1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lập dự án phòng chẩn trị y học cổ truyền TPHCM

52 303 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 7 - Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.. Để

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -    -

THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN

Tháng 04/2018 _

Trang 2

Đơn vị tƣ vấn: Công ty Cổ phần Tƣ vấn Đầu tƣ Dự Án Việt 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -    -

THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN

CHỦ ĐẦU TƢ

CÔNG TY TNHH Y HỌC CỔ

TRUYỀN ÁNH SÁNG PHÁT

TRIỂN TÀI NĂNG

NGUYỄN THANH TÂM

Trang 3

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5

I Giới thiệu về chủ đầu tư 5

II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 5

III Sự cần thiết xây dựng dự án 5

IV Các căn cứ pháp lý 8

V Mục tiêu dự án 10

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 11

I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 11

I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 11

I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án 15

III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án 17

IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án 17

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 20

I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình 20

II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ 20

II.1 Quy trình kỹ chẩn đoán bằng y học cổ truyền 20

II.2 Quy trình kê đơn thuốc y học cổ truyền 24

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 33

I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 33

II Các phương án xây dựng công trình 33

III Phương án tổ chức thực hiện 33

IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án 33

1 Phân đoạn và tiến độ thực hiện 34

2 Hình thức quản lý dự án 34

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 35

I Đánh giá tác động môi trường 35

I.1 Giới thiệu chung: 35

I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 35

II Tác động của dự án tới môi trường 37

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 40

I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án 40

Trang 4

Đơn vị tƣ vấn: Công ty Cổ phần Tƣ vấn Đầu tƣ Dự Án Việt 4

KẾT LUẬN 43

I Kết luận 43

II Đề xuất và kiến nghị 43

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 44

Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án 44

Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án 46

Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án 47

Phụ lục 4 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án 49

Phụ lục 5: Bảng phân tích khả năng hoàn vốn chiết khấu của dự án 50

Phụ lục 6 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án 51

Phụ lục 7 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án 52

Trang 5

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 5

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I Giới thiệu về chủ đầu tư

Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH Y HỌC CỔ TRUYỀN ÁNH SÁNG PHÁT

TRIỂN TÀI NĂNG

Giấy CNĐKKD và Mã số doanh nghiệp số: 0314957128

Đại diện pháp luật: NGUYỄN THANH TÂM - Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở: 270/23 đường Huỳnh Tấn Phát, Khu Phố 1, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP.HCM

II Mô tả sơ bộ thông tin dự án

III Sự cần thiết xây dựng dự án

Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc nhưng đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng generic, giá trị thấp và thiếu các loại thuốc đặc trị

Ngành Dược Việt Nam hàng năm sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80-90% dược liệu sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu bởi Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất về dược liệu Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới của các Công ty trong nước chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu trong khi đó các Công ty nước ngoài là 15%

Năm 2015, theo ước tính của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam, giá trị Ngành Dược ước đạt 4,2 tỷ USD, mức độ chi tiêu cho dược phẩm đạt khoảng 38USD/người Trong thời gian tới, thị trường thuốc kê toa sẽ tăng trưởng vượt qua thị trường thuốc không kê toa (OTC) do sự xuất hiện của các dòng sản phẩm

Trang 6

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 6

cấp bằng sáng chế đắt tiền từ nước ngoài và sự gia tăng nhu cầu về thuốc chất lượng cao và thuốc đặc trị

Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm 6 tháng đầu năm 2016 đạt mức 1,282.6 triệu USD, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm 2015 Các thị trường nhập khẩu chính vẫn là Pháp và Mỹ (các loại thuốc biệt dược) và Trung Quốc, Ấn Độ (các loại thuốc giá rẻ, thuốc generic) Trong khi đó, Xuất khẩu dược phẩm tại Việt Nam chỉ đạt

ở mức thấp với tỷ lệ chỉ 5% so với giá trị nhập khẩu và bằng 2.5% so với giá trị tiêu thụ toàn ngành Các thị trường xuất khẩu chính là: Đức, Nga, các nước châu Phi và láng giềng như Myanma, Philippin, Campuchia…

Thời gian tới, ngành dược Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức

2 con số nhưng xu hướng tăng chậm lại Bên canh đó, với tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại, các Công ty Dược phẩm trong nước sẽ đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các Công ty nước ngoài do việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ, đặc biệt trong bối cảnh động lực phát triển chính của ngành vẫn là các chính sách bảo hộ của nhà nước như hiện nay

Ngày 10 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, qua đó:

68/QĐ Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác

- Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu

- Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa

- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng

và cảnh giác dược

Trang 7

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 7

- Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc

Một số chỉ số được nêu ra trong Quyết định như sau:

- Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm

- Thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ

Một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ; dự kiến đến năm 2030 hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực

Để có thể đạt được mục tiêu trên, Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra một loạt các giải pháp, trong đó có những giải pháp liên quan trực tiếp đến những lĩnh vực triển khai trong dự án đầu tư này như:

- Ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc

từ dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia

- Quy hoạch nền công nghiệp dược theo hướng phát triển công nghiệp bào chế, hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, ưu tiên thực hiện các biện pháp sáp nhập, mua bán,

mở rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh; quy hoạch hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; quy hoạch phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu;…

- Đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để phát triển ngành dược

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện đại; khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng điểm nhằm phát triển công nghiệp dược

Trang 8

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 8

Trong ngành dược nói chung, các sản phẩm từ dược liệu là một hướng đi cần được quan tâm đầu tư thích đáng do phát huy được lợi thế cạnh tranh là nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú của Việt Nam Việc nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ cao trong sản xuất hàng hóa từ dược liệu theo chuỗi giá trị là hướng đi đúng đắn, phù hợp cả về năng lực khoa học và tính thực tiễn để góp phần phục vụ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước

Việc nghiên cứu và ứng dụng y học cổ truyền vào từng giai đoạn trong chuỗi sản xuất mang lại năng suất, chất lượng, hiệu quả là bước đi đột phá dựa trên nền tảng đầu tư bài bản, đồng bộ của chính quyền địa phương và khám chữa bệnh bằng y học

cổ truyền tại Tp.HCM đảm bảo tính khả thi của dự án, góp phần đảm bảo sức khỏe của người dân cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

Chính vì vậy, công ty tiến hành nghiên cứu lập dự án “Phòng chẩn trị y học cổ truyền”

IV Các căn cứ pháp lý

IV.1 Căn cứ pháp lý lập dự án

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 Quy định chi tiết một

số điều và biện pháp thi hành luật dược;

 Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị BCH TW về công tác bảo vệ, cơ sở và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

 Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về việc tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;

 Thông báo số 245/TB-VPCP ngày 10/9/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020;

Trang 9

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 9

 Kế hoạch số 80/QĐ-BYT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020;

 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;

 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp;

 Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

 Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

 Quyết định 734/QĐ- TTg ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm

2020, định hướng 2025;

 Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”;

 Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo

vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu r : Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn Phát triển mạnh công nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước, ưu tiên các dạng bào chế kỹ thuật cao, quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu, các cơ

Trang 10

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 10

sở sản xuất nguyên liệu hóa dược

Tổ chức các chuyến thăm khám chữa bệnh từ thiện đến các vùng nông thôn, khu vực điều kiện y tế còn thiếu thốn, người dân còn khó khăn về điều kiện kinh tế

Trang 11

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 11

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án

 Khí hậu thời tiết

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô r ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng

4 năm sau Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:

- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ Nhiệt độ không khí trung bình 270C Nhiệt độ cao tuyệt đối

400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C) Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị

- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958) Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam

- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%

Trang 12

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 12

- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không

có gió bão Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ

Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0 Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất

có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp,

có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng

cơ bản

Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi

Trang 13

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 13

nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6) Ngoài

ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò

 Nguồn nước và thủy văn

Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố

Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển

Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2

Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3

nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài

80 km Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3

Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm

có đối với một đô thị lớn

Trang 14

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 14

Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố

Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7 Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều

Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên

Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố

Trang 15

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 15

I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án

Năm 2016 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, kế hoạch 5 năm

2016 - 2020, năm diễn ra bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố từ năm đầu tạo nền tảng và động lực cho việc hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu của cả nhiệm kỳ Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu thấp hơn dự báo, giá dầu thô và giá nhiều hàng hóa cơ bản ở mức thấp, tình hình biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường, nhanh hơn dự báo; trong nước, thiên tai, xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm môi trường,… đã tác động ảnh hưởng đến phát triển kinh tế thành phố Khả năng cạnh tranh và năng suất lao động thấp làm giảm đi lợi thế của Thành phố trong bối cảnh hội nhập với khu vực và thế giới

Trong những tháng đầu năm, sau thắng lợi của Đại hội Đảng toàn quốc, Đại hội Đảng bộ thành phố, các ngành các cấp đã tập trung quán triệt, học tập và triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng, tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, nhanh chóng kiện toàn các chức danh lãnh đạo Đảng, chính quyền nhằm củng cố, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp Việc bố trí, điều chuyển cán bộ lãnh đạo các cấp với số lượng nhân sự mới khá lớn cũng phần nào ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, quyết tâm cao, bản lĩnh vững vàng, kiên định của cả hệ thống chính trị, sự giám sát hiệu quả của Hội đồng nhân dân

và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên tất cả các lĩnh vực, nhận được sự ủng hộ, đồng tình của doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, đã tạo nên động lực mới, niềm tin

và kỳ vọng mới vào sự nghiệp phát triển thành phố

Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các nội dung chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; kiên trì kiến nghị cơ chế, chính sách đặc thù

để tiếp tục phát triển trong các buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ - ngành Trung ương Đã chỉ đạo tập trung giải quyết các bức xúc về kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; chỉ đạo sát sao và

xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp mới phát sinh như xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, thực hiện các giải pháp kéo giảm ùn tắc giao thông, tại nạn giao thông, thành

Trang 16

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 16

lập các đoàn công tác đi kiểm tra giải quyết các điểm gây ngập nước, xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch cho các hộ dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh,…

Dành nhiều thời gian đi cơ sở, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp, để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, cải cách thủ tục hành chính; xây dựng Đề án Cơ chế, chính sách đột phá để thành phố phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố đến năm 2020 và Đề án xây dựng thành phố thông minh

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu Nâng cao tính minh bạch, trách nhiêm thực thi công vụ, chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm trong xây dựng và triển khai chính sách Tính đến ngày 21 tháng 11 năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 5872 quyết định, 19 chỉ thị, 17.063 công văn chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh Đã ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp

Với những nỗ lực, cố gắng mạnh mẽ và quyết liệt của các cấp các ngành, các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân, Thành phố đã vượt qua những khó khăn thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, hoàn thành đạt và vượt 9/12 chỉ tiêu của kế hoạch năm, 2 chỉ tiêu chưa đạt về cung cấp nước sạch cho nhân dân thành phố và xử lý nước thải công nghiệp và 1 chỉ tiêu sẽ đánh giá vào năm 2017 về chỉ số cải cách hành chính

Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn thành phố năm 2016 ước đạt

1.037.625 tỷ đồng, tăng 8,05% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,72%), đạt kế hoạch đề

ra Trong đó: dịch vụ tăng 7,9% (cùng kỳ tăng 7,88%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,8% (cùng kỳ tăng 6,05%), khu vực nông nghiệp tăng 5,8% (cùng kỳ tăng 6,05%); thuế chiếm tỷ trọng 16%, tăng 10% so với cùng kỳ

Về cơ cấu ngành trong GRDP, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 53,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 29,7%,khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,8%

Trang 17

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 17

Môi trường an ninh trật tự trên địa bàn được duy trì và ngày càng có tín hiệu tốt hơn

II.2 Quy mô đầu tư của dự án

 1 phòng khám

 1 quầy đông y

 1 phòng châm cứu

 Kho thuốc

 Giao thông nội bộ

III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án

III.1 Địa điểm xây dựng

Khu vực xây dựng dự án tại địa chỉ: 270/23 đường Huỳnh Tấn Phát, Khu Phố 1, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP.HCM

III.2 Hình thức đầu tư

Dự án Phòng chẩn trị y học cổ truyền được đầu tư theo hình thức xây dựng mới

IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án

IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án

Bảng 1 Bảng cơ cấu sử dụng đất

Diện tích

sử dụng (m²)

Trang 18

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 18

IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

1 Thực trạng dược liệu hiện nay:

1.1 Ưu điểm:

Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài nguyên cây dược liệu nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật) nói chung Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu, vùng phân

bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới Theo kết quả điều tra, đánh giá tại một số vùng, nuôi trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào (có thể thu nhập trên 100 triệu đồng/ha)

Việt Nam có một nền y học dân tốc lâu đời với các tri thức sử dụng các loại dược liêu, nền y học cổ truyền độc đáo bảo vệ cho dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước

Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới với xu hướng “Trở về với thiên nhiên” thì việc sử dụng các loại sản phẩm từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng, ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý cơ thể con người hơn

Dược liệu từ thiên nhiên tồn tại cùng với hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa,

y học cổ truyền, gắn với tri thức y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân

tộc Việt Nam

2.2 Hạn chế:

Tiềm năng to lớn là vậy, song công cuộc bảo tồn và phát triển dược liệu ở nước ta cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu

Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động Việc khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai

Trang 19

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 19

thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt; Dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể; Việc áp dụng thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc hiện đại hoá sản xuất thuốc từ dược liệu chưa được quan tâm đúng mức

Với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều làm cho hàm lượng nước trong không khí cao, cộng với dược liệu phần lớn có nguồn gốc từ thực vật (lá, thân, rễm hoa, quả, hạt…) và một số từ khoáng vật rất dễ hút ẩm và là thành phầm dinh dưỡng thích hợp cho vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng phát triển

2 Vật liệu, dây chuyền thiết bị và nhân công phục vụ xây dựng dự án

Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương

và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện

dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến

sử dụng nguồn lao động tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện

dự án

Trang 20

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 20

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

NGHỆ

I Phân tích qui mô, diện tích sử dụng của dự án

Bảng 2 Tổng hợp quy mô diện tích sử dụng của dự án

II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ

II.1 Quy trình kỹ chẩn đoán bằng y học cổ truyền

Chẩn đoán y học cổ truyền là một mắt xích quan trọng trong chuỗi mắt xích thăm khám lâm sàng, chẩn đoán và điêù trị góp phần đáng kể vào kết quả trị liệu Quá trình chẩn đoán được thực hiện tiếp sau các bước thăm khám lâm sàng (Tứ chẩn: Vọng, Văn, Vấn, Thiết) và làm nền tảng cho mắt xích điều trị và dự phòng Để công vệc chẩn đoán được chính xác đòi hỏi mắt xích khám lâm sàng (tứ chẩn) phải chính xác và đầy

đủ không bỏ sót và bỏ qua bất cứ khâu nào, đồng thời cần tôn trọng tính khách quan trong quá trình thăm khám, dữ liệu thông tin về bệnh tật

Để có một kết quả chẩn đoán đúng hợp lý và logic cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của quy trình chẩn đoán, nắm chắc cương lĩnh của bát cương nói riêng và hệ thống

lý luận của y học cổ truyền nói chung đặc biệt là lý luận học thuyết âm dương và ngũ hành, bởi nó xuyên suốt toàn bộ lĩnh vực y học cổ truyền từ sinh lý, bệnh lý đến thăm khám lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và dự phòng

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ

Trang 21

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 21

Để đảm bảo cho việc chẩn đoán được chính xác đầy đủ không bỏ sót cần tuân thủ các quy trình sau:

1 Xem và đọc kỹ các thông tin thu được từ việc khám bệnh

Việc xem xét và thẩm định kỹ các thông tin (triệu chứng) thu đươc từ việc thăm khám là công việc quan trọng và cần thiết, bởi trên cơ sở của việc làm này sẽ giúp thầy thuốc thiết lập các mối liên hệ từ các thông tin rời rạc thành một hệ thống các thông tin có mối liên hệ với nhau tạo nên các hội chứng bệnh lý qua đó giúp thầy thuốc hướng đến việc lựa chọn một chẩn đoán phù hợp nhất và giúp cho việc chẩn đoán loại trừ

2 Cần nắm vững tám cương lĩnh chẩn đoán (bát cương)

Nội dung tám cương lĩnh giúp cho các thầy thuốc trong khi chẩn đoán cần phải chỉ

ra đươc vị trí nông sâu, tính hàn nhiệt, trạng thái hư thực và xu thế chung của bệnh thuộc âm hay dương, từ đó giúp cho viêc chẩn đoán nguyên nhân và đề ra các phương pháp chữa bệnh chính xác

Nội dung của tám cương lĩnh đó là:

- Các biểu hiện lâm sàng của biểu chứng: phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, đau đầu, đau mình, ngạt mũi, ho, mạch phù

2.1.2 Lý chứng: Lý là bệnh ở bên trong, ở sâu thường là các bệnh thuộc câc tạng phủ, bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng (ôn bệnh) ở giai đoạn toàn phát (tà khí đã vào phần khí, dinh và huyết)

- Các biểu hiện lâm sàng của lý chứng: sốt cao, khát, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nước tiểu ít sắc đỏ, táo bón hay ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng, mạch trầm…

Biểu và lý còn kết hợp với các cương lĩnh khác như hư, thực, hàn, nhiệt và sự lẫn lộn giữa biểu lý

Trang 22

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 22

2.2 Hàn và nhiệt

Hàn và nhiệt là hai cương lĩnh dùng để đánh giá tính chất của bệnh giúp cho thầy thuốc chẩn đoán loại hình của bệnh là hàn hay nhiệt để đề ra phương pháp chữa bệnh hợp lý (Bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn, nhiệt thì châm, hàn thì cứu)

2.2.1 Hàn chứng: Sợ lạnh, thích ấm, miệng nhạt, không khát, sắc mặt xanh trắng, chân tay lạnh, nước tiểu trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng (biểu hàn) trắng dày (lý hàn), mạch trrầm trì (lý hàn) hoặc phù khẩn (biểu hàn)

2.2.2 Nhiệt chứng: Sốt, thích mát, mặt đỏ, tay chân nóng, tiểu tiện ít đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô (vàng mỏng là biểu nhiệt, vàng dày là lý nhiệt), mạch sác (phù sác là biểu nhiệt, hồng sác là lý nhiệt)

Hàn chứng thường thuộc âm thịnh, nhiệt chứng thường thuộc dương thịnh Hàn nhiệt còn phối hợp với các cương lĩnh khác, lẫn lộn với nhau, thật giả lẫn nhau

Những biểu hiện chính của hư chứng trên lâm sàng: bệnh thường mắc đã lâu, tinh thần yếu đuối, mệt mỏi, không có sức, sắc mặt trắng, người gầy, thở ngắn, hồi hộp đi tiểu luân hoặc không tự chủ, tự ra mồ hôi (tự hãn) hoặc ra mồ hôi trộm (đạo hãn), chất lưỡi nhạt, mạch tế…

2.3.2 Thực chứng: Thực chứng là do cảm phải ngoại tà hay do khí trệ, huyết ứ, đàm tích, ứ nước, giun sán gây bệnh

Những biểu hiện của thực chứng tên lâm sàng: bệnh thường mới mắc, ngực bụng đầy chướng, đau cự án, đại tiện táo bón, mót rặn, đại tiện bí, đái buốt, đái dắt, hơi thở thô và mạnh, phiền táo, rêu lưỡi vàng, mạch thực, hữu lực…

2.4 Âm và dương

Âm và dương là hai cương lĩnh tổng quát để đánh giá xu thế phát triển bệnh và những hiện tưọng hàn, nhiệt, hư, thực luôn luôn phối hợp và lẫn lộn với nhau

Trang 23

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 23

Sự mất thăng bằng âm dương biểu hiện bằng sự thiên thắng (âm thịnh, dương thịnh) hay thiên suy (âm hư, dương hư, vong âm, vong dương)

2.4.1 Âm chứng và dương chứng:

- Âm chứng thường bao gồm các hội chứng hư và hàn phối hợp với nhau

- Dương chứng thường bao gồm các hội chứng thực và nhiệt phối hợp với nhau

2.4.2 Âm hư và dương hư:

- Âm hư: thường do tân dịch, huyết không đầy đủ làm cho phần dương nổi lên sinh ra chứng hư nhiệt “âm hư sinh nội nhiệt”: triều nhiệt, đau nhức trong xương, gò má đỏ, đạo hãn, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác…

- Dương hư: thường do công năng (phần dương) trong cơ thể giảm sút đặc biệt là vệ khí suy làm cho phần âm vượt trội sinh chứng “dương hư sinh ngoại hàn”: sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn không tiêu, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch nhược vô lực…

2.4.3 Vong âm vong dương:

- Vong âm: Là hiện tượng mất nước do ra mồ hôi hoặc ỉa chảy nhiều: khát thích uống nước lạnh, chân tay ấm, mồ hôi nóng và mặn không dính, lưỡi khô, mạch phù vô lực v.v…

- Vong dương: là kết quả của sự vong âm đến giai đoạn nào đó sẽ gây vong dương xuất hiện choáng, truỵ mạch còn gọi là “thoát dương”: người lạnh, tay chân lạnh, mồ hôi lạnh nhạt dính, không khát thích uống nước nóng, lưỡi nhuận, mạch vi muốn tuyệt v.v…

3, Cần nắm vững được sự phối hợp của các cương lĩnh, hiện tượng chân giả, bán biểu bán lý

3.1 Sự phối hợp giữa các cương lĩnh

Trang 24

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 24

- Lý nhiệt: Người nóng, mặt đỏ, miệng khô khát, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày, đại tiện táo, tiểu vàng, mạch sâc…

3.1.2 Biểu lý hư thực:

- Biểu hư: Sợ gió, tự ra mồ hôi, rêu lưỡi mỏng, mạch phù hoãn…

- Biểu thực: Sợ lạnh, sợ gió, đau mình, không có mồ hôi, rêu mỏng, mạch phù hữu lực…

- Lý hư, lý thực (xem phần bát cương)

3.2 Sự lẫn lộn (thác tạp) giữa các cương lĩnh

- Biểu lý lẫn lộn: Vừa có bệnh ở biểu vừa có ở lý

- Hàn nhiệt lẫn lộn: Bệnh vừa có chứng hàn vừa có chứng nhiệt

- Hư thực lẫn lộn: Bệnh vừa có cả hư vừa có cả thực

3.3 Hiện tượng chân giả

Là hiện tượng triệu chứng bệnh xuất hiện không phù hợp với bản chất, với nguyên nhân của bệnh Có hai hiện tượng sau:

3.3.1 Chân hàn giả nhiệt: Bản chất của bệnh là hàn (chân hàn) nhưng biểu hiện ra bên ngoài là các triệu chứng thuộc về nhiệt (giả nhiệt) Ví dụ đau bụng ỉa chảy do lạnh (chân hàn) gây mất nước, mất điện giải dẫn đến sôt cao (giả nhiệt)

3.3.2 Bệnh nhiệt giả hàn: Nhiễm trùng gây sốt cao, vật vã, khát nước (chân nhiệt) bệnh diễn biến nặng gây sốc nhiễm trùng rét run, mạch nhanh tay chân lạnh, vã mồ hôi, huyết áp tụt (giả hàn)

3.4 Hiện tượng bán biểu bán lý: Bệnh tà không ở biểu mà cũng không ở lý, bệnh thuộc kinh thiếu dương, lúc nóng, lúc rét

II.2 Quy trình kê đơn thuốc y học cổ truyền

Theo quy định một đơn thuốc dù YHHĐ hay YHCT đều phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số giấy phép, chữ ký con dấu, điện thoại và Email (nếu có) của thầy thuốc Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ của bệnh nhân, chẩn đoán xác định bệnh theo YHCT (nếu là thầy thuốc YHCT) và YHHĐ, tên thuốc, liều lượng, cách dùng

YHCT có nhiều cách kê đơn thuốc nhưng nguyên tắc vẫn phải dựa vào tứ chẩn (Vọng, Văn, Vấn, Thiết), biện chứng luận trị, chẩn đoán, pháp điều trị để ghi một đơn thuốc với Quân, Thần, Tá, Sứ (Quân là một hoặc nhiều vị có tác dụng điều trị nguyên

Trang 25

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 25

nhân chính, Thần là vị thuốc có tác dụng làm tăng tác dụng và hạn chế độc tính của Quân, Tá là một hoặc nhiều vị có tác dụng điều trị triệu chứng hoặc bệnh kèm theo, Sứ

là một vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào nơi bị bệnh và dễ uống) Có thể Thần, Tá,

Sứ kiêm cho nhau và cần dựa vào thời tiết, nơi ở, đời sống, giới tính, tuổi của người bệnh để thêm hoặc bớt vị thuốc, đồng thời phải chú ý tính năng tác dụng của vị thuốc, cách phối hợp và tương tác có hại của các vị thuốc để tránh tai biến về thuốc

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Sau khi có chẩn đoán và pháp điều trị theo YHCT, dựa vào trình độ của thầy thuốc, tình hình bệnh, kinh tế người bệnh và điều kiện cơ sở y tế có thể dùng một trong các cách kê đơn sau:

1 Cách kê đơn theo toa căn bản

1.1 Cấu tạo bài thuốc: gồm hai phần:

- Phần điều hoà cơ thể là phần cơ bản gồm 6 tác dụng

Thanh nhiệt giải độc Sài đất

- Phần tấn công bệnh

Dựa vào bệnh để thêm hoặc bớt vị trên cho phù hợp, cụ thể, nếu bị kiết lỵ thêm cỏ sữa, nếu mất ngủ thêm Lá vong, nếu ỉa chảy bỏ nhuận tràng gia Búp ổi…Liều dùng tuỳ thuộc vào tuổi, trẻ em bằng 1/2 – 1/4 liều người lớn

1.2 Cách sử dụng:

- Nếu trong người nóng hoặc sốt thì dùng tươi, nếu trong người lạnh thì sao vàng…

- Các vị thuốc trên nếu thiếu thì thay bằng các vị khác cùng tác dụng như Sài đất thay

Bồ công anh

- Liều dùng và vị thuốc có thể tăng giảm tuỳ tình hình bệnh và tuổi của người bệnh

2 Cách kê đơn theo nghiệm phương

Dùng các bài thuốc của thầy thuốc đã rút ra qua kinh nghiệm của bản thân, hay tập thể điều trị có kết quả, các bài thuốc này có thể đã nghiên cứu hoặc chưa nghiên cứu,

Trang 26

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 26

phụ thuộc vào các thầy thuốc cống hiến Ví dụ: Viên sen vông điều trị mất ngủ BTD điều trị liệt dương…

3 Cách kê đơn theo gia truyền

Dùng các bài thuốc theo kinh nghiệm người xưa để lại điều trị một bệnh hoặc

chứng bệnh có kết quả Cách kê đơn này thường không thông qua lý luật YHCT, ví dụ: Thuốc Cam hàng bạc điều trị chứng suy dinh dưỡng trẻ em, không thay đổi liều lượng và thành phần

4 Cách kê đơn theo cổ phương

Dùng các bài thuốc từ các sách của người xưa để lại để điều trị một bệnh hoặc một chứng bệnh nhất định Ví dụ: bài Lục vị điều trị chứng âm hư Các bài thuốc này có quân thần tá sứ rõ ràng

Cách dùng có thể thêm gia vị hoặc bớt vị hoặc giảm liều lượng để phù hợp với bệnh nhưng không quá nhiều vị Ví dụ như nếu thận âm hư thì dùng bài Lục vị, nhưng nếu mất ngủ thì thêm Viễn chí hoặc Táo nhân, nếu di tinh thì bỏ Trạch tả hoặc giảm liều, các bài thuốc cổ phương có thể bán ra thị trường không phải thử độc tính cấp và bán trường diễn

5 Cách kê đơn thuốc theo đối pháp lập phương

Cách ghi này rất phổ biến, phải tuân theo pháp điều trị, sự phối ngũ các vị thuốc và Quân, Thần, tá, Sứ, bệnh cấp tính thường chỉ ghi 3 thang dùng trong 3 ngày/1 lần khám, bệnh mãn tính thường ghi 6 thang dùng trong 6-7 ngày, thuốc viên thuốc hoàn cũng dùng theo thời gian trên Ghi đơn thuốc phải dựa vào tứ chẩn, biện chứng sau đó chẩn đoán và dựa vào chẩn đoán có pháp điều trị, dựa vào pháp điều trị để thành lập bài thuốc, ví dụ:

- Qua tứ chẩn: Phát hiện các triệu chứng như người gầy, da xanh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, nói và thở yếu, ăn lạnh đau bụng đày bụng, đại tiện phân nát và sống, tay chân lạnh, mạch trầm tế

- Biện chứng: Da xanh, tay chân lạnhăn lạnh đau bụng, đại tiện phân nát, rêu lưỡi trắng, mạch hàn - Đầy bụng, ăn kém, phân sống, gầy, mạch trầm tế do tỳ vị hư, mất ngủ do tỳ ảnh hưởng đến tâm

- Chẩn đoán:

+ Bát cương: Lý hư hàn

+ Chẩn đoán tạng phủ: Tỳ vị hư

Ngày đăng: 26/04/2018, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w