Yêu cầu HS ghi lại những

điểm chưa hợp lí (theo ý HS) và đề

xuất cách khắc phục Cuối cùng

giáo viên cùng HS tổng kết lại

những gì HS ghi nhận được, phân

của nhiều lệnh nhất trong khoảng

thời gian ấn định trước sẽ được

tuyên dương)

Hoạt động 2: Thiết đặt lề trang in,

hướng giấy in và điều chỉnh các

GV: Giới thiệu 2 lựa chọn khác ở

phần dưới trang Margins của hộp

thoại, đánh dấu các ô này và yêu

cầu HS quan sát kết quả được minh

họa trên hộp thoại

GV: Yêu cầu HS mở hộp thoại

Page setup và thiết lập theo yêu

cầu

hợp lí và cách khắc phục

Bài tập 2 Thiết đặt lề trang in,

hướng giấy in và điều chỉnh cácdấu ngắt trang

a) Mở hộp thoại Page Setup Trêntrang Margins của hộp thoại, quansát và ghi nhận các thông số ngầm

định trong các ô Top, Bottom, Left

và Right

- Thay đổi các thông số này Nháy

OK sau mỗi lần thay đổi thông số

để thấy tác dụng trên trang in

- Đặt các thông số này tương ứng là

1.5; 1.5; 2 và 2

- Lựa chọn trong mục center onpage của trang Margins

b) Trên trang Page của hộp thoại

Page Setup, quan sát và ghi nhận

các thiết đặt ngầm định Portrait

Trang 25

GV: Yêu cầu HS mở chế độ Page

Break Preview, điều chỉnh ngắt

trang

GV nên chuẩn bị trước bảng tính

Bang diem lop em với danh sách

khoảng 45 HS hoặc hướng dẫn các

em sao chép thêm một số hàng để

đủ số lượng 45 HS sao cho các dấu

ngắt trang tự động ngắt trang một

cách không hợp lí, từ đó nảy sinh

yêu cầu điều chỉnh các dấu ngắt

trang

Lưu ý HS quan sát để thấy rằng

sau khi điều chỉnh, dấu ngắt trang

(đường nét đứt màu xanh) sẽ trở

thành đường nét liền

( đứng) Đánh dấu chọn trong ô Landscape và quan sát tác dụng.

Cuối cùng đặt lại hướng giấy đứng.c) Kiểm tra các trang bằng chế độ

hiển thị Page Break Preview Kéo

thả chuột để điều chỉnh lại sao chocác cột được in hết trên một trang,mỗi trang in khoảng 28 hàng

d) Thoát khỏi chế độ Page Break

Preview và lưu bảng tính.

d) Củng cố, luyện tập ( 3') :

GV Cho HS nhắc lại tác dụng của một số lệnh đã học

HS trình bày lại cách chọn trang giấy đứng hoặc ngang

e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2' ):

- Xem lại bài tập đã thực hành, thực hành lại trên máy tính (nếu có)

- Xem trước nội dung thực hành phần tiếp theo

5 Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Trang 26

- HS thực hiện được các thao tác định dạng trang tính

- HS thực hiện được các thao tác: Kiểm tra trang tính trước khi in, thiết đặt lề vàhướng giấy cho trang in, điều chỉnh các dấu ngắt trang phù hợp với yêu cầu inc) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trongcông việc

2 Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3 Phương Pháp giảng dạy

b) Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong quá trình thực hành

c) Dạy nội dung bài mới:

GV : Nêu yêu cầu :

- Yêu cầu: Dữ liệu trong hàng tiêu

đề ( hàng 3) được căn giữa với

kiểu chữ đậm và cỡ chữ to hơn

- Dữ liệu trong các cột Stt, chiều

Bài tập 3: Định dạng và trình bày

trang tínha) Thực hiện các định dạng cầnthiết để có trang tính tương tự sgk.b) Xem trước trang in, kiểm tra cácdấu ngắt trang và thiết đặt hướngtrang nằm ngang để in hết các cộttrên một trang, thiết đặt lề thích hợp

và lựa chọn để in nội dung giữatrang giấy theo chiều ngang

Trang 27

cao, cân nặng được căn giữa; trong

các cột Họ và tên, Địa chỉ, Điện

thoại – căn trái; trong cột Ngày

sinh – căn phải

- Dữ liệu trong cột chiều cao được

định dạng với hai chữ số thập

phân

- Các hàng được tô màu nền phân

biệt để dễ tra cứu

GV lưu ý HS điền đủ nội dung cho

các cột và định dạng tiêu đề, dữ

liệu các cột theo yêu cầu Hướng

dẫn HS chỉ nên tô màu nền các

hàng khác nhau để dễ phân biệt sau

khi đã định dạng phông chữ và căn

chỉnh xong

GV: Yêu cầu HS lên điều chỉnh

trang in và thực hiện lệnh in trên

máy chiếu

Trước khi in phải yêu cầu HS tiến

hành việc xem trước khi in và chỉ

tiến hành lệnh in ra giấy khi hoàn

toàn ưng ý

GV có thể hướng dẫn cho HS cách

tạo đường biên cho các ô tính Việc

tạo đường biên ngầm định là một

thao tác đơn giản, tuy nhiên để tạo

được đường biên giúp cho danh

sách dữ liệu dễ theo dõi, đẹp, hấp

dẫn, đảm bảo tính thẩm mĩ có thể

không dễ dàng với HS

HS: Cả lớp quan sát và nhận xét

c) Lưu bảng tính và thực hiện lệnhin

d) Củng cố, luyện tập (13') :

Trang 28

GV: Đưa ra bài tập: Em hãy lập danh sách cán bộ lớp em (khoảng 5 bạn) và điềnđầy đủ các thông tin sau: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, điện thoại và cộtghi chú (lớp trưởng, lớp phó ) theo mẫu sau:

- Xem lại bài tập đã thực hành, thực hành lại trên máy tính (nếu có)

- Xem trước nội dung bài tiếp theo

5 Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Trang 29

Tiết 45 BÀI 8 SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU

Ngày soạn: 25/01/2018

Ngày dạy: /… /……… tại lớp: ………….sỹ số HS: ………… vắng…………

1 Mục tiêu

a) Về kiến thức:

- Hiểu được nhu cầu sắp xếp dữ liệu

- Biết các bước thực hiện sắp xếp dữ liệu

b) Về kỹ năng: Thực hiện được kĩ năng sắp xếp dữ liệu

c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trongcông việc

2 Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3 Phương Pháp giảng dạy

Nêu và giải quyết vấn đề

Vấn đáp, gợi mở

Trực quan

4 Tiến trình bài dạy

a) Ổn định tổ chức lớp học

b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài mới

c) Dạy nội dung bài mới:

trong lớp em thường được nhập

vào trang tính theo thứ tự bảng chữ

cái

Trang 30

Trường hợp để dễ dàng cho việc so

? Để có một bảng điểm liệt kê các

học sinh theo thứ tự ĐTB như trên

thì từ bảng điểm ban đầu em sẽ

thực hiện thao tác nào dưới đây:

A Nhập lại dữ liệu từng hàng theo

GV: Em sẽ thấy cách nào trong hai

cách trên cũng không hiệu quả vì

rất mất thời gian và có những rủi

đạt một trong ba điểm trung bình

cao nhất Hãy liệt kê những khó

khăn khi thực hiện việc đó?

HS: Trả lời

GV: Chương trình bảng tính có

những tính năng giúp em dễ dàng

vượt qua những khó khăn trên Em

có thể sắp sếp lại bảng dữ liệu hiện

có theo thứ tự tăng hay giảm của

giá trị dữ liệu, lọc ra các hàng đạt

các tiêu chuẩn do em quy định

Các lệnh dùng để sắp xếp hoặc lọc

dữ liệu có trong nhóm Sort&

Filter trên dải lệnh Data.

Trang 31

dữ liệu kiểu kí tự là thứ tự theo

bảng chữ cái tiếng Anh

Thực hiện thao tác sắp xếp trên

máy tính:

VD: Kết quả thi đấu của đoàn vận

động viên các nước tham gia

SEAGAME 28:

Sắp xếp thứ hạng các nước theo

tổng số huy chương đạt được:

1 Sắp xếp dữ liệu

*Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí

các hàng để giá trị dữ liệu trongmột hay nhiều cột được sắp xếptheo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần

Trang 32

HS: Quan sát

? Hãy trình bày các bước sắp xếp

dữ liệu?

HS: Trả lời

GV: Gọi 1 HS lên thực hành mẫu:

Sắp xếp tên các nước theo thứ tự

bảng chữ cái

HS cả lớp: Quan sát

GV có thể hướng dẫn HS chọn

lệnh Sort trong nhóm Sort &

Filter trên dải lệnh Data để hiển

thị hộp thoại Sort và nháy chọn

My data has headers Sau đó chọn:

Thao tác này sẽ thực hiện việc sắp

xếp thứ tự theo chiều giảm dần số

huy chương vàng, nếu số huy

chương vàng bằng nhau sẽ sắp xếp

tiếp theo chiều giảm dần của số

huy chương bạc và nếu cùng số

huy chương bạc sẽ sắp xếp tiếp

theo chiều giảm dần của số huy

chương đồng Kết quả:

*Các bước sắp xếp dữ liệu:

1 Nháy chuột chọn một ô trong cộtcần sắp xếp dữ liệu

2 Nháy nút trong nhóm Sort&

Filter của dải lệnh Data để sắp xếp

theo thứ tự tăng dần hoặc nháy nút

để sắp xếp theo thứ tự giảm dần

Trang 33

d) Củng cố, luyện tập (13') :

GV: Yêu cầu HS thực hành bài tập 1 SGK-83

HS: Thực hiện trên máy tính cá nhân

GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc, chiếu một số bài làm tốt, cho điểm miệng

e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'):

- Ôn tập lại các thao tác đã học, thực hành trên máy (nếu có)

- Xem trước nội dung phần tiếp theo

5 Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Trang 34

Tiết 46 BÀI 8 SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU (tt)

Ngày soạn: 27/1/2018

Ngày dạy: /… /……… tại lớp: ………….sỹ số HS: ………… vắng…………

1 Mục tiêu

a) Về kiến thức:

- Hiểu được nhu cầu sắp xếp dữ liệu và lọc dữ liệu

- Biết các bước thực hiện lọc dữ liệu

b) Về kỹ năng: HS có kĩ năng lọc những hàng dữ liệu thỏa mãn điều kiện nào đóc) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trongcông việc

2 Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3 Phương Pháp giảng dạy

Nêu và giải quyết vấn đề

Vấn đáp, gợi mở

Trực quan

4 Tiến trình bài dạy

a) Ổn định tổ chức lớp học

b) Kiểm tra bài cũ: (5')

GV: Mở bảng tính Bảng điểm khối 7 Yêu cầu HS thực hiện thao tác:

- Sắp xếp dữ liệu giảm dần theo Điểm trung bình

- Nếu HS có điểm trung bình bằng nhau thì sắp xếp điểm tin học theo thứ tựgiảm dần

c) Dạy nội dung bài mới:

GV: Cho HS quan sát bảng tính bảng điểm lớp 7C

? Hãy chỉ ra những bạn có học lực yếu trong HKI ?

HS: Trả lời

GV: Đối với bảng dữ liệu này chỉ có ít hàng dữ liệu do vậy việc chỉ ra các bạn

có học lực yếu là tương đối dễ Tuy nhiên khi bảng tính gồm hàng trăm hàng dữliệu thì việc lọc dữ liệu sẽ trở thành vấn đề khó khăn Vậy làm thế nào để sửdụng chương trình bảng tính để lọc dữ liệu? Chúng ta tìm hiểu phần 2

T

G

Hoạt động của GV và HS Nội dung

20' Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước 2 Lọc dữ liệu

Trang 35

lọc dữ liệu trên trang tính

? Sau khi lọc em thấy kết quả lọc

có sắp xếp lại dữ liệu trong bảng

không?

HS: Kết quả lọc dữ liệu không sắp

xếp lại dữ liệu, kết quả lọc được

hiển thị theo thứ tự ban đầu, các

khác bị ẩn đi Tên của các hàng

được chọn đổi thành màu xanh

Tiêu đề cột có dữ liệu đã lọc xuất

hiện biểu tượng thay cho

HS : Quan sát và ghi nhớ

* Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiểnthị các hàng thỏa mãn các tiêuchuẩn nhất định nào đó

*Quá trình lọc dữ liệu gồm 2 bước:

- Bước 1: Chuẩn bị:

+ Nháy chuột chọn một ô trongvùng có dữ liệu cần lọc

+ Mở dải lệnh Data, chọn lệnhFilter trong nhóm Sort&Filter

- Bước 2: Lọc (là bước chọn tiêuchuẩn để lọc)

+ Nháy vào nút mũi tên trênhàng tiêu đề cột

+ Chọn các giá trị dữ liệu cần lọctrên danh sách hiện ra

+ Nháy OK

Trang 36

GV: Lưu ý HS có thể lọc theo

nhiều tiêu chuẩn khác nhau: Em có

thể nháy nút trên hàng tiêu đề

của cột khác để lọc các hàng thỏa

mãn thêm các tiêu chí bổ sung

GV : Nhấn mạnh kết quả lọc dữ

liệu không sắp xếp lại dữ liệu, kết

quả lọc được hiển thị theo thứ tự

ban đầu, những hàng không thỏa

mãn tiêu chuẩn lọc bị ẩn đi

GV: Gọi 1 HS lên thực hiện lại

thao tác lọc dữ liệu

HS: Cả lớp quan sát, nhận xét

? Muốn hiển thị danh sách mà vẫn

làm việc với Auto filter ta làm như

Clear trong nhóm lệnh Sort&Filter

trên dải lệnh Data

GV: Khi nháy chuột ở mũi tên trên

tiêu đề cột, phía trên danh sách

chọn em còn thấy lựa chọn

Number Filters (hoặc Text Filters)

Trỏ chuột vào lựa chọn này, trong

bảng chọn hiện ra có lựa chọn Top

10 Lựa chọn này dùng để làm gì ?

GV : Hướng dẫn HS thực hiện

VD : Chọn ra các nước có tổng số

huy chương là một trong 3 giá trị

- Hiển thị toàn bộ danh sách : chọn lệnh Clear trong nhóm lệnhSort&Filter trên dải lệnh Data

- Thoát khỏi chế độ lọc: Chọn lạilệnh Filter

3 Lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất)

Nháy nút mũi tên trên hàng tiêu

đề cột,chọn Number Filters chọnTop 10, xuất hiện hộp thoại:

+ Chọn Top (lớn nhất), hoặc

Bottom (nhỏ nhất)

- Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc

- Nháy OK

Trang 37

lớn nhất :

Kết quả : ta có tất cả 4 nước có

tổng số huy chương là các giá trị :

186, 247, 259 (3 giá trị cao nhất)

GV: Lưu ý học sinh lựa chọn này

không có với các cột có dữ liệu kí

tự

GV : Yêu cầu 1 HS thực hiện lọc

ra các nước có tổng số huy chương

là một trong hai giá trị nhỏ nhất

HS: Cả lớp quan sát

* Lưu ý: SGK-83

d) Củng cố, luyện tập (3' ) :

Mở bảng tính Seagames đã lưu trong máy tính, thực hiện các thao tác:

- Lọc ra 3 nước có số huy chương vàng nhiều nhất

- Lọc ra 3 nước có số huy chương đồng ít nhất

- Lọc ra 3 nước có tổng số huy chương nhiều nhất, sau đó sắp xếp lại kết quảnhận được theo tổng số huy chương đạt được với thứ tự giảm dần

e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'):

- Học bài, ôn tập lại các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu, thực hành lại trên máytính (nếu có)

- Xem trước nội dung bài thực hành giờ sau

5 Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Trang 38

Tiết 47 BÀI THỰC HÀNH 8 SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU

- Thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu

- Thực hiện được việc lọc dữ liệu

c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trongcông việc

2 Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3 Phương Pháp giảng dạy

b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành

c) Dạy nội dung bài mới:

GV: Qua bài học trước các em đã được học cách sắp xếp và lọc dữ liệu, bài họchôm nay sẽ giúp các em nâng cao nhận thức và kĩ năng sắp xếp, lọc dữ liệu theo

ý muốn của em trên trang tính

GV: Giới thiệu về mục đích, yêu

cầu của tiết học

Hoạt động 2: Sắp xếp và lọc dữ

liệu

1 Mục đích, yêu cầu: SGK-86

2 Nội dung Bài 1 SGK- 86

a) Thực hiện các thao tác sắp xếp

Trang 39

GV : Yêu cầu học sinh khởi động

chương trình bảng tính Excel, mở

bài Bang diem lop em và thực hành

theo yêu cầu

HS: Nhận yêu cầu bài tập của giáo

viên, nghe chỉ dẫn và làm bài

GV: Chiếu kết quả một số máy HS

lên màn hình

HS cả lớp quan sát và đối chiếu kết

quả bài làm

Lưu ý phần c) lọc ra các bạn có

điểm trung bình cả năm là một

trong ba điểm cao nhất và các bạn

có điểm trung bình là một trong hai

điểm thấp nhất, lưu ý HS rằng sử

dụng lệnh Number Filters (Top 10)

thường sẽ không cho kết quả mong

muốn Trong trường hợp này cần

nháy chuột để chọn 3 giá trị lớn

nhất và 2 giá trị nhỏ nhất (sau khi

nháy nút mũi tên ở tiêu đề cột dữ

liệu)

Hoạt động 2: Sắp xếp và lọc dữ

liệu theo yêu cầu

GV: Yêu cầu mở lại trang tính cac

nuoc DNA và yêu cầu HS làm bài

tập 2

GV: Yêu cầu 2 HS thực hành trên

máy tính cá nhân, chiếu một số bài

theo điểm các môn học và điểmtrung bình

b) Thực hiện các thao tác lọc dữliệu để chọn các bạn có điểm 10môn Tin học

c) Lọc ra các bạn có điểm trungbình cả năm là một trong ba điểmcao nhất và các bạn có điểm trungbình cả năm là một trong hai điểmthấp nhất

d) Hãy lọc ra 5 bạn có điểm trungbình cả năm cao nhất

Đóng bảng tính nhưng không lưu

Bài tập 2 (SGK -86)

a) Mở bảng tính Cac nuoc DNA đã

có trong Bài thuc hanh 6

b) Hãy sắp xếp các nước theo:

- Diện tích tăng dần hoặc giảm dần

Trang 40

theo diện tích, dân số và mật độ

dân số theo chiều tăng dần (hoặc

giảm dần của từng cột)

- Dân số tăng dần hặc giảm dần

- Mật độ dân số tăng dần hoặc giảmdần

c) Sử dụng công cụ lọc để

- Cho biết 5 nước có diện tích lớnnhất;

- Cho biết 3 nước có số dân ít nhất;

- Cho biết 3 nước có mật độ dân sốcao nhất

d) Củng cố, luyện tập (5') :

GV: Nhận xét về cách thực hiện các thao tác trong bài làm của HS Nhắc nhở vàchốt lại một số lỗi HS còn vướng mắc trong quá trình thực hành

e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'):

- Ôn tập lại các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu

- Thực hành lại trên máy tính (nếu có) Xem trước nội dung thực hành tiếp theo

5 Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Ngày đăng: 07/05/2018, 19:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w