1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục mới nhất năm 2018

19 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 325 KB
File đính kèm skkn mon the duc k11_2018.rar (42 KB)

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục mới nhất năm 2018 của khối 11, đạt giải nhất thi thành phố hà nội năm 2018. Sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục mới nhất năm 2018 của khối 11, đạt giải nhất thi thành phố hà nội năm 2018

Trang 1

TRƯỜNG THPT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỂ NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN ĐẨY TẠ CHO HỌC SINH KHỐI 11

Lĩnh vực/ Môn: Thể dục Tên tác giả:

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Tài liệu kèm theo (nếu có):

NĂM HỌC : 2014-2015

Trang 2

NĂM HỌC: 2014- 2015 MỤC LỤC

TÊN ĐỀ TÀI: Error! Bookmark not defined.

PHẦN THỨ NHẤT 3

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

1 Cơ sở lý luận: 3

2 Cơ sở thực tiễn: 3

II MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 4

1 Mục đích yêu cầu: 4

2 Nhiệm vụ: 4

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI 4

1 Đối tượng nghiên cứu: 4

2 Phạm vi nghiên cứu: 4

3 Thời gian nghiên cứu: 4

4 Phương pháp nghiên cứu: 5

PHẦN THỨ HAI 6

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 6

I THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI: 6

II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 6

1 GIAI ĐOẠN 1: 6

2 GIAI ĐOẠN 2: 10

PHẦN THỨ BA 14

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14

I KẾT LUẬN 14

II KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT: 14

1 Đối với nhà trường : 14

2 Đối với giáo viên : 14

3 Đối với học sinh : 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐẠI CƯỜNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỂ NÂNG CAO

THÀNH TÍCH MÔN ĐẨY TẠ CHO HỌC SINH KHỐI 11

TÁC GIẢ :LÊ XUÂN HOẠT

NĂM HỌC : 2014-2015

SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tên : LÊ XUÂN HOẠT

Năm sinh : 19-05-1965

Đơn vị công tác : Trường THPT Đại Cường

Trình độ chuyên môn : Đại học

Bộ môn giảng dạy : Giáo dục thể chất

Chức vụ : TTCM

Khen thưởng : Liên tục đạt danh hiệu lao động tiên tiến xuất sắc, năm học 2010-2011, 2011-2012và 2013- 2014 đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở

Trang 4

PHẦN THỨ NHẤT

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận:

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ đòi hỏi thế hệ trẻ giác ngộ lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức mà còn ở kiến thức phổ thông cơ bản hiện đại Căn cứ vào nghị quyết số 40/2001QĐ10 ngày 9/12/2002 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã chỉ rõ

“mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước’’

Căn cứ vào nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo, tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời khắc phục và củng cố những yếu kém để xây dựng hệ thống giáo dục trong thời kỳ đổi mới

Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo là đào tạo con người mới trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện (Đức - Trí – Thể - Mỹ) Thực hiện nhiệm vụ năm học của trường THPT Đại Cường Nhiều chỉ thị thông tư -nghị quyết đã nhấn mạnh và chấn chỉnh cải tiến công tác dạy học , đặc biệt là phương pháp dạy và học bộ môn thể dục (Giáo dục thể chất cho học sinh) Để đạt được những mục tiêu chiến lược đó thì việc xem xét và chọn lọc , việc áp dụng phương pháp dạy và học bộ môn thể dục một cách khoa học phù hợp là việc làm cấp thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Cũng như các chuyên ngành khác thể dục thể thao cũng là một ngành khoa học, chuyên nghiên cứu những qui luật về phương tiện, phương pháp và hình thức điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ định

Để có những phương pháp, giải pháp mới và những bài tập phát triển các tố chất thể lực có hiệu quả đối với tất cả các đối tượng học sinh lại là một vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải có sự sáng tạo, phát huy được tính chủ động tích cực và khai thác triệt để từ đối tượng học sinh Đặc là môn Điền kinh với những nội dung và các dạng bài tập rất phong phú và đa dạng, Nếu người giáo viên không biết vận dụng các phương pháp giảng dạy cho phù hợp thì không thể đat được kết quả cao trong tập luyện Vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài “ Đổi mới phương pháp giảng dạy Đẩy tạ cho học sinh khối 11”

2 Cơ sở thực tiễn:

Năm học 2014- 2015 tôi được nhà trường và tổ chuyên môn phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục khôi 11 (11A1, 11A2,11A3,11A4.11A5.11A6) Qua những năm thực tế giảng dạy ở trường THPT Đại Cường, tìm hiểu về thực trạng học sinh, qua trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp tôi thấy trong các tiết học thể dục của các em việc tập luyện và tiếp thu để thực hiện các kỹ thuật cơ bản còn rất hạn chế Đối với kỹ thuật Đẩy tạ kiểu Lưng hướng ném cũng vậy, mậc dù ở lớp 10 các em đã được làm quen với kỹ thuật Đẩy tạ kiểu Vai hướng ném Song trong quá trình tâp luyện việc tiếp thu và thực hiện các bài tâp bổ

Trang 5

trợ ,kỹ thuật động tác ở từng giai đoạn còn hạn chế hơn nhiều so với các nội dung khác, tập luyện chưa tích ,chưa tự giác, còn uể oải ,rời rạc,không đạt được kết quả như mong muốn, không hoàn thành khối lượng bài tập Đặc biệt đây là nội dung mà đòi hỏi người tập phải tuân thủ đúng theo yêu cầu và chỉ dẫn của giáo viên để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối trong quá trình tập luyện Tôi đã trăn trở suy nghĩ để đi tìm nguyên nhân và lý do Phải chăng tính chất môn học, điều kiện sân bãi,bài tập đơn điệu, thể lực ,tâm lý không ổn định hay phương pháp luyện tập chưa thực sự phù hợp Từ cơ sở trên mà tôi đã áp dụng một số phương pháp tập luyện mới để nâng cao thành tích Đẩy tạ cho học sinh khối 11

II MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

1 Mục đích yêu cầu:

Nhằm nâng cao thành tích trong Đẩy tạ cho đối tương là học sinh khối 11 trung học phổ thông Đồng thời rút ra kinh nghiệm về phương pháp để giảng dạy nội dung đẩy tạ cho các năm học sau được tốt hơn giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực để hoàn thiện khả năng vận động và yêu thích môn học hơn

2 Nhiệm vụ:

Trang bị những kiến thức cần thiết về nội dung đẩy tạ cho học sinh,đưa ra những phương pháp giảng dạy, những nội dung bài tập phải phù hợp đối với lứa tuổi, đối tượng cụ thể và đặc điểm tâm sinh lý để nâng cao hứng thú tập luyện cho học sinh và đảm bảo an toàn đến mức tuyệt đối trong các tiết học

Các nội dung bài phải tuân thủ theo nguyên tắc đi từ thấp tới cao, từ động tác đơn giản đến động tác phức tạp, khối lượng vận động được tăng từ từ qua từng buổi tập và sắp xếp một cách chặt chẽ, phải đảm bảo tính hệ thống, tính tuần tự

và liên tục, nó phải phù hợp với quy luật của tâm- sinh lý, qui luật phát triển lứa tuổi và quy luật thích nghi của người tập

Tổng kết các giai đoạn và phương pháp có tính khả thi cao nhằm đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện hơn về phương pháp

III ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI , THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

1 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh khối 11 trường THPT Đại Cường:

o 11A1 và 11A2: 40 học sinh (20 HS nam, 20 HS nữ ) Nhóm thực nghiệm

o 11A5 và 11A6: 40 học sinh (20 HS nam, 20HS nữ ) Nhóm đối chứng

2 Phạm vi nghiên cứu:

Học sinh trường THPT Đại Cường

Trang 6

3 Thời gian nghiên cứu:

Học kỳ I năm học 2014- 2015

o Giai đoạn 1: Tháng 10/2014

o Giai đoạn 2: Tháng 11/2014

4 Phương pháp nghiên cứu:

o Phương pháp sử dụng lời nói (Phân tích – giảng giải )

o Phương pháp trực quan trực tiếp

o Phương pháp kiểm tra sư phạm

o Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trang 7

PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

I THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI:

Như chúng ta đã biết môn thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng,học chủ yếu là thực hành ngoài trời nên chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh như nắng, gió, ánh sáng, không khí Hơn nữa tài liệu tham khảo nghiên cứu cho giáo viên còn hạn chế, đồ dùng,dụng cụ sân bãi tập luyện để phục vụ cho công việc giảng dạy của giáo viên và học tập cũng như tập luyện của học sinh còn có những khó khăn nhất định Mặt khác phần đa là đối tượng học sinh là con

em nông dân, nhận thức chậm, sự hiểu biết mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội còn hạn chế và ít được tiếp cận thông tin về các hoạt động TDTT trong và ngoài nước Bên cạnh đó nhiều học sinh chưa nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của các bài tập giáo dục thể chất nên trong quá trình tập luyện chưa đạt kết quả cao

và đặc biệt nhất là hạn chế về thành tích cá nhân

Vì vậy việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới của giáo viên là việc làm cấp thiết đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp đó phù hợp tình hình thực tế của nhà trường, của từng tiết học và từng đối tượng học sinh Chẳng hạn việc giảng dạy các bài tập bổ trợ kỹ thuật ,các bài tập phát triển các tố chất thể lực hay các trò chơi vận động thì phải căn cứ vào điều kiện sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị của nhà trường Hơn nữa việc giao các bài tập về nhà cho học sinh phải căn cứ vào trạng thái sức khỏe, giới tính và năng lực hoạt động thể chất của học sinh

II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 GIAI ĐOẠN 1:

Thực hiện chương trình giảng dạy cho 2 nhóm với cùng một giáo án theo chương trình chuẩn

 Đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy:

Sử dụng phương pháp sư phạm chung :

+ Phương pháp phân tích và giảng giải

+ Phương pháp trực quan trực tiếp

 Đối với học sinh trong quá trình tập luyện phải thực hiện theo yêu cầu của bài và nhiệm vụ của giáo viên đề ra

 Thực hiện các nhiệm vụ và biện pháp giảng dạy được tiến hành theo trình tự như sau :

*Nhiệm vụ 1: Xây dựng kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném thông qua biện

pháp sau :

+ Nêu tác dụng của môn học

+ Gioi thiệu lịch sử phát triển của đẩy tạ

+ Giáo viên làm mẫu các giai đoạn của kỹ thuật,cho học sinh xem phim,tranh ảnh

+ Giới thiệu sân bãi,dụng cụ và luật thi đấu

Trang 8

+ Yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ.

+ Học các động tác bổ trợ về chuyên môn : ( Tung bắt tạ, đẩy tạ một tay xuống đất…)

* Nhiệm vụ 2 : Học ra sức cuối cùng của kỹ thuật đẩy tạ lung hướng ném

Biện pháp thực hiện như sau :

+ Xây dựng khái niệm cơ bản của kỹ thuật

+ Học tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng

+ Học đạp chân trụ đẩy hông (Không tạ và có tạ).

+ Học đạp chân trụ,đẩy hông có người trợ giúp

+ Học ra sức cuối cùng với dây cao su

+ Học ra sức cuối cùng với dụng cụ nhẹ,với tạ

*Nhiệm vụ 3: Học ra sức cuối cùng kết hợp giữ thăng bằng.

Biện pháp thực hiện như sau:

+ Xây dựng khái niệm giữ thăng bằng

+ Phối hợp ra sức cuối cùng đẩy tạ trong sân kết hợp giữ thăng bằng với dụng cụ nhẹ,với tạ

+ Ra sức cuối cùng kết hợp giữ thăng bằng

*Nhiệm vụ 4 : Học kỹ thuật trượt đà

Biện pháp thực hiện :

+ Xây dựng khái niệm kỹ thuật

+ Học tư thế đứng chuẩn bị

+ Học đá lăng chân,thu chân lăng kết hợp với đánh tay

+ Học đạp chân trụ, trượt đà và đặt chân lăng

+ Học trượt đà về tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng

+ Học trượt đà với 2 người

+ Học trượt đà với dây cao su

+ Phối hợp trượt đà về tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng kết hợp đẩy tạ đi

*Nhiệm vụ 5: Hoàn chỉnh kỹ thuật đẩy tạ (Lưng hướng ném).

Biện pháp thực hiện :

+ Xây dựng toàn bộ các kỹ thuật

+ Hoàn chỉnh kỹ thuật (không tạ và có tạ)

+ Hoàn chỉnh kỹ thuật với tạ trong sân đẩy tạ

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SƯ PHẠM

Sau khi hoàn thiện chương trình của giáo án đề ra tôi đã tiến hành kiểm tra thàn tích Đẩy tạ của 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm 11A1;11A2 và nhóm đối chứng 11A5 ;11A6 mỗi nhóm 40 em (20 em nam và 20 em nữ) Thành tích được thể hiện ở 2 bảng sau:

LỚP 11A1 ,11A2

Trang 9

STT HỌ VÀ TÊN GIỚI TÍNH THÀNH TÍCH

Trang 10

LỚP 11A5;11A6

Trang 11

38 Nguyễ Thị Loan Nữ 4.80m

Đối chiếu với bảng chuẩn thành tích Đẩy tạ của học sinh khối 11 do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành ta thấy thành tích ở 2 nhóm lớp 11A1 , 11A2 và 11A5,11A6 đạt được với tỷ lệ cụ thể như sau:

Lớp11A1 ; 11A2 :

Giỏi: 16 học sinh đạt 40%

Khá: 18 học sinh đạt 45%

TB: 06 học sinh đạt 15%

Lớp 11A5;11A6:

Giỏi : 16 học sinh đạt 40%

Khá: 16 học sinh đạt 40%

TB: 08 học sinh đạt 20%

Trên đây là kết quả thu được sau quá trình lập test lần đầu của giai đoạn 1 trước khi tiến hành thực nghiệm để đánh giá tố chất sức mạnh ban đầu của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, ta thấy tỷ lệ thành tích là tương đương nhau Đây chính là cơ sở ban đầu để tiến hành áp dụng phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao thành tích Đẩy tạ cho học sinh

2 GIAI ĐO N 2: ẠN 2:

Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Để tiến hành kiểm nghiệm phương pháp tập luyện và hệ thống các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ đặc biệt sức mạnh chi trên và nâng cao thành tích tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 2 nhóm đối tượng và được qui ước như sau :

Nhóm đối chứng

Gồm 40 học sinh lớp 11A5,11A6 ( 20 HS nam và 20 HS nữ ) các em học theo phân phối chương trình chung đã được sự phê duyệt của Sở ,của trường và

tổ chuyên môn với thời gian là một tháng

Nhóm thực ngiệm

Gồm 40 học sinh lớp 11A1,11A2 (20 HS nam và 20 HS nữ) các em học theo phương pháp do tôi biên soạn và cũng được tập luyện trong thời gian 1 tháng với nội dung và trình tự như sau:

- Bật cao bằng 2 chân tại chỗ trên cát (lần/giây)

- Đứng lên ngồi xuống bằng chân thuận (lần/ giây)

- Nằm sấp co duỗi tay ( theo nhịp đếm)

- Chống tay co duỗi trên xà kép (lần/giây)

Trang 12

- Kéo tay trên xà đơn ( lần/giây)

- Gánh tạ 20 kg (lần/giây)

- Chạy lên dốc, chạy lên xuống bậc thang

Ngoài các bài tập trên tôi cho các em tập các bài tập giáo dục sức mạnh sức mạnh tốc độ, sức mạnh bột phát các trò chơi vận động,các bài tập bổ trợ để tăng cường thể lực và tăng cường sức mạnh của nhóm cơ đặc biệt sức mạnh của các nhóm cơ chi trên Trong quá trình tập luyện các bài tập phát triển sức mạnh tôi luôn lưu ý đến sự luân phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi trong các buổi tập,

sự luân phiên này còn tùy thuộc vào khối lượng bài tập và cường đọ vận động

mà bố trí thời gian nghỉ ngơi giữa các lần tập cho hợp lý

Sau một tháng tập luyện tôi kiểm tra thành tích Đẩy tạ của 2 nhóm thì thấy kết quả như sau (kết quả được thể hiện ở 2 bảng dưới đây

LỚP 11A1;11A2

19 Nguyễn Mạnh Tuấn Nam 7.90m

Trang 13

25 Nguyễn Thị Hoa Nữ 4.80m

LỚP 11A5;11A6

Trang 14

16 Nguyễn Văn Sơn Nam 6.50 m

Với kết quả ở 2 bảng trên ta thấy tỷ lệ của 2 nhóm đạt được là như sau : Lớp 11A1, 11A2 :

Giỏi : 26 Học sinh (65%)

Khá: 14 Học sinh (35%)

TB : 0 Học sinh (0%) Lớp 11A5;11A6 :

Giỏi : 20 Học sinh (50%)

Khá : 16 Học sinh (40%)

TB : 04 Học sinh (10%) Đối chứng, so sánh thành tích đạt được giữa 2 nhóm trước và sau thực nghiệm Tôi có nhận xét như sau:

Sau 1 tháng tập luyện thành tích của 2 nhóm đều được nâng lên, song nhóm thực nghiệm tăng nhiều hơn, rõ rệt hơn, điều đó chứng tỏ rằng việc áp

Trang 15

dụng, đổi mới phương pháp tập luyện với các bài tập mới phù hợp là có tính hiệu quả hơn như chúng ta đã thấy ở trên

Từ kết quả trên đã chứng tỏ rằng việc áp dụng phương pháp tập luyện mới,với các bài tập mới, phù hợp, để nâng cao thành tích Đẩy tạ ở khối 11 trường THPT Đại Cường đã phản ánh được tính hiệu quả và tích cực

PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I KẾT LUẬN

Qua thực tế giảng dạy bộ môn thể dục chương trình lớp 11 từ nhiều năm nay, qua tìm hiểu, học tập một số phương pháp giảng dạy của giáo viên trong tổ và thông qua quá trình học tập và công tác Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, việc vận dụng phương pháp giảng dạy mới phù hợp trong môn Đẩy tạ đã phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh, đã phối hợp được các phương pháp, phương tiện dạy học và điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ.đa số các em

đã có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện để nâng cao ý chí quyết tâm và nghị lực cho bản thân mình

II KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:

Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Thể dục đối với đối tượng học sinh trường THPT Đại Cường tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến đóng góp

cụ thể như sau:

1 Đối với nhà trường:

Tạo điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh đối với bộ môn Thể dục Đặc biệt

là tài liệu tham khảo để giáo viên giảng dạy có điều kiện nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Tổ chức thương xuyên các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp để các em có nhiều cơ hội học tập trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau Đặc biệt là

bộ môn Thể dục giúp các em trong lớp, học sinh trong nhà trường thông cảm, hòa đồng và hiểu nhau nhau hơn,đoàn kết tương than tương ái giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau vươn lên trong học tập

2 Đối với giáo viên :

Tiến hành kiểm tra định kỳ đối với học sinh để đánh giá mức độ phát triển thể chất của các em để qua đó giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng, kế hoạch giảng dạy kịp thời, chính xác và khoa học Thường xuyên nghiên cứu các tài liệu tham khảo liên quan, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, về

kỹ năng sư phạm để từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp từng đối tượng học sinh

Ngày đăng: 28/04/2018, 14:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo viên Thể dục 10 < Nhà xuất bản giáo dục&gt Khác
2. Sách giáo viên Thể dục 11 < Nhà xuất bản giáo dục &gt Khác
3. Sách giáo viên Thể dục 12 < Nhà xuất bản giáo dục&gt Khác
4. Y học thể dục thể thao < Nhà xuất bản TDTT Hà Nội &gt Khác
5. Trò chơi vận động và vui chơi giải trí <Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội &gt Khác
6. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất < Nhà xuất bản TDTT Hà Nội&gt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w