bài tiểu luận về nạn tảo hôn không chỉ xảy ra mà nó còn xảy ra tại cả nước việt nam và pháp luật hôn nhân gia đình việt nam quy định như thế nào về vấn đề này hãy cùng tôi tìm hiểu nhé
Trang 1Đề 07 Tảo hôn thực trạng nguyên nhân và giải pháp.
A. MỞ ĐẦU Có ai đó đã nói rằng:
“Tảo hôn là tình trạng diễn ra phổ biến ở nhiều nước Tảo hôn khiến cho các cô bé, cậu bé phải bước vào cuộc sống gia đình khi chưa sẵn sàng về sức khỏe, tâm thế”.
Những năm gần đây, nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại, có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thậm chí cả khu vực đô thị Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội; làm gia tăng nhanh số lượng và giảm chất lượng dân số, trực tiếp ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái Bởi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con
Vơi tầm quan trọng như vậy tôi xin trọn đề tài “Tảo hôn thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”
Trang 2B NỘI DUNG
I Khái quát chung
1 Cơ sở pháp lý.
Luật hôn nhân gia đình năm 2000;
Luật hôn nhân gia đình năm 2014;
Nghị định 126 NĐ-CP
Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
2 Các khái niệm liên quan
Theo Bách khoa toàn thư
Tảo hôn là trường hợp kết hôn trong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người là trẻ em hoặc là người chưa đến tuổi kết hôn (thông thường là chưa đến tuổi dậy thì) Tập tục tảo hôn trước đây có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả châu Âu, nay còn tồn tại ở một số vùng thuộc châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Nam Mỹ Nó thường đi kèm với một phong tục khác là hôn nhân được sắp đặt Trong nhiều trường hợp, chỉ một trong hai bên là trẻ em, thường là phụ nữ, vì lý do trinh tiết hoặc vì lý do người phụ nữ ở một cộng đồng xã hội nhất định không được coi có khả năng kiếm tiền và vì khả năng sinh sản của phụ
nữ mau kết thúc hơn so với nam giới Trước tình hình nữ quyền và quyền trẻ
em ngày càng được coi trọng, tập tục tảo hôn đang dần dần biến mất ở nhiều khu vực trên thế giới.1
Theo Luật hôn nhân gia đình 2000
Căn cứ tại khoản 4 điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2000
1 Theo Bách khoa toàn thư
Trang 3Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật;2
Theo Luật hôn nhân gia đình 2014
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
"Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này."3
Từ đó ta có thể thấy rằng luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và năm 2014 điêu cho rằng tảo hôn là việc trái pháp luật và trái đạo đức xã hội
Do đó theo quy định tại “Luật hôn nhân gia đình 2014” thì Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn
“ Ngoài ra, Tảo hôn còn được hiểu bằng các cách khác nhau như: Tảo hôn là việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi kết hôn Tảo hôn là việc hai bên chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định Tảo hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi một bên hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật”
Vậy tảo hôn thường diễn ra ở nơi đâu?
Tảo hôn là hiện tượng thường diễn ra ở khu vực miền núi, nông thôn Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, và sẽ bị xử phạt nếu có vi phạm
3 Thế nào là tảo hôn
Tảo hôn là hiện tượng nam nữ kết hôn với nhau khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về độ tuổi kết hôn như sau:
“Điều 8 Điều kiện kết hôn
1.Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
2 khoản 4 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
3 khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 4a)Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.”
Như vậy, khi nam nữ kết hôn với nhau mà nam dưới 20 tuổi, nữ dưới 18 tuổi sẽ bị coi là tảo hôn
II Nguyên nhân, thưc trạng và hướng giải quyết nạn tảo hôn
4
1 Thực trạng.
Tảo hôn là tình trạng diễn ra phổ biến ở nhiều nước Tảo hôn khiến cho các
cô bé, cậu bé phải bước vào cuộc sống gia đình khi chưa sẵn sàng về sức khỏe, tâm thế
Nó làm mất đi cơ hội và cản trở tương lai của các em Tảo hôn gây ra nhiều tác hại về sức khỏe, đã bị cấm ở nhiều nước nhưng nó vẫn tồn tại cho thấy còn khoảng trống nào đó trong chính sách dân số, phát triển kinh tế xã hội…
Tảo hôn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và trong đso có việt nam
Theo số liệu của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, thế giới hiện có hơn 700 triệu phụ nữ kết hôn ở độ tuổi trẻ em Tính trung bình cứ 3 phụ nữ thì
có 1 người (khoảng 250 triệu) kết hôn trước tuổi 15 Còn theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, số lượng phụ nữ bị ép kết hôn ở lứa tuổi thiếu nhi sẽ tăng từ 700 triệu trẻ em gái hiện nay lên đến 950 triệu trẻ em gái năm 2030
Ở Việt Nam, mặc dù Luật Hôn nhân - Gia đình hiện hành, Luật Trẻ em đều nghiêm cấm tảo hôn nhưng cho đến nay tình trạng trên vẫn diễn ra Kết quả từ cuộc điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam năm 2016 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ trẻ từ 15 - 19 tuổi kết hôn hoặc sống chung là 10,3% Khu vực miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Mê Kông và Tây Nguyên là những nơi có tỷ
lệ tảo hôn cao
Tảo hôn diễn ra ở mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, miền núi Tuy nhiên, tình trạng trên phổ biến ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, người dân tộc
4 Báo Thanh Niên
Trang 5thiểu số Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số cho thấy, tình trạng tảo hôn chung trong dân tộc thiểu số là 26,6% Tỷ lệ tảo hôn cao nhất
ở dân tộc Mông, Xinh Mun, La Ha, Gia Rai, Raglay, Bru, Vân Kiều Tỷ lệ tảo hôn cao đồng nghĩa với các dân tộc có nhiều hộ nghèo Điều này lý giải tại sao các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái luôn nằm trong tốp đầu cả nước về tỷ lệ tảo hôn
Từ số liệu cụ thể cho ta thấy nạn tảo hôn diễn ra vô cùng phcuws tạp và chủ yếu là các vùng miền núi phía bắc:
Bản Lang (Lai Châu) năm 2016, trong số 303 bà mẹ mang thai có 73 trường hợp dưới 18 tuổi Trong số 136 trường hợp sinh được ghi nhận có 49 ca là trẻ dưới 16 tuổi Tương tự, xã Thanh (Quảng Trị) có 29 trẻ em và 35 trẻ từ 18 tuổi sinh con tại trạm y tế
Minh Hóa (Quảng Bình), Vân Hồ (Sơn La) cũng được ghi nhận là nơi có tỷ
lệ tảo hôn cao Hồ Thị Khao (Quảng Bình) lấy chồng từ năm 15 tuổi Cuộc sống của bà mẹ chưa đầy 17 tuổi này quanh quẩn ở nhà để nấu cơm, chăm con và ra đồng Mặc dù đang nuôi con nhỏ nhưng bữa ăn của Khao chẳng có gì ngoài cơm, rau và nước mắm Vàng Thị So (Sơn La) có 3 đứa con khi 20 tuổi Theo
So, 15 - 16 tuổi, các bạn trong bản lấy chồng hết nên mình cũng phải lấy chồng Lấy xong, chồng không cho đi học nên chỉ biết ở nhà đẻ con, cấy lúa Nói về cuộc sống với người chồng bằng tuổi và 3 đứa con, So bảo chưa bao giờ hình dung cuộc sống gia đình lại vất vả như vậy
Điều tra của Plan cho thấy 86% trẻ em kết hôn sẽ bỏ học 3% trong số trẻ kết hôn chưa bao giờ đến lớp Con của các cặp tảo hôn nói chung thường không
có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh thiếu thông tin
Có thể nói, tảo hôn là khởi đầu của vòng luẩn quẩn tạo ra chu kỳ bất lợi từ chối trẻ em gái có quyền cơ bản nhất về học tập và phát triển Trẻ em gái kết hôn quá sớm sẽ không thể đến trường và phải đối mặt với bạo lực gia đình, lạm dụng sức lao động và cưỡng hiếp Các em thường sảy thai và dễ bị phơi nhiễm bệnh
Trang 6lây nhiễm qua đường tình dục, bao gồm HIV Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng: So với phụ nữ sinh con ở độ tuổi trên 20, các bà mẹ trẻ em có nhiều nguy cơ tử vong do biến chứng thai sản trong quá trình sinh con Con cái của các bà mẹ trẻ này thường bị chết lưu hoặc chết trong những tháng đầu đời
2 Nguyên nhân
Nạn tảo hôn ở vùng cao trong nhiều năm tuy đã giảm nhưng vẫn còn diễn biến khá phức tạp Mặc dù đã có các biện pháp nhằm ngăn ngừa và khắc phục đặc biệt ở các địa phương, thôn bản vùng sâu vùng xa đã ra sức tuyên truyền, quán triệt để đẩy lùi vấn nạn này nhưng trên thực tế, ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế thì tảo hôn vẫn diễn ra ngày càng nhiều
Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi học đường ở những trường học vùng sâu, vùng xa Công việc học tập của các em bị đình trệ, tương lai và hạnh phúc gia đình dường như khó lòng thực hiện được
Sau khi tìm hiểu thì tôi nhân thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong
đó, nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân cơ bản nhất, cụ thể:
a Về nguyên nhân khách quan
Một là, do ảnh hưởng của những quan niệm, thành kiến, phong tục tập
quán lạc hậu:
Phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số tồn tại và ăn sâu trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay và ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt của phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theo phong tục, tập quán; việc lấy vợ, lấy chồng mà chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ và sự chứng kiến của gia đình, họ hàng, làng xóm Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; quan niệm kết hôn trong họ
Trang 7tộc để lưu giữ tài sản trong gia đình không mang của cải sang họ khác hay như tục lệ bắt vợ, tục “nối dây”, cưỡng ép hôn nhân
Hai là, do tác động, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, con người dần biến đổi để thích nghi được với những điều kiện mới Họ trở nên năng động, sáng tạo, linh hoạt và độc lập hơn trong cách nghĩ, cách làm Quan điểm đời sống của họ cũng trở nên cởi mở hơn, đơn giản hơn, không bị gò bó bởi quan niệm thành kiến đạo đức xưa Vì vậy, con người dễ dàng thiết lập các mối quan hệ với nhau Một trong những hệ lụy
đó là việc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ trở nên hết sức bình thường và làm gia tăng tỉ lệ mang thai sớm dẫn đến tăng tỉ suất sinh con vị thành niên (từ 99% năm 2011 lên 116% năm 2013 ở nhóm 15 - 18 tuổi của phụ nữ dân tộc thiểu số
Đây cũng là nguyên nhân khách quan làm gia tăng tình trạng tảo hôn
b Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, công tác tuyên truyền còn bất cập, hạn chế và hiệu quả chưa cao
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình
đã được chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm, nhưng một bộ phận người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vẫn chưa nhận thức hoặc chưa nắm vững về chế độ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Vì vậy, phần lớn trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đều rơi vào các hộ nghèo, đối tượng vị thành niên, thanh niên thất học, hiểu biết pháp luật hạn chế và việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng còn khó khăn
Thứ hai, sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường
hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết còn chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết
Trang 8Việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói chung, loại bỏ tục tảo hôn, ra khỏi đời sống xã hội không đạt được hiệu quả cao do sự can thiệp thiếu mạnh mẽ, thiếu kiên quyết từ phía cơ quan địa phương, thực tế cho thấy, không chỉ những người dân mà cả gia đình cán bộ, Đảng viên là lãnh đạo xã, phường cũng tiếp tay, thậm chí tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn diễn ra ngay trong gia đình của những người cán bộ này
Thứ ba, Người dân vẫn cho rằng chuyện lấy vợ, lấy chồng cốt ở yêu nhau
chứ không quan trọng tuổi tác Một số nơi còn tục kéo vợ, cướp vợ, tục nối dây, dùng lễ cúng ma thay cho Giấy đăng ký kết hôn Trong tư duy của một số người còn có chuyện chỉ cần của cải của gia đình mình không bị mang sang gia đình khác là được dẫn tới tình trạng tảo hôn diễn ra như hiện nay Bởi trong bản nếu
cô gái nào quá 22 tuổi chưa lấy chồng được cho là ế, thanh niên nào lấy được vợ càng sớm thì càng được đánh giá là trưởng thành Chưa hết, trong đồng bào dân tộc Mông vẫn còn tình trạng tự vẫn khi bị ngăn cản lứa đôi, bởi vậy việc ngăn cản các cặp đôi tảo hôn gần như không có!
Thứ tư, Trình độ dân trí ở những nơi có tảo hôn thường rất thấp Nhiều
người khi hỏi về hậu quả của tảo hôn đều rất mơ hồ hoặc chỉ được giải thích bằng các hiện tượng tâm linh, thần học chứ chưa có mấy người hiểu đúng về bản chất tác hại của tình trạng này Những hậu quả về sinh học, sự thoái hóa về giống nòi là điều gì đó bà con cho rằng viển vông, hoang đường Cái mà bà con thấy được là nhà có thêm người làm, bản có thêm một đám cưới và của cải trong gia đình không bị tản mát sang gia đình khác
Thứ năm, Có nhiều trường hợp khi hỏi về mục đích của việc lấy vợ, các
nam thanh niên trả lời thẳng băng: Lấy cho có người làm việc nhà! Điều kiện kinh tế cũng khiến nhiều người phải lấy vợ nhanh, lấy gấp, lấy để yên bề gia thất, tu chí làm ăn dẫn tới tình trạng tảo hôn tăng mạnh qua các năm Mặt khác, khi có điều kiện kinh tế, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc giao lưu, tiếp xúc qua các thiết bị thông tin rất đơn giản đã rút ngắn khoảng cách
Trang 9cả về thời gian và không gian “tìm hiểu” của thanh niên nên việc kết hôn sớm cũng dễ xảy ra
Ngoài ra, hiệu quả công tác tuyên truyền cũng như các biện pháp can thiệp, giảm thiểu tảo hôn Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hôn nhân cũng còn chưa được thực hiện nghiêm túc Điều này có thể dễ dàng lý giải khi mỗi cặp đôi kết hôn thì thôn, bản đều phải biết nhưng sự can thiệp mang tính chất pháp lý vẫn không mang lại hiệu quả Thậm chí có người còn “hồ hởi” khi được dự đám cưới dù biết rằng đó là những vụ tảo hôn
Thứ sáu, Việc quản lý con em của phụ huynh ở vùng cao có “thoáng” hơn
nhiều so với miền xuôi Trên thực tế, bên cạnh những gia đình người dân tộc nề nếp, quản lý, giáo dục con em khá chặt chẽ thì nhiều gia đình có sự buông lỏng con cái
Điều này được thể hiện ở việc nhiều phụ huynh đã tạo ra một sự tự do để con cái được vui chơi thoải mái, được kết bạn, được tìm hiểu và được tham gia vào các trò tiêu khiển như uống rượu khi tuổi còn nhỏ, đi chơi tối trong bản và các bản khác…Chính điều này đã không ít trường hợp vị thành niên có xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân, mải mê chơi bời hơn là chỉn chu học tập
Sẽ không là chuyện lạ khi hỏi một vài em học sinh THPT (cả nam và nữ) rằng “Em đã quan hệ tình dục chưa?” và nhận được câu trả lời rất thật: “Em đã quan hệ tình dục từ lớp 9 rồi” Và một hệ quả mà không ít các gia đình ở vùng cao gặp phải đó là việc con gái mang bầu khi đang là học sinh Một giải pháp để khắc phục của đồng bào vùng cao là cho con mình nghỉ học để cưới chồng, để giải quyết nhanh chóng hậu quả mà con mình mắc phải
=> Với cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, tình trạng tảo hôn vẫn
còn nhiều vấn đề đáng quan tâm Điều này đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc mạnh
mẽ, quyết liệt và trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành và đặc biệt là sự
Trang 10hưởng ứng của mỗi người dân để cùng nâng cao chất lượng giống nòi, chất lượng nguồn nhân lực.
Nạn tảo hôn đối với tuổi học đường cũng có nguồn cơn từ nhà trường Nhiều nhà trường ở vùng cao đã không chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh một cách thường xuyên
Điều đó đã không tác động tích cực vào nhận thức của học sinh về hôn nhân, gia đình và sức khỏe sinh sản Đồng thời, hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở nhiều nhà trường còn đơn điệu, chưa khéo léo lồng ghép kiến thức về hôn nhân gia đình trong các hoạt động ngoại khóa
Nhiều nhà trường quan niệm rằng, nếu nói nhiều, khuyên bảo nhiều, dạy cách phòng tránh nhiều thì không khác gì “vẽ đường cho hươu chạy” Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao và các phong trào để tạo sân chơi
bổ ích, mang tính giáo dục cao cho học sinh ở nhiều nhà trường còn thiếu hoặc chưa sôi nổi
3 Hậu quả của việc hôn
Về sức khỏe: Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt
là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh
đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết non hơn những đứa trẻ khác Đây chính là sự cảnh báo thầm lặng về sức khỏe, bởi các nguyên nhân cốt lõi của tử vong và bệnh tật của người mẹ không được quan tâm đúng mức
Về môi trường giáo dục: Trẻ em buộc phải kết hôn sớm ít khi được tiếp
tục việc học hành, cản trở họ có hy vọng về sự độc lập, cản trở họ được tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em;