SKKN Ngữ Văn

7 514 1
SKKN Ngữ Văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải pháp khoa học A/ Đặt vấn đề: Bài tập chuẩn bị bài mới có vai trò định hớng, chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho giờ học đọc hiểu trên lớp. Đây có thể gọi là kiến thức phác thảo mà học sinh dới sự hớng dẫn của giáo viên đã chuẩn bị trớc, tự mình làm quen, tự cảm, hiểu tự đánh giá các vấn đề của văn học, thuộc về văn học. Và khi đã tự chuẩn bị cho mình một số vốn liếng nhất định về văn bản văn học sắp đợc học, các em có thể tự tin tiếp thu có chọn lọc tri thức mới, có thể trao đổi, thảo luận và bảo vệ ý kiến riêng của mình trong giờ đọc hiểu trên lớp. Năng lực tực học dù có hạn chế vẫn là nội lực quyết định sự phát triển của ngời học, ngời thầy giáo là ngời biết dạy cho học trò biết tự học. Ngời học giỏi là ngời biết tự học sáng tạo suốt đời. Từ nhận thức đó qua quá trình giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng khâu ra bài tập Chuẩn bị bài mới để học sinh chuẩn bị trớc tự làm quen, cảm hiểu và định hớng kiến thức là một khâu rất quan trọng, nó góp phần quyết định không nhỏ tới hiệu quả của tiết học. Vì vậy, trong bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày một số việc đã làm trong quá trình giúp học sinh tập định hớng kiến thức trong khâu chuẩn bị bài mới ( Rèn luyện năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học một cách độc lập). B/ Nội dung: Việc ra hệ thống bài tập chuẩn bị bài mới để rèn luyện năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học một cách độc lập cho học sinh phải phù hợp với quy trình dạy đọc hiểu văn bản học ở trên lớp. Giữa các bài tập giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà và các câu hỏi của giáo viên ở trên lớp phải có chung mục đích, chung hớng đi, phải có điểm gặp nhau về nội dung kiến thức. Có thống nhất đợc quan điểm trên thì việc chuẩn bị bài mới của học sinh ở nhà mới phát huy tác dụng. Sau đây tôi xin trình bày một số ý kiến bài tập chuẩn bị bài mới mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy. 1). Bài tập tìm hiểu đặc trng thể loại kiểu văn bản tác phẩm. + Mục đích: Bài tập này định hớng cho học sinh có một cách hiểu, cách nắm khái quát có nguyên tắc trong tiếp nhận nghệ thuật của một kiểu thể loại, một kiểu văn bản cụ thể. Có nhiều cách ra bài tập cho học sinh chuẩn bị ở nhà. Sau đây là một số kiểu thông dụng nhất: a) Bài tập hỏi trực tiếp khái niệm thể loại: Ví dụ: ? Truyền thuyết ( cổ tích, ngụ ngôn, truyện cời, .) là gì? Nguyễn Thị Tú Oanh Trang 1 Giải pháp khoa học ? Gạch chân những truyền thuyết ( cổ tích, truyện cời, .) trong những tác phẩm đợc kể sau: ? Truyện . thuộc loại truyện nào? ? Đặc điểm nào là đặc điểm nổi bật nhất của truyện truyền thuyết ( cổ tích, truyện cời, .). b) Bài tập đi từ khai thác đặc điểm nội dung và nghệ thuật để hình thành khái niệm, thể loại- kiểu văn bản. Ví dụ: ? Trong truyện Thánh Gióng chi tiết nào không liên quan đến lịch sử? ? Sự thật lịch sử nào đợc phản ánh trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên? ? Lời nhận xét nào không đúng về truyện trung đại? ? Nội dung nào sau đây trả lời đúng cho khái niệm truyện dân gian? c) Bài tập so sánh tổng hợp đặc điểm nội dung và nghệ thuật giữa các thể loại. Ví dụ: ? Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là gì? ? Truyện truyền thuyết khác với truyện cổ tích ổ những điểm nào? ? Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây cùng thể loại. d) Bài tập với ý hỏi vì sao? Tại sao? Mục đích: giúp học sinh bộc lộ năng lực khía quát vấn đề cao hơn. ? Vì sao truyện Thánh Gióng xếp vào thể loại truyền thuyết. ? Truyện Con Rồng cháu Tiên có phải thuộc loại truyện truyền thuyết hay không ? Tại sao? ? Tại sao chúng ta lại khẳng định truyện Sự tích Hồ Gơm là truyền thuyết. Từ hệ thống bài tập trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy nếu chia các câu hỏi trên theo cấp độ t duy, ta có thể xếp thành hai nhóm bài tập: Nhóm bài tập tái hiện: 1, 2, 3, 4, 12. Nhóm bài tập sáng tạo: 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15. Với hệ thống bài tập tái hiện và sáng tạo ngời giáo viên giúp học sinh kích thích hứng thú học tập: các em không cảm thấy nhàm khi có câu hỏi quá dễ, không thấy nản khi có câu hỏi phải suy luận. Đây là một nghệ thuật của giáo viên. Nguyễn Thị Tú Oanh Trang 2 Giải pháp khoa học 2) Bài tập tìm hiểu yếu tố thuộc văn bản, của văn bản. Phần bài tập này là quan trọng nhất trong hệ thống bài tập giao cho học sinh ở nhà nhằm giúp học sinh tự tìm hiểu tác phẩm từ những chi tiết của bản thân tác phẩm, từ yếu tố nội tại của tác phẩm. Với loại bài tập này, học sinh sẽ đợc rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm văn học một cách đúng hớng, đúng nguyên tắc tiếp nhận nghệ thuật. a) Bài tập yêu cầu đọc lớt, đọc thông: Mục đích: dạng bài tập này hớng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát, xác định những định hớng ban đầu cả về nội dung, nghệ thuật văn bản, văn học: bài tập yêu cầu tìm bố cục, các chia đoạn, xác định nội dung mỗi đoạn, lập dàn ý, thuật lại cốt truyện, thống kê nhân vật, nêu cảm nhận chung . Ví dụ: ? Truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn? ? Em hãy thuật lại sơ lợc nội dung truyện Thánh Gióng? ? Truyện Con Rồng cháu Tiên có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính? ? Hãy nêu cảm nhận chung sau khi đọc xong truyện Con Rồng cháu Tiên? b) Bài tập yêu cầu đọc sâu, cảm nhận ngôn từ Mục đích: giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phát hiện các chi tiết nghệ thuật, khả năng rung cảm, nhận xét phân tích để tìm ra ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật ấy. Đó có thể là xác định tên của văn bản, hàm ý nghệ thuật của một từ khoá, câu then chốt nhận xét về giọng điệu, ý nghĩa của biểu tợng, các biểu t- ợng. Ví dụ: ? Tại sao tác giả dân gian thờng lấy tên của nhân vật chính để đặt cho truyện? (Sọ Dừa, Thạch Sanh ) ? ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh ? ý nghĩa sâu sa và nổi bật của hình tợng bọc trăm trứng là gì? ? Tại sao những lễ vật Lang Liêu dâng lên vua cha là những vật không có gì quý bằng ? Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì? ? Yếu tố nào có vai trò quan trọng nhất trong các lần chiến thắng của nhân vật trong Em bé thông minh Nguyễn Thị Tú Oanh Trang 3 Giải pháp khoa học ?Thánh Gióng đợc coi là biểu tợng gì của dân tộc? c) Bài tập đọc hiểu Trên cơ sở ý nghĩa của các chi tiết khai thác nội dung và nghệ thuật cụ thể. Phần bài tập đọc sâu,cảm nhận ngôn từ, loại bài tập này rèn luyện cho học sinh khả năng nắm bắt đợc t tởng khái quát của văn bản, năng lực đánh giá, nhận xét nội dung t tởng cũng nh giá trị nghệ thuật của văn bản. ? ý nghĩa của việc thần thánh hoá nhân vật và sự kiện lịch sử trong truyền thuyết. ? ý nghĩa của hình tợng Thánh Gióng là gì? ? Chuyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinhphải ánh nét tâm lí nào của nhân dân lao động . ? Trong truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh ngời Việt Cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên nh thế nào? ? Dụng ý nghệ thuật chính của việc tác giả dân gian để Lê Lợi nhận lỡi gơm và chuôi gơm từ hai hoàn cảnh khác nhau. ? Yếu tố thần kỳ xuất hiện nh thế nào trong chuyện cổ tích?. ? Ngời xa dùng trí tởng tợng của mình để sáng tạo ra hình tợng Sơn Tinh Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì? ? Tiếng cời trong truyện Em bé thông minh có ý nghĩa gì? 3) Bài tập tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản. Các yếu tố ngoài văn bản nh: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, . vốn không phải là những yếu tố cấu tạo nên văn bản, văn học. Giá trị của tác phẩm văn học chính là ở tự thân văn bản văn học. Song nếu nắm đợc các yếu tố ngoài văn bản sẽ góp phần không nhỏ vào việc tìm hiểu, phân tích đánh giá các chi tiết, nội dung và nghệ thuật các văn bản văn học đó. Tâm lý sáng tác, quan điểm sáng tác, hoàn cảnh lịch sử cũng quy định phong cách sáng tác của một tác giả. Chính vì vậy mà việc thực hiện hớng dẫn học sinh tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản là rất quan trọng. ? Theo em, truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh ra đời vào thời đại nào của lịch sử dân tộc? ? Truyền thuyết Sự tích Hồ Gơm gắn với hiện thực xã hội nào? ? Truyện cổ tích phát triển mạnh trong hoàn cảnh xã hội nh thế nào? 4) Bài tập hớng tới ngời tiếp nhận. Thực ra bài tập cũng hớng tới ngời tiếp nhận, song vẫn có một loại bài tập tập trung hơn vào việc khai thác kinh nghiệm, vốn sống, năng lực trí tuệ phân hoá Nguyễn Thị Tú Oanh Trang 4 Giải pháp khoa học khác nhau cua học sinh. Chính loại bài tập này đã góp phần lớn vào việc rèn cho học sinh kỹ năng, bản lĩnh tự tự tin khi tiếp nhận một yếu tố văn học. Hình thức của dạng bài tập này là bài tập dới dạng thảo luận. ? ở một văn bản kể Thánh Gióng khác có chi tiết đánh giặc xong, gióng một mình một ngựa phi lên đỉnh núi Sóc Sơn, quay về quê mẹ, cúi chào lần cuối rồi cả ngời lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Theo em có nên đa chi tiết này vào truyện không? Vì sao? ? Có ý kiến cho rằngngời hàng cá là ngời thiếu khả năng hài hớc ,thiếu nhạy cảm, thiếu óc xét đoán. Tức là không hiểu ý đồ của những ngời khách vui tính, muốn bẻ cong ý của ngời viết biển để trên chủ hiệu. ý kiến của em nh thế nào? Trên đây là các dạng bài tập chuẩn bị bài mới trong dạy học ngữ văn lớp 6 mà tôi rút ra đợc từ thực tế giảng dạy mà theo tôi có một tác dụng rất lớn giúp cho giờ dạy thêm sâu sắc, học sinh hào hứng tiếp nhận kiến thức. C/ Kết luận. I/ Kết quả thực hiện. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy khâu đa ra hệ thống bài tập chuẩn bị bài mới cho học sinh trớc khi tiếp cận với bài học rất hiệu quả. Điều đó chứng minh qua sự đối chiếu sau. Trớc khi có phơng pháp ra hệ thống câu hỏi Chuẩn bị bài mới tôi thờng chỉ dặn dò học sinh: 1). Đọc văn bản. 2). Đọc chú thích nắm đợc tác giả, vài nét về tác phẩm và hiểu từ khó. 3). Trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản. - Cách làm này gần nh là công thức, dập khuôn máy móc, thậm chí học sinh không đón nhận. Kết quả là học sinh chỉ soạn bài một cách qua loa chống đối. - Khi thay cách dặn dò đó bằng phơng pháp đa ra hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài mới thì học sinh rất hứng thú đón nhận. Kết quả cụ thể: + 100% các em hứng thú, yêu thích môn học. Kết quả qua các bài kiểm tra định kỳ, 15 phút điểm số Khá- giỏi ngày một tăng lên rõ rệt . Cụ thể: Năm học Điểm dới 5 Điểm TB Điểm Khá - Giỏi Năm học 2005 - 2006 7,8%% 45% 37,2% Năm học 2006 -2007 5,4% 42,6% 52% Nguyễn Thị Tú Oanh Trang 5 Giải pháp khoa học Năm học 2007 - 2008 2,7% 25% 72,3% + 100% các em hoàn thành bài tập ở nhà với chất lợng bài làm cao. + Giờ học trên lớp: Học sinh hứng thú học tập, phát hiện đáp án nhanh nên giành nhiều thời gian để tìm hiểu và khắc sâu kiến thức trọng tâm. + Đặc biệt phơng pháp này phát huy tính tích cực chủ động tiếp nhận kiến thức mới và khả năng sáng tạo của học sinh. + Rèn kỹ năng, phơng pháp tự học, tự khám phá kiến thức, làm chủ kiến thức trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới. II/ Bài học kinh nghiệm: Từ thực tế trong khâu đa ra hệ thống câu hỏi Chuẩn bị bài mới trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm khá hữu hiệu. Tôi xin mạnh dạn trình bày. 1). Việc ra hệ thống câu hỏi Chuẩn bị bài mới là một việc làm không thể thiếu khi khám phá văn bản. 2). Ngời giáo viên phải nhận thức đúng vai trò, tác dụng của từng loại câu hỏi để lựa chọn câu hỏi phù hợp với kiến thức và trình độ nhận thức của học sinh, tránh lạm dụng đa quá nhiều câu hỏi dẫn đến sự nhàm chán khi tiếp cận bài mới. 3). Việc sử dụng hệ thống câu hỏi Chuẩn bị bài mới giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm thời gian tìm hiểu kiến thức phần Tìm hiểu khái quát. 4). Sử dụng hệ thống câu hỏi Chuẩn bị bài mới giúp các em có tâm thế, tiền đề tốt khi tiếp nhận bài mới, tạo cho giờ học không khí sôi nổi, kích thích sự say mê học hỏi, khơi mở sáng tạo trong tâm hồn các em. 5). Đặc biệt việc đa ra hệ thống câu hỏi Chuẩn bị bài mới đã phát huy vai trò chủ thể cá nhân trong việc tự học tự tìm hiểu kiến thức. Đây cũng là đặc trng của phơng pháp mới. Trên đây là một số việc tôi đã làm trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn 6 đạt hiệu quả cao. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bài viết đợc hoàn thiện hơn. An Bài, ngày 12 tháng 4 năm 2008 Ngời viết Nguyễn Thị Tú Oanh Trang 6 Gi¶i ph¸p khoa häc NguyÔn ThÞ Tó Oanh NguyÔn ThÞ Tó Oanh Trang 7 . tự đánh giá các vấn đề của văn học, thuộc về văn học. Và khi đã tự chuẩn bị cho mình một số vốn liếng nhất định về văn bản văn học sắp đợc học, các em. tố ngoài văn bản. Các yếu tố ngoài văn bản nh: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, . vốn không phải là những yếu tố cấu tạo nên văn bản, văn học. Giá

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan