Câu 1: Điểm đẳng điện của acid amin (pHi): pHi của acid amin (aa) là pH của môi trường mà ở đó đối với mỗi aa tồn tại dưới dạng ion lưỡng tính là nhiều nhất, còn lại dạng ion (+) và ion () là ít nhất và bằng nhau. Mỗi aa có pHi tương ứng. VD: Glycin 5,7; cystein: 5,05; glutamic 3,22; alanin: 6,00 • Nếu pH < pHi thì tồn tại môi trường acid, aa tác dụng như 1 base và tồn tại ion (+) hay tích điện (+). (Và ngược lại) Tính chất hóa học của aa • Khử nhóm carboxyl (COOH): aa khử nhóm carboxyl tạo thành aa tương ứng. RαCHCOOH RCH2NH2 + CO2 NH2 Acid amin Amin tương ứng Ví dụ: histidin histamin. Histamin gây hạ huyết áp và dị ứng. Glutamic GABA (chất ức chế dẫn truyền xung động thần kinh). • Khử nhóm amin: Trong cơ thể aa khử amin bằng cách oxy hóa tạo acid α cetonic RαCHCOOH RCOCOOH + NH3 NH2 Acid a min Acid α cetonic Ngoài cơ thể cho tác dụng với HNO2 tạo acid alcol tương ứng: RαCHCOOH RCOCOOH + NH3 NH2 Acid amin Acid alcol Ứng dụng: định lượng nitơ của aa bằng phương pháp Vanslyke. Tính chất lưỡng tính của aa aa có tính chất lưỡng tính vì trong phân tử có 1 nhóm chức acid(COOH) và 1 nhóm chức base (NH2). Vì vậy aa trong các môi trường khác nhau chúng sẽ hoạt động khác nhau. Trong cơ thể aa tồn tại dưới dạng aa lưỡng cực. • Trong môi trường acid (H+): aa tác dụng như một base và tồn tại dưới dạng ion (+), khi có dòng điện chạy qua chúng di chuyển về cực âm. • Trong môi trường base (OH): aa tác dụng như một acid và tồn tại dưới dạng ion (), khi có dòng điện chạy qua chúng di chuyển về cực dương. NH2 +NH3 +NH3 OH¬ H+ R CH R CH R CH H2O COO COO COOH Amin Ion lưỡng cực Cation