Nói đến Vĩnh Long, một tỉnh tọa lạc gần như là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, người làm du lịch đều nghĩ đến khu vực chi chít sông ngòi, cù lao trên sông, cây trái nhiệt đới sum suê, thức ăn phong phú và văn hóa đa dạng luôn tạo ra sự hấp dẫn cho mọi du khách. Chính vì vậy, du lịch miệt vườn sông nước nơi đây đã trở thành hình thức du lịch hấp dẫn với rất nhiều khách du lịch địa phương và cả khách du lịch nước ngoài. Đặc biệt nổi bật nhất là du lịch miệt vườn ở cù lao An Bình.
Trang 1DU LỊCH CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG
– NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
_
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, du lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế nước ta Du lịch Việt Nam đang có những bước triển biến rõ rệt, lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng Ngành đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước ta và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng cao đã đưa du lịch trở thành một ngành “công nghiệp không khói” đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Nói đến Vĩnh Long, một tỉnh tọa lạc gần như là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, người làm du lịch đều nghĩ đến khu vực chi chít sông ngòi, cù lao trên sông, cây trái nhiệt đới sum suê, thức ăn phong phú và văn hóa đa dạng luôn tạo ra sự hấp dẫn cho mọi du khách Chính vì vậy, du lịch miệt vườn sông nước nơi đây đã trở thành hình thức du lịch hấp dẫn với rất nhiều khách du lịch địa phương và cả khách du lịch nước ngoài Đặc biệt nổi bật nhất là du lịch miệt vườn ở cù lao An Bình
1- Vài nét về du lịch ở cù lao An Bình
Nằm giữa sông Tiền và sông Cổ Chiên thuộc nhánh sông Mêkông, diện tích rộng khoảng 60 km2, gồm bốn xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú thuộc huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long, về phương diện du lịch phía Bắc giáp chợ nổi Cái Bè
- tỉnh Tiền Giang, phía Đông nam giáp làng trái cây huyện Chợ Lách - tỉnh Bến Tre, phía Tây hướng về cầu Mỹ Thuận, phía Nam đối diện với thành phố Vĩnh Long
Trang 2Cù lao An Bình là phần đất đầu nguồn của dải Cù lao Minh, đất đai trù phú, phù
sa màu mỡ, cây lành trái ngọt Cù lao là điểm du lịch xanh thu hút mỗi năm 400 – 500 ngàn lượt du khách, bởi sinh hoạt của cư dân trên vùng đất nầy vẫn còn mang đậm nét văn hóa miệt vườn mộc mạc đơn sơ của thời kỳ khai hoang mở cõi “Đất phương Nam”
Hệ thống kênh rạch chằng chịt như một mê cung, những chiếc xuồng chèo đưa du khách len lỏi giữa những vùng cây trái trĩu cành sai quả, hai bên bờ là hàng dừa xen thủy liễu xanh mướt một màu, mang đến cho du khách cảm giác thanh bình êm ả, sống giữa thiên nhiên hiền hòa, trong lành
Nói đến Cù lao An Bình là nói đến những vườn cây trái bạt ngàn Đó là niềm tự hào của người dân địa phương về nguồn hoa lợi, trái cây hầu như có quanh năm, mùa nào thức nấy, mỗi loại mang một hương vị riêng như: nhãn, chôm chôm, xoài, sầu riêng, mít, bưởi, mận, cóc, ổi, mảng cầu, bòn bon, sapôchê, măng cụt, … Nhiều nhà vườn được hình thành Có thể kể đến một số nơi đã trở nên quen thuộc với du khách:
Xã Bình Hòa Phước có vườn du lịch sinh thái theo loại hình “homestay”, như vườn ông Ba Hùng, vườn ông Mai Quốc Nam, vườn ông Mười Hưởng, Nhà cổ ông Cai Cường Khách du lịch có thể thực hiện tour trải nghiệm cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với nông dân tại địa phương
Xã Đồng Phú có Khu du lịch trang trại nuôi trồng thủy sản Mekong – Đồng Phú Tại đây khách có thể tự câu những con cá tra, cá ba sa, cá ngát, cá lăng, cá mè dinh… trong các kinh rạch nhỏ và được hướng dẫn tự chế biến các món ăn đơn giản, giàu chất dinh dưỡng như cá nấu mẳn, cá kho lạt dầm me hay cá ngát nấu canh chua cơm mẻ, lai rai vài ly rượu đế, cùng bè bạn ngắm cầu Mỹ Thuận lúc hoàng hôn…
Xã Hòa Ninh có vườn du lịch Bà Bảy Thời, vườn ươm cây giống đặc sản Ông Tám Hổ, nhà sàn Ông Mười Đầy Ngôi nhà nầy được xây cất trên sông, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, sapôchê…phù hợp với loại hình du lịch thư giãn, được các Công ty lữ hành chọn làm điểm dừng trong chuyến tham quan bằng thuyền và là nơi phục vụ ăn
Trang 3trưa hoặc nghỉ qua đêm trong các chương trình tour "Đi trong màu xanh đồng bằng sông Cửu Long" Ngoài ra còn có vườn cảnh bon sai của Ông Sáu Giáo với các loại cây cảnh mai vàng, mai chiếu thủy, lan, lài, cần thăng, bùm sụm Xung quanh nhà là vườn nhãn
và ao nuôi cá tai tượng, một loại cá thịt ngon đem chiên xù cuốn bánh tráng, chuối, khế, rau thơm ăn với nước mắm tỏi ớt, rất ấn tượng đối với du khách nước ngoài khi thưởng thức món đặc sản nầy, giúp họ hiểu được nét văn hóa ẩm thực dân dã của vùng đất Nam Bộ
Xã An Bình có các điểm tham quan du lịch như: Làng mai vàng Ấp Phước Định, vườn mận Ngọc Lý, vườn chôm chôm ông Chín Cần, nghỉ đêm tại nhà vườn theo loại hình du lịch “homestay” tại nhà Ông Năm Thành, Ông Tám Tiền, Ông Ba Lình… Nếu
du khách có nhu cầu ăn uống, chủ vườn sẵn sàng phục vụ với những món đơn giản như
cá lóc nướng trui, chả giò chiên giòn, cháo gỏi gà tại điểm du lịch của ông Bảy Hồng Ngoài ra du khách có thể đến tham quan chùa Tiên Châu, ngay bên cạnh bến phà An Bình, nghiên cứu nét văn hóa tín ngưỡng của cư dân địa phương Ngôi chùa có tên chính thức là Di Đà tự, được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Tiên Châu cổ
tự còn được biết đến bởi truyền thuyết Bãi Tiên Nói đến xã An Bình phải kể đến Khu
du lịch trang trại Vinh Sang được Hiệp hội du lịch Đồng sông Cửu Long bình chọn là một trong bốn điểm đến hấp dẫn nhất năm 2009, với các trò chơi cảm giác mạnh như tự mình nhử mồi câu cá sấu giúp người chơi có thể hình dung cả một hành trình khai phá thiên nhiên của vùng đất Nam Bộ cách đây vài trăm năm còn rất hoang sơ, cưỡi đà điểu chạy tung tăng trên bãi cát, tập đi cầu khỉ, chơi xe trượt cỏ, đi xe đạp dạo quanh đường làng, chèo xuồng bên những dòng kinh, giăng lưới, chài cá hoặc be bờ tát mương bắt cá Những con cá nước ngọt tươi rói sẽ càng hấp dẫn hơn khi du khách tự tay mình chế biến món cá nướng, thưởng thức ngay tại vườn và nhâm nhi với ly rượu nếp đậm đà hương vị đồng quê, hòa mình vào nếp sống dân dã của người dân miền sông nước và được nghe những làn điệu vọng cổ mượt mà qua loại hình Đờn ca tài tử Nam Bộ
Trang 4Những nét riêng vốn có của Cù lao An Bình đã thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan nghỉ dưỡng Đây là những yếu tố để phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và là địa chỉ du lịch đáng tin cậy khi đến Vĩnh Long
2- Những vấn đề đặt ra đối với du lịch ở cù lao An Bình
2.1 Điểm mạnh
2.1.1 Về tự nhiên
Cảnh trí thiên nhiên còn hoang sơ, cù lao với bạt ngàn vườn cây vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị tàn phá nghiêm trọng bởi sự bùng nổ dân số và phát triển công nghiệp
Điểm tham quan trải dài, rộng khắp từ vườn này sang vườn khác, từ con rạch này sang con rạch khác góp phần thỏa mãn nhu cầu du lịch của hầu hết các loại khách du lịch
Sự phong phú của phẩm vật địa phương như cây trái nhiệt đới miền nam trở nên niềm tự hào của cư dân địa phương và tạo ra sức mua khá lớn đối với du khách nội địa
và quốc tế
Hệ thống sông ngòi chi chít, kênh mương trãi rộng khắp miền cả phía đông lẫn phía tây nên vô cùng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, nhà vườn, mạo hiểm, nghỉ dưỡng,
Thời tiết thường xuyên nắng ấm và ít mưa gió lớn nên các chuyến du lịch của khách thời điểm nào trong năm cũng không bị cản trở
2.1.2 Về văn hóa
Dân cư địa phương đa số vẫn sống chủ yếu bằng nông nghiệp, thủy sản và chăn nuôi do vậy tự thân luôn tạo ra sự hấp dẫn với nhiều loại hình sản xuất, cách thức khai thác sản phẩm từ tự nhiên
Trang 5Văn hóa, tôn giáo Phât giáo, và các tín ngưỡng dân gian khác đã tạo nên sự thu hút khá mạnh mẽ cho du khách
Các món ăn địa phương với nguyên liệu tại chổ dồi dào, chế biến đơn giản nhưng toát lên tính hoang sơ và cũng không thiếu những món ăn cầu kỳ của thời hiện đại đã mang lại bao điều lý thú, ngạc nhiên cho du khách
2.1.3 Về cơ sở hạ tầng
Qua nhiều năm phát triển và trưởng thành, cù lao An Bình đã có một đội ngũ làm dịch vụ du lịch sông nước rất lớn
Chính quyền địa phương đã chọn du lịch là một mủi nhọn phát triển kinh tế địa phương do vậy đã có chính sách thuận lợi để phát triển du lịch như ngủ vườn, đi thuyền ven sông rạch, phát triển khu du lịch, nghỉ dưỡng,…
Tuy nhiên du lịch cù lao An Bình vẫn còn nhiều vấn đề khá trắc trở cho du khách cũng như các nhà điều hành tours
2.2 Điểm yếu
2.2.1 Điểm tham quan và bến đò đón đưa khách
Điểm tham quan: Nhiều điểm chưa được tôn tạo đúng mức, thực trạng xuống cấp nên không thể đưa khách đến, không có điểm đậu xe, hoặc đậu rất khó khăn hoặc bãi đậu quá nhỏ so với nhu cầu
Các bến đò, bến đậu thuyền có bậc cấp không đạt độ an toàn cho khách khi thủy triều lên xuống, các bậc xuống không có tay vịn, không có biển báo Mỗi thuyền có hình dáng kích thước khác nhau lại càng khó khăn khi cập vào đón và đưa khách An toàn cho khách khi lên và xuống thuyền tại nhiều nơi không được thông báo cẩn thận Thuyền đậu chen chúc không tạo hành lang an toàn cho khách bước lên xuống Nhiều người địa phương chở khách trên các phương tiện chưa qua kiểm định, chưa có bảo hiểm, thiếu biển báo
Trang 6Nhiều kênh tự nhiên hoặc đã đào lâu năm để di chuyển vào các cù lao đã bị bồi lắng phù sa vì vậy khi thủy triều xuống, nước ròng nhất là tháng 3 âm lịch hằng năm, đi
đò đến các cù lao trong các con kênh nhỏ vô cùng khó khăn Thật tình, cảnh đẹp thường tập trung hai bên bờ kênh rạch nhỏ nhưng thuyền lại không đi vào được
Tuyến điểm tham quan và nghỉ dưỡng rời rạc, không liên kết, vì vậy rất khó thiết
kế tour đi thăm phù hợp với khung thời gian cố định và điểm dừng chân cho ăn uống, nghỉ ngơi,
2.2.2 Phương tiện phục vụ khách
Các phương tiện thuyền bè chưa được đầu tư đúng mức mĩ thuật nên vẫn chưa có tiếng nói riêng của đồng bằng sông Cửu Long, thực chất chỉ là phương tiện di chuyển đơn thuần chứ chưa ai suy nghĩ đến tính mỹ thuật, tính tiện nghi (Tại Hội an, nhiều chiếc đò nhỏ đều có nhà vệ sinh, )
Tiếng ồn của máy nổ trên thuyền quá to, cản trở thuyết minh của hướng dẫn Phòng ngủ xây dựng hướng sông và bờ kênh không cách âm tốt nên khách phải thức giấc qua sớm do những tiếng máy nổ của người dân sinh hoạt vào buổi sáng sớm
Đò chèo là một hoạt động khá lý thú trên kênh rạch, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người Tuy nhiên hầu hết đều là bến tạm, nơi đón đưa khách không an toàn, khách đi đò chèo trong không gian hẹp và có nhiều đò sẽ dặp nguy hiểm như giập tay khi vịn vào be đò nhưng khách chưa được nhắc nhở đầy đủ và chưa đầy đủ biển báo về
an toàn khi ngồi trên đò
Nhiều đò, thuyền không có mái che và không có mũ nón cho khách ngồi, nên nhiều trường hợp khách bị trúng nắng nóng ngay trên thuyền khi băng qua sông hoặc đi giữa các con kênh
2.2.3 An toàn và vệ sinh
Trang 7Áo phao và phao cứu sinh trên các thuyền du lịch vẫn còn thiếu thốn trầm trọng.
Ý thức an toàn khi di chuyển trên sông nước chưa cao Qui trình an toàn không được phổ biến rộng rãi Gần như không ai nói về qui trình an toàn khi khách bắt đầu ngồi lên đò,
Các điểm tham quan chưa được giữ gìn vệ sinh đúng mức, rác rến vức đổ bừa bãi Nhất là chung quanh các bến thuyền, bãi tắm gần khu vực dân sinh hoạt
Vệ sinh trên các thuyền cho khách nhất là thuyền cho khách địa phương không đủ tiện nghi, không có phòng vệ sinh nên không thể đi lâu trên sông nước
Trang thiết bị phục vụ vệ sinh cho khách sau khi tham quan khá đơn giản, chưa phù hợp với yêu cầu vệ sinh của khách quốc tế, chẳng hạn nhà vệ sinh lắp bàn ngồi xổm như người địa phương, khách không đi được đó là chưa nói nước rửa khá khan hiếm, các vòi rửa thiếu bảo trì nên cái hư, cái chảy nước tràn lan Do vậy đã làm khách trợt té khi đi vào nhà vệ sinh và nhà dân địa phương, ngay cả nhà dân chuyên làm du lịch cũng không hẳn 100% có nhà vệ sinh đúng ý của khách quốc tế Hầm cá nuôi lấy thịt dù không nuôi bằng phương pháp quá thô thiển như trước đây nhưng nhiều nơi vẫn rất phản cảm là lấy ruột lông gà, vịt bỏ xuống cho cá ăn làm cho du khách, đặc biệt là khách nước ngoài không thể thưởng thức món cá địa phương nếu cứ mãi nhớ hình ảnh của con cá nuôi trước bửa ăn
2.2.4 Nguồn nhân lực và tính chuyên nghiệp
Nhân viên lái thuyền đa số chưa qua đào tạo về phục vụ, am hiểu tâm lý du khách
và kỷ năng phục vụ nên không phải lúc nào khách cũng hài lòng về chuyến đi thăm cù lao sông nước, nhiều lúc đi du lịch mà qua sông nước nên phải lụy đò
Nhân lực cho du lịch sông nước có trình độ ngoại ngữ đủ để hướng dẫn khách hiện nay quá thiếu và yếu, không qua đào tạo tâm lý du khách và kỹ năng phục vụ Khả năng giải quyết các tình huống sông nước và khẩn cấp khi khách gặp sự cố trên sông
Trang 8nước, trong khu sinh thái và trong nhà vườn rất đơn sơ, không mang lại sự an tâm cho
du khách nhất là khách quốc tế
Nhiều Hướng dẫn viên du lịch có kiến thức phục vụ thuyết minh vừa nghèo nàn, vừa khô khan, thiếu chất lãng mạn du lịch và chính xác lịch sử Đa số các con số như độ sâu của sông, mật độ dân số trên đảo,…đều không thống nhất, mỗi hướng dẫn viên nói một kiểu, mỗi lái đò nói một cách khi khách hỏi,
Phong cách phục vụ tại nhiều nơi dành cho du khách quốc tế vẫn rất đơn giản, chưa phù hợp cách ăn uống của khách chẳng hạn nhiều người ăn cùng một dĩa nước chấm, nấu quá cay hoặc quá chua, cá quá nhiều xương, cá vẫn để nguyên đầu và đuôi sau khi nấu, thịt gà vịt vẫn để nguyên xương mang lên phục vụ khách mặc dù trong thực
tế đã có nhiều khách bị mắc xương khi ăn cá tai tượng chiên xù, và xương gà vịt cho khách quốc tế
Việc quản lý kinh doanh các đò thuyền không chặt chẽ gây ra hiện tượng giành giật khách, cải vả to tiếng tại các bến thuyền, làm phật lòng nhiều người đi Nạn cò kéo khách tại bến
Kinh doanh ngủ đêm tại nhà dân chưa đồng bộ, có nơi được phép, có nơi không được, chủ nhà chưa được hướng dẫn chu đáo cách phục vụ khách Vì vậy nhiều cơ sở lưu trú không sắp xếp phù hợp, mới nhìn đã thấy nhếch nhác trong bài trí, lộn xộn cửa trước cửa sau, Phòng vệ sinh chung cả nam lẫn nữ, giường ngủ tập thể kê sát vào nhau gây mất tự nhiên cho sinh hoạt cá nhân, nệm ga gối giặt ủi không sạch và phẳng phiu, trông rất tài tử Phòng tắm chung không có khăn tắm đủ rộng, không có xà phòng rửa tay, nước thải từ phòng tắm chảy ngang phía sau qua khu ngủ… Từ những bất cập trên, thương hiệu ngủ trong nhà vườn không phải lúc nào cũng hấp dẫn, thậm chí có những khách đòi bỏ về ngay
Những món ăn rất địa phương đồng bằng sông Cửu long không phải lúc nào cũng được chào đón hoan hỷ bởi nhiều khách, chẳng hạn món thịt chuột nướng, rắn xào sả, ba
Trang 9ba nấu chuối hột, chim cò nướng… Ngay cả du khách Việt không phải ai cũng mặn mà với món ăn quá đặc trưng bản địa Vì vậy người tổ chức cần hỏi ý kiến trước khi phục
vụ, nhằm tránh những phản ứng không cần thiết từ phía người ăn
Đội ngũ nhân lực tại nhiều địa phương rất nhiệt tình, nhưng cung cách làm việc lệ thuộc khá nhiều vào đặc điểm địa phương Những ngày cuối tuần, lễ lộc là những lúc
vô cùng khó khăn để liên hệ sắp xếp tour cho khách vì nhân viên thường nghỉ ngơi ăn nhậu, dự đám cưới, không có người trực giải quyết việc khẩn cấp cho khách,
2.3 Vấn đề cần giải quyết
2.3.1 Về tổ chức tour
Khách sẽ xem gì trên cù lao, nội dung xem có đủ cho thời lượng tour không
Điểm tham quan có đủ không gian đứng thăm cho đoàn khách đông không
Nội dung tham quan có sức hấp dẫn ra sao với khách đi sông nước
Khách mua hàng lưu niệm gì sau khi tham quan Bao bì gói gắm phải phù hợp cho khách mang về Rõ ràng không thể mang chai rượu to, chai mật ong với bao bì đơn giản lên máy bay mang về nước
2.3.2 Về phương tiện vận chuyển
Có đủ đò thuyền đạt tiêu chuẩn an toàn cho đoàn khách lớn Nếu có sự cố gây thương thích, sẽ đưa khách đi đến nơi cấp cứu bằng phương tiện gì nhanh và an toàn
2.3.3 Nhân lực và hậu cần
Phải đảm bảo đủ nhân viên hướng dẫn đưa khách đi thăm, không có đủ hướng dẫn được trang bị kiến thức tốt giải thích về cây cối, về các loại chim chóc, hoang thú
Có đủ nhà vệ sinh cho đoàn khách tại điểm tham quan và nhà hàng không
Khách ăn uống gì trên đường tham quan Nhà hàng có đủ bàn ghế và nhân viên phục vụ cho đoàn khách lớn, tránh tình trạng khách phải chờ lâu chủ yếu là nghỉ trưa ăn
Trang 10uống, vấn đề bảo lưu mẫu thực phẩm phục vụ khách nhằm phục vụ kiểm tra y tế khi có
sự cố do ăn uống xảy ra cho khách
2.4 Những việc cần thực hiện
Xây dựng bến đậu thuyền an toàn và bãi đậu xe đưa đón khách thuận tiện hơn Xã hội hóa nhanh phương tiện đò thuyền, xe để tăng nhanh số lượng và chất lượng phục vụ khách
Phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp nhân vật lực địa phương Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề để tạo sản phẩm du lịch Nâng cấp các làng nghề đã có thành một chuỗi liên hoàn và phát triển thêm làng nghề mới
Tổ chức làm quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm du lịch cù lao sông nước thông qua các trang web, hội thảo, tour làm quen,
Có chính sách cởi mở về thuế, đất đai, khuyến khích người có tâm huyết với du lịch sông nước đầu tư tri thức và phương tiện, để phát triển cơ sở hạ tầng cho cù lao,
Phát triển đội ngũ hướng dẫn có ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn địa phương
Có kỹ năng điều hành đoàn khách đông và khả năng giải quyết tình huống sông nước cho khách
Tổ chức thiết kế các điểm tham quan theo tinh thần liên kết vùng miền và các lộ trình di chuyển phù hợp thời gian cho khách Phát triển nhiều loại hình du lịch như: Đạp
xe quanh cù lao, câu cá thòi lòi, hái trái cây, bắt ve sầu về đêm, tát cá,
Kết hợp tổ chức du lịch bền vững với dân địa phương, để tăng thêm cơ sở lưu trú
và đa dạng hóa điểm tham quan Sinh hoạt về đêm trên các cù lao là vấn đề luôn nóng bỏng khi phát triển du lịch tại đây Khách làm gì khi chiều xuống và khi đêm về trên cù lao?