1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

tổng quan về chăn nuôi lợn

41 529 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 389 KB

Nội dung

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Lợn rất quen thuộc với con người, bởi vì nó đáp ứng một số nhu cầu khác nhau của con người.Phạm vi phân bố cửa lợn rộng khắp nơi, điều này là do sự gắn bó gần gũi của nó đốivới con người. Con người khám phá và đi dến các vùng khác nhau của trái đất thông qua các phương tiện như thuyền, đườngbộ.Trong đó họ thường mang theo những chú lợn cùng với vật nuôi khác đã được thuần hóa và cả các loại giống cây trồng. Khi họ định canh trên vùng đất mới nào đó, họ tiến hành trồng trọt và chăn nuôi các loại gia súc gia cầm và trồng các loài cây mà họ mang theo, đồng thời họ tiến thử nghiệm các giông cây trồng và các vật nuôi mới. Giống nào có hiệu quả thì được giữ lại và phát triển, các giống không tốt thì bị loại thải. Lợn là một vật nuôi được duy trì hàng ngàn đời nay, điều nay chứng tỏ rằng nó có quan hệ chặt chẽ với con người và hệ thống nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp cùng với lúa nước là hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Nói chung lợn có những vai trò như sau: + Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người + Cung cấp phân bón cho cây trồng + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: thịt hộp, thịt lợn xay,... + Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trông vật nuôi và con người + Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y họ, trong công nghệ y học lợn được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe của con người. +Chăn nuôi làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân, trong các hoạt động xã hội chi tiêu trong gia đình. Muốn giữ vững và phát triển ngành chăn nuôi đòi hỏi nền kinh tế ổn định mang tính chất khoa học cao, phải có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vững về lý thuyết giỏi về thực hành lý luận gắn với thực tiễn sản xuất. Trong suốt thời gian học tập tại trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, với ngành chăn nuôi thú y được sự đồng ý của giáo viên phụ trách khoa nông nghiệp và tài nguyên môi trường và cơ sở chăn nuôi Hùng Vân. Địa điểm thực tập cụ thể Công ty TNHH HùngVân tại thôn 2 Tiên Phong Tiên Phước Quảng Nam. Chuyến đi thực tập này nhằm giúp em nắm vững kiến thức, nâng cao tay nghề đã trang bị tại trường, thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU I. Tình hình cơ bản của cơ sở thực tập. Trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Hùng Vân là nơi em chọn làm địa điểm thực tập. 1. Vị trí địa lý Trại chăn nuôi lợn của Công Ty TNHH Hùng Vân thuộc địa phận hành chính của xã Tiên PhongTiên Phước Quảng Nam nằm dọc đường lên huyện Tiên Phước cách Tam Kỳ 27 km về hướng Đông. Cổng trại được thiết kế theo mô hình khép kín áp dụng kỹ thuật của Công ty CP Việt Nam với hệ thống nhà sát trùng nhà cách ly, khu nhà ở công nhân khép kín, đảm bảo an toàn hệ thống phòng dịch. Trại chăn nuôi Hùng Vân được thành lập tháng 2 năm 2010 được vào hoạt động chính thức vào tháng 6 năm 2010 với tổng diện tích 8ha, diện tích trong trị gần 4ha. Vốn đầu tư ban đầu hơn 4 tỷ với quy mô 600 mái, 4500 lợn thịt. Với sự hỗ trợ của Công ty chăn nuôi CP Việt Nam và nái hậu bị được đưa từ Công ty chăn nuôi CP ViệtNam. Hiện nay trại cung cấp ra thị trường 1000 lợn thịt tháng. 2. Cơ cấu đàn và chuồng trại a. Cơ cấu đàn Để thuận tiện cho việc nhận xét và duyễn dãi phân tích kết quả điều tra. Công việc đầu tiên là thực hiện cơ cấu đàn vật nuôi của trại vào thời điểm tháng 4 năm 2014 là : bầu (600 con), nọc (12 con), hậu bị (30 con), nái đẻ (168), cai sữa (2100), thịt (4500) tổng cộng là 7410 con bao gồm các giống lợn Duroc và Pidu, lợn nái là F1 : Lanrdrac và Yorshire. Lợn thịt là con lai 3 máu : Duroc x Landrac và Yorshire; Pidu x Landrac và Yorshire. b.Cơ cấu cấu chồng trại Trại nọcTrại hậu bị Trại bầu Trại đẻ Thịt Cai sữa. Trong đó: Trại bầu có một chuồng 4 dãy Trại đẻ có 3 chuồng, mỗi chuồng có 2 dãy, một dãy có 28 ô. Trại hậu bị gồm có 1 chuồng, có 4 ô, mỗi ô nhốt 10 đến 15 con. Trại cai sữa :có 3 chuồng, mỗi chuồng có 2 dãy, mỗi dãy có 7 ô, mỗi ô nhốt từ 50 đến 60 con. Trại thịt: tổng có 6 chuồng: 5 chuồng đầu tiên thì mỗi chuồng có 2 dãy, một dãy có 8 ô, trung bình mỗi ô nhốt 42 con; 1 chuồng mới xây chỉ có một dãy gồm 4 ô, trong đó có 1 ô nhỏ để nhốt những con có vấn đề hoặc bị coi, 3 ô còn lại mỗi ô nhốt trung bình 160 con. Trại nọc: có1 chuồng 12 con được sắp xếp và lắp đặt mỗi con một chuồng. 3. Thiết bị dụng cụ phục vụ chăn nuôi Với quy trình chăn nuôi công nghiệp theo quy mô kép kín nên trại được trang bị dùng cụ cho việc chăn nuôi rất hiện đại, các dãy chuông được đặt bình chứa nước lớn, trong mỗi dãy chuồng đều có một mô tơ để bơm nước lên hệ thống làm mát. Ngoài hệ thống điện trại còn có hệ thống máy phát điện có công suất lớn. Trong mỗi ô chuồng được lắp đặt 2 quạt lớn và 1 quạt nhỏ tự động liên kết với hệ thống nhiệt kế và tấm làm mát để điều chỉnh nhiệt độ trong trại. Trong mỗi ô chuồng của trại cai sữa và trại thịt đề lắp hệ thống máng ăn tự động, mỗi dãy chuồng đều lắp hệ thống điện chiếu sáng. Do mô hình chăn nuôi theo mô hình khép kín nên vấn đề quan trọng nhất của trại là khâu sát trùng, đường và cổng có bố trí một máy dùng để xịt sát trùng cho người và xe vận chuyển ra vào trại. Hệ thống xử lý nước thải củng là khâu quan trọng, trại có xây dựng hệ thống Bioga và khu xử lý nước thải lớn từ các trại. Các dụng cụ thú y gồm: kéo, xilanh thủy tinh(nhựa), kim tiêm, panh kẹp, chỉ khâu, kìm khâu, kìm bấm răng, kìm bấm tai... 4. Tình hình sản xuất của trại. Từ khi xây dựng đến nay, trại phát triển rất ổn định có xu hướng đi lên, nhờ trại xây dựng quá trình phong dịch tốt nên chưa có dịch bệnh nào xảy ra. Năng suất thì tương đối ổn định tỉ lệ đẻ lớn hơn 90% số con cai sữa náinăm. Là một trại chuyên sản xuất lợn thịt, chuyên bán ra thị trường và cung cấp hơn 120 tấn thịttháng. II. Tình hình chăn nuôi lợn 1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới. Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm, là một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước chăn nuôi lợn có công nghệ coa và có tổng đànlợn như Nga, Pháp, Anh,Mỹ, TrungQuốc,...Nói chung ở các nước tiên tiến có chăn nuôi lợn phát triển theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao.Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở châu Á và châu Âu, khoảng 30% ở châu lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có chăn nuôi lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thì lợn cao nơi đó nuôi lợn,tính đến nay ở các nước châu Âu chiếm 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2%, châu Mỹ 8,6%. Nhìn chung, sản phẩm lợn được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới ( trừ các nước theo tín đồ Hồi giáo) gía trị dinh dưỡng là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không những thế nghề chăn nuôi lợn đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế của các nước. 2. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam là một trong những nước có chăn nuôi lợn phát triển mạnh .Cụ thể, đàn lợn đã tăng lên rất nhanh qua các năm theo thống kê của FAO (2013): Việt Nam có khoảng 80000 nghìn con. Hiện nay các trung tâm nghiên cứu thực hiện nhiều phương pháp nhân giống, các phép lai kinh tế thế nữa là hội nhập nhiều giống lợn có năng suất và chất lượng tốt không ngừng cải tiến tầm vóc cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3.Tình hình chăn nuôi ở Quảng Nam Quảng Nam là tỉnh có số lượng gia súc, gia cầm khá lớn của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trong những năm gần đây, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng ngành chăn nuôi vẫn có bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, Quảng Nam vẫn cần hướng đến một ngành chăn nuôi ổn định, bền vững hơn Theo số liệu điều tra đến ngày 110 2009 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, cả tỉnh có hơn 570 ngàn con lợn, hơn 210 ngàn con bò, gần 80 ngàn con trâu, hơn 3,5 triệu con gia cầm. Bên cạnh đó, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số giống vật nuôi mới được du nhập hoặc thuần mới, đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng như đà điểu, gà Ai Cập, vịt siêu thịt và đặc biệt là mô hình nuôi heo rừng lai tại một số huyện miền núi của tỉnh như Trà My, Nam Trà My, Bắc Trà My, Nam Giang, Tây Giang.... Cùng với đó, hiện có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho ngành chăn nuôi đang phát huy tác dụng, góp phần đưa vị thế và tỷ trọng ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển, điển hình như Chương trình lai tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo, phát triển chăn nuôi theo mô hình nuôi trang trại.... Để tiếp tục phát huy hiệu quả chăn nuôi, tỉnh đã có nhiều chủ trương khuyến khích, nhân rộng phát triển một số mô hình chăn nuôi mới, tạo ra sự đa dạng về sản phẩm chăn nuôi, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và điều kiện chăn nuôi của từng vùng, từng địa bàn. Trong đó, chăn nuôi theo mô hình trang trại được được nhiều hộ dân chú trọng; mô hình chăn nuôi bò và nạc hóa đàn heo sau nhiều năm phát triển đã chiếm ưu thế, được nhiều nông dân chấp nhận và nhân rộng. Riêng với mô hình chăn nuôi trang trại, với xu thế chung là đa dạng nhiều loại vật nuôi kết hợp, nhiều nông dân đang chú trọng nuôi một loài vật nuôi chủ yếu theo hướng dài ngày, các cây, con khác chỉ là để “lấy ngắn nuôi dài”, từ đó tạo ra hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đến nay bước đầu toàn tỉnh đã có khoảng 380 trang trại chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Đây thực sự là hướng mở mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh Quảng Nam. Cùng với mở rộng, phát triển các mô hình, loại hình chăn nuôi, hiện các trại giống, trại sản xuất trên địa bàn tỉnh và công tác nghiên cứu, nhân rộng các giống nuôi có chất lượng, chống chịu với dịch bệnh cũng đang được tiến hành. Nhờ vậy, năng suất, chất lượng vật nuôi và giống nuôi của tỉnh đã từng bước được cải thiện, nâng cao, đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi của người dân trên địa bàn. Nhưng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục Điều đáng quan tâm là mặc dù quy mô và tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đều tăng; bước đầu đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi, giống nuôi có hiệu quả. Song phương thức chăn nuôi truyền thống hộ gia đình vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, đó là chăn nuôi mang nặng tính quảng canh, chủ yếu tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp. Chính phương thức nuôi này đã khiến cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong công tác giống, chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, công tác phòng bệnh cho vật nuôi chưa được người dân chú trọng. Ngoài ra, hầu hết các chủ vật nuôi chưa tuân thủ đầy đủ các quy trình phòng chống dịch bệnh như khai báo dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại hoặc sau khi xử lý mầm bệnh, quy trình tiêu độc, khử trùng mầm bệnh không được thực hiện triệt để, thường xuyên; chất thải, nước thải chảy ra môi trường không được xử lý triệt để làm cho mầm bệnh tồn tại, phát tán và lưu hành trong môi trường. Ngoài các lý do nêu trên, hiện nay do chưa có vắc xin phòng bệnh tai xanh ở heo; việc vận chuyển, buôn bán heo và các sản phẩm từ heo trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận tăng mạnh. Đặc biệt, không ít địa bàn cán bộ thú y hoạt động cầm chừng, khi có dịch bệnh công tác khai báo, tuyên truyền để bà con hiểu, tự giác tiêu hủy chậm... từ đó dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm dễ lây lan trên diện rộng, quy trình vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm giữa các địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ đang là các tác nhân gây lây lan mầm bệnh trên diện rộng, khó kiểm soát, ảnh hưởng đến chất lượng chăn nuôi của người người dân. Cần thực hiện một số giải pháp cơ bản Để Quảng Nam có được một nền chăn nuôi ổn định, hiệu quả hơn, trước mắt cần đẩy mạnh công tác giống và nâng cao chất lượng giống; tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh, nhất là trong công tác tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại, thực hiện kiểm soát giết mổ gắn với kiểm dịch động vật tại các địa bàn dân cư, các chợ đầu mối, trung tâm mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm và các tuyến đường, cửa khẩu buôn bán với bên ngoài. Riêng đối với các hộ chăn nuôi, bên cạnh việc xây dựng chuồng trại kiên cố, quan tâm xử lý tốt vệ sinh chuồng trại, cần chú trọng công tác phối giống, mạnh dạn đưa những vật nuôi có chất lượng cao vào nuôi, ứng dụng hiệu quả kỹ thuật phối giống; chính quyền và ngành chức năng địa phương cần hướng dẫn, hỗ trợ nông dân địa phương hình thành một số vùng chuyên canh phục vụ chăn nuôi như phát triển những cánh đồng cỏ, những bãi chăn thả; mở rộng mạng lưới thú y cơ sở.... Về lâu dài, đi đôi với chiến lược quy hoạch, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, bền vững, tỉnh cần ban hành hành nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, con giống nhằm giúp nông dân tập trung đầu tư chăn nuôi, trong đó chăn nuôi một số loại vật nuôi vừa có giá trị hàng hóa, vừa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, đồng thời khuyến khích các hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại có quy mô lớn được xem là hướng phát triển chính. Làm được điều này, Quảng Nam mới tạo được một môi trường chăn nuôi bền vững, ổn định cho người chăn nuôi, góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tỷ trọng tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.. III. Vấn đề dinh dưỡng thức ăn đối với lợn 1. Thức ăn chăn nuôi: Giá trị sinh vật học của protein phụ thuộc vào loại thức ăn (protein động vật cao hơn thực vật) vào loại gia súc sử dụng thức ăn, vào phương pháp chế biến sử dụng thức ăn. Có hai biện pháp chính nhằm nâng cao giá trị sinh vật học của protein trong thức ăn. Thức ăn đậm đặc Thức ăn đậm đặc là loại thức ăn đã được chế biến sẵn, có ít nhất từ ba nguồn nguyên liệu, phối hợp theo những công thức nhất định, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho từng đối tượng vật nuôi, độ tuổi, năng suất sản phẩm khác nhau. Hiên nay thức ăn đậm đặc đã trở nên phổ biến không chỉ trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà cả cho thuỷ sản, động vật quý hiếm khác. Đặc điểm của thức ăn đậm đặc là: tổng hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu và đều qua chế biến nên hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, hấp thu, hợp vệ sinh và tiện lợi trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Sản xuất công nghiệp nên giá thành hạ. Hiệu quả chăn nuôi cao khi sử dụng hợp lý thức ăn đậm đặc. Phân loại thức ăn đậm đặc. Dựa vào thành phần thức ăn đậm đặc mà phân ra các loại. Thức ăn đậm đặc. Thành phần chính là thức ăn tinh, có trộn thêmkhoáng, vitamin, kháng sinh và các chất có hoạt tính sinh học khác. Khi sử dụng trộn thêm với thức ăn thô, xanh, củ quả, nhiều nước để có khẩu phần hoàn chỉnh. Thức ăn siêu đậm đặc. Thành phần gồm đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng theo nhu cầu của đối tượng vật nuôi. Khi sử dụng chỉ cần cho vật nuôi ăn theo hướng dẫn trên bao bì và uống đủ nước. Thức ăn đậm đặc bổ sung là hỗn hợp nhằm bổ sung khoáng, vitamin, kháng sinh, kích tố, hoặc các hoạt chất sinh học khác. Khi sử dụng chỉ bổ sung với lượng nhỏ (theo hướng dẫn) để hiệu quả sử dụng khẩu phần tăng lên. Trên cơ sở hiểu biết cơ bản về các loại thức ăn trên đây, người chăn nuôi sẽ lựa chọn và chế biến, bảo quản, sử dụng cho phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và điều kiện chăn nuôi cụ thể. 2. Tác dụng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn Tác dụng của protein Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên các tổ chức; giữ chức năng sinh học quan trọng trong các enzyme trao đổi chất, các hormon, các chất kháng thể. Thức ăn protein sau khi được tiêu hóa, hấp thu dưới dạng các acid amin. Các acid amin sẽ theo máu về gan tuần hoàn tới các mô bào. Ngoài các acid amin có nguồn gốc từ thức ăn, máu còn tiếp nhận các acid amin làsản phẩm của quá trình phân giải protein trong các tổ chức. Các acid amin tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể Cơ thể động vật khác với cơ thể thực vật là nó không tự tổng hợp được toàn bộ các acid amin. Những acid amin cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài vào gọi là các acid amin không thay thế (cần thiết, thiết yếu). Tùy theo loại gia súc, giai đoạn sinh trưởng, phát dục và mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau mà số lượng các acid amin không thay thế ở các loại gia súc có khác nhau. Các acid amin không thay thế ở gia súc, gia cầm Acid amin Lợn Gà Lysine Methionine Tryptophan Valine Leucine Isoleucine Threonine Phenylalanine Histidine Arginine + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Ngoài ra, đối với gà, các acid amin glycine, glutamic, proline, tyrosine, cystine là những acid amin không thay thế trong những điều kiện nhất định. So với nhu cầu của gia súc, thức ăn thường thiếu lysine, methionine và tryptophan. Vấn đề bổ sung các acid amin không thay thế cho gia súc bằng con đường thức ăn là vấn đề rất cần thiết, nếu thêm các acid amin còn thiếu vào khẩu phần thức ăn gia súc thì nhu cầu protein của gia súc sẽ giảm thấp hơn so với khi chưa bổ sung. Giữa protein động vật và protein thực vật có thành phần các acid amin không thay thế khác nhau. Thành phần acid amin không thay thế trong một số loại thức ăn Acid amin Thức ăn Histi dine Leucine Trypto phan Phenyl alanine Valine Methi Onine Threo nine Leucine Izoleu cine Lúa mì 2,1 2,7 1,2 5,7 4,5 2,5 3,3 6,8 3,6 Ngô 2,2 2,0 0,8 5,0 5,0 3,1 3,7 22,0 4,0 Ðỗ tương 2,3 5,8 1,2 5,7 4,2 2,0 4,0 6,6 6,7 Lạc 2,1 3,0 1,0 5,4 8,0 1,2 1,5 7,0 3,0 Sữa bò 2,6 7,5 1,6 5,7 8,4 3,4 4,5 11,3 8,5 Trứng gà 2,1 7,2 1,5 6,3 7,3 4,1 4,9 9,2 8,0 Thực hiện sự cân đối các acid amin trong khẩu phần là biện pháp giảm thấp mức tiêu hao protein có hiệu quả nhất trong chăn nuôi hiện nay. Ðể thực hiện sự cân đối này, trong chăn nuôi lợn và gia cầm người ta sử dụng nhiều protein có nguồn gốc động vật hoặc bổ sung các acid amin không thay thế. Các acid amin này tổng hợp bằng con đường hóa học hoặc vi sinh vật. Để đánh giá chất lượng của protein trong thức ăn, người ta dùng chỉ tiêu giá trị sinh vật học của protein. Giá trị sinh vật học của protein phụ thuộc vào loại thức ăn (protein động vật cao hơn thực vật) vào loại gia súc sử dụng thức ăn, vào phương pháp chế biến sử dụng thức ăn. Có hai biện pháp chính nhằm nâng cao giá trị sinh vật học của protein trong thức ăn. Hỗn hợp các loại thức ăn với nhau. Thí dụ: trong thí nghiệm với chuột, thức ăn không hỗn hợp thì protein ngô có giá trị sinh vật học 60%, sữa là 85% nhưng khi hỗn hợp ba phần ngô với 1 phần sữa, giá trị sinh vật học của protein hỗn hợp là 76%. Nguyên nhân của sự tăng này là sự bổ sung cho nhau giữa các acid amin không thay thế trong hỗn hợp có lợi cho quá trình trao đổi, sử dụng acid amin trong cơ thể. Xử lý nhiệt: chẳng hạn hạt đậu tương được xử lý 105oC trong 90 phút, giá trị sinh vật học của nó tăng hai lần so với khi còn sống. Nguyên nhân của sự tăng này là do nhiệt độ đã phá hủy chất ức chế men tripxin có trong đậu tương giải phóng methionin trong các liên kết phức tạp, vì vậy cơ thể sử dụng protein và acid amin tốt hơn. Tuy vậy, nhiệt độ cao có thể làm các acid amin có trong protein liên kết với các hợp chất khó bị phân giải, làm giảm tỷ lệ tiêu hóa, giảm giá trị sinh vật học của protein. Do đó biện pháp xử lý nhiệt thường được áp dụng đối với hạt họ đậu nhưng với giới hạn nhiệt độ và thời gian nhất định. Tác dụng của lipid Lipid là chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể vì: Là thành phần quan trọng trong cấu trúc tế bào. Là chất oxy hóa cho nhiệt năng lớn nhất: gấp 2,25 lần so với glucid và protein. Là dung môi hòa tan một số vitamin A, D, E, K nhờ đó nó xúc tiến quá trình hấp thu các vitamin này trong cơ thể. Trong chăn nuôi, ít thấy trường hợp gia súc mắc bệnh thiếu mỡ, nhưng cũng như các acid amin, cơ thể không tự tổng hợp được một số acid béo nhất định như acid alinoleic, đây là loại acid béo có nhiều trong cỏ xanh, khô, cao lương, ngô,... Trong cơ thể, nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất cũng là lipid, nó được tích lũy trong các mô ở dưới da hoặc trong xoang bụng. Mỡ loài nhai lại mang nhiều acid béo bão hòa hơn ngựa. Cho lợn ăn nhiều thức ăn bột, đường, mỡ lợn sẽ chứa nhiều acid béo bão hòa nhưng nếu cho ăn nhiều thức ăn chứa nhiều acid béo chưa bão hòa thì hàm lượng các acid béo này sẽ tăng lên trong mỡ lợn, làm tăng chỉ số iôt của mỡ, làm mỡ nhão, dễ bị ôi hỏng khi bảo quản. IV.Đặc điểm sinh lý của lợn 1.Một số đặc điểm sinh học và sản xuất của lợn a. Khả năng tăng trưởng: Tốc độ sinh trưởng của lợn được xếp vào hàng đầu trong số các loại vật nuôi, qua nghiên cứu người ta thấy rằng dù bất kỳ giống lợn nào chỉ sau 2 tháng tuổi khối lượng đều gấp 10 lần so với sơ sinh và sau 10 tháng có thể gấp 100 lần. b. Sản xuất thịt nhanh và phẩm chất thịt tốt Nuôi lợn để lấy thịt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người là mục đích chính của con người. Do thịt có dinh dưỡng cao và khả năng thịt lớn giá thành hợp lý hơn các loài vật nuôi khác, không chỉ ở nước ta mà các nước trên thế giới đều có. + Khả năng sản xuất của lợn được đánh giá qua 2 chỉ tiêu là tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt nạc, các giống lợn ngoại đều có tỷ lệ thịt xẻ trên 70%, tỷ lệ thịt nạc trên 50%. + Thịt lợn có tỷ lệ protein đạt 15%, khả năng hợp khẩu vị nhiều người dể ché biến và bảo quản, là sản phẩm có giá trị và nguồn nguyên liệu dể cho nhiều nganh chế biến thực phẩm. + Lợn là loài dể nuôi, tính thích nghi cao. Lợn thuộc loài động vật ăn tạp nên có thể vận dụng được nhiều thức ăn từ các nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp để chăn nuôi lợn. Lợn dể thích nghi với vùng có khí hậu lạnh do có lớp mỡ dày tích lũy dưới da, còn ở vùng nhiệt độ cao thì tăng cường hô hấp để giải nhiệt nhằm giúp cơ thể ổn định thân nhiệt, vì vậy lợn có thể thích nghi ở nhiều nơi trên thế giới. Khả năng sản xuất cao : lợn là loài động vật đa thai, mắn đẻ, mỗi năm lợn nái có thể đẻ khoảng 1.9 – 2 lứa năm. Nếu nuôi lợn theo hình thức công nghiệp thì khoảng 2.4 lứa năm, trung bình mỗi lứa đạt từ 1012 con, mỗi lợn nái tốt có thể sử dụng trong vòng 5 – 6 năm và có thể sản xuất 120 – 150 lợn con. 2. Đặc điểm sinh lý của lợn nái. Sự thành thục về tính mỗi giống lợn khác nhau , thường thì các giống lợn nội thành thục về tính sớm hơn lợn ngoại khoảng 5 – 6 tháng tuổi,khi đạt khối lượng 30 – 40 kg, lợn ngoại khoảng 7 – 8 tháng tuổi đạt khoảng 80 – 90 kg. Lúc này bộ máy sinh sản đã phát triển hoàn thiện, buồng trứng đã có tế bào trứng chín và rụng, lợn bắt đầu có triệu chứng động dục.Lợn cái động dục lần đầu thì khó đậu, vì vậy cần phối gióng cho lợn vào chu kỳ động dục lần 2 và lần 3 là thích hợp nhất, lúc này lợn đã phát triển hoàn thiện hơn về tầm vóc. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính: + Giống : các giống nội thành thục hơn giống ngoại + Dinh dưỡng : lợn được nuôi dưỡng với khẩu phần ăn thích hợp đầy đủ thì thành thục hơn giống lợn nuôi dưỡng với chế độ nuôi dưỡng thấp hơn. Chu kỳ động dục: gia súc cái tuổi thành thục đều xuất hiện, lợn cái động dục có tính chu kỳ, chu kỳ động dục là khoảng thời gian giữa 2 lần động dục. Cường độ và thời gian trung bình là 21 ngày, biến động từ 18 – 25 ngày, với lợn lai lợn ngoại thì thời gian động dục kéo dài khoảng 45 ngày. Thời gian động dục được chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn trước chịu đực: bắt đầu từ khi lợn có triệu chứng biểu hiện lần động dục đầu tiên, thời gian kéo dài khoảng 24 – 36 giờ. Lợn có biểu hiện hưng phấn mạnh, phá chuồng,bỏ ăn, âm hộ sưng có dịch chảy ra trong suốt. + Giai đoạn chịu đực: là giai đoạn mê ì, khi co người hoặc lợn đực thìtính đến gần thì lợn xoay mông lại ở tư thế chuẩn bị giao phối, âm hộ lúc này giảm đỏ,có nhiều nếp nhăn, dịch đặc có keo dính kéo dài 24 – 30 giờ, đây là thời điểm phối giống thích hợp nhất. + Giai đoạn sau chịu đực: lợn hết biểu hiện động dục, âm hộ teo hoàn toàn, lợn trở về trạng thái bình thường thời gian kéo dài khoảng 12 giờ sau đó lợn bắt đầu yên tĩnh cho đến khi xuất hiện động dục tiếp theo Mang thai: thời gian mang thai của lợn là 114 ngày(3 tháng+3 tuần+ 3ngày), được tính từ ngày kết thúc phối đến ngày đẻ. Giai đoạn này được chia làm 2 giai đoạn nhỏ: + Giai đoạn chữa kỳ I: 84 ngày đầu lúc này thai phát triển từ từ, tăng khối lượng chậm, bào thai mẫn cảm với các tác nhân hóa học. + Giai đoạn chữa kỳ II: 30 ngày còn lại lúc này thai phát triển nhanh về khối lượng, thai dễ bị tác động bởi các tác nhân cơ học. Sự phát triển của bào thai: sau khi thụ tinh thì hợp tử bắt đầu sử dụng dinh dưỡng được lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai để phát triển. Ngày 18 nhau thai bắt đầu hình thành và có tổ chức, tốc độ bào thai phat triển nhanh. Bảng thành phần hóa học của bào thai thay đổi theo thời gian Tuổi thai (ngày) Thành phần hóa học của thai%so với trong lượng của thai Nước Mỡ Protein Khoáng 30 94.7 0.5 3.6 0.9 60 89.5 0.9 6.2 1.9 100 85.3 1,3 9.1 3.1 107 83.6 1,4 9.7 3.2 Bảng quá trình hình thành và phát triển của bao thai Stt Tổ chức hình thành Ngày có sữa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Màng dạ con,ruột Màng đêm, tổ chức tim Tuyen tụy, phổi Cuống rốn, tĩnh mạch cửa Mũi mắt, manh tràng gan cốt Lông, da, nhau thai Tế bào máu, tim hoạt động Gan bắt đầu tích lũy glucogen Protein, huyết thanh được tổng hợp Bắt đầu túi hoocmon, tuyến yên, giáp Fribrvnogen đã được tổng hợp Tinh hoàn(dã xuống bìu) 11 – 12 16 16.5 – 17.5 20 21 – 28 28 30 40 50 50 90 95 3. Đăc điểm sinh lý của lợn con Khả năng sinh trưởng và phát dục nhanh. + Lợn ở giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng và phát dục rất nhanh, khả năng tích lũy chất dinh dưỡng mạnh. Lúc 10 ngày tuổi khối lượng gấp 2 lần khối lượng lúc sơ sinh lúc 21 ngày gấp 4 – 5 lần. Do sinh trưởng nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng của lợn là rất cao nên cần bổ sung thức ăn sớm. + Cơ quan tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, dung tích bộ máy tiêu hóa còn nhỏ + Cơ năng điều tiết chưa hoàn thiện, thân nhiệt chưa ổn định,do lợn con lúc này phát triển chưa hoàn thiện khả năng điều tiết thân nhiệt kém vì da còn mỏng, chưa có lớp mỡ dưới da,lúc này khả năng thích nghi của lợn còn rất kém, dễ bị tác động bởi nhiệt độ, độ ẩm,các tác nhân môi trường, vì vậy cần đảm bảo vệ sinh và nhiệt độ tốt. Khả năng miễn dịch, lợn sơ sinh trong cơ thể chưa có kháng thể, lượng kháng thể chủ yếu ở sữa đầu tiên nên cần cho lợn con bú sớm sữa đầu do vậy lợn con có khả năng miễn dịch hoàn toàn dựa vào sự hấp thụ của cơ thể mẹ. V. Một số bệnh thường gặp ở lợn. 1.Bệnh tai xanh. Tác nhân gây bệnh:Bình thường, đại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virút xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên virút PRRS có thể nhân lên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới 40%). Đại thực bào bị giết sẽ làm giảm chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể và làm tăng nguy cơ bị nhiễm các bệnh kế phát. Đường lây lan: Virút có nhiều trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường, chủ yếu lây qua đường tiêu hóa và hô hấp. Ở lợn mẹ mang trùng, virút có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi; virút được đào thải qua nước bọt và sữa. Virút có thể phát tán thông qua các hình thức: Vận chuyển lợn, theo gió (có thể đi xa tới vài km), bụi, nước, dụng cụ chăn nuôi, thụ tinh và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng và có thể do một số loài chim hoang. Triệu chứng bệnh ở các giai đoạn của lợn + Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virút, lợn biếng ăn 714 ngày, sốt 39 40 độ C, sảy thai thường vào giai đoạn cuối, tai chuyển màu xanh trong thời gian ngắn, đẻ non, động dục giả, chậm động dục trở lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi và viêm cả đường sinh dục. + Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm khoảng 23 ngày, da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ (1015%), lợn con chết ngay sau khi sinh (30%), lợn con yếu, tai chuyển màu xanh. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70%. Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 48 tháng trước khi trở lại bình thường. + Lợn đực giống: Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và lợn con sinh ra nhỏ. + Lợn con theo mẹ: Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được, mắt có dỉ màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy... + Lợn con cai sữa và lợn choai: Nhìn chung cả đàn chán ăn; ho nhẹ, thở mạnh, lúc sốt da đỏ hồng; táo phân, lông xác xơ... Điều trị: Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị. Có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, hạ sốt, giải độc, điều trị triệu chứng và chủ yếu dùng thuốc ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát (Flodoxy, Gientatylo, Ampikana…) cũng đem lại hiệu quả khá cao. Phòng bệnh: Chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, tăng cường sức đề kháng cho đàn lợn. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, đặc biệt là Dịch tả và Tai xanh. Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi. 2. Bệnh lở mồm long móng: Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng và chữa trị bệnh có hiệu quả, xin giới thiệu vài nét cơ bản về bệnh lở mồm, long móng và các biện pháp phòng, chữa trị bệnh... Nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng gia súc. Bệnh lở mồm, long móng gia súc (LMLM) là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh, gây ra bởi 1 trong 7 type vi rút: Type A, O, C, Asia1, SAT1, SAT2, SAT3, với hơn 60 phân type. ở Việt Nam đã phát hiện bệnh gây ra bởi 3 type A, O và Asia1. Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, có măng mầm bệnh. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, tỉnh này sang tỉnh khác, nước này sang nước khác theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da, xương, sừng, móng, sữa, lông,... ). Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hưu, nai,... Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đây là bệnh dịch xếp đầu tiên ở bảng A (gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất cho chăn nuôi và hạn chế thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật). Triệu chứng bệnh LMLM gia súc. Thời kỳ ủ bệnh LMLM gia súc thường từ 2 5 ngày (đối với trâu, bò) và 5 7 ngày (đối với lợn), nhiều nhất là 21 ngày. Khi phát bệnh gia súc có triệu chứng: trong 2 3 ngày đầu gia súc sốt cao trên 40oC, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng; đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn; miệng chảy nhiều nước dãi có bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, vành mũi, vành móng, kẽ móng chân, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra sẽ làm lở, loét ở mồm, móng chân; bệnh nặng có thể làm long móng, nhất là ở lợn. Con vật đi lại khó khăn, thường đi khập khiễng, run rẩy. Ngoài ra, đối với bò khi bị bệnh thường hay nâng chân lên rồi lại hạ chân xuống nhiều lần, ở lợn thì thường hay ở tư thế ngồi hoặc quỳ hai đầu gối chân trước. Sau phát bệnh từ 10 đến 15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật từ 34 tuần (đối với lợn), 4 tháng (đối với dê), 9 tháng đối với cừu, 23 năm (đối với trâu, bò) và tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh. Phòng bệnh lở mồm long móng. Bệnh LMLM có thể hạn chế được thiệt hại đáng kể bằng các biện pháp vệ sinh phòng dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, tiêm phòng vắcxin. + Tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng, chống bệnh bệnh LMLM. + Thực hiện tiêm phòng vắcxin, nhất là vùng khống chế, vùng đệm, vùng có dịch xảy ra trong vòng 2 năm gần đây. Thực hiện tiêm phòng hai lần trong một năm, lần thứ nhất cách lần thứ hai 6 tháng, lần thứ nhất nên tiêm vào tháng 3 4 trong năm, lần thứ hai nên tiêm vào tháng 9 10 trong năm. + Vận động mọi người chăn nuôi gia súc cam kết thực hiện “5 không”: không dấu dịch; không mua gia súc, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông gia súc, không vận chuyển gia súc bị bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc bừa bãi ra môi trường. + Cách ly triệt để gia súc ốm, không cho chăn thả tập trung; thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, diệt loài gậm nhấm,... thực hiện tiêu độc, khử trùng khu vực có gia súc bị ốm, chết. Có thể dùng một trong các hoá chất sau để tiêu độc, khử trùng: Formol 2%, NaOH 2%, Crezin 5%, nước vôi 20%, vôi bột và một số hoá chất khác được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cán bộ thú y. + Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng LMLM; trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày. Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Người vào thăm quan, nhân viên thú y,... trước khi ra, vào khu vực chăn nuôi phải phải được vệ sinh, khử trùng và trang bị bảo hộ. + Thực hiện kiểm dịch động vật nghiêm ngặt để khỏi bị lây lan theo địa lý. + Khi phát hiện có dịch phải công bố dịch theo qui định và thực hiện các biện pháp hành chính, kỹ thuật kịp thời, triệt để nhằm ngăn chặn sự lây lan. Chữa bệnh LMLM. Vi rút LMLM dễ bị bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao (như nước đun sôi 100oC), các chất có độ toan cao như quả khế chua (pH ³ 3) và các chất kiềm mạnh như xút (pH ³ 9). Vi rút có thể sống nhiều ngày trong chất thải hữu cơ ở chuồng nuôi, các chất có độ kiềm nhẹ (pH từ 7,2 7,8); trong thịt ướp đông vi rút có thể sống trong nhiều tháng. Khi bị nhiễm bệnh LMLM, nếu không được điều trị kịp thời, gia súc non thường bị chết ở tỷ lệ từ 20 – 50%, gia súc trưởng thành thường bị chết từ 2 – 5%, tỷ lệ mắc bệnh trong một đàn thường là 100%. Đến nay, bợ̀nh LMLM chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ có thuốc chữa triệu chứng. Chữa triệu chứng nhằm làm cho vết thương nhanh chóng lành thành sẹo và không gây ra các biến chứng nguy hiểm làm chết gia súc. + Chữa miệng: Dùng các chất sát trùng nhẹ, các loại quả chua như khế, chanh bóp mền, rưới nước (hoặc bơm xịt nước), trà đi, sát lại ở lưỡi, mặt trong má, hàm trên, lợi, bỏ bã vào miệng cho con vật nhai. Dùng vải mỏng thấm nước nói trên xoa vào vùng vết thương 2 – 3 lầnngày và xoa trong vòng 4 – 5 ngày. Có thể dùng một trong các chất như: xanh Methylen 1%, thuốc tím 1%, Formol 1%, phèn chua 3%, axit acetic 3% hoặc dùng thuốc mỡ Tetracilin, Penicilin bôi vào vết thương. + Chữa móng: Rửa sạch chân gia súc bằng nước muối, nước lá chát, hoặc thuốc tím, phèn chua, dấm ăn; sau đó bôi các chất sát trùng hút mủ, nhanh lên da non lên vùng móng bị bệnh (bột xoan trộn với dầu lạc, diêm sinh). Để đề phòng ruồi nhặng đẻ trứng vào kẽ móng, có thể dùng Cresin pha loãng hoặc dùng thuốc lào, một ít băng phiến đắp vào vết thương. + Chữa vú: Rửa mụn loét bằng nước muối ấm, dung dịch axit boric 23% hoặc nước xà phòng, sau đó bôi dầu cá, các thuốc sát trùng vào vết thương. + Chăm sóc cho gia súc, đảm bảo giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ, lót chuồng dày cho gia súc nằm, cho ăn cỏ tươi, cỏ mền; bổ sung cho gia súc ăn cháo khi bị bệnh nặng. Cùng với việc điều trị bệnh, cần tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh khu vực có gia súc bị bệnh và các vật dụng có liên quan đến gia súc ốm, chết; thực hiện nuôi nhốt, cách ly gia súc,... theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Đối với vùng lần đầu tiên phát hiện có dịch, diện dịch hẹp, số lượng gia súc mắc bệnh ít hoặc mắc bệnh do vi rút type mới gây ra, thì biện pháp hiệu quả nhất là tiêu huỷ toàn bộ gia súc nhiễm bệnh, để nhanh chóng dập tắt ổ dịch. 3. Bệnh dịch tả lợn Bệnh dịch tả lợn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn, bệnh lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao (85% 100%) và thường ghép với bệnh Tai xanh, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng,.... làm cho bệnh trầm trọng thêm. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng phát ra mạnh vào mùa xuân. Nguyên nhân gây bệnh và cách lây lan: Bệnh dịch tả lợn do vi rút Pestivirut, họ Flavoviridae gây ra. Vi rút có sức đề kháng cao, có thể tồn tại nhiều năm trong thịt ướp đông, 6 tháng trong thịt muối, thịt hun khói, trong phân và nền chuồng hàng tháng nhưng rất dễ bị diệt bởi nhiệt độ cao hoặc hóa chất sát trùng như xút, Haniodine, Benkocit... Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp trên: + Lây lan trực tiếp: do lợn ốm tiếp xúc với lợn khỏe. + Lây lan gián tiếp: do thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh hoặc qua các phương tiện vận chuyển, giầy dép, quần áo của người chăn nuôi, côn trùng làm lây lan dịch. Triệu chứng của bệnh: Vi rút dịch tả lợn gây bệnh cho tất cả các loài lợn và ở mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với lợn nái thường mang trùng truyền bệnh cho con và làm lây lan dịch. Thời gian ủ bệnh từ 3 8 ngày hoặc có thể dài hơn tùy thuộc vào độc lực của vi rút và sức đề kháng của con vật. Bệnh có thể xuất hiện ở 3 thể bệnh sau: + Thể quá cấp tính: • Thể này thường thấy ở lợn con, bệnh xuất hiện đột ngột, nhiều trường hợp lợn con chết mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. • Lợn đang khỏe bỗng nhiên ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 41 430C. • Ở chỗ da mỏng như: bẹn, bụng có những nốt đỏ sau chuyển màu tím. • Bệnh tiến triển 1 2 ngày con vật dẫy dụa rồi chết, tỷ lệ chết có thể tới 100%. + Thể cấp tính: • Lợn bệnh chậm chạp, nằm đè lên nhau, kém ăn rồi bỏ ăn, sốt cao 41 420C kéo dài đến lúc gần chết. • Mắt viêm đỏ có dử màu xám hay nâu đen. • Lợn ho, khó thở, ngồi như chó ngồi để thở, chảy nước mũi. • Lợn nôn mửa, lúc đầu phân táo sau tiêu chảy nặng có khi ra cả máu tươi, phân lỏng màu vàng xám có mùi tanh khắm đặc trưng. • Niêm mạc miệng, môi, chân răng, gốc lưỡi có những nốt loét phủ bựa màu vàng hay vàng xám. • Chỗ da mỏng ở bẹn, tai, mõm, bụng có những nốt xuất huyết nhỏ bằng đầu đinh ghim (như muỗi đốt) màu đỏ sau chuyển màu tím. • Lợn có biểu hiện thần kinh, có những cơn co giật, lợn đi chệnh choạng, đầu vẹo, bại liệt nhất là bại liệt 2 chân sau. • Đối với lợn nái chửa thường xảy thai, chết lưu thai hoặc lợn con sinh ra yếu, chết yểu. • Bệnh tiến triển 8 15 ngày làm vật gầy yếu rồi chết. + Thể mãn tính: • Lợn mắc bệnh ở thể cấp tính lâu ngày không khỏi chuyển sang thể mãn tính, thường thấy ở lợn 2 3 tháng tuổi. • Lợn lúc đi táo lúc tiêu chảy. • Lợn ho, khó thở. • Các nốt xuất huyết ở bẹn, tai, mũi, bụng, sườn, lưng chuyển từ màu đỏ sang màu tím sau đó da bị tróc từng mảng như bánh đa. • Bệnh tiến triển 1 2 tháng làm lợn gầy yếu, chết do kiệt sức. + Bệnh tích: • Chỗ da mỏng như bẹn, chỏm tai, mõm, bụng có những nốt xuất huyết đỏ hoặc tím tràn lan. Hạch lâm ba xuất huyết, vỏ thận xuất huyết lấm tấm, niêm mạc bàng quang xuất huyết. • Lách xuất huyết, nhồi huyết, rìa lách có hình răng cưa (bệnh tích đặc trưng). • Viêm ruột, ruột có những nốt loét hình tròn, van hồi manh tràng có nốt loét hình cúc áo Phòng và trị bệnh: + Phòng bệnh: Về chuồng trại: • Chuồng trại cao ráo, chắc chắn, tránh nắng, tránh gió lùa, đảm bảo ấm về mùa Đông và thoáng mát về mùa Hè. • Nền chuồng, tường chuồng phải phẳng để dễ quét dọn, cọ rửa, không đọng nước; trước cửa chuồng có hố sát trùng. Hạn chế người ngoài vào khu vực chăn nuôi. • Có khu vực riêng để nuôi nhốt cách ly động vật mới mua về trước khi nhập đàn hoặc con vật ốm để theo dõi, điều trị. Về con giống: • Con giống nhập vào nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, xuất phát từ vùng an toàn dịch, được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, được nuôi cách ly để theo dõi 10 15 ngày. • Khai báo với trưởng thôn xóm và thú y để quản lý và thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Về chăm sóc, nuôi dưỡng: • Cho vật nuôi ăn, uống đầy đủ, đúng khẩu phần đảm bảo chất lượng. • Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Về vệ sinh, tiêu độc, khử trùng: • Hàng ngày phải quét dọn chuồng nuôi, thu gom phân, rác để ủ, đốt hoặc chôn. • Định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng vôi bột hoặc các loại hóa chất sát trùng như Benkocid, Haniodine, Virkon,... khi không có dịch thực hiện 1 lầntuần, khi có dịch 2 lầntuần. • Sau mỗi đợt nuôi phải tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại, rửa nền chuồng bằng nước sạch, để khô, sau đó phun thuốc sát trùng toàn bộ tường, trần, nền chuồng. Dùng nước vôi 10% quét nền và tường chuồng. Để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nhập nuôi lứa mới. Tiêm phòng vắc xin: Sử dụng vắc xin Dịch tả lợn nhược độc đông khô chủng C cho tất cả các loại lợn từ 45 ngày tuổi trở lên, trường hợp tiêm sớm hơn (21 30 ngày tuổi) phải tiêm nhắc lại mũi 2 sau mũi 1 từ 3 4 tuần, sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại. Khai báo dịch: Người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi quan sát đàn vật nuôi, khi thấy lợn có hiện tượng ốm (sốt cao, bỏ ăn, mắt có dử, chỗ da mỏng có những nốt xuất huyết như muỗi đốt) phải nhanh chóng cách ly những con ốm ra khu vực riêng; không bán chạy, không vứt xác lợn chết ra môi trường, không giết mổ; báo ngay cho thú y hoặc chính quyền địa phương để được hướng dẫn biện pháp xử lý thích hợp. + Điều trị bệnh: Bệnh dịch tả lợn do vi rút gây ra hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. 4. Bệnh tiêu chảy ở lợn. Nguyên nhân : Rất phức tạp do nhiều yếu tố tạo nên: + Nguyên nhân từ heo mẹ: • Trong thời gian mang thai: bị bệnh suy dinh dưỡng, sốt bất kỳ. Bệnh truyền nhiễm: dịch tả, phó thương hàn, Aujeszky, leptospirosis, brucellosis, PRRS… • Trong thời gian nuôi con: do MMA, Sốt hậu sản, Sót nhau …Thay đổi thức ăn. + Nguyên nhân từ heo con: • Thể chất heo con yếu đuối: Xuất phát từ bệnh của mẹ, từ di truyền. • Sinh lý và tập tính của heo con: Bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, thích nằm với mẹ, thích nước bẩn và làm bẩn nước. + Nguyên nhân từ ngoại môi: • Môi trường không phù hợp với yêu cầu của heo con: lạnh, ẩm, dơ bẩn. • Chăm sóc không đúng quy trình: Thiếu sữa đầu, thay đổi thức ăn đột ngột, bị các stress không cần thiết, thiếu sắt, nước sạch, viatmin AD. + Nguyên nhân trực tiếp: • Các virus: Rotavirus A. • Các vi khuẩn: • Pathogenic E. coli, Salmonella, Proteus, Enterobacter…; Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis; Clostridium perfringens type C. • Một số giun và loài khác: Ascaris, Trichocephalus; Candid • Triệu chứng + Tiêu chảy lan rộng trên đàn heo trong trại. + Dấu hiệu rõ nét trên heo con theo mẹ: • Lười bú • Phân lỏng, tanh, màu vàng, có sữa không tiêu • Ói mữa • Sụt cân nhanh do mất nước, heo con thích nằm lên bụng mẹ • Can thiệp bằng các thuốc chống tiêu chảy không mang lại hiệu quả 5. Bệnh viêm phổi Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Phương thức truyền lây: + Xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Do điều kiện chăn nuôi kém (vệ sinh chuồng trại, thời tiết thay đổi…), do sức đề kháng của heo giảm, kế phát với các bệnh đường hô hấp khác như tụ huyết trùng sẽ làm bệnh nặng hơn. + Bệnh thường lây lan do nhốt chung giữa con nhiễm bệnh và heo con mắc bệnh do bú sữa của heo mẹ bị bệnh. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 14 tuần. + Vật kém ăn, lười vận động, thường nằm chụm vào nhau. Heo gầy, da nhợt nhạt, lông xù, chậm lớn. Bình thường nghỉ ngơi heo không ho chỉ khi xua quấy rầy heo mới ho (ho vào lúc sáng sớm hay chiều tối), nhiệt độ cơ thể bình thường hay tăng nhẹ. + Thường thấy ở thể mãn tính, bệnh diễn biến trong vài tháng. + Bệnh trở nên nặng hơn khi nhiễm bệnh kế phát khác như viêm phổi do Pasteurella, hoặc Haemophillus, Actinobacillus. Điều trị: + Dùng dung dịch vô trùng Bio_Tylo200 hoặc Bio genta_tylosin đặc trị nhiễm trùng hô hấp. + Liều lượng và cách dùng: 1ml20kg P . + Đường cấp thuốc: tiêm bắp ngày 1 lần trong 3 – 4 ngày. 6. Bệnh viêm tử cung Nguyên nhân: Cơ quan sinh dục ngoài bẩn, do heo đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp. Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát, hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục. Bệnh cũng có thể do can thiệp khi heo đẻ khó và nhiễm trùng từ chuồng trại kém vệ sinh. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu trong khẩu phần thức ăn bị thiếu vitamin A,D,E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn. Triệu chứng: + Bệnh thể hiện ở dạng điển hình, heo có biểu hiện mệt mỏi, sốt, hay nằm úp bầu vú, bỏ ăn, ăn kém, âm hộ sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhày trắng đục nếu nặng dịch có máu. Heo đứng nằm, bứt rứt không yên, heo con thường thiếu sữa, kêu nhiều. + Trong trường hợp bệnh nhẹ, heo không sốt, âm hộ không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy, trắng đục tiết ra từ âm đạo dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Heo nái thường không đậu thai hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu đi vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai heo. Điều trị: + Dùng ống thụ tinh nhân tạo thụt rửa âm đạo và tử cung bằng dung dịch nước muối loãng ( như nước canh) hoặc thuốc tím 11000, ngày một lần trong 2 –3 ngày. + Chú ý: trong trường hợp bị viêm nặng dịch chảy ra có máu không được thụt rửa, tránh trường hợp viêm ngược và tắc ống dẫn trứng. Trong trường hợp này có thể dùng PGF2α hoặc oxytoxin tiêm, giúpđẩydịchviêmrangoài. + Tiêm BMG FEMIN hoặc GLUCAMIN để hạ sức hồi sức ,hạ sốt, tiêu viêm nâng cao sức đề kháng. + Tiêm CEPTYLNEW hoặc AMPICOLIS T kháng viêm, diệt vi khuẩn gây bệnh. VI: Tìm hiểu về giống và công tác giống, thức ăn chăn nuôi 1. Giống và công tác giống. Về vấn đề con giống thì trại heo Hùng Vân – Tiên Phong – Tiên Phước – Quảng Nam nhập giống từ Công Ty CP Việt Nam bao gồm nái hậu bị và nọc: + Giống heo nái: Landrac và Yorshire + Giống heo nọc: Droc và Pidu a. Lợn landrac Đặc điểm ngoại hình: + Lợn landrac có nguồn gốc từ Đan Mạch + Toàn thân màu trắng,da trắng hồng, đầu nhỏ, mõm dài, tai cụp về phia trước và trùm hết đầu mắt, có phổi, vai hẹp, thân hình tròn Khả năng sản xuất + Khối lượng sơ sinh 1.2 – 1.3 kgcon + Lợn đực trưởng thành từ 270330 kg, con cái 200300kgcon. + Bát đầu phối giống từ 9 đến 10 tháng tuổi, mổi năm đẻ 12,4 lứa, mỗi lứa đẻ từ 1012 con. + Tăng trọng nhanh 6 tháng tuổi đạt 100kgcon tỷ lệ nạc 5456%. b. Lợn Yorshire Đặc điểm ngoại hình. + Lợn có lông da màu trắng, tai to đứng, trán rộng nhìn ngang có hình chữ nhật, mình dài, mông vai nở, lưng thẳng bụng thon. Khả năng sản xuất: +Lợn đực: 250kg320kgcon, con cái 200250kgcon bắtđầu phối giống 910 tháng tuổi, mỗi năm đẻ 2,2 2,4 lứa, mỗi lứa đẻ từ 1013 con tỷ lệ nạc 5354%. c. Lợn Duroc (là giống lợn của Mỹ) Đặc điểm ngoại hình: + Màu lông hoongfhoawcj màu đỏ nâu 4 móng chân mõm đen. Tai rủ về phía trước, con đực nặng 300350 kgcon thời gian lấy tinh là 78 tháng. d. Lợn Pidu (là giống lai Petrain và Duroc) Đặc điểm ngoại hình: lông màu vàng nâu, lợn đực nặng từ 300340 kgcon, thời gian lấy tinh từ 78 tháng. Tóm lại, với múc đích nuôi lợn thịt có năng suất, chất lượng tốt tại trại chăn nuôi lợn công nghiệp thường sử dụng nhóm lợn F1. Duroc x Landrac và Yorshire  Bidu x Landrac và Yorshire  F1. 2. Thức ăn chăn nuôi Chương trình cám cho nái hậu bị. Mã Cám Loại Heo Khẩu phần kgconngày 567s 9667 Heo nọc Heo hậu bị 2,5 Tự do Lượng cám ăn đói với heo hậu bị phải đúng khẩu phần không được quá ít hoặc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thể trạng và quá trình quá trình lên giống sau nay: Chương trình thức ăn cho heo mang thai; Stt Thời gian mang thai Mã cám Khẩu phần kgnáingày Hậu bị Rạ 1 2 3 Phối 84 ngày Phối ngày 8498 Phối ngày 98110 9666 9666 9667 1,6 – 1,8 1,8 – 2,o 2,0 – 2,5 2,0 – 2,2 2,2 – 2,5 2,5 – 3,0 Heo nái mới phối mỗi ngày ăn 1,6kgconngày từ 6 – 21 ngày thì ăn 1,8 kgconngày.Sau 21 ngày trở đi ta phân theo thể trạng mập, ốm mà cho ăn, đối với heo mập ăn 2,0 kgcon ngày, heo gầy ăn 2,5 kgconngày. Đặc biệt khẩu phần ăn cho heo hậu bị phải đúng khẩu phần để tránh ảnh hưởng đến bào thai và quá trình đẻ. Chương trình cám cho heo sau khi đẻ. STT Mã cám Thời gian Khẩu phấn kgconngày 1 2 3 4 5 6 7 567S 567S 567S 567S 567S 567S 567S Nuôi con 1 ngày Nuôi con 2 ngày Nuôi con 3 ngày Nuôi con 4 ngày Nuôi con 5 ngày Nuôi con 6 ngày Nuôi con 7 ngày 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 Theo thể trạng của lợn Sau ngày thứ 2 trở đi thức ăn tăng dần để đảm bảo lượng tiết sữa cho heo con và đảm bảo sự sống cho mẹ. Thức ăn dành cho nái sau khi đẻ là cám 567S. Thức ăn cho nái đẻ trước khi đẻ 3 ngày. STT Mã cám Thời gian Khẩu phần 1 2 3 567S 567S 567S 1 ngày trước khi đẻ 2 ngày trước khi đẻ 3 ngày trước khi đẻ 1,0 – 1,5 1,5 – 2,0 2,0 – 2.5 Trước khi đẻ 3 ngày phải giảm lượng thức ăn theo từng ngày đến lúc đẻ nhằm tránh cho heo mẹ bị chướng bụng nếu ăn nhiều cám sẽ ảnh hưởng đến quá trình rặn đẻ. Cám dành cho nái trước khi đẻ 3 ngày là cám 567S. Chương trình thức ăn cho heo cai sữa 21 ngày 42 ngày. Tuần Ngày Mã cám Khẩu phần Ghi chú 4 7 Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 Ngày thứ 4 9650 9650s+9651 9650s+9651 9650s+9651 9651 Ăn tựdo Ăn tự do Ăn tự do Ăn tự do Ăn tự do Trộn thuốc colistin 1 tuần 3 bao 9650s + 1 bao 9651 2 bao 9650s + 2 bao 9651 1 bao 9650s + 3 bao 9651 9651 chuyên qua thịt Chương trình thức ăn cho heo thịt. Tuần ngày Mã cám Khẩu phần Ghi chú 9 14 Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 9651 + 9652s 9651 + 9652s Ăn tự do 3 bao 9651 + 1 bao 9652s 2 bao 9651 + 2 bao 9652s 1418 Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 9652s + 9652 9652s + 9652 Ăn tự do 3 bao 9652s +1 bao 9652 2 bao 9652s + 2 bao 9652 18XC 9653 Ăn tự do PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH I. Thời gian: Từ ngày 243 đến ngày 9 52014. II. Địa điểm: Công Ty TNHH Hùng Vân, Tiên Phong – Tiên Phước – Quảng Nam. III. Các chỉ tiêu theo dõi. Tiến hành theo dõi để biết tập tính, thói quen và một số đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn, đặc biệt là quy trình chăm sóc nuôi dưỡng của từng loại lợn. IV. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Dựa theo những tài liệu về kỹ thuật chăn nuôi lợn để tìm hiểu các đặc điểm sinh lý, sinh hóa của lợn, tài liệu thống kê và phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi. Tiến hành thu thập số liệu thô trong trang trại ( trại chăn nuôi Hùng Vân). PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH I. Quy mô cơ cấu đàn Tổng tất cả số lượng trọng trại: Bảng 1. Bảng tổng số lợn trong trại. Loài lợn Số con Tỷ lệ Bầu Nọc Hậu bị Nái đẻ Cai sữa Thịt 600 12 30 168 2100 4500 8% 0,2% 0,4% 2,3% 28,3% 60,7% Tổng 7410 100% Trên bảng này ta có thể thấy rằng số lượng lợn cai sữa và lợn thịt khá cao thuận lợi cho việc thu nhập bán ra thị trường ngày càng nhiều và thu lợi nhuận kinh tế cao. Nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn về việc quản lý và việc chăm sóc đàn lợn, số lượng lợn thịt và cai sữa nhiều chuồng nhỏ và hẹp, mật độ trong chuồng chật làm cho heo chậm lớn. II. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo công nghiệp: 1.Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc nái mang thai Cần làm tốt các công việc sau: + Quản lý sắp xếp nái mang thai. +Chương trình thức ăn đối với nái mang thai phải đầy

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Lợn quen thuộc với người, đáp ứng số nhu cầu khác người.Phạm vi phân bố cửa lợn rộng khắp nơi, điều gắn bó gần gũi đốivới người Con người khám phá dến vùng khác trái đất thông qua phương tiện thuyền, đườngbộ.Trong họ thường mang theo lợn với vật ni khác hóa loại giống trồng Khi họ định canh vùng đất đó, họ tiến hành trồng trọt chăn nuôi loại gia súc gia cầm trồng loài mà họ mang theo, đồng thời họ tiến thử nghiệm giông trồng vật ni Giống có hiệu giữ lại phát triển, giống khơng tốt bị loại thải Lợn vật ni trì hàng ngàn đời nay, điều chứng tỏ có quan hệ chặt chẽ với người hệ thống nơng nghiệp Chăn ni lợn có vai trò quan trọng hệ thống sản xuất nông nghiệp với lúa nước hợp phần quan trọng xuất sớm sản xuất nơng nghiệp Việt Nam Nói chung lợn có vai trò sau: + Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho người + Cung cấp phân bón cho trồng + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: thịt hộp, thịt lợn xay, + Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân sinh thái trông vật nuôi người + Chăn nuôi lợn tạo nguồn nguyên liệu cho y họ, công nghệ y học lợn nhân gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe người +Chăn ni làm tăng tính an ninh cho hộ gia đình nơng dân, hoạt động xã hội chi tiêu gia đình Muốn giữ vững phát triển ngành chăn ni đòi hỏi kinh tế ổn định mang tính chất khoa học cao, phải có đội ngũ cán khoa học kỹ thuật vững lý thuyết giỏi thực hành lý luận gắn với thực tiễn sản xuất Trong suốt thời gian học tập trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, với ngành chăn nuôi thú y đồng ý giáo viên phụ trách khoa nông nghiệp tài nguyên môi trường sở chăn nuôi Hùng Vân Địa điểm thực tập cụ thể Công ty TNHH HùngVân thôn Tiên Phong - Tiên Phước Quảng Nam Chuyến thực tập nhằm giúp em nắm vững kiến thức, nâng cao tay nghề trang bị trường, thực phương châm học đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU I Tình hình sở thực tập Trang trại chăn nuôi lợn Công ty TNHH Hùng Vân nơi em chọn làm địa điểm thực tập Vị trí địa lý Trại chăn ni lợn Công Ty TNHH Hùng Vân thuộc địa phận hành xã Tiên Phong-Tiên Phước- Quảng Nam nằm dọc đường lên huyện Tiên Phước cách Tam Kỳ 27 km hướng Đông Cổng trại thiết kế theo mô hình khép kín áp dụng kỹ thuật Cơng ty CP Việt Nam với hệ thống nhà sát trùng nhà cách ly, khu nhà cơng nhân khép kín, đảm bảo an tồn hệ thống phòng dịch Trại chăn ni Hùng Vân thành lập tháng năm 2010 vào hoạt động thức vào tháng năm 2010 với tổng diện tích 8ha, diện tích trị gần 4ha Vốn đầu tư ban đầu tỷ với quy mô 600 mái, 4500 lợn thịt Với hỗ trợ Công ty chăn nuôi CP Việt Nam nái hậu bị đưa từ Công ty chăn nuôi CP ViệtNam Hiện trại cung cấp thị trường 1000 lợn thịt/ tháng Cơ cấu đàn chuồng trại a Cơ cấu đàn Để thuận tiện cho việc nhận xét duyễn dãi phân tích kết điều tra Công việc thực cấu đàn vật nuôi trại vào thời điểm tháng năm 2014 : bầu (600 con), nọc (12 con), hậu bị (30 con), nái đẻ (168), cai sữa (2100), thịt (4500) tổng cộng 7410 bao gồm giống lợn Duroc Pidu, lợn nái F1 : Lanrdrac Yorshire Lợn thịt lai máu : Duroc x Landrac Yorshire; Pidu x Landrac Yorshire b.Cơ cấu cấu chồng trại Trại nọcTrại hậu bị Trại bầu Trại đẻ Thịt Cai sữa Trong đó: Trại bầu có chuồng dãy Trại đẻ có chuồng, chuồng có dãy, dãy có 28 ô Trại hậu bị gồm có chuồng, có ô, ô nhốt 10 đến 15 Trại cai sữa :có chuồng, chuồng có dãy, dãy có ơ, nhốt từ 50 đến 60 Trại thịt: tổng có chuồng: chuồng chuồng có dãy, dãy có ơ, trung bình nhốt 42 con; chuồng xây có dãy SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang gồm ơ, có ô nhỏ để nhốt có vấn đề bị coi, lại nhốt trung bình 160 Trại nọc: có1 chuồng 12 xếp lắp đặt chuồng Thiết bị dụng cụ phục vụ chăn nuôi - Với quy trình chăn ni cơng nghiệp theo quy mơ kép kín nên trại trang bị dùng cụ cho việc chăn nuôi đại, dãy chuông đặt bình chứa nước lớn, dãy chuồng có mô tơ để bơm nước lên hệ thống làm mát Ngồi hệ thống điện trại có hệ thống máy phát điện có cơng suất lớn Trong chuồng lắp đặt quạt lớn quạt nhỏ tự động liên kết với hệ thống nhiệt kế làm mát để điều chỉnh nhiệt độ trại - Trong ô chuồng trại cai sữa trại thịt đề lắp hệ thống máng ăn tự động, dãy chuồng lắp hệ thống điện chiếu sáng - Do mơ hình chăn ni theo mơ hình khép kín nên vấn đề quan trọng trại khâu sát trùng, đường cổng có bố trí máy dùng để xịt sát trùng cho người xe vận chuyển vào trại - Hệ thống xử lý nước thải củng khâu quan trọng, trại có xây dựng hệ thống Bioga khu xử lý nước thải lớn từ trại - Các dụng cụ thú y gồm: kéo, xilanh thủy tinh(nhựa), kim tiêm, panh kẹp, khâu, kìm khâu, kìm bấm răng, kìm bấm tai Tình hình sản xuất trại Từ xây dựng đến nay, trại phát triển ổn định có xu hướng lên, nhờ trại xây dựng trình phong dịch tốt nên chưa có dịch bệnh xảy Năng suất tương đối ổn định tỉ lệ đẻ lớn 90% số cai sữa /nái/năm Là trại chuyên sản xuất lợn thịt, chuyên bán thị trường cung cấp 120 thịt/tháng II Tình hình chăn ni lợn Tình hình chăn nuôi lợn giới Nghề chăn nuôi lợn đời sớm, nghề truyền thống nhiều quốc gia Ở nhiều nước chăn ni lợn có cơng nghệ coa có tổng đànlợn Nga, Pháp, Anh,Mỹ, TrungQuốc, Nói chung nước tiên tiến có chăn ni lợn phát triển theo hình thức cơng nghiệp đạt trình độ chun mơn hóa cao.Tuy vậy, đàn lợn giới phân bố không đồng châu lục có tới 70% số đầu lợn ni châu Á châu Âu, khoảng 30% châu lục khác Trong đó, tỷ lệ đàn lợn ni nhiều nước có chăn ni lợn tiên tiến Nơi có nhu cầu lợn cao nơi ni lợn,tính đến nước châu Âu chiếm 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2%, châu Mỹ 8,6% Nhìn chung, sản phẩm lợn sử dụng rộng rãi khắp nơi giới ( trừ nước theo tín đồ Hồi giáo) gía trị dinh dưỡng nguồn thực phẩm tốt SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang cho người, nghề chăn nuôi lợn đem lại lợi nhuận không nhỏ cho kinh tế nước Tình hình chăn ni Việt Nam Việt Nam nước có chăn ni lợn phát triển mạnh Cụ thể, đàn lợn tăng lên nhanh qua năm theo thống kê FAO (2013): Việt Nam có khoảng 80000 nghìn Hiện trung tâm nghiên cứu thực nhiều phương pháp nhân giống, phép lai kinh tế hội nhập nhiều giống lợn có suất chất lượng tốt khơng ngừng cải tiến tầm vóc mang lại hiệu kinh tế cao 3.Tình hình chăn ni Quảng Nam - Quảng Nam tỉnh có số lượng gia súc, gia cầm lớn tỉnh miền Trung Tây Nguyên Trong năm gần đây, ảnh hưởng dịch bệnh, ngành chăn ni có bước phát triển số lượng lẫn chất lượng Tuy nhiên, Quảng Nam cần hướng đến ngành chăn nuôi ổn định, bền vững Theo số liệu điều tra đến ngày 1/10/ 2009 Sở Nông nghiệp Phát triển Nơng thơn tỉnh Quảng Nam, tỉnh có 570 ngàn lợn, 210 ngàn bò, gần 80 ngàn trâu, 3,5 triệu gia cầm Bên cạnh đó, thời gian gần địa bàn tỉnh xuất số giống vật nuôi du nhập mới, đáp ứng thị hiếu nhu cầu người tiêu dùng đà điểu, gà Ai Cập, vịt siêu thịt đặc biệt mơ hình ni heo rừng lai số huyện miền núi tỉnh Trà My, Nam Trà My, Bắc Trà My, Nam Giang, Tây Giang Cùng với đó, có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho ngành chăn nuôi phát huy tác dụng, góp phần đưa vị tỷ trọng ngành chăn ni tỉnh phát triển, điển Chương trình lai tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo, phát triển chăn ni theo mơ hình ni trang trại Để tiếp tục phát huy hiệu chăn ni, tỉnh có nhiều chủ trương khuyến khích, nhân rộng phát triển số mơ hình chăn ni mới, tạo đa dạng sản phẩm chăn nuôi, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng điều kiện chăn nuôi vùng, địa bàn Trong đó, chăn ni theo mơ hình trang trại được nhiều hộ dân trọng; mơ hình chăn ni bò nạc hóa đàn heo sau nhiều năm phát triển chiếm ưu thế, nhiều nông dân chấp nhận nhân rộng Riêng với mơ hình chăn ni trang trại, với xu chung đa dạng nhiều loại vật nuôi kết hợp, nhiều nơng dân trọng ni lồi vật ni chủ yếu theo hướng dài ngày, cây, khác để “lấy ngắn ni dài”, từ tạo hiệu kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo địa bàn tỉnh Theo đó, đến bước đầu tồn tỉnh có khoảng 380 trang trại chăn ni loại gia súc, gia cầm Đây thực hướng mở cho ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Nam SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang Cùng với mở rộng, phát triển mơ hình, loại hình chăn ni, trại giống, trại sản xuất địa bàn tỉnh cơng tác nghiên cứu, nhân rộng giống ni có chất lượng, chống chịu với dịch bệnh tiến hành Nhờ vậy, suất, chất lượng vật nuôi giống nuôi tỉnh bước cải thiện, nâng cao, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi người dân địa bàn Nhưng hạn chế cần khắc phục Điều đáng quan tâm quy mô tổng đàn gia súc, gia cầm tỉnh tăng; bước đầu xuất nhiều mơ hình ni, giống ni có hiệu Song phương thức chăn ni truyền thống hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn, chăn ni mang nặng tính quảng canh, chủ yếu tận dụng phụ phẩm nơng nghiệp Chính phương thức ni khiến cho việc áp dụng tiến khoa học kỹ thuật vào chăn ni gặp nhiều khó khăn, cơng tác giống, chăm sóc, ni dưỡng phòng chống dịch bệnh Bên cạnh đó, cơng tác phòng bệnh cho vật nuôi chưa người dân trọng Ngồi ra, hầu hết chủ vật ni chưa tn thủ đầy đủ quy trình phòng chống dịch bệnh khai báo dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại sau xử lý mầm bệnh, quy trình tiêu độc, khử trùng mầm bệnh không thực triệt để, thường xuyên; chất thải, nước thải chảy môi trường không xử lý triệt để làm cho mầm bệnh tồn tại, phát tán lưu hành môi trường Ngoài lý nêu trên, chưa có vắc xin phòng bệnh tai xanh heo; việc vận chuyển, buôn bán heo sản phẩm từ heo toàn tỉnh tỉnh lân cận tăng mạnh Đặc biệt, khơng địa bàn cán thú y hoạt động cầm chừng, có dịch bệnh cơng tác khai báo, tuyên truyền để bà hiểu, tự giác tiêu hủy chậm từ dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm dễ lây lan diện rộng, quy trình vận chuyển, bn bán gia súc, gia cầm địa phương chưa kiểm soát chặt chẽ tác nhân gây lây lan mầm bệnh diện rộng, khó kiểm sốt, ảnh hưởng đến chất lượng chăn nuôi người người dân Cần thực số giải pháp Để Quảng Nam có chăn ni ổn định, hiệu hơn, trước mắt cần đẩy mạnh công tác giống nâng cao chất lượng giống; tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh, cơng tác tiêm phòng vệ sinh chuồng trại, thực kiểm soát giết mổ gắn với kiểm dịch động vật địa bàn dân cư, chợ đầu mối, trung tâm mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm tuyến đường, cửa bn bán với bên ngồi Riêng hộ chăn nuôi, bên cạnh việc xây dựng chuồng trại kiên cố, quan tâm xử lý tốt vệ sinh chuồng trại, cần trọng công tác phối giống, mạnh dạn đưa vật ni có chất lượng cao vào nuôi, ứng dụng hiệu kỹ thuật phối giống; quyền ngành chức địa phương cần hướng dẫn, hỗ trợ nơng dân địa phương hình SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang thành số vùng chuyên canh phục vụ chăn nuôi phát triển cánh đồng cỏ, bãi chăn thả; mở rộng mạng lưới thú y sở Về lâu dài, đôi với chiến lược quy hoạch, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng đại, bền vững, tỉnh cần ban hành hành nhiều sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giống nhằm giúp nông dân tập trung đầu tư chăn nuôi, chăn ni số loại vật ni vừa có giá trị hàng hóa, vừa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, đồng thời khuyến khích hộ chăn ni theo mơ hình trang trại có quy mơ lớn xem hướng phát triển Làm điều này, Quảng Nam tạo môi trường chăn nuôi bền vững, ổn định cho người chăn ni, góp phần nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi tỷ trọng tăng trưởng kinh tế chung tỉnh III Vấn đề dinh dưỡng thức ăn lợn Thức ăn chăn nuôi: Giá trị sinh vật học protein phụ thuộc vào loại thức ăn (protein động vật cao thực vật) vào loại gia súc sử dụng thức ăn, vào phương pháp chế biến sử dụng thức ăn Có hai biện pháp nhằm nâng cao giá trị sinh vật học protein thức ăn - Thức ăn đậm đặc Thức ăn đậm đặc loại thức ăn chế biến sẵn, có từ ba nguồn ngun liệu, phối hợp theo công thức định, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đối tượng vật nuôi, độ tuổi, suất sản phẩm khác Hiên thức ăn đậm đặc trở nên phổ biến không chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà cho thuỷ sản, động vật quý khác * Đặc điểm thức ăn đậm đặc là: tổng hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu qua chế biến nên hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, hấp thu, hợp vệ sinh tiện lợi bảo quản, vận chuyển sử dụng Sản xuất công nghiệp nên giá thành hạ Hiệu chăn nuôi cao sử dụng hợp lý thức ăn đậm đặc * Phân loại thức ăn đậm đặc Dựa vào thành phần thức ăn đậm đặc mà phân loại Thức ăn đậm đặc Thành phần thức ăn tinh, có trộn thêmkhống, vitamin, kháng sinh chất có hoạt tính sinh học khác Khi sử dụng trộn thêm với thức ăn thơ, xanh, củ quả, nhiều nước để có phần hoàn chỉnh Thức ăn siêu đậm đặc Thành phần gồm đầy đủ yếu tố dinh dưỡng theo nhu cầu đối tượng vật nuôi Khi sử dụng cần cho vật ni ăn theo hướng dẫn bao bì uống đủ nước Thức ăn đậm đặc bổ sung hỗn hợp nhằm bổ sung khoáng, vitamin, kháng sinh, kích tố, hoạt chất sinh học khác Khi sử dụng bổ sung với lượng nhỏ (theo hướng dẫn) để hiệu sử dụng phần tăng lên SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang Trên sở hiểu biết loại thức ăn đây, người chăn nuôi lựa chọn chế biến, bảo quản, sử dụng cho phù hợp với đối tượng vật nuôi điều kiện chăn nuôi cụ thể Tác dụng thành phần dinh dưỡng thức ăn Tác dụng protein Protein thành phần quan trọng cấu tạo nên tổ chức; giữ chức sinh học quan trọng enzyme trao đổi chất, hormon, chất kháng thể Thức ăn protein sau tiêu hóa, hấp thu dạng acid amin Các acid amin theo máu gan tuần hoàn tới mơ bào Ngồi acid amin có nguồn gốc từ thức ăn, máu tiếp nhận acid amin làsản phẩm trình phân giải protein tổ chức Các acid amin tham gia vào trình chuyển hóa thể Cơ thể động vật khác với thể thực vật khơng tự tổng hợp toàn acid amin Những acid amin thể không tự tổng hợp mà phải lấy từ nguồn thức ăn bên vào gọi acid amin không thay (cần thiết, thiết yếu) Tùy theo loại gia súc, giai đoạn sinh trưởng, phát dục mối quan hệ chuyển hóa lẫn mà số lượng acid amin không thay loại gia súc có khác Các acid amin khơng thay gia súc, gia cầm Acid amin Lợn Gà Lysine + + Methionine + + Tryptophan + + Valine + + Leucine + + Isoleucine + + Threonine + + Phenylalanine + + Histidine + + Arginine + Ngoài ra, gà, acid amin glycine, glutamic, proline, tyrosine, cystine acid amin không thay điều kiện định SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang So với nhu cầu gia súc, thức ăn thường thiếu lysine, methionine tryptophan Vấn đề bổ sung acid amin không thay cho gia súc đường thức ăn vấn đề cần thiết, thêm acid amin thiếu vào phần thức ăn gia súc nhu cầu protein gia súc giảm thấp so với chưa bổ sung Giữa protein động vật protein thực vật có thành phần acid amin không thay khác Thành phần acid amin không thay số loại thức ăn Acid amin Thức ăn LeuHisti- Leu- Trypto- PhenylMethi- ThreoIzoleucine Valine dine cine phan alanine Onine nine cine Lúa mì 2,1 2,7 1,2 5,7 4,5 2,5 3,3 6,8 3,6 Ngô 2,2 2,0 0,8 5,0 5,0 3,1 3,7 22,0 4,0 Ðỗ tương 2,3 5,8 1,2 5,7 4,2 2,0 4,0 6,6 6,7 Lạc 2,1 3,0 1,0 5,4 8,0 1,2 1,5 7,0 3,0 Sữa bò 2,6 7,5 1,6 5,7 8,4 3,4 4,5 11,3 8,5 Trứng gà 2,1 7,2 1,5 6,3 7,3 4,1 4,9 9,2 8,0 Thực cân đối acid amin phần biện pháp giảm thấp mức tiêu hao protein có hiệu chăn ni Ðể thực cân đối này, chăn nuôi lợn gia cầm người ta sử dụng nhiều protein có nguồn gốc động vật bổ sung acid amin không thay Các acid amin tổng hợp đường hóa học vi sinh vật Để đánh giá chất lượng protein thức ăn, người ta dùng tiêu giá trị sinh vật học protein Giá trị sinh vật học protein phụ thuộc vào loại thức ăn (protein động vật cao thực vật) vào loại gia súc sử dụng thức ăn, vào phương pháp chế biến sử dụng thức ăn Có hai biện pháp nhằm nâng cao giá trị sinh vật học protein thức ăn Hỗn hợp loại thức ăn với Thí dụ: thí nghiệm với chuột, thức ăn khơng hỗn hợp protein ngơ có giá trị sinh vật học 60%, sữa 85% hỗn hợp ba phần ngô với phần sữa, giá trị sinh vật học protein hỗn hợp 76% Nguyên nhân tăng bổ sung cho acid amin không thay hỗn hợp có lợi cho q trình trao đổi, sử dụng acid amin thể Xử lý nhiệt: chẳng hạn hạt đậu tương xử lý 105 oC 90 phút, giá trị sinh vật học tăng hai lần so với sống SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang Nguyên nhân tăng nhiệt độ phá hủy chất ức chế men tripxin có đậu tương giải phóng methionin liên kết phức tạp, thể sử dụng protein acid amin tốt Tuy vậy, nhiệt độ cao làm acid amin có protein liên kết với hợp chất khó bị phân giải, làm giảm tỷ lệ tiêu hóa, giảm giá trị sinh vật học protein Do biện pháp xử lý nhiệt thường áp dụng hạt họ đậu với giới hạn nhiệt độ thời gian định Tác dụng lipid Lipid chất dinh dưỡng cần thiết thể vì: - Là thành phần quan trọng cấu trúc tế bào - Là chất oxy hóa cho nhiệt lớn nhất: gấp 2,25 lần so với glucid protein - Là dung mơi hòa tan số vitamin A, D, E, K nhờ xúc tiến q trình hấp thu vitamin thể Trong chăn ni, thấy trường hợp gia súc mắc bệnh thiếu mỡ, acid amin, thể không tự tổng hợp số acid béo định acid alinoleic, loại acid béo có nhiều cỏ xanh, khô, cao lương, ngô, Trong thể, nguồn dự trữ lượng lớn lipid, tích lũy mơ da xoang bụng Mỡ loài nhai lại mang nhiều acid béo bão hòa ngựa Cho lợn ăn nhiều thức ăn bột, đường, mỡ lợn chứa nhiều acid béo bão hòa cho ăn nhiều thức ăn chứa nhiều acid béo chưa bão hòa hàm lượng acid béo tăng lên mỡ lợn, làm tăng số iôt mỡ, làm mỡ nhão, dễ bị ôi hỏng bảo quản IV.Đặc điểm sinh lý lợn 1.Một số đặc điểm sinh học sản xuất lợn a Khả tăng trưởng: - Tốc độ sinh trưởng lợn xếp vào hàng đầu số loại vật nuôi, qua nghiên cứu người ta thấy dù giống lợn sau tháng tuổi khối lượng gấp 10 lần so với sơ sinh sau 10 tháng gấp 100 lần b Sản xuất thịt nhanh phẩm chất thịt tốt - Nuôi lợn để lấy thịt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng người mục đích người Do thịt có dinh dưỡng cao khả thịt lớn giá thành hợp lý lồi vật ni khác, khơng nước ta mà nước giới có SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang + Khả sản xuất lợn đánh giá qua tiêu tỷ lệ thịt xẻ tỷ lệ thịt nạc, giống lợn ngoại có tỷ lệ thịt xẻ 70%, tỷ lệ thịt nạc 50% + Thịt lợn có tỷ lệ protein đạt 15%, khả hợp vị nhiều người dể ché biến bảo quản, sản phẩm có giá trị nguồn nguyên liệu dể cho nhiều nganh chế biến thực phẩm + Lợn loài dể ni, tính thích nghi cao -Lợn thuộc lồi động vật ăn tạp nên vận dụng nhiều thức ăn từ nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp để chăn ni lợn -Lợn dể thích nghi với vùng có khí hậu lạnh có lớp mỡ dày tích lũy da, vùng nhiệt độ cao tăng cường hô hấp để giải nhiệt nhằm giúp thể ổn định thân nhiệt, lợn thích nghi nhiều nơi giới -Khả sản xuất cao : lợn loài động vật đa thai, mắn đẻ, năm lợn nái đẻ khoảng 1.9 – lứa / năm Nếu nuôi lợn theo hình thức cơng nghiệp khoảng 2.4 lứa /năm, trung bình lứa đạt từ 10-12 con, lợn nái tốt sử dụng vòng – năm sản xuất 120 – 150 lợn Đặc điểm sinh lý lợn nái - Sự thành thục tính giống lợn khác , thường giống lợn nội thành thục tính sớm lợn ngoại khoảng – tháng tuổi,khi đạt khối lượng 30 – 40 kg, lợn ngoại khoảng – tháng tuổi đạt khoảng 80 – 90 kg Lúc máy sinh sản phát triển hồn thiện, buồng trứng có tế bào trứng chín rụng, lợn bắt đầu có triệu chứng động dục.Lợn động dục lần đầu khó đậu, cần phối gióng cho lợn vào chu kỳ động dục lần lần thích hợp nhất, lúc lợn phát triển hoàn thiện tầm vóc - Các nhân tố ảnh hưởng đến thành thục tính: + Giống : giống nội thành thục giống ngoại + Dinh dưỡng : lợn ni dưỡng với phần ăn thích hợp đầy đủ thành thục giống lợn ni dưỡng với chế độ nuôi dưỡng thấp Chu kỳ động dục: gia súc tuổi thành thục xuất hiện, lợn động dục có tính chu kỳ, chu kỳ động dục khoảng thời gian lần động dục Cường độ thời gian trung bình 21 ngày, biến động từ 18 – 25 ngày, với lợn lai lợn ngoại thời gian động dục kéo dài khoảng 45 ngày Thời gian động dục chia làm giai đoạn: + Giai đoạn trước chịu đực: lợn có triệu chứng biểu lần động dục đầu tiên, thời gian kéo dài khoảng 24 – 36 Lợn có biểu hưng phấn mạnh, phá chuồng,bỏ ăn, âm hộ sưng có dịch chảy suốt + Giai đoạn chịu đực: giai đoạn mê ì, co người lợn đực thìtính đến gần lợn xoay mơng lại tư chuẩn bị giao phối, âm hộ lúc giảm SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang 10 + Chương trình vắcxin: Cần tiêm văcxin dịch tả, FMD, AD, Ecolin, PRRS,cho heo nái từ 80 – 100 ngày sau phối giống Đinh kì tắm rủa xịt ghẻ, tẩy nội ngoại ký sinh trùng cho heo nái + Chuồng trại: Yên tĩnh bị kích động hoạt động khác trại, nhiệt độ độ ẩm phải phù hợp Nền chuồng khô ráo, có độ nhám thích hợp, khơng trơn trượt dễ gây té ngã + Cung cấp đầy đủ nước làm mát cho nái mang thai, thường xuyên quan sát theo dõi tình trạng sức khỏe cho heo Quy trình chăm sóc ni dưỡng nái đẻ a Chuẩn bị chuồng đẻ * Chuồng: - Được dọn vệ sinh thật sạch, phun thuốc sát trùng thật kỹ rắc vôi kỹ, để trống đến ngày, cho heo lên sớm ngày để quaen chuồng - Chuồng phải khô sạch, không ẩm ướt nhằm giảm tỷ lệ heo nái bị viêm, chảy mũi, heo không bị tiêu chảy sau sinh * Chuẩn bị heo lên đẻ: - Trước chuyển heo từ trại mang thai đến trại đẻ cần chuẩn bị kỹ thuật chuẩn bị kỹ khâu vệ sinh: + Tắm heo sẽ, xịt sát trùng, xịt ghẻ, + Chọn ngày đẻ đánh dấu + Phải lựa chọn heo lên chuồng đẻ trước tuần, chuyển heo phải chuyển kèm theo thẻ nái * Chọn lựa heo gần đẻ đẻ gần chuẩn bị dụng cụ cần thiết - Lồng úm heo - Bóng đèn - Xơ đựng nước rữa tay(có pha thuốc sát trùng) - Xô đựng - Tấm chắn gió - Tấm lót - Cần i ốt - Kiềm bấm răng, bấm tai - Chỉ thắt rốn - Bột úm(mitral) SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang 27 - Kéo, panh, khăn lau - Thuốc: 0xytetracyllin, oxytoxin, amoxla, anagin, glucozo5%, AD3E, Bioatropin, Enroeloxacin 100, vitamin k(thuốc cầm máu), calicinmax, Biocoli-sp b Chương trình thức ăn dành cho nái trước đẻ, đẻ sau đẻ Stt Mã cám 567 567 Thời gian Rạ Hậu bị ngày 2,5 2,0 ngày 2,0 1,5 ngày 1,5 1,5 Chuẩn bị đẻ,đẻ 1,5 1,5 Trước đẻ Trong đẻ Khẩu phần ăn kg/con/ngày Nuôi ngày 567 Sau đẻ Nuôi ngày 2,2 Nuôi ngày 4,4 Nuôi ngày 3,3 5,5 Tự 2,5 3,5 4,5 5,5 Tự Nuôi ngày trở lên c Cách đỡ đẻ - Sau quan sát nái có biểu hiện: + Ít ăn + Đứng nằm không yên + Cắn phá chuồng + Âm hộ có dịch ối chảy + Vú đỏ nặn co sữa - Chuẩn bị dụng cụ sẵn sàng đở đẻ - Sau đẻ heo cần được: SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang 28 + Vuốt ối chất nhờn miệng, mũi + Lau khô gỡ máu ối + Cắt rốn buộc cách 2,5cm, cắt 3cm sát trùng nhằm làm cầm máu chống nhiễm khuẩn + Cắt đuôi: dùng kiềm bấm đuôi cắt bỏ khoảng 2/3 đuôi, cắt xong ta sát trùng + Dùng bột úm rắc lên thân heo + Bỏ vào lồng úm sưởi ấm khoảng 14 phút + Lau vú cho heo mẹ nước sát trùng trước heo bú + Cho heo bú sữa đầu (tốt từ – giờ) để hấp thu kháng thể từ heo mẹ + Sau đẻ xong cần phải vệ sinh phần mông heo mẹ kiểm tra ghi chép vào sổ *Điều trị nái sau sinh - Trong đẻ tiêm mũi AmoxLA + Oxytoxin + Ngày 1: tiêm mũi Oxytoxin + mũi Pentrep + Ngày 2: tiêm mũi Oxytoxin + mũi Vetrimoxin LA + Ngày 3: tiêm mũi Oxytoxin + mũi Pentrep - Liều lượng: + Vetrimoxin LA: 20ml/con + Oxytoxin : 5ml/con + Pentrep : 15ml/con - Nếu heo bị viêm tiếp tục điều trị tiếp - ngày với loại thuốc liều lượng *Công việc cần làm heo sau sinh Ngày tuổi Công việc cần làm Bấm + bấm tai Ghép bầy, cố định bầu vú Chích sắt Thiến heo, nhỏ cầu trùng(bio-coc) 14 Tập ăn cho heo 21 Tiêm vacxin mycoplasma d Vệ sinh chuồng nái đẻ: SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang 29 - Phải thường xuyên cào phân lấy phân khỏi chuồng - Rãi vôi vệ sinh hành lang - Vệ sinh đàn heo bị tiêu chảy - Thường xuyên vệ sinh máng ăn heo mẹ heo con(sau ăn) - Sát trùng chuồng đẻ lần/ tuần(có dịch lần/ngày) *Chú ý: + Khơng rửa máng có heo đẻ heo ni + Hạn chế không cho chuông đẻ ướt(hạn chế tắm sử dụng nước)  gây tiêu chảy cho heo ảnh hưởng đến sức khỏe heo mẹ + Không mang ủng vào sàn + Quan sát, xịt sát trùng, qt vơi định kỳ Quy trình chăm sóc ni dưỡng lợn theo mẹ: a chăm sóc: Ghép bầy với mục đích heo nhanh lớn, tỷ lệ đồng cao - Có thời điểm ghép heo tốt nhất: + Lúc sinh: đẻ nhiều bỏ qua ghép với đẻ để bú sữa đầu + Sau sinh: heo bú đầy đủ sữa đầu còi cọc ghép vào nái có bầu vú tốt nhiều sữa nái tốt, sữa tốt ni có trọng lượng nhỏ, nái có sữa ni có trọng lượng lớn b Nuôi dưỡng - Nhằm giúp cho heo biết ăn sớm vừa có tác dụng cho heo mẹ heo qua trình chăm sóc ni dưỡng vừa có tác dụng bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt theo quy luật tiết sữa heo mẹ làm giảm khai thác sữa mẹ, heo mẹ bị hao mòn giai đoạn ni con, sớm động dục lại sau cai sữa, tăng số lứa đẻ năm, vừa có tác dụng rèn luyện máy tiêu hóa heo sớm hồn thiện, sớm quen với thức ăn nhân tạo, nên cai sữa heo bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sinh trưởng phát triển bình thường + Thức ăn: heo tập ăn cám 550SF + Cách tập ăn: Heo đẻ ngày ta bắt đầu tập ăn máy cho heo con, thời gian tập ăn từ 7h đến 4-5h chiều Tuần 1: Cho heo ăn ít, nhiều lần ngày Tuần 2: Cho heo ăn nhiều Tuần 3: Cho ăn mạnh + Cách đặt máng SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang 30  Gần mặt heo mẹ heo mẹ không với  Nước uống từ núm heo mẹ heo không bắm vào gây ý cho heo  Dễ vệ sinh *Chú ý - không tập ăn cho heo vào ban đêm - Máng ăn phải vệ sinh - kiểm tra thường xuyên thay cám - Đề phong điều trị tiêu chảy cho heo Quy trình chăm sóc heo sữa chuồng đẻ - Khi chuyển heo mẹ lên trại mang thai (trại bầu) tiến hành điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi 31-33c Tắt dầu lạnh để đảm bảo nhiệt độ tránh lợn bị tiêu chảy Loại cám ni heo cai sữa 550s - Chăm sóc heo: Hằng ngày phải vệ sinh chuồng trại sẽ, khô ráo,xét sát trùng Lắp máng cho heo ăn Nếu số lượng đơng lắp thêm máng nhỏ để đảm bảo heo ăn đầy đủ châm thêm cám vào máng heo ăn hết Cung cấp nước đầy đủ cho heo uống Đối với heo bị suy dinh dưỡng (coi): Nhốt riêng để tiện cho việc chăm sóc giảm cạnh tranh thức ăn đàn.Pha AMINOLEPTE với Glucose 5% chuyễn xoang bụng Lắp thêm đèn sưởi ấm Nếu heo bị tiêu chảy ngày tuổi tiến hành nhỏ thuốc Bio -colestin cho uống men tiêu hóa Còn heo bị tiêu chảy ngày tiêm Ampisure: ml/1con Quy trình chăm sóc heo cai sữa heo thịt a Chuẩn bị chuồng - Trước nhập heo ta chuẩn bị đầy đủ công nhân,chuồng trại, thuốc, vắc xin, cám, - Chuẩn bị chuồng trại, chuồng phải vệ sinh sẽ, kiểm tra đầy đủ hệ thống điện nước,máng ăn, máng uống, b Nhập heo chăm sóc heo - Đối với heo kg phải có lồng úm, bóng đèn, bàn nhược, heo 25 kg trở lên ta khơng cần - Heo nhập (chuyển về) ta cho heo nghỉ – cho ăn: SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang 31 + Ngày thứ 1: rãi cám 0,5 kg, chi nhiều lần + Ngày thứ 2: rãi cám nền, choăn 10 – 15 kg/ ngày + Ngày thứ 3: rãi cám nền, cho ăn no + Ngày thứ 4: cho ăn máng tự động, ăn tự - Tiểu chuẩn bể tắm heo 20 kg: + Tuần đầu ta không cho nước vào mà cho nước ướt + Tuần thứ 2: heo bắt đầu biết uống nước máng uống nước, ta bắt đầu cho nước vào – cm - Cách xử lý heo không ăn cám + Biểu hiện: đổ cám vào heo không ăn mà đứng nhìn có ủi ủi rùi bỏ nhép nhép miệng không ăn + Xử lý: Ngày đầu ta hòa cám vào nước tỷ lệ nước + cám cho vào bình cho heo ăn Đến ngày thứ ta giảm dần nước uống nước + cám Ngày thứ ta cho ăn cám + 0,5 nước đến lúc heo ăn thơi *Chương trình vacxin Tuần Vacxin Tuần Mycoplasma Tuần Dịch tả Tuần Tai xanh Tuần Lỡ mồm long móng Tuần Dịch tả lần Tuần 11 Lỡ mồm long móng lần Quy trình chăm sóc khai thác nọc a Chuồng trại - Diện tích chuồng: dài 2,5 m, rộng 2,2 m - Nhiệt độ chuồng: 26 -280C - Độ ẩm thích hợp: 75% - Tốc độ gió thích hợp:1,5 – 2,0 m/s b Chăm sóc nuôi dưỡng *Nọc hậu bị:Nuôi khu cách li tháng, ngày đầu tiêm mũi kháng sinh, pha vitamin c cho uống tẩy kí sinh trùng tuần đầu flubinol 5% Tuần 2: Tiêm vacxin AD (giả dại) SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang 32 Tuần 3: Tiêm vacxin dịch tả lỡ mồm long móng Tuần 4: Tiêm vacxin tai xanh (PRRS) Tuần 5: Tiêm AD lần Tuần 6: Tiêm vacxin dịch tả lỡ mồm long móng lần Tuần 7: Tiêm vacxin tai xanh lần Tuần 8: Chuyển nọc hậu bị qua trại nọc *Nọc khai thác Định kỳ tháng tiêm vacxin dịch tả, LMLM tẩy kí sinh trùng Flubinol 5% *Dinh dưỡng - Nọc hậu bị cho ăn tự cám 562P ( ăn trung bình khoảng 2,5 kg/con/ ngày) - Nọc khai thác: cho ăn cám 567s, ăn từ 2,2 – 2,5 kg/con/ngày, bổ sung vitamin A,D,E trứng lần tuần *Vệ sinh - Nọc phải đưa tắm rửa ngày Cho nọc vận động nắng từ 15 – 30 ngày vào buổi sáng lần /tuần Chú ý: Sân vận đông, vận động cát Sát trùng trại tuần lần, tuần xịt ghẻ cho nọc lần c Quy trình khai thác tinh * Một số tiêu: - Số lần khai thác tinh theo độ tuổi nọc Tháng tuổi Số lần khai thác – 10 lần/ tuần 11 – 12 – lần/ tuần 13 – 36 – lần / tuần >36 lần / tuần *Pha tinh mơ hình khép kín Tháng tuổi Số lượng tinh dịch Min SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Max Số lần pha tinh tb max tb Trang 33 – 10 100 200 130 10 26 18 11 - 12 150 150 180 20 22 21 200 430 275 14 48 27 Chú ý: Một liều pha tinh xong từ 90 – 100ml, số lượng tinh trùng từ – tỉ Tỷ lệ trung bình bất thường nọc khai thác không lớn 305% * Các bươc lấy tinh vá pha tinh Chuẩn bị dụng cụ + Môi trường pha tinh35-37*c + Ca lấy tinh vá pha tinh + Lọ đường tinh + Nước muối sinh lý 0,9% + Găng tay *lấy tinh - Kích thích dương vật nọc để loại bỏ nước tiểu sau sữa dương nước muối sinh lý 0.9% Dung bơng gòn lao sạch, loại bỏ tinh lấy tinh - Tinh sau lấy phải kiểm tra mật độ hoạt lực - Kiểm tra thấy tinh trung bình thường thi tiến hành cho lượng nước mơi trường pha tinh vôi lượng tinh lấy Sau cho vào bình lớn bình nhỏ số liều tinh pha - Chú ý: + Khi phu chế phải hạn chế khơng cho có bọt khí + tinh phu xong để khay tiến hành ép tinh Khi ép tinh tránh có bọt khí + Làm ấp tinh nhiệt độ 37c từ 5-7 phút, sau tiến hành phối + Tinh tiến hành trữ tinh.Chú ý đảo tinh lần +tiến hành vệ sinh bình lấy tinh hấp từ 30-45 phút, tinh từ lúc sôi III.Số con/ lứa đẻ lợn mẹ Số lượng sinh trung bình: yếu tố đánh giá hiệu sản xuất trại thông qua số lượng lợn sinh số lợn cai sữa *Những yếu tố ảnh hưởng đến lợn sinh trung bình - Số lượng trứng thụ tinh + Thời điểm phối giống thích hợp SVTH: BHƠNƯỚCH VÊU Trang 34  Phối sau 12 36  Sau 12 36 phối tiếp tục sau 12 đến không chấp nhận  Sau 24 phối tiếp sau 12 không chấp nhận + Số lần phối; tùy thuộc vào luongjwnocj u cầu trại Tốt phối lần/nái + Tinh dịch; tinh trùng, chất lượng tinh tốt số trứng thụ tinh cao cần kiểm tra chất lượng tinh lần phối - Số lượng trứng rụng: Số lượng trứng rụng nhiều hay ảnh hưởng đến số lượng sinh Bình thường lần lên giống có khoảng 14-25 trưng rụng - Hao hụt giai đoạn mang thai: Chủ yếu nhiều nguyên nhân gây như: nái mập, gầy, ảnh hưởng nhiệt độ, môi trường, chuồng trại, thức ăn Qua diều tra xem sét trại thây số lượng sinh trung bình/nái 11 Số lứa đẻ/ nái/ năm Nó định đến số lợn con/nái/năm cần phải giảm tối đa số ngày hao phí tới mức thấp cho cai sữa lợn sớm tốt *Bảng phân loại mức độ sản xuất heo nái Các tiêu Rất tốt Tốt TB Tạm 1,8-2,2 1,7-1,8 1,5-1,7 Số lứa đẻ/nái/năm >2 12,5 11,5-12,5 10,5-11,5 9,5-10,5 19 16-19 14-17 17-20 >20 Tỷ lệ lợn chết 20 Số cai sữa trung bình >10 9-10 8-9 7-8

Ngày đăng: 04/05/2018, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w