1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HÌNH ẢNH HÓA VÀ NGÔN TỪ HÓA Chương trình Talkies này được thể theo lý thuyết về nhận thức có tên là Thuyết giải mã kép

69 234 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • LỜI TỰA

  • CÁC KHÁI NIỆM

  • 1 TỪ PHIM KHÔNG LỜI ĐẾN PHIM CÓ LỜI TALKIES

  • 2 GIẢI MÃ KÉP: HỢP NHẤT HÌNH ẢNH VÀ NGÔN NGỮ

  • 3KHI HÌNH ẢNH HÓA, NGÔN TỪ HÓA VÀ TALKIES

  • GẶP NHAU

  • HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

  • 4 BÉ CHIP VÀ CÔ GIÁO

  • 5 GIỚI THIỆU VÀO BÀI: CÁI GÌ VÀ TẠI SAO.

  • 6 VUI CHƠI VỚI NGÔN NGỮ VÀ CẢM XÚC

  • 7 LUYỆN CHO TRẺ NÓI NHỮNG TỪ ĐƠN GIẢN

Nội dung

Chương trình Talkies này được thể theo lý thuyết về nhận thức có tên là Thuyết giải mã kép, thông qua các bước tuần tự, chương trình này sẽ nâng tầm những mã phi ngôn ngữ của sức tưởng tượng lên thành một phản xạ có ý thức Mục tiêu của chương trình là làm sao để trẻ biết chủ ý tạo ra và vươn được đến những thể hiện tinh thần và kích thích trẻ nhận ra mối liên hệ giữa tưởng tượng và hình ảnh Chương trình này không nhằm để chẩn đoán hay để sử dụng như cách can thiệp duy nhất về ngôn ngữ hay rối loạn thẩm định âm thanh Trình bày: Phyllis Lindamood LỜI CẢM ƠN Nanci Bell Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến những em bé và các bậc bố mẹ đã làm làm tim tôi thắt lại, đã cho tôi động lực để tiếp tục ngồi vào bàn phím thêm một lần nữa Xin cảm ơn Pat Lindamood, người bạn của tôi mà tình yêu và sự ủng hộ cho tôi không bao giờ phai nhạt; cảm ơn con trai tôi Rodney, người đã âm thầm giúp đỡ tôi hàng đêm; cảm ơn con gái tôi, Alison, người đầu tiên sử dụng một số bước của chương trình cho một cậu bé tên là Bekerley mấy năm trước; cảm ơn người bạn tốt Al Paivio với thuyết Giải mã kép; cảm ơn Phyllis Lindamood với tài năng và nghệ thuật của mình; cảm ơn các biên tập viên Michael Sweeney và Ben Earl với tài năng và lòng kiên nhẫn của họ; cảm ơn đồng nghiệp Christy Bonetti vì sự tận tụy của cô đối với con cái chúng tôi; và xin cảm ơn bạn tôi, Ricki Robinson vì đã vô cùng nhiệt thành kết nối tôi với thế giới của tự kỷ Christy Bonetti Xin dành những lời cảm ơn đặc biệt nhất đến David, chồng tôi và ba người con Taylor, Connor và Brenen vì tình yêu và sự giúp đỡ không ngừng nghỉ Họ là cả cuộc đời tôi Xin cảm ơn những người phụ nữ trong gia đình đã cho tôi thấy sức mạnh, sự trung thực và hài hước: Bib, Mom, Nancy và Anne Cũng xin cảm ơn Trisha Suvari vì đã cùng tôi dành nhiều giờ trăn trở động não về chương trình KÍNH TẶNG Dành cho Rhett và Bố Và tất cả các con – những đóa hoa đang thời kỳ đẹp nhất Chúng ta đang lắng nghe: Dưới ánh sao đêm Bức tranh nhuốm màu xanh và xám Khi ánh mắt ngắm bầu trời mùa hạ Sẽ thấy tâm hồn anh tràn ngập bóng đêm Những hàng cây trên ngọn đồi tuyết trắng Trải bóng dài bên những khóm hoa Cùng đón gió và tiết trời đông lạnh Giữa đất trời rộng mở bao la Đến giờ này anh mới thực nhận ra Những điều em đã cùng anh tâm sự Và cách em đuổi những ám ảnh của cuộc đời Khi chúng làm cho em đau khổ Chúng sẽ không bỏ thời gian lắng nghe Cũng như không biết được vì sao lại thế Có lẽ chúng sẽ nghe trong giây lát nữa Dưới ánh sao đêm Những bông hoa rực cháy rạng ngời Cuộn mây thành những làn sương tím (Trích từ Vincent của Don Mclean, 1971) MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .6 LỜI TỰA .8 KHÁI NIỆM .9 CHƯƠNG 1 TỪ PHIM ẢNH ĐẾN TALKIES 10 CHƯƠNG 2 GIẢI MÃ KÉP: TÍCH HỢP HÌNH ẢNH VÀ NGÔN NGỮ 12 CHƯƠNG 3 KHI HÌNH ẢNH HÓA, NGÔN TỪ HÓA VÀ TALKIES GẶP NHAU .15 M21 CÁC BƯỚC THỰC HÀNH CHƯƠNG 4 BÉ CHIP VÀ CÔ GIÁO .24 CHƯƠNG 5 GIỚI THIỆU VÀO BÀI: GIẢI THÍCH NHANH CÁI GÌ VÀ TẠI SAO 32 CHƯƠNG 6 VUI CHƠI VỚI NGÔN NGỮ VÀ CẢM XÚC 34 CHƯƠNG 7 NÓI TỪNG TỪ 51 CHƯƠNG 8 NÓI THÀNH CÂU .91 CHƯƠNG 9 TỪ HÌNH ẢNH ĐẾN MƯỜNG TƯỢNG HÌNH ẢNH ĐƠN GIẢN 117 CHƯƠNG 10 TƯỞNG TƯỢNG VỀ CÁC TỪ ĐƠN GIẢN 136 CHƯƠNG 11 TƯỞNG TƯỢNG VỀ CÂU ĐƠN 147 CHƯƠNG 12 KỂ LẠI CHUYỆN TRANH 158 CHƯƠNG 13 NÒI TỪNG CÂU Ở MỨC ĐỘ ĐƠN GIẢN 165 TÓM TẮT .182 CHƯƠNG 14 TỰ KỶ VÀ GIẢI MÃ KÉP .183 CHƯƠNG 15 ĐỐI TƯỢNG CẦN HỌC TALKIES ? .188 CHƯƠNG 16 ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI CHIP? 194 PHỤ LỤC 196 LỜI NÓI ĐẦU Bộ não con người chỉ có thể lĩnh hội thông tin từ các giác quan, đó chính là cơ quan đa giác quan Các nghiên cứu về thần kinh học trong nước và quốc tế từ những năm 60 chỉ ra rằng khi đến phần xử lý nhận thức ở vỏ não trước, não bộ sẽ kết nối và hợp nhất thông tin từ nhiều giác quan khác nhau Đồng thời, qua nghiên cứu về nhận thức – giác quan, chúng ta đã góp phần cung cấp dữ liệu tiên phong về những khác biệt do di truyền của mỗi cá nhân trong việc chủ động ý thức về thông tin đa giác quan này Sách vở đã ghi nhận một số người không có khả năng chủ động tiếp cận và hợp nhất một số khía cạnh của luồng thông tin đa giác quan này Đáng ngạc nhiên là bộ phận những người này không giới hạn ở một giới tính, trình độ hiểu biết, tầng lớp xã hội, tiếng mẹ đẻ hay độ tuổi nhất định nào Chúng tôi rất vui được thông báo rằng những nghiên cứu về các phương pháp can thiệp cho thấy rằng thiết lập kết nối giữa các giác quan và ngôn ngữ là mẫu chốt để tạo lập sự hợp nhất các giác quan ở những người vốn sinh ra không có khả năng này Cần cho họ trải nghiệm để các giác quan tiếp xúc thực với thông tin thông qua việc hỏi và cùng khám phá, yêu cầu họ phải phản hồi Sau đó có thể dùng ngôn ngữ để gọi tên những trải nghiệm giác quan thật đó, rồi ta sẽ cùng trao đổi trò chuyện và cùng suy ngẫm Với 50 năm nghiên cứu, nhà khoa học não bộ Karl Pribram (1991) đã nhận ra rằng chúng ta không thể tư duy về một sự vật mà chúng ta không hề ý thức, và chúng ta không thể ý thức về một sự vật khi chưa có cảm nhận đầy đủ qua các giác quan đủ đến ngưỡng ý thức Đó là lý do tại sao việc khám phá cảm nhận thật qua các giác quan lại quan trọng như thế Nếu chúng ta cố gắng diễn tả lại cảm nhận của các giác quan về một vật nào đó với ai đó, họ chỉ có thể nhớ lại những đã nghe được từ lời diễn tả Những cảm nhận thật về sự vật không thể diễn tả hết được qua lời nói và vì thế họ vẫn không thể thu nhận đuợc hết những thông tin đó Nhờ có việc hợp nhất thông tin từ các giác quan mà người ta nhận ra nguồn thông tin nào đã bị khuyết khi có sự thay đổi nguồn thông tin từ các giác quan Ví dụ một nhà giải phẫu học thần kinh mắc chứng khó nói nặng có thể khẳng định là lưỡi của ông không hề tham gia hoạt động khi ông nói âm /k/ mặc dù ông ta có thể thấy rõ rằng là lưỡi của tôi có hoạt động khi nói âm này Sau khi đã dùng gương soi và đèn chiếu, ông ta công nhận lưỡi mình có góp phần tạo ra âm /k/ Ông ta cất gương và đèn đi, phát âm /k/ lần nữa và nói “Oh! Tôi có thể cảm nhận lưỡi của tôi uốn vào trong rồi uốn lên vòm miệng” Việc tổng hợp những gì ông ta nhìn và cảm giác, với lời miêu tả khẳng định lại cho ông biết ông cần tập trung sự chú ý vào phản hồi của các cử động thì mới ý thức rõ hơn được về nó Lối dạy thông thường hay thiên về kể lể thông tin, chứ không gơi khợi việc khám phá bằng các giác quan và kết nối ngôn ngữ với các cảm nhận thông qua các giác quan Để thay đổi lối dạy này, ban đầu phải khuyến khích khơi gợi sự khám phá để trẻ bắt chước theo và sau đó cho thực tập có giám sát Việc thực tập có giám sát chỉ dựa theo một cuốn cẩm nang sẽ là cả một vấn đề, nhưng Nancy và Christy đã cho phép bạn có thể làm được điều này theo phương thức tự gia giảm Trong cuốn cẩm nang này, họ có những đoạn thoại ví dụ để làm mẫu cho các giáo viên cách khơi gợi các khám phá bằng các giác quan Họ cũng cho các ví dụ cách sửa lỗi một cách xây dựng, gợi khơi cho trẻ biết tự sửa sai cho mình Từ lâu người ta đã nhận ra rằng phạm vi của “ngôn ngữ” quá rộng không chỉ giới hạn trong tầm hiểu biết của các nhà trị liệu ngôn ngữ Chúng ta cũng cần cân nhắc cả điều này khi thực hiện các khái niệm trong cuốn cẩm nang Talkies này Các nhà trị liệu trong các lĩnh vực phát triển tinh thần và thể chất của các cá nhân từ tuổi mẫu giáo cho đến khi trưởng thành đều có thể tìm thấy những điều bổ ích về cách mường tượng ra hình ảnh từ ngôn ngữ, giúp ích cho khách hàng của mình từ quyển sách này Các bước thiết lập mối liên hệ giữa ngôn ngữ và cảm xúc là rất quan trọng Pat Lindamood, M.S., CCC-SLP Tháng 2 năm 2006 LỜI TỰA Mặc dù chương trình Hình ảnh hóa, ngôn từ hóa đối với hoạt động tư duy và nhận biết ngôn ngữ (V/V) đã giúp được rất nhiều trẻ bị chứng tự kỷ nhưng qua nhiều năm, chúng tôi vẫn muốn viết một chương trình làm bước đệm cho chương trình V/V cho những trẻ không thể theo được ngay chương trình V/V Và giờ chúng tôi đã thực hiện được điều đó Chương trình Talkies giúp trẻ phát triển mối liên hệ giữa ngôn ngữ và hình ảnh cho trẻ, những trẻ còn yếu về khả năng diễn đạt và hiểu lời nói, và những trẻ trong phổ tự kỷ Mục tiêu của chương trình là nâng tầm việc thu nhận hình ảnh từ các giác quan lên thành một hoạt động có ý thức và kết nối hình ảnh đó với quá trình xử lý ngôn ngữ Khi tôi viết ra trang giấy các bước của chương trình này, là tôi đang mường tượng ra “độc giả là bạn” hiển hiện ở đó, trò chuyện cùng tôi nhiều giờ buổi sớm bên bàn phím máy tính Cuốn sách này là dành cho bạn Bạn sẽ được thấy bé Chip, một cậu bé sáu tuổi cùng chúng tôi thực tập qua các bước nhỏ của chương trình này, qua đó bạn sẽ được quan sát những tương tác cần thiết để phát triển khả năng giải mã kép cho hình ảnh và ngôn ngữ Bé Chip khiếm khuyết ở mức độ trung bình về khả năng xử lý ngôn ngữ và có những vấn đề về hành vi giao tiếp Những hành vi đó sẽ không được đề cập đến trong các bài học mẫu Trường hợp bé Chip là một câu chuyện có thật Hình ảnh là sự kết nối tiếp xúc thực của các giác quan với ngôn ngữ Chương trình Talkies có rất nhiều bước nhỏ trong các bước lớn với mục đích rõ ràng là nâng tầm những hình ảnh thu nhận từ các giác quan lên mức độ ý thức cho trẻ Các bước nhỏ là những bài luyện tập lặp lại có mục đích Chúng tuân theo một trình tự là các bài luyện khả năng tiếp thu lĩnh hội, rồi đến diễn đạt và cuối cùng là mường tượng ra thành hình ảnh Bạn là người thay mặt cho chúng tôi đem đến những đổi thay cho những đứa trẻ cần được mọi người giúp đỡ để đưa chúng từ bóng tối trở lại với ánh sáng cuộc đời Cho dù có nhiều khía cạnh trong cuộc sống của một đứa trẻ mà chúng ta không thể thay đổi hay tác động đến, chúng ta vẫn có thể dạy chúng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ Ta có thể dạy chúng giao tiếp và tư duy Điều này chúng ta có thể làm được Điều này bạn cũng có thể làm được Nanci Bell và Christy Bonetti Tháng Hai năm 2006 CÁC KHÁI NIỆM 1 TỪ PHIM KHÔNG LỜI ĐẾN PHIM CÓ LỜI TALKIES Một cậu bé tóc đen với đôi mắt đen nâu nhìn khắp gian phòng Cậu bé nắm chặt tay mẹ và bố thì xoa đầu để an ủi cậu bé Chip, một cậu bé 7 tuổi được đưa đến nhà chuyên môn để thử nghiệm một phương pháp trị liệu mới Chip không hẳn là biết “nói chuyện” Cậu gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn đạt ngôn ngữ, khiến cậu có vẻ như ẩn nấp trong thế giới của riêng mình, với toàn những nỗi bực dọc, tức giận, và nỗi buồn Rất hiếm khi cậu cười – trông cậu có vẻ cô đơn Một tập hồ sơ dày ghi chép lại nhiều năm trị liệu ngôn ngữ, không biết bao nhiêu buổi tư vấn với các chuyên gia, và chương trình can thiệp cho riêng Chip để cậu chịu tham gia vào các trò chơi tương tác Cậu được đánh giá trong tiền sử bệnh lý là bị chậm phát triển về ngôn ngữ và chuẩn đoán là mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) Mặc dù cậu đã được tác động tích cực và có những tiến bộ nho nhỏ, đến khi Chip 6 tuổi, cậu vẫn gặp khó khăn khi diễn tả ý muốn và nhu cầu bằng ngôn ngữ Cậu trở nên bực bội đến mức hành vi trở nên tồi tệ hoặc tự rút vào thế giới cô đơn của mình Do Chip bắt đầu vào lớp 1, giáo viên và cha mẹ tìm cách giúp Chip một cách tuyệt vọng Cậu bé gặp khó khăn khi giao tiếp với các bạn trong lớp, cậu thường ngồi một mình hoặc có hành vi không thích hợp khiến các bạn khác xa lánh cậu Nó gặp khó khăn khi kết bạn và hồi đáp với các hướng dẫn hoặc giao tiếp bằng lời Chip đứng đó và nhìn quanh văn phòng Khi tôi muốn tiến tới để chào cậu bé, cậu bé đã tránh né ánh mắt của tôi, và nhìn mấy thứ đồ chơi trên bàn gần đó Tôi đã tìm cách hiểu cậu Không hiểu cậu có giao tiếp mắt không? Cậu dùng ngôn ngữ cơ thể nào? Cậu bé tương tác với cha mẹ ra sao? Câu bé có hiểu những khái niệm ngôn ngữ sơ đẳng không? Cậu bé diễn đạt bằng lời có nhiều không và thành thạo đến mức nào? Cậu có hành vi gì? Cậu chịu tham gia và độ chú ý của cậu ở mức nào? Với sự an ủi của cha mẹ dành cho Chip, tôi bắt đầu quá trình sàng lọc để xác định, càng khách quan càng tốt, điểm mạnh và điểm yếu của cậu bé Tôi nhanh chóng nhận ra khó khăn của cậu bé trong việc lĩnh hội và diễn đạt ngôn ngữ, thể hiện rõ ra ở việc cậu rất khó tập trung Trong suốt quá trình thẩm định của tôi, Chip thường tỏ ra bỏ chạy khỏi các tình huống thực tại, tách xa tôi và cha mẹ, nhìn không có chủ đích vào các vật trong phòng, dần dần tách cảm xúc của mình ra khỏi môi trường hiện tại và rút vào thế giới riêng của mình Đôi khi cậu cũng giao tiếp mắt, đôi khi cậu có nói Ngôn ngữ cậu diễn đạt thường là những câu ngắn gọn và những từ vu vơ Đúng như mong đơi, những gì tôi quan sát được phù hợp với hồ sơ bệnh án của Chip Vì tôi tin tin rằng quá trình giao tiếp và nhận thức xuất phát từ sự tương tác giữa thông tin thu nhận từ các giác quan và ngôn ngữ, nên giờ câu hỏi đặt ra là liệu chúng tôi có thể phát triển khả năng xử lý thông tin từ các giác quan của Chip hay không Chúng ta có thể đẩy khả năng mường tượng ra hình ảnh của cậu lên mức nhận thức, khiến cậu bé có thể tổng hợp hinh ảnh với ngôn ngữ - để giải mã đồng thời hai luồng thông tin này được không? Liệu chúng ta có thể đưa cậu vào thế giới con người chủ yếu dựa vào các kỹ năng giao tiếp? Chúng ta đã thiết kế và bắt đầu một giai đoạn tương tác tích cực, 4 giờ một ngày, 5 ngày trong tuần Các bước thực hiện cụ thể nhằm tích hợp hình ảnh và ngôn từ đã được đưa ra và trùng lặp Trong mấy tuần đầu, chúng tôi dùng “trò chơi” để thiết lập tương tác hai chiều, sự tin tưởng, và tương tác, và đồng thời kích thích sự hợp nhất hình ảnh với ngôn ngữ Các chương tiếp theo sẽ kể lại chuyện của Chip, trong vòng 5 tháng, cậu đã từ chỗ chỉ là một phim không lời biến thành “bộ phim có lời - Talkies” Khi cậu đã phát triển được khả năng xử lý giác quan và ngôn ngữ, cậu bắt đầu biết phản hồi với các chỉ dẫn, yêu cầu, và hội thoại Cậu bắt đầu kết bạn, tham gia góp chuyện vào các tình huống giao tiếp Là giáo viên hay cha mẹ, các bạn dạy trẻ từ vựng và dạy kỹ năng ngôn ngữ hàng ngày Bạn cũng có thể thực hiện chương trình “Talkies” Bạn có thể làm bất cứ điều gì 2 GIẢI MÃ KÉP: HỢP NHẤT HÌNH ẢNH VÀ NGÔN NGỮ Cuốn sách hướng dẫn “Talkies” này được dựa trên Thuyết Giải mã Kép Allan Paivio là một nhà tâm lý học nhận thức Ông đã nghiên cứu và phát triển Thuyết Giải mã Kép như là một mô hình lý thuyết về nhận thức Ông nói rằng, “Nhận thức tỷ lệ thuận với mức độ tổng hợp quá trình giải mã các thể hiện tinh thần và ngôn ngữ” Ông nói rằng năng lực và sự thể hiện ngôn ngữ được dựa trên nền tảng là khả năng hình ảnh hóa “Khả năng hình ảnh hóa bao gồm sự thể hiện các chuỗi hành động và mối tuơng quan giữa các sự vật và sự kiện một cách không chỉ tĩnh tại mà cả năng động nữa” Kinh nghiệm chuyên sâu chúng tôi về dạy ngôn ngữ và kiến thức đã chứng thực cho thuyết này của Paivio Khả năng hình ảnh hóa là một chức năng tri giác cơ bản cho nhiều dạng xử lý ngôn ngữ khác nhau Như một nhà tâm lý học nhận thức Karl Pribram đã nói, “Chúng ta không thể tư duy về một điều gì đó mà chúng ta không có ý thức về nó, và chúng ta không thể nhận thức về điều gì nếu nó không được cảm nhận bằng các giác quan đến ngưỡng đủ để nâng lên thành nhận thức Vai trò của “ Talkies” là nâng tầm các hình ảnh thu nhận từ các giác quan lên cấp độ nhận thức, để sau đó trẻ có dùng được công cụ tri giác này và hợp nhất nó với ngôn ngữ để quá trình giải mã kép có thể diễn ra Lịch sử sơ lược về Hình ảnh và Nhận thức Hình ảnh đã được tranh luận từ rất lâu trong khoa học nhận thức Trong một số suy ngẫm về khả năng suy xét của con người, Aristode đã đưa ra lý luận rằng con người không thể tư duy mà không hình ảnh hóa trong đầu “Ký ức và ghi nhớ chính là trạng thái được hình thành bởi hình ảnh trong trí tuệ” Vào thế kỷ 12, Thomas Aquinas đã biết rằng, “Ý nghĩ con người không thể hiểu rõ suy nghĩ nếu thiếu hình ảnh tưởng tượng” William James (1890) thì cho rằng, ý nghĩa tĩnh của từ ngữ cụ thể bao gồm “hình ảnh cảm giác được đánh thức” Piaget đã viết rằng, “ Các giản đồ theo thời gian trở thành ngoại vi trên định dạng suy nghĩ được hỉnh ảnh hoá” (Piaget & Inhelder, 1971) Nhà tâm lý học Edward Titchener đã viết, “Ý nghĩ của tôi, trong giải phẫu ban đầu, chính là phòng tranh hoàn hảo, nó không chỉ thường xuyên được tô màu, mà còn dược ghi chép lên đó” Kosslyn (1994), trong công trình Hình ảnh và Khối óc, cho rằng “Đối với mục đích hiện tại, tất cả những gì quan trọng chính là hình ảnh thể hiện qua vùng địa hình đo vẽ được của vỏ não mô tả diễn đạt tương tác” Bé Chip: Bé chạm tay vào tranh con vịt Cô Billie: “Con vừa làm đúng hay sai vậy? Con giơ ngón tay cái lên hay xuống nào.” Bé Chip: “Đúng.” Bé giơ ngón tay cái lên Cô và bé chơi một lúc nữa và sau đó cô thay đổi bài tý chút Cô Billie: “Đây là ba thẻ nữa Cô sẽ nói một từ và con tưởng tượng về từ đó Sau đó con hãy tìm thẻ đúng với những gì con nghĩ và cho thẻ đó đi ngủ nhé.” Cô Billie: “Con chó Con cho thẻ đó đi ngủ đi.” Bé Chip: Bé lật úp thẻ có con chó vàng Cô Billie: “ZZZZZZZZZ Thẻ con chó đang ngủ Giờ con hãy cho cái này đi ngủ nữa nhé Con mèo.” Hai người chơi trò này một lúc nữa rồi sau đó cô xen hoạt động diễn đạt vào Tóm tắt bài học: Luyện tập nhận thức với các thẻ từ vựng - Cô nói tên của một thẻ - Cô khuyến khích trẻ tưởng tượng về từ đó - Trẻ chạm vào các thẻ để xác định từ - Trẻ cho thẻ đi ngủ BÀI HỌC MẪU Luyện tập diễn đạt với các thẻ từ vựng Cô Billie: “Lần này cô sẽ chạm vào một thẻ và con nói cho cô biết thẻ đó có hình cái gì nhé.”Cô để ra bốn thẻ: vịt, ngựa, lợn và chó “Đây là con gì nào?” Cô chạm tay vào thẻ có con lợn Bé Chip: “Lợn.” Cô Billie: “Giỏi quá! Con hãy tưởng tượng về con lợn đi và cho nó đi ngủ nhé.” Bé Chip: Bé úp thẻ con lợn xuống Cô và bé chơi lâu hơn một lúc và sau đó cô thay đổi hoạt động để giúp bé chú ý và tập trung hơn Cô Billie: “Giờ hãy đánh thức những thẻ này dậy nào! Con hãy lật một thẻ lên đi và nói cho cô biết đó là con gì nào.” Bé Chip: Bé lật thẻ xe tải lên và nói, “Xe tải.” Hai người chơi thêm một lúc nữa rồi cô lại thay đổi hoạt động nhiều hơn chút nữa… Cô Billie: “Con đã đánh thức chúng dậy hết rồi đây Cô có thêm một ít thẻ nữa Con hãy chạm vào một thẻ và nói cho cô biết nó là gì nhé.” Bé Chip: Bé chạm vào thẻ có con voi và không nói gì Cô Billie: “Giỏi lắm Con đã chạm vào thẻ này rồi Nó là con voi hay xe hơi vậy con?” Bé Chip: Bé cười, tỏ ra thoải mái “con voi” Cô Billie: “Tuyệt quá Con hãy tưởng tượng về con voi đi nào.” Tóm tắt bài học: Luyện tập diễn đạt với thẻ từ vựng - Cô để các thẻ từ vựng ra - Cô chạm vào một thẻ - Trẻ nói tên của thẻ - Cô khuyến khích trẻ tưởng tượng về từ đó - Trẻ cho thẻ “đi ngủ” và “đánh thức” nó dậy bằng cách gọi tên nó Hoạt động luyện tập trí tưởng tượng Bạn cũng có thể dùng những thẻ từ vựng để kích thích trí tưởng tượng của trẻ một cách trực tiếp Cho bé xem thẻ, rồi cất đi và sau đó bảo bé hãy tượng tượng về nó và gọi tên nó Cô Bill nhận thấy bé Chip chưa thể hình dung được rõ ràng và cũng chưa thể nói đủ chi tiết về những gì bé nghĩ đến Cô bảo bé nói cho cô biết đã thấy gì và nghĩ gì Sau đó cô sẽ nhắc bé nói thêm màu của các vật (đây là việc mà trong bài học trước bé đã làm rất tốt) Hoạt động kích thích bằng các thẻ từ vựng đã chuyển từ chủ đề động vật sang chủ đề thức ăn BÀI HỌC MẪU Hoạt động luyện tập trí tưởng tượng Cô Billie: “Giờ ta chơi một trò mới với những thẻ hình của con nhé Cô sẽ cho con thấy một thẻ, sau đó cô cất nó đi và con sẽ nói cho cô biết đó là cái gì Giống như thế này này.” Cô cầm một thẻ lên rồi cất nó đi và nói tên nó Cô Billie: “Giờ đến lượt con nào.” Cô giơ lên một thẻ có một quả táo to màu đỏ trong hai giây “Con nhắm mắt lại và suy nghĩ về nó nhé.” Cô cất thẻ đi “Con hãy cho cô biết nó là gì nào.” Bé Chip: Bé vẫn không nhắm mắt “Quả táo.” Cô Billie: “Rất giỏi! Là một quả táo Quả táo có màu gì vậy con? Con có thể nghĩ về màu của nó được không?” Bé Chip: Im lặng Cô Billie: “Để cô cho con xem lại nhé Con đừng nói gì cả cho đến khi cô cất nó đi Đây này.” Cô để cho bé xem thêm hai giây nữa rồi cất đi “Quả táo màu xanh hay màu đỏ vậy con?” Bé Chip: “Quả táo đỏ.” Bé và cô chơi một thêm một lúc rồi họ điều chỉnh hoạt động Tóm tắt bài học Hoạt động luyện tập trí tưởng tượng - Cô cho bé quan sát một thẻ từ vựng trong khoảng hai giây - Cô cất thẻ đi - Bé dùng trí tưởng tượng của mình để gọi tên thẻ - Cô hỏi thêm thông tin chi tiết như màu sắc, kích thước hay chuyển động trong thẻ - Cô có thể cho bé xem thẻ một lần nữa để khơi gợi trí nhớ của bé về những chi tiết của hình ảnh đã xem BÀI HỌC MẪU Cho trẻ bước lên một bước trong hoạt động luyện tập trí tưởng tượng Cô Billie: “Lần này con có thể đứng ở đằng kia và bước từng bước một về phía cô nhé.” Cô để bé đứng cách mình khoảng gần hai mét “Một thẻ mới này.” Cô cầm thẻ có hình một chùm nho màu tím “Con hãy suy nghĩ về nó đi nhé.” Cô cất nó đi “Con thấy gì nào?” Bé Chip: “Nho.” Cô Billie: “Đúng rồi Con tiến lại phía cô một bước nào.” Bé Chip: Bé bước một bước Cô Billie: “Con đã thấy nho màu xanh hay màu tím vậy?” Bé Chip: “Tím.” Cô Billie: “Giỏi lắm Con bước tiếp đi.” Bé Chip: Bé cười, bước lên một bước Cô Billie: “Con có thể nhảy về phía cô nếu co nói cho cô được hai từ nho tím.” Bé Chip: “Nho tím.” Cô Billie: “Con hãy nhảy xa hết sức về phía cô nào.” Tóm tắt bài học: Cho trẻ bước một bước trong hoạt động luyện tập trí tưởng tượng - Bé đứng cách cô một khoảng - Cô cho bé xem thẻ từ vựng trong vòng hai giây - Cô cất thẻ đi - Bé nhớ về thẻ và nói tên của nó - Nếu bé nói đúng thì bước lên một bước - Cô hỏi thêm thông tin về màu sắc, hình dáng hay kích thước của bức tranh - Nếu bé nhớ được chi tiết về hình ảnh thì được bước thêm một bước nữa - Cô có thể cho bé xem thẻ một lần nữa để khơi gợi trí nhớ của bé về những chi tiết trong bức ảnh đã xem Sắp xếp từ theo nhóm Bộ thẻ tranh không chỉ tăng khả năng tư duy bằng hình ảnh của từ đơn mà còn kết hợp tăng khả năng tưởng tưởng đối với các từ trong cùng nhóm Mục đích của việc này là giúp trẻ hình dung được mối quan hệ giữa các từ trong cùng nhóm Chẳng hạn như trong nhóm động vật thì tất cả các con vật đều có tai, mắt, mũi và chân Khi trẻ gặp khó khăn về nhận thức và diễn đạt, bạn đừng nghĩ đến chuyện giải thích cho bé về các chủng loại mà bạn hãy phát triển khả năng tư duy về hình ảnh và ngôn ngữ của bé cho các từ riêng lẻ, cho trẻ tiếp cận với chi tiết trong các chủng loại Ở đây hoạt động của cô Billie và bé Chip có xen kẻ với những mỗi quan hệ trong các chủng loại Trong khi trên thị trường có nhan nhản các loại sách từ vựng được minh họa bằng hình ảnh thì cô chỉ sử dụng cuốn Quyển Sách Nhỏ Về Từ Của Tôi vì với các chủng loại cơ bản thì nó có những hình ảnh minh họa rất đơn giản Cô cũng có thể dùng thêm Cuốn Sách về từ vựng! hay Từ Điển Hình Ảnh Giáo Dục Đầu Tiên BÀI HỌC MẪU Hoạt động luyện tập nhận thức với từ vựng trong cùng chủng loại Cô Billie: “Trong trang sách này có rất nhiều con vật.” Cô cho bé xem trang về những loài vật được nuôi trong trang trại của một quyển sách từ vựng bằng hình “Tất cả những con vật này đều sống trong trang trại đấy con ạ Cô sẽ nói tên một con vật, con hãy nghĩ về nó và tìm ra nó nhé Nào, con hãy chỉ tay vào hình con ngỗng đi.” Bé Chip: Bé chỉ tay vào con ngỗng Cô Billie: “Giỏi lắm Để một hòn đá thần lên chỗ con ngỗng nhé Con tìm cho cô con bò đi nào.” Bé Chip: Bé chỉ tay vào con bò Cô đưa cho bé một hòn đá và bé đặt nó vào chỗ con bò Cô Billie: “Con giỏi quá Khi chúng ta làm xong thì con sẽ có tất cả những hòn đá mà con đã để trên các bức tranh đấy Con tìm cho cô con ngựa nào.” Bé Chip: Bé đặt một hòn đá lên chỗ con ngựa Cô Billie: “Giờ ta hãy xem tất cả những con vật mà con vừa đặt đá vào nhé…tất cả chúng đều có chân đấy.” Cô đưa cho bé tất cả số đá đó rồi cả hai cùng nhìn vào chân, rồi tai và mắt của các con vật Cô và bé chỉ cùng nhìn và cùng chạm tay vào chúng chứ cô không yêu cầu bé phải phản ứng hay hình dung về chúng Mục đích của cô là để bắt đầu đưa ra những chi tiết cụ thể trong cùng một chủng loại Bé Chip: Bé để các hòn đá vào chân của các con vật Cô Billie: “Ta chơi nữa nhé Con hãy tìm con vịt và để vào đó một hòn đá nhé.” Tóm tắt bài học: Hoạt động luyện tập khả năng hiểu từ vựng theo chủng loại - Cô giáo giới thiệu cho bé các nhóm từ - Cô giáo gọi tên một bức tranh trong nhóm - Cô giáo khuyến khích bé tư duy về từ đó - Bé chạm tay vào bức tranh minh họa từ đó và đặt vào đó một hòn đá thần - Cô giáo cho bé biết các thuộc tính chung trong cùng một nhóm từ (chẳng hạn như các loài vật nuôi đều có chân,mắt và tai) - Bé chạm tay vào hay đặt một hòn đá vào chỗ có các thuộc tính đó BÀI HỌC MẪU Hoạt động luyện tập diễn đạt với từ vựng trong cùng chủng loại Cô Billie: “Giờ cô sẽ chỉ tay vào các con vật và con nói tên của chúng nhé, rồi con để lên đó một hòn đá Con nên nhớ là mình sẽ được tất cả số đá mà con đã đặt lên các con vật đấy.” Cô chỉ tay vào con dê “Đây là con mèo hay con dê?” Bé Chip: “Con dê.” Bé cười và đặt một hòn đá vào chỗ con dê Cô Billie: “Tuyệt vời Vậy còn con này?” Bé Chip: “Con ngựa.” Bé để vào đó một hòn đá Cô Billie: “Chà! Con giỏi quá Con thử hình dung về con ngựa xem nào Đây là cái gì của con ngựa vậy?” Cô chạm tay vào tai con ngựa “Là chân hay tai đây con?” Tóm tắt bài học: Hoạt động luyện tập diễn đạt với từ vựng trong cùng chủng loại - Cô giáo chạm tay vào các bức tranh trong cùng chủng loại - Bé nói tên của bức tranh - Nếu nói đúng tên tranh, bé để lên đó một hòn đá thần - Cô giáo nói cho trẻ biết những thuộc tính chung của các bức tranh trong cùng chủng loại - Cô giáo chạm tay vào một thuộc tính trong bức tranh và bé nói tên nó - Cô giáo đề cập đến hình ảnh của từ Khi trẻ đã khá thành công với các bước luyện tập nhỏ về nhận thức và diễn đạt với từ đơn và các chủng loại, bạn nên tăng cường luyện tập để kích thích trí tưởng tượng cho trẻ Tất cả các bước nhỏ này là màn dạo đầu cho việc kích thích trực tiếp tới trí tưởng tượng của trẻ BÀI HỌC MẪU Hoạt động luyện tập trí tưởng tượng các từ trong cùng nhóm Cô Billie: “Giờ ta hãy xem thử sau khi cô cất quyển sách đi thì con có thể nhớ được bao nhiêu con vật nhé.” Khi nói, cô chỉ tay lên đầu mình Sau đó cô mở một trang sách ra và để cho bé nhìn trong một vài giây rồi cô cất nó đi Cô Billie: “Giờ con vẫn có thể nhớ được bao nhiêu con vật nào? Với mỗi con vật con nhớ được cô sẽ thưởng cho con một hòn đá.” Bé Chip: Bé nhìn cô, bắt đầu chậm rãi nói tên một số con vật: “Con ngựa Con bò Con mèo Con dê.” Cô Billie: “Giỏi lắm.” Cô chăm chú quan sát bé để tìm những dấu hiệu cho thấy bé đang tư duy về các con vật đó Ánh mắt của bé nhướng lên chứng tỏ bé đang trong quá trình suy nghĩ Giờ đây bé đã phát triển hài hòa cả hai khả năng nhận biết và tư duy Cô Billie: “Xem con nhớ được bao nhiêu nào?” Cô giở trang sách ra và hai cô trò cùng chỉ và nói tên tất cả những con vật bé đã kể ra và cả những con vật bé không nhớ Tóm tắt bài học: Luyện tập trí tưởng tượng với các từ trong cùng một nhóm - Cô cho bé xem một trang hình ảnh trong khoảng 2-4 giây - Bé dùng trí nhớ của mình gọi tên tất cả những con vật có thể nhớ được - Cô quan sát những dấu hiệu cho thấy trẻ đang tư duy về ngôn ngữ - Cô cho bé xem lại trang hình ảnh - Hai cô trò cùng chỉ và gọi tên những con vật mà trẻ không nhớ được BÀI HỌC MẪU Hoạt động luyện tập nhận thức với từ vựng trong cùng chủng loại Cô Billie: “Trong trang sách này có rất nhiều con vật.” Cô cho bé xem trang về những loài vật được nuôi trong trang trại của một quyển sách từ vựng bằng hình “Tất cả những con vật này đều sống trong trang trại đấy con ạ Cô sẽ nói tên một con vật, con hãy nghĩ về nó và tìm ra nó nhé Nào, con hãy chỉ tay vào hình con ngỗng đi.” Bé Chip: Bé chỉ tay vào con ngỗng Cô Billie: “Giỏi lắm Để một hòn đá thần lên chỗ con ngỗng nhé Con tìm cho cô con bò đi nào.” Bé Chip: Bé chỉ tay vào con bò Cô đưa cho bé một hòn đá và bé đặt nó vào chỗ con bò Cô Billie: “Con giỏi quá Khi chúng ta làm xong thì con sẽ có tất cả những hòn đá mà con đã để trên các bức tranh đấy Con tìm cho cô con ngựa nào.” Bé Chip: Bé đặt một hòn đá lên chỗ con ngựa Cô Billie: “Giờ ta hãy xem tất cả những con vật mà con vừa đặt đá vào nhé…tất cả chúng đều có chân đấy.” Cô đưa cho bé tất cả số đá đó rồi cả hai cùng nhìn vào chân, rồi tai và mắt của các con vật Cô và bé chỉ cùng nhìn và cùng chạm tay vào chúng chứ cô không yêu cầu bé phải phản ứng hay hình dung về chúng Mục đích của cô là để bắt đầu đưa ra những chi tiết cụ thể trong cùng một chủng loại Bé Chip: Bé để các hòn đá vào chân của các con vật Cô Billie: “Ta chơi nữa nhé Con hãy tìm con vịt và để vào đó một hòn đá nhé.” Tóm tắt bài học: Hoạt động luyện tập khả năng hiểu từ vựng theo chủng loại - Cô giáo giới thiệu cho bé các nhóm từ - Cô giáo gọi tên một bức tranh trong nhóm - Cô giáo khuyến khích bé tư duy về từ đó - Bé chạm tay vào bức tranh minh họa từ đó và đặt vào đó một hòn đá thần - Cô giáo cho bé biết các thuộc tính chung trong cùng một nhóm từ (chẳng hạn như các loài vật nuôi đều có chân,mắt và tai) - Bé chạm tay vào hay đặt một hòn đá vào chỗ có các thuộc tính đó BÀI HỌC MẪU Hoạt động luyện tập diễn đạt với từ vựng trong cùng chủng loại Cô Billie: “Giờ cô sẽ chỉ tay vào các con vật và con nói tên của chúng nhé, rồi con để lên đó một hòn đá Con nên nhớ là mình sẽ được tất cả số đá mà con đã đặt lên các con vật đấy.” Cô chỉ tay vào con dê “Đây là con mèo hay con dê?” Bé Chip: “Con dê.” Bé cười và đặt một hòn đá vào chỗ con dê Cô Billie: “Tuyệt vời Vậy còn con này?” Bé Chip: “Con ngựa.” Bé để vào đó một hòn đá Cô Billie: “Chà! Con giỏi quá Con thử hình dung về con ngựa xem nào Đây là cái gì của con ngựa vậy?” Cô chạm tay vào tai con ngựa “Là chân hay tai đây con?” Tóm tắt bài học: Hoạt động luyện tập diễn đạt với từ vựng trong cùng chủng loại - Cô giáo chạm tay vào các bức tranh trong cùng chủng loại - Bé nói tên của bức tranh - Nếu nói đúng tên tranh, bé để lên đó một hòn đá thần - Cô giáo nói cho trẻ biết những thuộc tính chung của các bức tranh trong cùng chủng loại - Cô giáo chạm tay vào một thuộc tính trong bức tranh và bé nói tên nó - Cô giáo đề cập đến hình ảnh của từ Khi trẻ đã khá thành công với các bước luyện tập nhỏ về nhận thức và diễn đạt với từ đơn và các chủng loại, bạn nên tăng cường luyện tập để kích thích trí tưởng tượng cho trẻ Tất cả các bước nhỏ này là màn dạo đầu cho việc kích thích trực tiếp tới trí tưởng tượng của trẻ BÀI HỌC MẪU Hoạt động luyện tập trí tưởng tượng các từ trong cùng nhóm Cô Billie: “Giờ ta hãy xem thử sau khi cô cất quyển sách đi thì con có thể nhớ được bao nhiêu con vật nhé.” Khi nói, cô chỉ tay lên đầu mình Sau đó cô mở một trang sách ra và để cho bé nhìn trong một vài giây rồi cô cất nó đi Cô Billie: “Giờ con vẫn có thể nhớ được bao nhiêu con vật nào? Với mỗi con vật con nhớ được cô sẽ thưởng cho con một hòn đá.” .. .Chương trình Talkies thể theo lý thuyết nhận thức có tên Thuyết giải mã kép, thơng qua bước tuần tự, chương trình nâng tầm mã phi ngôn ngữ sức tưởng tượng lên thành phản xạ có ý thức Mục... sách hướng dẫn ? ?Talkies? ?? dựa Thuyết Giải mã Kép Allan Paivio nhà tâm lý học nhận thức Ông nghiên cứu phát triển Thuyết Giải mã Kép mô hình lý thuyết nhận thức Ơng nói rằng, ? ?Nhận thức tỷ lệ thuận... tiếp, rõ ràng – có mơ hình giải mã kép – kỹ mã hóa giải mã khơng? Hồn tồn có thể, phát triển ý thức việc ứng dụng hình ảnh với chương trình Ngắm sao: hình ảnh biểu tượng cho nhận biết âm vị,

Ngày đăng: 07/10/2019, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w