1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

KIỂM TOÁN CĂN BẢN NEU

53 928 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 763,45 KB

Nội dung

Vi mô: đơn vị cơ sởNgoại kiểm: cơ quan kiểm tra, kiểm soát cấp trên thực hiện Nội kiểm: tự đơn vị thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ Loại hình sở hữu Nhà nước: chịu sự kiểm tra, kiểm s

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BỘ MÔN KIỂM TOÁN CĂN BẢN

I CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUẢN LÝ

Kết luận: Kiểm tra, kiểm soát không phải là một giai đoạn hay một pha củaquản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này Do đó,cần quan niệm rằng kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của quản lý

III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT

Cấp quản lý

Vĩ mô: nhà nước

Trực tiếp: thanh tra (kiểm tra, kết luận, xử lý)

Gián tiếp: sử dụng kết quả của các cơ quan khác

Trang 2

Vi mô: đơn vị cơ sở

Ngoại kiểm: cơ quan kiểm tra, kiểm soát cấp trên thực hiện

Nội kiểm: tự đơn vị thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Loại hình sở hữu

Nhà nước: chịu sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ của cơ quan nhà nước

Tư nhân: chịu sự kiểm tra, kiểm soát về tài chính theo quy định của pháp luậtLoại hình hoạt động

Sản xuất kinh doanh: lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu  kiểm tra kiểm soáthướng tới hiệu quả của vốn, lao động và tài nguyên

Hành chính sự nghiệp: Việc hoàn thành nhiệu vụ cụ thể được đặt lên hàng đầu

 kiểm tra hướng tới tính hiệu năng của quản lý thay cho hiệu quả kinh doanhTruyền thống văn hóa và điều kiện KT – XH

Trình độ kinh tế, chính trị, dân trí, quản lý, tính kỷ cương ảnh hưởng tới kiểmtra

Kiểm tra, kiểm soát có quá trình phát triển theo nhu cầu quản lý:

Quy mô của quản lý càng lớn thì tổ chức kiểm tra, kiểm soát phải càng khoahọc

Tính chất của hoạt động quản lý càng phức tạp thì tổ chức kiểm tra, kiểm soátcàng phải chặt chẽ hơn

IV KIỂM TRA KẾ TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Trang 3

Phương pháp tự kiểm tra của kế toán dù có ưu việt song cũng chỉ tạo được niềmtin cho một giới hạn nhất định của người quan tâm đến tình hình tài chính ở mộtphạm vi xác định

Do vậy, việc kiểm tra ngoài kế toán là một yêu cầu tất yếu của quản lý, đặc biệttrong điều kiện đa phương hoá sở hữu và đa dạng hoá các loại hình đơn vị kinhdoanh và công cộng

V LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TRA TÀI CHÍNH

—Thời kỳ Cổ Đại

Giai đoạn đầu: Nhu cầu kiểm tra còn ít và ở mức đơn giản do xã hội chưa cócủa cải thừa Kế toán thực hiện chủ yếu bằng những dấu hiệu riêng như đánhdấu trên thân cây, buộc nút,…

Cuối thời kỳ cổ đại: Sản xuất phát triển, người sở hữu tài sản và người quản lýtài sản đã tách rời nhau Kiểm tra độc lập phát sinh trước hết là ở La Mã, Anh vàPháp để đáp ứng nhu cầu mới của quản lý

Thời kỳ Trung đại

Xuất hiện quan hệ đối chiếu giữa chủ sở hữu và người quản lý tài sản

Từ thế kỷ XVI trở đi xuất hiện kế toán kép, và bản thân kế toán đã tự kiểm trađược công việc của mình Các phương pháp kế toán và kỹ thuật thông tin cũngngày một phát triển để đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý

—Từ những năm 30 của thế kỷ XX

Sự suy sụp kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại - đó là cuộc đại suy thoái bắtđầu từ năm 1929 và kết thúc và thời điểm chuyển giao giữa hai thập niên 30,40.Cuộc đại suy thoái bắt đầu ở Mỹ sau đó nhanh chóng lan sang châu Âu và phầncòn lại của thế giới

Sự phá sản của hàng loạt tổ chức tài chính và khủng hoảng kinh tế, suy thoái vềtài chính là dấu hiệu chứng minh yếu điểm của kế toán và kiểm tra so với yêucầu quản lý mới

 nhu cầu kiểm tra độc lập về tài chính kiểm toán

CHƯƠNG 2 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN

I BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN

Trang 4

1 Quan điểm 1: Quan điểm đồng nhất giữa kiểm toán và kiểm tra kế toán quan điểm truyền thống về kiểm toán

-Đây là quan điểm trong điều kiện kiểm tra chưa phát triển và chỉ phù hợp trong

cơ chế kế hoạch hoá tập trung (nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đồng thời làngười kiểm tra, kiểm soát)

2 Quan điểm 2: Quan điểm về kiểm toán theo thời điểm phát sinh

Kiểm toán là một quá trình mà qua đó một người độc lập có nghiệp vụ tập hợp

và đánh giá rõ ràng về thông tin có thể lượng hoá có liên quan đến một thực thểkinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữathông tin có thể lượng hoá với những tiêu chuẩn đã được thiết lập

Ở quan điểm này kiểm toán đang được hiểu đồng nhất với kiểm toán báo cáo tàichính

Kiểm toán hiệu năng: quan tâm đến kết quả đạt được khi thực hiện kế hoạch,mục tiêu đặt ra sau đó mới quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn, lao động, tàinguyên Thường áp dụng ở khối nhà nước

Trang 5

⇒ Khái niệm kiểm toán: Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạnghoạt động cần kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toánchứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp

vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực

Giải thích:

Xác minh và bày tỏ ý kiến là 2 chức năng của kiểm toán

Thực trạng hoạt động cần được kiểm toán : đối tượng kiểm toán

Thực trạng hoạt động cần được kiểm toán gồm 2 phần:

Thể hiện trên tài liệu kế toán  sử dụng phương pháp kiểm toán chứng từ

Không thể hiện trên tài liệu kế toán  sử dụng phương pháp kiểm toán ngoàichứng từ

Cơ sở pháp lý có hiệu lực: hệ thống pháp lý có hiệu lực hiện hành

Khách thể kiểm toán: thực thể kinh tế có chứa đối tượng kiểm toán

VD Kiểm toán BCTC của công ty A: công ty A là khách thể, BCTC là đốitượng kiểm toán

Chủ thể kiểm toán: các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương ứng Kiểmtoán viên gồm 3 loại:

Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ

II CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN

1 Chức năng xác minh

Là chức năng gắn liền với việc tồn tại, ra đời và phát triển của kiểm toán

Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp

lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính

Theo thông lệ quốc tế, chức năng xác minh được cụ thể hoá thành các mục tiêu

và tuỳ theo đối tượng hay loại hình kiểm toán, hệ thống mục tiêu cụ thể cũngkhác nhau

Trong kiểm toán tài chính xác minh là đi thu thập bằng chứng để chứng minh sựtrung thực hợp lý hợp pháp của các thông tin trên bảng khai tài chính

Trang 6

Hợp lý: thông tin trong bối cảnh thời gian, không gian được nhiều người chấpnhận

Hợp pháp: thông tin tuân thủ theo hệ thống pháp luật hiện hành

Theo mức độ quan trọng giảm dần: hợp pháp  trung thực  hợp lý

Trong kiểm toán tài chính chức năng xác minh bao gồm 6 mục tiêu:

Tính hiệu lực (có thật): các thông tin được ghi trên BCTC là có thật (tài sản thực

tế có tồn tại hoặc nghiệp vụ có xảy ra  phát hiện ra sai phạm: khai khốngTính trọn vẹn (đầy đủ): mục tiêu là quan tâm đến tính đầy đủ của việc phản ánhnghiệp vụ vào tài khoản mục và số dư trên BCTC  phát hiện ra sai phạm: ghithiếu

Phân loại và trình bày: các nghiệp vụ phát sinh được phân loại đúng tài khoản,thời gian, số tiền được ghi phải được phân loại đúng đắn theo các khoản mụctrên BCTC và thuyết minh rõ ràng

Quyền và nghĩa vụ: nhằm xác minh mọi loại tài sản đều thuộc quyền của doanhnghiệp và mọi khoản nợ phải trả là nghĩa vụ của doanh nghiệp tại ngày xét đếnTính giá: các khoản mục trên BCTC phải được ghi theo đúng giá trị và phảiđược tính đúng theo nguyên tắc kế toán về tính giá

Tính chính xác số học: các phép tính tổng hợp, quá trình chuyển sổ sang trangphải được thực hiện chính xác, các chi tiết trên số dư tài khoản phải được thốngnhất với các số phụ liên quan

 Kỳ vọng các kiểm toán viên phát hiện được tất cả các sai phạm nếu có

2 Chức năng bày tỏ ý kiến

Chức năng bày tỏ ý kiến được hiểu là việc đưa ra kết luận về chất lượng thôngtin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh Tuỳ theo từng lĩnh vực, chức năng bày

tỏ ý kiến được thể hiện khác nhau:

Ở khu vực công (kiểm toán nhà nước), thể hiện dưới 2 hình thức:

Bày tỏ ý kiến dưới hình thức phán xử như một quan toà (áp dụng ở một sốnước: Pháp, tây âu)

Bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn (được áp dụng rộng rãi)

Ở khu vực kinh doanh và các dự án ngoài ngân sách nhà nước (kiểm toán nội bộ

và kiểm toán độc lập): Bày tỏ ý kiến chủ yếu dưới hình thức tư vấn

Trang 7

 sản phẩm: lập BCKT và thư quản lý (nếu có): ý kiến kiểm toán được nêu trênBCKT

? câu hỏi: Kiểm toán viên có trách nhiệm phải phát hiện tất cả các sai phạm trênBCTC hay ko?

III Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA KIỂM TOÁN TRONG QUẢN LÝ

Khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác —

Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tàichính kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung —

Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý

Bài 2 (SGK trang 49) Trả lời đúng sai

a Kiểm tra là một thuộc tính cố hữu của kế toán  đúng vì kế toán có 2 chứcnăng thông tin và kiểm tra Chức năng thông tin là… Chức năng kiểm tra là…

Trang 8

b Theo quan điểm hiện đại, kiểm toán được hiểu là kiểm toán BCTC  sai vìtheo quan điểm hiện đại kiểm toán gồm: kiểm toán thông tin, kiểm toán quy tắc,kiểm toán hiệu quả và kiểm toán hiệu năng

c Kiểm toán là một môn khoa học vì nó có đối tượng và phương pháp nghiêncứu riêng  đúng vì: theo định nghĩa kiểm toán thì: đối tượng kiểm toán là thựctrạng hoạt động cần được kiểm toán, phương pháp kiểm toán gồm: phương phápkiểm toán chứng từ và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ

d kiểm toán không phải là hoạt động “tự thân” và “vị thân” mà xuất phát từ yêucầu của quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý  đúng vì vai trò và ý nghĩacủa kiểm toán:

e kiểm toán có hai chức năng là xác minh và bày tỏ ý kiến đúng vì kiểm toán

có 2 chức năng: xác minh và bày tỏ ý kiến xác minh là… Bày tỏ ý kiến là…

f Chức năng bày tỏ ý kiến của kiểm toán nhà nước ở tất cả các nước trên thếgiới đều thực hiện theo cách thức tư vấn đối với mọi khách thể kiểm toán  sai

vì ở một số khu vực và quốc gia (pháp và tây âu) kiểm toán nhà nước có chứcnăng bày tỏ ý kiến dưới hình thức phán xử như một quan tòa

g Tại việt nam, kiểm toán nhà nước có quyền ra mệnh lệnh xử lý các trườnghợp vi phạm đối với đơn vị được kiểm toán  sai vì theo điều 16, mục 1,chương 2 của luật kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH11 quy định về quyền hạncủa kiểm toán nhà nước: tư vấn, kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩmquyền xử lý khi phát hiện các sai phạm

“Điều 16 Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước

1 Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy

đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; đề nghị cơquan hữu quan phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; đề nghị cơquan nhà nước, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạođiều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ

2 Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểmtoán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạmtrong việc tuân thủ pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếukém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị

3 Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghịcủa Kiểm toán Nhà nước

4 Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được kiểmtoán thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các trường hợp sai

Trang 9

phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; đềnghị xử lý theo pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhànước.

5 Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luậtcủa tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán

6 Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân

có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hoặc cung cấpthông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhànước

7 Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết

8 Được uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơquan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Kiểm toánNhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu và kết luậnkiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện

9 Kiến nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế,chính sách và pháp luật cho phù hợp.”

h Ngày nay, kiểm toán không chỉ giới hạn ở lĩnh vực kiểm toán bảng khai tàichính hay tài liệu kế toán mà kiểm toán còn thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khácnhư hiệu quả hoạt động kinh tế, hiệu năng quản lý xã hội và hiệu lực của hệthống pháp lý trong từng hoạt động đúng vì theo quan điểm hiện đại kiểmtoán bao gồm: kiểm toán thông tin, kiểm toán quy tắc, kiểm toán hiệu quả vàkiểm toán hiệu năng

i Kiểm toán hiệu năng và kiểm toán hiệu quả là giống nhau  sai vì kiểm toánhiệu năng hướng tới kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch đặt ra thường ápdụng ở khối nhà nước, kiểm toán hiệu quả hướng tới lợi nhuận tạo ra từ việc sửdụng nguồn vốn, lao động và tài nguyên thường áp dụng ở khối sản suất kinhdoanh

Trang 10

CHƯƠNG 3 PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN

I KHÁI QUÁT CÁC CÁCH PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN

Theo đối tượng cụ thể, kiểm toán được phân loại thành kiểm toán (bảng khai)tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán liên kết —

Theo tổ chức bộ máy kiểm toán, kiểm toán được phân thành kiểm toán nhànước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ —

Theo phương pháp áp dụng trong kiểm toán, kiểm toán được phân thành kiểmtoán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ —

Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, kiểm toán được phân thànhnội kiểm và ngoại kiểm

VD: kiểm toán nhà nước kiểm toán Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội

 ngoại kiểm vì chủ thể của cuộc kiểm toán là Kiểm toán nhà nước, khách thể

là Tổng Công ty  chủ thể nằm bên ngoài khách thể

Tổng công ty kiểm toán các công ty con của tổng công ty nội kiểm vì chủ thể

là kiểm toán viên của tổng công ty, khách thể là các công ty con của tổng côngty: chủ thể và khách thể nằm trong cùng tổng công ty

Theo phạm vi tiến hành kiểm toán: kiểm toán toàn diện và kiểm toán chọn điểm( điển hình):

Kiểm toán toàn bộ đối tượng nhỏ trong đối tượng

Kiểm toán chọn một nhóm trong các đối tượng nhỏ(điển hình) của đối tượngVD: kiểm toán 1 công ty về thương mại dịch vụ: TSCĐ ít thay đổi và ít đốitượng  kiểm toán toàn diện; hàng tồn kho nhiều đối tượng và thay đổi liên tục

 kiểm toán chọn điểm

Theo tính chu kỳ của kiểm toán, kiểm toán được phân thành kiểm toán thường

kỳ (thường xuyên), kiểm toán định kỳ và kiểm toán bất thường (đột xuất) —Kiểm toán thường kỳ (thường xuyên): nhằm củng cố nề nếp hoạt động, tăngcường tính chính xác trong kế toán

Kiểm toán bất thường (đột xuất): không báo trước  nhằm phát hiện sai phạmKiểm tra định kỳ: báo trước  xuất phát từ nhu cầu quản lý

Theo thời điểm tiến hành: dựa vào thời điểm kiểm toán và thời điểm thực hiệnnghiệp vụ: kiểm toán được phân thành kiểm toán trước, kiểm toán hiện hành vàkiểm toán sau

Trang 11

Kiểm toán trước: thực hiện kiểm toán trước khi thực hiện nghiệp vụ  cung cấpthông tin cho người ra quyết định để tránh những quyết định không phù hợp,không khả thi

VD: hoạt động thu chi ngân sách của chính phủ năm 2018 chưa diễn ra, dự toánthu chi ngân sách 2018 đã có  kiểm toán dự toán đánh giá tính hiệu quả,hiệu năng của dự toán  cung cấp thông tin cho người ra quyết định

Kiểm toán hiện hành (song song): thực hiện kiểm toán cùng thời điểm thực hiệnnghiệp vụ  rút kinh nghiệm

Kiểm toán sau: thực hiện kiểm toán sau khi kết thúc nghiệp vụ 

VD: kiểm toán BCTC là kiểm toán sau vì khi kiểm toán nghiệp vụ đã kết thúc

VD: thực hiện kiểm toán để vay vốn ngân hàng đầu tư sản xuất

Kiểm toán bắt buộc: theo quy định của pháp luật bắt buộc phải thực hiện kiểmtoán bao gồm các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các tổ chức niêm yết, đạichúng có phát hành kinh doanh chứng khoán, các tổ chức có vốn đầu tư nướcngoài, các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh môi giới bảo hiểm

II PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN THEO ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ

1 Kiểm toán tài chính (kiểm toán bảng khai tài chính)

Khái niệm: Kiểm toán tài chính là một loại hình kiểm toán hướng vào việc xácminh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các thông tin được trìnhbày trên bảng khai tài chính do các kiểm toán viên có trình độ tương xứng thựchiện trên cơ sở hệ thống pháp lý đang có hiệu lực

Các đặc trưng cơ bản

-  Đối tượng kiểm toán: các bảng khai tài chính: các bảng trình bày tình hình tàichính, trình bày thu nhập và trình bày những luồng tiền và các chú thích kèmtheo (bảng khai tài chính thường là: bảng CĐKT, CĐTK, KQKD, LCTT, thuyếtminh BCTC, báo cáo thu chi…) Bảng khai tài chính là đối tượng trực tiếp vàthường xuyên của kiểm toán

Trang 12

-  Mục tiêu kiểm toán: xác minh và bày tỏ ý kiến về tính hợp pháp, trung thực,hợp lý của các thông tin được trình bày trên bảng khai tài chính

-  Chủ thể kiểm toán: kiểm toán viên (nhà nước (đối với các đơn vị 100% vốnnhà nước), nội bộ( khi có yêu cầu của nhà quản lý, và chỉ có nhà quản lý quantâm) hoặc độc lập(các trường hợp còn lại, khi những người quan tâm đến từnhiều phía khác nhau): thu thập bằng chứng, xác minh toàn bộ bảng khai tàichính đã lập so với những chuẩn mực chung của kế toán  kết luận về tínhtrung thực hợp lý, hợp pháp của các thông tin và các biểu mẫu chứa thông tin đóKhách thể của kiểm toán nhà nước có thể trở thành khách thể của kiểm toán độclập vì:

-  Cơ sở tiến hành: dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực: các chế độ,nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán hiện hành

-  Kết quả kiểm toán: báo cáo kiểm toán: đưa ra ý kiến kiểm toán, thư quản lý(nếu có nhu cầu): nêu đề xuất của kiểm toán giúp đơn vị cải thiện công tác quảnlý

2 Kiểm toán hoạt động

Khái niệm: Kiểm toán hoạt động là một loại hình kiểm toán hướng vào việcđánh giá tính hiệu lực của hệ thống thông tin và quản trị nội bộ, hiệu quả củahoạt động và hiệu năng của quản lý các hoạt động đã và đang diễn ra trong một

tổ chức, cơ quan

Các đặc trưng cơ bản

-  Đối tượng kiểm toán: hiệu lực của các hệ thống thông tin và quản trị nội bộ,hiệu quả của hoạt động và hiệu năng của quản lý Các đối tượng rất đa dạng: tất

cả các đối tượng cần thực hiện tại đơn vị đều có thể trở thành đối tượng: cơ cấu

tổ chức, nghiệp vụ sử dụng máy tính, phương pháp sản xuất, marketing…

-  Mục tiêu kiểm toán: củng cố nề nếp tài chính kế toán, nâng cao hiệu lực của

hệ thống thông tin, hiệu năng và hiệu quả của hoạt động quản lý

 câu hỏi: giải thích hiệu lực của hệ thống thông tin?

-  Chủ thể kiểm toán: kiểm toán viên (nhà nước, độc lập, nội bộ)

 câu hỏi Kiểm toán tài chính chủ yếu do ai thực hiện? Tại sao?

Trả lời: kiểm toán tài chính chủ yếu do kiểm toán nhà nước và kiểm toán độclập thực hiện vì…

Trang 13

-  Cơ sở tiến hành: chưa có nguyên tắc và chuẩn mực thống nhất, riêng  tiêuchuẩn đánh giá tùy theo đối tượng cụ thể kiểm toán viên phải tự xây dựng nênnhững thước đo đối với đối tượng kiểm toán  ý kiến chủ quan của kiểm toánviên  mang tính định tính

-  Kết quả kiểm toán: báo cáo kiểm toán, biên bản kiểm toán trong đó sẽ đưa ra

tư vấn, kiến nghị, gợi ý cải thiện cho công tác quản lý của đối tượng được kiểmtoán

 câu hỏi: phân biệt sự giống và khác nhau giữa kiểm toán tài chính và kiểmtoán hoạt động

Trả lời:

* Giống:

- Chủ thể kiểm toán: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ

- Kết quả: Báo cáo kiểm toán

hiệu lực của các hệ thốngthông tin và quản trị nội

bộ, hiệu quả của hoạt động

và hiệu năng của quản lý.Các đối tượng rất đa dạng:tất cả các đối tượng cầnthực hiện tại đơn vị đều cóthể trở thành đối tượng: cơcấu tổ chức, nghiệp vụ sửdụng máy tính, phương

hệ thống thông tin, hiệunăng và hiệu quả của hoạtđộng quản lý

chưa có nguyên tắc vàchuẩn mực thống nhất,riêng  tiêu chuẩn đánhgiá tùy theo đối tượng cụthể kiểm toán viên phải tự

Trang 14

xây dựng nên những thước

đo đối với đối tượng kiểmtoán  ý kiến chủ quancủa kiểm toán viên mang tính định tính

Trang 15

Buổi 3 – 6/9/2017

3 Kiểm toán liên kết

Khái niệm: Kiểm toán liên kết là sự sáp nhập giữa kiểm toán tài chính và kiểmtoán hoạt động và thường được thực hiện trong các đơn vị công

Mục tiêu của kiểm toán liên kết: —

Một là, xác minh tính trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính Khíacạnh này gắn liền với bản chất của kiểm toán tài chính; —

Hai là, đánh giá thành tích và hiệu quả của khách thể kiểm toán, trong đó tậptrung vào việc xem xét hệ thống thông tin và điều hành, thẩm định tính hiệu quả

và hiệu năng trên cơ sở tối ưu hóa nguồn lực sử dụng Khía cạnh này gắn liềnvới bản chất của kiểm toán hoạt động

III PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN THEO HỆ THỐNG BỘ MÁY TỔ CHỨC

1 Kiểm toán nhà nước

Khái niệm: Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nướcthực hiện các chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công

Pháp: Tòa thẩm kế

Mỹ, canada: Văn phòng Tổng kế toán (GAO – general acounting office)

Việt Nam: cơ quan Kiểm toán nhà nước

Các đặc trưng cơ bản

Chủ thể kiểm toán: kiểm toán viên nhà nước (các công chức nhà nước được bổnhiệm vào ngạch kiểm toán để thực hiện việc kiểm toán ngân sách và tài sảncông) (đáp ứng yêu cầu (việt nam): có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực kháchquan, tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, ngân hàng; có kinhnghiệm hoạt động 5 năm trở lên trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán hoặc có kinhnghiệm hoạt động 3 năm trở lên trong cơ quan Kiểm toán nhà nước; có bằng

Trang 16

kiểm toán viên; vượt qua kỳ thi công chức để vào ngạch kiểm toán viên  kiểmtoán viên chính  kiểm toán viên cao cấp)

Mô hình tổ chức: hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước:

Trực thuộc cơ quan lập pháp: ở mỹ, canada (văn phòng tổng kế toán), Anh, Nga,Việt Nam (cơ quan kiểm toán nhà nước)(2006)…

Trực thuộc cơ quan hành pháp: Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia…

Độc lập với cơ quan lập pháp và hành pháp: Cộng hòa liên bang Đức, Pháp (tòathẩm kế)…

Khách thể kiểm toán: các đơn vị thuộc quyền sở hữu của nhà nước, sử dụngngân sách nhà nước để hoạt động: dự án công trình xây dựng sử dụng vốn nhànước, cá nhân sử dụng ngân sách nhà nước…

Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động

Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể: ngoại kiểm: chủ thể độc lập với kháchthể, chủ thể hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Tính chất của cuộc kiểm toán: bắt buộc theo kế hoạch hàng năm, không thu phíkiểm toán

Giá trị pháp lý của báo cáo: có giá trị pháp lý cao, là căn cứ để xử lý vi phạmnếu có, là căn cứ để nhà nước ra quyết định về việc sử dụng ngân sách, phêchuẩn quyết toán, căn cứ để giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước

 Kiểm toán nhà nước có vai trò quan trọng góp phần điều chỉnh công tácquản lý, sử dụng ngân sách của nhà nước

2 Kiểm toán độc lập

Khái niệm: Kiểm toán độc lập là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và

tư vấn theo yêu cầu của khách hàng

Trang 17

Mô hình tổ chức: Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán, tư vấn: văn phòngkiểm toán tư và công ty kiểm toán

Văn phòng kiểm toán tư: hình thành bởi một vài kiểm toán viên độc lập để kinhdoanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan Giới hạn dịch vụ ít,địa bàn hoạt động nhỏ phát triển phổ biến ở Pháp, Tây Âu

Công ty kiểm toán: là bộ máy tổ chức kiểm toán với số lượng lớn các kiểm toánviên độc lập Các công ty này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên địa bàn rộng lớn

Ở Việt Nam công ty kiểm toán bắt đầu thành lập từ 1991 (VACO và AASC)

Ở Việt Nam hiện nay có 4 công ty kiểm toán quốc tế (big4) chiếm phần lớndoanh thu kiểm toán

Khách thể kiểm toán: bắt buộc (các tổ chức đơn vị theo quy định của pháp luậtbắt buộc phải kiểm toán độc lập) và tự nguyện (các đơn vị không bị bắt buộctheo quy định của pháp luật nhưng có nhu cầu kiểm toán)

Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: chủ yếu thực hiện kiểm toán tài chính, ngoài racòn cung cấp thêm những dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng

Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể: ngoại kiểm

Tính chất: thỏa thuận qua hợp đồng, có thu phí

Giá trị pháp lý của báo cáo: báo cáo có độ tin cậy cao, là cơ sở để những người

sử dụng thông tin ( các nhà đầu tư, nhà quản lý ) ra quyết định sử dụng vốn, raquyết định đầu tư

3 Kiểm toán nội bộ

Khái niệm: Là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn vị,phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị

Khách thể kiểm toán: các bộ phận trong tổ chức, công ty, tập đoàn

Trang 18

Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: kiểm toán hoạt động: kiểm toán hiệu quả hiệunăng

Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể: nội kiểm

Tính chất: Bắt buộc, không thu phí

Giá trị pháp lý của báo cáo: có giá trị trong phạm vi đơn vị

Bài tập 3 (SGK - 71)

a Kiểm toán nội bộ được xem như một sự kiểm soát bên ngoài đối với ban quảntrị của công ty  sai vì kiểm toán nội bộ là một bộ phận của hệ thống kiểm soátnội bộ của công ty

b Kiểm toán hoạt động chỉ được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập  sai

vì kiểm toán hoạt động do kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toánnội bộ thực hiện

c Trong khi thực hiện kiểm toán hoạt động, mọi kiểm toán viên bắt buộc phải

sử dụng chương trình kiểm toán chuẩn quốc gia  sai vì không có hệ thốngchuẩn mực thống nhất, riêng mà tùy vào đối tượng kiểm toán mà áp dụng hệthống chuẩn mực khác nhau

d Kiểm toán viên nội bộ không bao giờ thực hiện một cuộc kiểm toán tài chính

 sai vì kiểm toán viên nội bộ sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính khi cóyêu cầu của ban lãnh đạo

e Tính độc lập của kiểm toán viên không được đặt ra khi tiến hành kiểm toántuân thủ  sai vì tính độc lập của kiểm toán viên luôn được đặt ra khi thực hiệnmột cuộc kiểm toán điều này được quy định trong chuẩn mực kiểm toán

f Mục tiêu của kiểm toán BCTC thường hướng về quá khứ, còn mục tiêu củakiểm toán hoạt động thì thường hướng về tương lai  đúng vì Kiểm toánBCTC thực hiện khi BCTC đã được lập ra với mục đích xác minh tính trungthực, hợp lý, hợp pháp của BCTC nên nó kiểm tra truy ngược về quá khứ, cònmục tiêu của kiểm toán hoạt động là kiểm tra tính hiệu lực, hiệu quả, hiệu năngsau khi có đánh giá mới đưa ra đề xuất trong tương lai từ đó đưa ra quyết địnhtrong tương lai

g Khi phân loại kiểm toán dựa theo tiêu thức “phương pháp áp dụng” thì kiểmtoán được phân thành kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ  đúng

vì thực trạng của hoạt động gồm 2 phần: phần được thể hiện trên tài liệu kế toán

và phần không thể hiện trên tài liệu kế toán vì vậy khi kiểm toán áp dụng có 2phương pháp: phương pháp chứng từ và phương pháp ngoài chứng từ  phân

Trang 19

loại theo phương pháp áp dụng tương ứng có 2 loại: kiểm toán chứng từ vàkiểm toán ngoài chứng từ

h Kiểm toán hoạt động được thực hiện thường xuyên và chủ yếu bởi kiểm toánviên nội bộ  đúng vì mục tiêu của kiểm toán hoạt động là kiểm tra tính hiệulực, hiệu quả, hiệu năng và ban quản trị là người quan tâm nhất đến mục tiêunày nên kiểm toán hoạt động được thực hiện thường xuyên và chủ yếu bởi kiểmtoán nội bộ

i Các tổ chức kiểm toán độc lập của Việt Nam chính thức ra đời vào đầu thập

kỷ 90  đúng vì năm 1991 có 2 công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam đượcthành lập là VACO và AASC

k Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước và kiểm toán viên nội bộnhất thiết phải có chứng chỉ kế toán viên công chứng (CPA)  sai vì chỉ cókiểm toán viên độc lập mới bắt buộc phải có chứng chỉ CPA

Câu 2: Khi nói cụm từ “khách hàng kiểm toán” thì bạn hiểu ngay đó là thuậtngữ dành riêng cho khách thể ủa kiểm toán nhà nước  sai vì khách hàng kiểmtoán là cụm từ dành riêng cho kiểm toán độc lập thuật ngữ này được nhắc đếntrong định nghĩa về kiểm toán độc lập

Câu 3: hệ thống chuẩn mực kiểm toán là cơ sở pháp lý duy nhất để tiến hànhkiểm toán tài chính  sai vì cơ sở pháp lý để tiến hành kiểm toán tài chính là hệthống chuẩn mực kế toán và hệ thống chuẩn mực kiểm toán

Câu 4: Các cuộc kiểm toán mang tính bắt buộc, cưỡng chế và ko thu phí là đặctrưng của kiểm toán độc lập  sai vì đây là đặc trưng của kiểm toán nhà nướcCâu 5: Theo tính chu kỳ của kiểm toán thì kiểm toán được phân thành kiểm toántrước, kiểm toán hiện hành và kiểm toán sau  sai vì đây là phân loại theo thờiđiểm tiến hành, theo tính chu kỳ thì kiểm toán được phân thành kiểm toán đượcphân thành kiểm toán thường kỳ (thường xuyên), kiểm toán định kỳ và kiểmtoán bất thường (đột xuất)

Trang 20

Câu 6: kiểm toán tài chính được tiến hành xuôi theo trình tự kế toán  sai vìtrình tự kế toán là thu thập chứng từ  ghi sổ chi tiết  sổ cái  báo cáo tàichính còn khi tiến hành kiểm toán tài chính sẽ đi ngược lại trình tự trên.

Hướng đi của cuộc kiểm toán  trình tự của cuộc kiểm toán

Hướng đi của cuộc kiểm toán gồm 2 hướng: khoản mục và chu trình

Hướng đi Khoản mục là kiểm toán viên chia các nghiệp vụ thành khoản mục.nhược điểm là hay bị chồng chéo lên nhau

Hướng đi Chu trình: đặc thù của nghiệp vụ nào chung thì xếp vào một chu trình.Khắc phục được nhược điểm của kiểm toán theo hướng đi khoản mục

Tình huống 1:

Hoàng, Lan, Dũng, An và Vinh là một nhóm bạn thân cùng góp vốn thành lậpcông ty CP gỗ việt yến vào tháng 8/2009 Hoàng là cổ đông lớn nhất sở hữu40% cổ phần đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc điều hành Tính đến21/12/2012, vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, tổng số lao động sử dụng khoảng 100người Trong quá trình quản lý và điều hành công ty giữa Hoàng và các bạnphát sinh mâu thuẫn gay gắt đặc biệt về tài chính Lan và dũng cho rằng bộ phận

kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm, phần mềm kế toán hay gặp trục trặc  kếtquả kinh doanh có sai sót Trong khi đó an và vinh lại nghi ngờ có một số chiphí không có thực khiến lợi nhuận giảm Để giải quyết cả nhóm quyết địnhkiểm toán hàng năm bắt đầu từ 2012

Yêu cầu

Xác định vai trò mục tiêu kiểm toán và loại hình kiểm toán phù hợp

Xác định chủ thể kiêm toán phù hợp với công ty cổ phần gỗ việt yến

Kiểm toán viên có thể cung cấp dịch vụ nào

Trả lời

Loại hình kiểm toán phù hợp Kiểm toán tài chính, mục tiêu là xác minh tínhtrung thực, hợp lý, hợp pháp của thông tin tài chính trên bảng khai tài chính tậptrung vào phần doanh thu chi phí lợi nhuận do Lan và dũng cho rằng bộ phận kếtoán chưa có nhiều kinh nghiệm, phần mềm kế toán hay gặp trục trặc  kết quảkinh doanh có sai sót Trong khi đó an và vinh lại nghi ngờ có một số chi phíkhông có thực khiến lợi nhuận giảm

Chủ thể kiểm toán phù hợp là kiểm toán độc lập: do đây là công ty CP quy môvừa, sở hữu tư nhân, việc kiểm toán xuất phát từ nhu cầu tự nguyện của các cổđông để làm rõ ràng minh bạch thông tin tài chính để giải quyết mâu thuẫn

Trang 21

Kiểm toán viên có thể cung cấp dịch vụ: Kiểm toán BCTC, dịch vụ tư vấn đểhoàn thiện hệ thống kế toán do bộ phận kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm,phần mềm kế toán hay gặp trục trặc

Câu

Trang 22

Buổi – 27/8/2017

CHƯƠNG 4 ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN

I KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ KHÁCH THỂ KIỂMTOÁN

Đối tượng của kiểm toán là tất cả các vấn đề cần kiểm toán trước hết và chủ yếu

là thực trạng hoạt động tài chính trong các đơn vị —

Đối tượng của kiểm toán gồm:

Thực trạng hoạt động tài chính;

Tài liệu kế toán;

Thực trạng của tài sản và các nghiệp vụ tài chính;

Từng hoạt động với mục tiêu 3 Es

1 Thực trạng của hoạt động tài chính

Đối tượng chung của kiểm toán: Hoạt động tài chính là dùng tiền để giải quyếtcác mối quan hệ kinh tế trong đầu tư, trong kinh doanh, trong phân phối vàthanh toán nhằm đạt tới lợi ích kinh tế xác định —

Nguyên tắc thực hiện hoạt động tài chính (3 nguyên tắc):

Hoạt động tài chính phải có kế hoạch, mục tiêu, phương hướng cụ thể

Hoạt động tài chính phải đảm bảo có lợi ích và tiết kiệm

Hoạt động tài chính phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và thể lệ tài chính

Đặc điểm của hoạt động tài chính:

Thực trạng hoạt động tài chính được thể hiện ở hai phần rõ rệt:

Hoạt động tài chính có nhiều phần khác nhau, tài liệu kế toán chỉ phản ánh dc 1phần

Một phần đã được phản ánh trong các tài liệu kế toán > Kiểm toán trên cơ sởnhững chứng từ, tài liệu kế toán đã có như vậy gọi là kiểm toán chứng từ

Phần còn lại chưa được phản ánh trong tài liệu kế toán nên kiểm toán cần cónhững phương pháp thu thập bằng chứng thích hợp Kiểm toán thực hiện trên cơ

sở chưa có tài liệu làm căn cứ như vậy được gọi là kiểm toán ngoài chứng từ.Ngoài phương pháp chứng từ và ngoài chứng từ, kiểm toán còn có phương phápchọn mẫu

Trang 23

Phương pháp chọn mẫu: chọn 1 số mẫu tiêu biểu trong đối tượng để kiểm toán

từ đó đưa ra kết luận về đối tượng kiểm toán Phương pháp này có độ chính xácthấp hơn

2 Tài liệu kế toán

—Đối tượng cụ thể của kiểm toán:

Tài liệu kế toán là hệ thống các chứng từ, sổ sách, các bảng biểu và báo cáo tàichính kế toán

Tại sao lại phải kiểm toán những tài liệu này: vì đây là những tài liệu quan trọngtổng kết chỉ tiêu kinh tế cung cấp thông tin để ra quyết định kinh tế trong tươnglai Khi số lượng người quan tâm nhiều hơn, yêu cầu ngày càng cao nhưngkhông phải ai cũng hiểu và tin tưởng nên cần có sự kiểm tra khách quan  cầnkiểm toán

Theo Luật kế toán, Tài liệu kế toán là chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính,báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và các tàiliệu khác có liên quan đến kế toán

Kiểm toán tài liệu kế toán cần hướng vào các vấn đề sau:

Tính hiện thực của các con số, các thông tin đã được lượng hoá Tức là tính cóthật của các con số, thông tin đã được lượng hóa

Tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình tự lập và luân chuyển các tài liệu kếtoán Có những tài liệu có để lại dấu vết và không để lại dấu vết

VD: phiếu chi : có chữ ký  tìm ra được người lập, chi cho nội dung gì  sửdụng các phương pháp xác định xem nó có hợp pháp hay không, trình tự luânchuyển như thế nào

Tính hợp lý của các đối tượng kế toán phù hợp với nội dung của nghiệp vụ kinh

tế phát sinh

VD: chi tiền cho 1 sản phẩm, dịch vụ… có hợp lý hay không (phù hợp với đốitượng, nội dung, trong thời gian và không gian đó có được nhiều người chấpnhận hay không)

Tính pháp lý trong việc thực hiện các luật pháp, chuẩn mực và chế độ kế toántài chính

Nếu đối tượng là tài liệu kế toán thì sẽ là một cuộc kiểm toán chứng từ  chủyếu áp dụng phương pháp kiểm toán chứng từ

Trang 24

3 Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính

Tiền và hàng hóa, tài sản luôn vận động nên luôn phát sinh nghiệp vụ tài chínhĐối tượng cụ thể của kiểm toán:

◦  Tài sản là gì?

Tài sản phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp, bao gồm: tài sản hữu hìnhhoặc vô hình

Người sở hữu và người sử dụng những tài sản là những người khác nhau  có

sự cách biệt, nghiệp vụ kế toán rất phức tạp  có sự nghi ngờ  kiểm toán hình thành nên các phần hành

◦  Đặc điểm của tài sản?

Kiểm toán chia các nghiệp vụ thành các phần hành kiểm toán cụ thể sau:

Kiểm toán các nghiệp vụ về tiền mặt hoặc quỹ

Kiểm toán các nghiệp vụ về thanh toán

Kiểm toán các nghiệp vụ về tài sản cố định

Kiểm toán các nghiệp vụ về vật tư

Kiểm toán các giai đoạn của quá trình kinh doanh

Kiểm toán các nghiệp vụ tạo vốn và hoàn trả vốn

4 Từng hoạt động với mục tiêu 3Es

Đối tượng cụ thể của kiểm toán:

◦  Theo quan điểm hiện đại, doanh nghiệp cần hướng đến tính hiệu quả(efficiency), tính hiệu năng (effectiveness) và tính tiết kiệm (economy) của hoạtđộng

◦  Việc mở rộng đối tượng kiểm toán xuất phát từ những đòi hỏi thực tế củaquản lý trong điều kiện quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, trong khi nguồnlực ngày càng bị giới hạn

◦ Mục tiêu: kiểm toán hiệu quả hiệu năng Trong cạnh tranh hiện nay, để thựchiện tiết kiệm và giành thắng thế trong cạnh tranh thì vấn đề hiệu quả, hiệu năngcần được đặt ra cho từng nghiệp vụ cụ thể

Bài tập: về nhà làm

Trang 26

CHƯƠNG 5 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN THUỘC NỘI DUNG KIỂM TOÁN

I KHÁI NIỆM VỀ GIAN LẬN VÀ SAI SÓT

1 Gian lận

Khái niệm

Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tưlợi (tư lợi cho cá nhân người thực hiện hoặc cho tổ chức)

Ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống đều có hành vi này

—  Trong lĩnh vực tài chính kế toán, gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiềungười trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thựchiện bằng các hành vi gian dối cố ý làm sai lệch thông tin để thu lợi bất chínhhoặc bất hợp pháp (Theo CMKT Việt Nam 240)

Hình thức gian lận:

Lập báo cáo tài chính gian lận: lầm giả mạo chứng từ, sổ sách kế toán, cố tình

bỏ sót các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chủ động áp dụng sai chế độ kế toán tàichính

Biển thủ tài sản: biển thủ các khoản phải thu, lấy cắp tài sản vật chất hoặc tàisản trí tuệ, dùng tài sản của đơn vị để đem lại lợi ích cá nhân, tạo khách hàng ảo

để đơn vị thanh toán tiền hàng hoặc dịch vụ mà đơn vị không nhận được…Nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận:

Động cơ hoặc áp lực thực hiện hành vi gian lận: sự xúi giục từ người khác hoặc

tự nảy sinh ý định biển thủ tài sản

Cơ hội thuận lợi thực hiện hành vi gian lận: khi sự giám sát kém, chức vụ uy tíncủa người biển thủ  tạo ra cơ hội

Thiếu tính liêm khiết (hoặc khả năng có thể biện minh cho hành vi gian lận)

2 Sai sót

Khái niệm

Sai sót là lỗi không cố ý —

Trong lĩnh vực tài chính kế toán, sai sót là sự trình bày sai lệch không có chủ ýcác thông tin trên BCTC do nhân viên thực hiện

Hình thức sai sót:

Sai sót về số học

Ngày đăng: 02/05/2018, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w