lý thuyết về nhãn hiệu

54 373 0
lý thuyết về nhãn hiệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, tài sản trí tuệ ngày càng được coi trọng và được bảo vệ trên phạm vi toàn cầu. Không chỉ các nước phát triển mà các nhóm quốc gia khác cũng dần ý thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ các tài sản vô hình này. Tài sản trí tuệ là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của các nhà đầu tư và một cách gián tiếp quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Với một nước đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng đóng một vai trò quan trọng trong việc thâm nhập thị trường thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, bảo hộ sở hữu trí tuệ còn là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nói rộng ra là cho mỗi quốc gia. Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng được xem là những công cụ hữu hiệu giúp phát huy sự sáng tạo của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và ngăn chặn những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế và phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần của đất nước. Trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của nước ta hiện nay, các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu lại càng được coi trọng và quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, tình trạng vi phạm bảo hộ đang diễn ra hết sức phổ biến và phức tạp, ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích đồng thời cản trở sự sáng tạo của các doanh nghiệp, tổ chức. Vì lý do đó, nhóm nghiên cứu đã quyết đinh nghiên cứu đề tài “Lý thuyết và thực hành về bảo hộ nhãn hiệu ” để làm rõ thực trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp phổ biến trong và ngoài nước như hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình trạng này đối với mỗi tình huống cụ thể. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Hiểu được nhãn hiệu là gì, đối tượng bảo hộ nhãn hiệu, nội dung bảo hộ nhãn hiệu và hiểu sâu hơn những kiến thức về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam. Để từ đó đưa ra cách giải quyết tình hướng nghiên cứu đã đưa ra một cách hợp lí nhất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Bảo hộ nhãn hiệu là một vấn đề rất rộng, do đó, trong giới hạn một bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu về kiến thức tổng quan và những tình huống điển hình liên quan tới lĩnh vực sản phẩm công nghệ, sản phẩm tiêu dùng. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện dựa trên những phương pháp cơ bản như sau: Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin Phương pháp phân tích: tổng hợp các tài liệu có được để đưa ra cách giải quyết. 5. Bố cục của đề tài: Nội dung đề tài gồm 2 chương như sau: Chương I: Tổng quan về bảo hộ nhãn hiệu Chương II: Phân tích, giải quyết tình huống. Với những lí do trên chúng em đã chọn đề tài này để nghiên cứu nhưng do sự hạn chế về kiến thức nên chúng em mong cô sẽ góp ý, sửa đổi để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô   CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU I. Giới thiệu về nhãn hiệu 1. Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác,… WIPO publication 900: Making a mark Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Điều 4.16 Luật SHTT 2005 “… Any sign capable of distinguishing the goodsservices of one natural personlegal entity … from others, including …” Điều 15.1.,TRIPS • Chức năng: Chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of source) Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) Quảng bá và xúc tiến sản phẩm (Advertisement and Promotion) Đv người tiêu dùng 2. Lịch sử hình thành Từ thời xa xưa trong lịch sử nhân loại, con người đã biết sử dụng các dấu hiệu nhận biết để định rõ quyền sở hữu của mình. Ban đầu, những người nguyên thủy sử dụng các dấu hiệu để chỉ rõ quyền sở hữu đối với vật nuôi. Sau đó, các dấu hiệu nhận biết được sử dụng để chỉ rõ người sản xuất hàng hóa và nghĩa vụ của họ với chất lượng hàng hóa. Việc sử dụng này đạt tới đỉnh cao dưới thời La Mã cổ đại. Từ khoảng 5000 năm trước Công Nguyên, loài người đã biết dùng một miếng kim loại nung đỏ để tạo ra dấu hiệu trên cổ những con bò, từ đó giúp chủ sở hữu dễ dàng phân biệt chúng với những con bò khác. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trên vách hang động hình ảnh những chú bò rừng Bizon cùng với các ký hiệu của chúng có nguồn gốc từ thời kỳ đó. Ngoài ra, nhiều dấu hiệu dạng nhãn hiệu còn được tìm thấy trên các đồ gốm cùng thời. 3500 năm trước Công Nguyên, các nhà sản xuất đã biết sử dụng những dấu hiệu hình trụ để gắn lên hàng hóa của mình.(các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những con dấu bằng đá dùng để ghi các dấu hiệu lên hàng hóa tại Cnossos, Crete) Khi khai quật được những viên gạch, đá, ngói và đồ gốm từ thời vua Ai Cập đàu tiên (khoảnh 3000 năm trước công nguyên), các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trên đó còn lưu giữ các dấu hiệu dùng để nói lên người làm ra chúng. 2000 năm trước Công Nguyên, những người thợ gốm Hy Lạp đã biết dùng những con dấu để gắn các dấu hiệu nhận biết lên sản phẩm của mình. Những con dấu được các nhà khảo cổ học tìm thấy ở gần thành Corinth là minh chứng cho điều đó. Từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 3 trước Công Nguyên: thay vì khắc các dấu hiệu như trên những người thợ gốm ở Hy Lạp đã dán các dấu hiệu nhận biết lên sản phẩm. 500 năm trước Công Nguyên đến 500 năm sau Công Nguyên: các nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi ở La Mã. Hàng ngàn viên gạch đã được gắn nhãn hiệu khi sản xuất. Người ta tin rằng các chợ thủ công đã sử dụng nhãn hiệu cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm sử dụng để quảng cáo cho người sản xuất, làm bằng chứng để khẳng định các sản phẩm thuộc về một thương gia cụ thể nào đó khi có tranh chấp về sở hữu đồng thời chúng cũng được sử dụng như một sự bảo đảm về chất lượng. Các quy định đầu tiên về đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu ra đời tại Hoa Kỳ khoảng nửa cuối thế kỉ 18. Luật Nhãn hiệu đầu tiên của Pháp có hiệu lực năm 1857 và sau đó là của Anh vào năm 1862. Cho đến nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, hầu hết các nước trên thế giới đều có luật hoặc các quy định pháp lý bảo hộ nhãn hiệu. Các hiệp ước quốc tế quy định các nguyên tắc chung về đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi toàn cầu cũng được kí kết, điển hình là Công ước Paris về bảo hộ Sở hữu công nghiệp, Hiệp định TRIPS của WTO,… Của liên minh đa quốc gia tạo thuận lợi cho việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu trong từng khu vực cụ thể hoặc toàn cầu cũng được thiết lập, điển hình là hệ thống Nhãn hiệu cộng đồng Châu Âu (CTM), các tổ chức đăng ký chung nhãn hiệu khu vực Châu Phi như ARIPO và OAPI. Văn phòng nhãn hiệu Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan, Luxemburg) và điển hình là hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu Madrid do WIPO quản trị bao gồm đến nay là 90 quốc gia thành viên trải rộng trên cả năm châu lục. 3. Vai trò của nhãn hiệu Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế. Thông tin không đối xứng, hay còn gọi là thông tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin. Khi đó, giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà có thể quá thấp hoặc quá cao. Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thị trường có thông tin bất cân xứng đã trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại. Thông tin bất cân xứng càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh bạch của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém. Quan điểm của Akerlof: Thị trường có thể thất bại nếu có sự bất đối xứng thông tin giữa người mua và người bán. Nhãn hiệu đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ mua được đúng hàng hóadịch vụ mà họ muốn. Nhãn hiệu vì thế khuyến khích các công ty đầu tư vào danh tiếng và chất lượng. Đây là giải pháp tốt nhất: nhãn hiệu có thể cùng tồn tại với các thị trường cạnh tranh, thời gian bảo hộ không giới hạn.   4. Tại sao doanh nghiệp cần có kiến thức về nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu? Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Bằng việc giúp các công ty phân biệt công ty và sản phẩm của họ với sản phẩm của các công ty khác, nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược nhãn hiệu và tiếp thị của các công ty, góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng sản phẩm của công ty trong con mắt người tiêu dùng. Hình ảnh và danh tiếng của sản phẩm tạo niềm tin, làm cơ sở để hình thành và nâng cao danh tiếng của công ty. Người tiêu dùng thường hình thành một sự gắn kết tình cảm với một số nhãn hiệu nhất định, dựa trên một số phẩm chất hoặc đặc điểm, mà họ mong muốn, của sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu cũng tạo ra một động lực khuyến khích công ty đầu tư vào việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm mang nhãn hiệu có họ có một danh tiếng tốt. Bởi giá trị nhãn hiệu và tầm quan trọng của một nhãn hiệu có thể quyết định sự thành công của một sản phẩm trên thị trường, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng nhãn hiệu đó được đăng ký tại các thị trường liên quan. II. Hệ thống pháp luật về nhãn hiệu 1. Các thỏa thuận quốc tế 1.1. Hiệp định TRIPS Hiệp định TRIPS đã dành một phần không nhỏ quy định về việc ban hành luật pháp bảo hộ quyền và xử lý các trường hợp vi phạm của các nước thành viên. Điều 41 quy định các thành viên WTO phải đảm bảo khả năng khiếu kiện có hiệu quả với mọi hành vi xâm phạm được đề cập trong hiệp định trong đó cũng có những chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm cũng như không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn. Những thủ tục phải được áp dụng theo cách thức tránh tạo ra các hàng rào ngăn trở hoặt động thương mại hợp pháp. Theo hiệp định, tòa án quốc gia cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để bảo vệ các chứng cứ của hành vi vi phạm, sau khi xác định rõ chứng cứ vi phạm, tòa án ra phán quyết yêu cầu người vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Các thủ tục và biện pháp chế tài dân sự, hành chính và hình sự. Việc giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền SHTT nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng là quy định quan trọng nhất trong Hiệp định TRIPS và sẽ được giải quyết theo quy định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB). Điều 63 yêu cầu các thành viên phải công bố, hoặc ít nhất cho công chúng tiếp cận bằng ngôn ngữ quốc gia tất cả các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng và quyết định hành chính giải quyết vụ việc liên quan tới việc đăng kí, bảo hộ, thực thi, ngăn chặn lạm dụng quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Ngoài ra, các thành viên phải công bố mọi thỏa thuận với các thành viên khác trong lĩnh vực quyền SHTT. 1.2. Công ước Paris Công ước Paris (1967) áp dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành mạnh. Các quy định của Công ước Paris đề cập đến 4 vấn đề lớn: Nguyên tắc đối xử quốc gia Quyền ưu tiên Một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ. Các quy định về hành chính phục vụ cho việc thi hành Công ước. Theo quy định tại Điều 6 Công ước Paris thì Công ước Paris không quy định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu mà dành việc này cho luật quốc gia của các nước thành viên.Khi công dân của một nước thành viên của Liên minh nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tai bất cứ nước nào trong Liên minh đều không thể bị từ chối hay cũng không được hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu với lý do rằng việc nộp đơn, đăng ký, hoặc gia hạn tại nước xuất xứ không có hiệu lực. Một khi nhãn hiệu được đăng ký tại một nước thành viên, đăng ký đó sẽ độc lập với đăng ký có thể có tại bất cứ nước thành viên nào khác, kể cả nước xuất xứ. Do đó, nếu đăng kí nhãn hiệu bị mất hiệu lực tại một nước thành viên thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của đăng kí nhãn hiệu đó tại các nước thành viên khác. Bên cạnh đó thì các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch, và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó của người được Công ước cho hưởng lợi thế sử dụng nhãn hiệu đó trên các loại hàng hoá giống hoặc tương tự. Những quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp thành phần chủ yếu của nhãn hiệu là sự sao chép của bất kì nhãn hiệu nổi tiếng nào hoặc là sự bắt chước có khả năng gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu đó. Thời hạn được yêu cầu huỷ bỏ nhãn hiệu là không ít hơn 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu. Các nước thành viên của Liên minh có quyền quy định thời hạn theo đó có thể yêu cầu cấm sử dụng nhãn hiệu.Đối với những nhãn hiệu được đăng ký và sử dụng với mục đích xấu thì quyền yêu cầu hủy bỏ hay ngăn cấm việc sử dụng những nhãn hiệu đó là không áp dụng thời hạn. 1.3. Thỏa ước Nice Thỏa ước Nice xây dựng lên bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu (Bảng Phân loại). Các cơ quan nhãn hiệu của các quốc gia thành viên phải ghi rõ trong tài liệu chính thức và ấn phẩm công bố liên quan đến từng đăng ký và số nhóm của Bảng Phân loại đối với hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu đăng ký thuộc nhóm đó. Thỏa ước bao gồm một danh mục các nhóm – có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ một danh mục các vần chữ cái của hàng hóa và dịch vụ. Phiên bản cuối gồm 11.000 điều. Cả hai danh mục trên đều được sửa đổi định kỳ bởi một Hội đồng chuyên gia đại diện của các quốc gia gia thành viên.Bảng phân loại gần đây là bản thứ 10, và nó có hiệu lực trong năm 2012. Mặc dù chỉ có 83 nước là thành viên của Thảo ước Nice, nhưng các cơ quan của ít nhất 147 quốc gia, cũng như Văn phòng Quốc tế của WIPO, tổ chức sở hữu trí tuệ Châu Phi (OAPI), Tổ chức sở hữu trí tuệ Khu vực Châu Phi (ARIPO), Tổ chức Benelux về Sở hữu trí tuệ (BOIP) và Cơ quan hài hòa hóa thị trường nội khối của Liên Minh Châu Âu (Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp) (OHIM) đang sử dụng Bảng Phân loại này. Thỏa ước Nice tạo thành một liên minh gồm có một hội đồng. Tất cả các quốc gia thành viên của Liên Minh đã tham gia vào việc xây dựng Thỏa ước tại Stockholm và Geneva đều có một thành viên trong Hội đồng.Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng này là thông qua các chương trình hai năm một lần và ngân sách của Liên Minh. Thỏa ước này được hoàn tất vào năm 1957 và sửa đổi vào năm 1967 tại Stockholm và năm 1977 tại Geneva.Thỏa ước này được mở với các quốc gia thành viên tham gia vào Công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp (1883). Các văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập phải được gửi cho Tổng Giám đốc của WIPO. 1.4. Hệ thống đăng kí quốc tế Madrid Hệ thống đăng ký quốc tế (Madrid system) là hệ thống quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá nhiều tại các nước trên thế giới. Cơ sở pháp lý của nó là điều ước quốc tế đa phương Hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, cũng như Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid (1989). Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu hiện nay đang vận hành gồm có Thoả ước Madrid (MA) và Nghị định thư (Protocol) (MP). MA ra đời từ năm 1891 có 56 quốc gia là thành viên của MA tính đến ngày 1572009. Vì nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật, Anh, Hàn Quốc, Singapore, Australia đều không tham gia MA nên MP đã ra đời năm 1989 bắt đầu có hiệu lực từ 1121995.

Ngày đăng: 26/04/2018, 03:40

Mục lục

    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU

    I. Giới thiệu về nhãn hiệu

    2. Lịch sử hình thành

    II. Hệ thống pháp luật về nhãn hiệu

    1. Các thỏa thuận quốc tế

    1.4. Hệ thống đăng kí quốc tế Madrid

    III. Đối tượng bảo hộ của nhãn hiệu

    IV. Nội dung của bảo hộ nhãn hiệu

    1. Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu, bao gồm thực hiện các hành vi sau đây:

    2. Ngăn cấm người khác sử dụng sử dụng nhãn hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan