Lĩnh vực: Khám phá xã hội Chủ đề: trường mầm non-Tết trung thu Chủ đề nhánh: Tết trung thu Đề tài: Trò chuyện về ngày tết trung thu Độ tuổi: 4-5 tuổi Thời gian: 25-30ph I.. Kiến thức: -
Trang 1Lĩnh vực: Khám phá xã hội Chủ đề: trường mầm non-Tết trung thu Chủ đề nhánh: Tết trung thu
Đề tài: Trò chuyện về ngày tết trung thu
Độ tuổi: 4-5 tuổi Thời gian: 25-30ph
I Mục đích - yêu cầu
1 Kiến thức:
- Trẻ hiểu được ngày tết trung thu là ngày tết của các bạn nhỏ, ngày tết trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm
-Ngày tết trung thu các bạn nhỏ phá cỗ, được xem múa sư tử, được rước
đèn
2 Kĩ năng:
- Trẻ nhận biết được các loại bánh trung thu như bánh nướng , bánh dẻo -Trẻ có kĩ năng nghe, nói, nêu những nhận xét của mình về ngày tết trung thu
3 Thái độ:
- Qua bài học trẻ hiểu được ý nghĩa ngày tết dân tộc
- Háo hức chờ đón ngày tết trung thu
II Chuẩn bị:
1 Đồ dùng của cô:
- 1 Số tranh ảnh về các hoạt động vui chơi trong ngày têt trung thu như: Múa lân, phá cổ, rước đèn
-Tranh Mâm ngũ quả, bánh trung thu ( bánh nương, bánh dẻo )
-Tranh về ngày tết trung thu cho trẻ quan sát.
- Một số bài hát, thơ về ngày tết trung thu
2 Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi cháu 1 rổ tranh lô tô về các hoạt động vui chơi trong ngày tết trung thu
III Tổ chức hoạt động:
1 Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng”
- Các con vừa hát bài bài gì?
- Bài hát nói về điều gì?
=> Cô đưa bức tranh về ngày tết trung thu cho trẻ
- Trẻ hát theo cô
- Trả lời
Trang 2xem.Trẻ nhận xét bức tranh tranh vẽ về đêm
trung thu, các bạn nhỏ cùng vui phá cỗ, rước đèn,
vui múa hát Hôm nay cô và các con cùng nhau trò
chuyện về đêm trung thu
2 Nội dung:
HĐ1: Trò chuyện về ngày Tết trung thu:
- Cô hỏi trẻ ngày rằm tháng tám là ngày gì? (là
ngày tết trung thu )
- Giới thiệu về ngày Tết trung thu: Tết trung thu
theo âm lịch là ngày 15/8 hàng năm Đây là ngày
Tết của trẻ em còn được gọi là “ Tết trông trăng”
Phong tục trông trăng liên quan đến sự tích chú
cuội trên cung trăng Do 1 hôm chú cuội đi vắng,
cây đa quý bị bật gốc bay lên trời chú Cuội bèn
bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được nên
đã bị bay lên cung trăng với cả cây đa của mình
Vì vậy, khi các con nhìn lên mặt trăng thấy một
vệt đen rõ hình 1 cây cổ thụ có người ngồi dưới
gốc Đó chính là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa
đấy các con ạ!
- Ngày tết trung thu mọi người thường làm gì? Gọi
2-3 cháu trả lời
- Tại gia đình của các con mẹ con chuẩn bị những
gì để đón trung thu ?
- Các con làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
- Bố, mẹ, ông bà thường mua gì vào ngày Tết
trung thu?
- Nhà các con có mua bánh nướng bánh dẻo
không?
= > Cho trẻ quan sát bánh nướng bánh dẻo Các
con ạ đây là hai loại bánh đặc trưng của tết trung
thu đấy và chỉ khi đến tết trung thu mới có hai loại
bánh này thôi
- Vào ngày Tết này, người ta thường tổ chức hoạt
động gì?
- Chúng mình thích được phá cỗ không?
- Vào ngày trung thu chúng mình được làm gì
nữa?
+ Các con có được đi rước đèn không ?
+ Các con được mẹ mua cho đèn gì ?
- Trẻ nhận xét bức tranh
- Trẻ trò chuyện cùng với cô
- Trẻ kể
- Trả lời
- Có ạ!
- Lắng nghe
- Trả lời
- Trả lời
- Có ạ
- Trẻ kể
- Có ạ
Trang 3+ Đèn như thế nào con có thích không ?
- Trẻ trả lời đến đâu có tranh cô cho trẻ xem tranh
đến đó
- Vào đêm trung thu cm được đi rước đèn ngắm
trăng, phá cỗ, ở 1 số nơi người ta còn tổ chức múa
sư tử nữa đấy
- Các con đã thấy đầu sư tử dùng để múa vào đêm
trung thu chưa?
- Đưa tranh múa sư tử vào đêm trung thu cho trẻ
quan sát
HĐ2: Đàm thoại về ngày Tết trung thu ở
trường:.
- Các con nghĩ ntn về ngày Tết trung thu ở trường?
- Các con thấy sân trường hôm đó ntn? có những
gì?
- Ai là người trang trí?
- Trang trí ntn?
- Trong ngày đó, các con được xem những tiết mục
văn nghệ nào? Do ai biểu diễn?
- Các con có thể biểu diễn hay như các bạn khôn?
HD3:Luyện tập củng cố:
* Trò chơi 1: “Làm theo yêu cầu của cô”
- Cô phát cho mỗi cháu 1 rổ tranh lô tô, khi nghe
cô yêu cầu đưa tranh gì lên thì các cháu chọn và
giơ cao lên
- Ví dụ: Cô nói trung thu các cháu được xem gì
mà có ông địa – Trẻ đưa tranh múa lân lên và nói
múa lân
Trò chơi 2: Cô cho trẻ hát, múa, chơi trò chơi về
ngày tết trung thu
- Cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng :
- Cách chơi: trẻ vừa hát,vừa chuyển động bắt
chước động tác của chú tễu, sư tử, ông địa …Khi
cô nói tạo dáng thì các cháu đứng tạo dáng con vật
3 Kết thúc tiết học
* Củng cố giáo dục
* Chuyển hoạt động
- Trả lời
- Rồi ạ!
- Trẻ quan sát
- Nói lên suy nghĩ của mình
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi
- Chuyển hoạt động
====