1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nền kinh tế singapore và các chính sách phát triển của chính phủ

22 317 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Mục đích đề tàiTìm hiểu và nghiên cứu về tình hình nền kinh tế Singapore, các chính sách của chínhphủ Singapore cũng như tác động, ảnh hưởng của các chính sách này đến con người vànền ki

Trang 1

MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI: NỀN KINH TẾ SINGAPORE VÀ CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thanh Minh

Sinh viên thực hiện : Nhóm 3

Trang 2

Mục lục

1 TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE 6

1.1 Thông tin sơ lược 6

1.2 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên 6

1.3 Lịch sử phát triển 7

1.4 Đặc điểm nền kinh tế 7

2 SINGAPORE trước cải cách 8

2.1 Về chính trị: 8

2.2 Về tài nguyên 8

2.3 Về kinh tế-xã hội 8

3 Các chính sách của chính phủ Singapore, tác động của các chính này đến con người và nền kinh tế Singapore 9

3.1 Các chính sách của chính phủ Singapore 9

3.1.1 Bình ổn kinh tế vĩ mô và sự can thiệp hiệu quả của chính phủ 9

3.1.2 Khuyến khích đầu tư dựa trên chính sách thuế hiệu quả 11

3.1.3 Phát triển vốn con người có mục tiêu 11

3.1.4 Cung cấp hàng hoá công hiệu quả 11

3.2 Bảy nguyên tắc chiến lược tạo nên thành công của Singapore 12

3.3 Tác động của các chính sách của chính phủ đến con người và nền kinh tế Singapore 15

3.3.1 Sản lượng quốc gia 15

3.3.2 Lạm phát 16

3.3.3 Tỷ giá hối đoái 17

3.3.4 Tỷ lệ thất nghiệp 17

3.4 Hạn chế của những chính sách của chính phủ Singapore 19

4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM 21

Trang 3

1 Mục đích đề tài

Tìm hiểu và nghiên cứu về tình hình nền kinh tế Singapore, các chính sách của chínhphủ Singapore cũng như tác động, ảnh hưởng của các chính sách này đến con người vànền kinh tế Singapore đã giúp cho Singapore trở thành quốc gia hàng đầu khu vực ĐôngNam Á

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tác động của chính phủ đến nền kinh tế của Singapore.Chính sách, chủ trương của Chính phủ để giải quyết vấn đề này

Phạm vi nghiên cứu : Về mặt lý thuyết, nghiên cứu về tình hình về nền kinh tếSingapore trước cải cách và trong giai đoạn hiện nay, tác động, vai trò của chính phủ đốivới nền kinh tế của Singapore Về mặt thực tiễn, nghiên cứu các chính sách của chínhphủ đem lại thành công cho nền kinh tế Singapore cũng như tác động của các chính sách

đó tới con người và sự phát triển kinh tế

3 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua tìm hiểu, tham khảo sách báo và mạng xã hội về tình hình nền kinh tếSingapore , kết hợp với các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp đã giúp chúng

em hoàn thành đề tài này

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, Singapore – nền kinh tế cửa ngõ của Đông Nam Á Nền kinh

tế Singapore đã gắn liền với sự phát triển của Đông Nam Á Singapore đang định vị lạinền kinh tế của chính mình nhằm đưa Đông Nam Á trở thành một trung tâm sản xuất,

đô thị hoá và nhu cầu tiêu dùng tăng cao Chính phủ nước này cũng đang đầu tư vào các

mô hình khởi nghiệp và những ý tưởng đổi mới Singapore hiện nay được đánh giá làmột nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới là một điểm đến mơ ước của nhiềungười vì nền kinh tế phát triển nhanh hệ thống giáo dục, y tế chất lượng cũng như môitrường xanh sạch Mặc dù vào thập niên 60 Singapore từng là một bang của Malaysia vàgặp nhiều khó khăn về cả kinh tế và chính trị Thế mà chỉ hơn 60 năm sau Quốc đảo sư

tử đã phát triển một cách vượt bậc, làm cách nào một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn về tàinguyên lại có thể trở thành một trung tâm kinh tế lớn như vậy

Trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 của thế kỷ trước, Thủ tướngSingapore từng nói “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như SàiGòn” Vậy mà giờ đây nền kinh tế của đất nước ta đã cách Singapore một khoảng cáchrất xa Chính vì vậy chúng em đã chọn đề tài :”Nền kinh tế Singapore và các chính sáchcủa chính phủ ” Hy vọng qua bài tiêu luận này sẽ giúp cho mỗi chúng ta hiểu rõ hơn vềthành công mà đất nước Singapore đã đạt được và góp phần đưa nền kinh tế nước taphát triển hơn

Trang 5

1 TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE

1.1 Thông tin sơ lược

Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương được 60 đảo nhỏkhác bao quanh Singapore liên tục mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi,đáy biển và những nước lân cận

1.2 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

- Ví trí của Quốc đảo này nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai vànằm cách đường xích đạo 137km về phía Bắc, giữa vĩ độ 103038' và 104006' vĩ độđông Singapore nối liền Malaysia bởi hai cây cầu vượt, và những hòn đảo nhỏ thuộcquần đảo Riau của Indonesia chỉ cách quốc gia một chuyến tàu tốc hành

Singapore có khí hậu xích đạo ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt, nhiệt độ và

áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồncung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào, phần còn lại được nhậpkhẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế

- Singapore gần như không có tài nguyên Nguyên

liệu chủ yếu đều phải nhập từ bên ngoài, kể cả

lương thực, thực phẩm và nước sạch

Tuy không có tài nguyên, song vị trí địa lý mang

lại cho Quốc đảo này những tiềm năng "tài nguyên"

vô cùng phong phú và nhiều ưu thế Singapore nằm

ở giao nhau của con đường Huyết mạch chính vận

chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình

Dương và eo biên Malacca Nằm tại một trong

những giao lộ của thế giới, vị trí chiến lược của

Singapore chính là một yếu tố thuận lợi góp phần

giúp quốc gia này phát triển thành một trung tâm

quan trong trong các lĩnh vực thương mại, viễn

thông và du lịch Quả là đất nước "cửa ngõ" vào

Đông Nam Á

Trang 6

 Nhật Bản chiếm đóng Singapore trong Chiến tranh thế giới thứ hai

 Sau chiến tranh, năm 1963 Singapore tuyên bố độc lập từ Anh Quốc và hợp nhấtvới các cựu lãnh thổ khác của Anh Quốc để hình thành Malaysia

 Năm 1965, Singapore bị trục xuất khỏi Malaysia Kể từ đó, Singapore phát triểnnhanh chóng, được công nhận là một trong ”Bốn con hổ châu Á”

1.4 Đặc điểm nền kinh tế

Singapore có một nền kinh tế thị trường tự do,

mở cửa, phát triển cao

Singapore có hệ thống cơ sở hạ tầng và một số

các ngành công nghiệp phát triển hàng đầu châu Á và

trên thế giới như: cảng biển, hệ thống giao thông,

công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp

lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp linh kiện

Kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều vào xuất

khẩu, đặc biệt là các thiết bị điện tử tiêu dùng, sản

phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm và lĩnh vực

ngân hàng tài chính

Singapore hiện là quốc gia đi đầu trong việc

chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức với mục tiêu đến

năm 2018 sẽ trở thành một thành phố hàng đầu thế

giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh

tế toàn cầu và khu vực châu Á

Trang 7

2 SINGAPORE TRƯỚC CẢI CÁCH

2.1 Về chính trị:

Năm 1959, người Anh đã dần nhượng bộ quyền kiểm soát phần lớn các hoạt độngcai trị thuộc địa, từng được áp đặt ở Singapore Trong cuộc bầu cử toàn quốc ngày1/6/1959, Singapore giành quyền tự trị trong mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốcphòng và ngoại giao, Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của quốc gia này vàongày 3/6/1959 Chính quyền Singapore lên tuyên bố nhậm chức để điều hành đất nước,chủ yếu là vì lý do kinh tế Từ năm 1963- 1965, Singapore là một phần lãnh thổ củaLiên bang Malaysia Ngày 9/8/1965, Singapore thành lập nước cộng hòa độc lập

2.2 Về tài nguyên

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài.Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp,chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển,Singapore phải lệ thuộc các nước bên ngoài về nguồn lương thực, chất đốt và nguồnnước sạch

2.3 Về kinh tế-xã hội

Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong giai đoạn này, bao gồm nạnthất nghiệp tỷ lệ thất nghiệp ít nhất là 10%, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên thiênnhiên như dầu mỏ Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, tại thời điểm độc lập,khoảng 70% hộ dân Singapore phải sống trong điều kiện đông đúc tồi tàn, một nửa dân

số mù chữ Năm 1962, GDP đầu người của Singapore đạt 516 USD, đây là mức caonhất ở Đông Nam Á, nhưng vẫn thấp nếu so với các nước châu Âu Lúc đó Singaporerất nghèo, đang loay hoay tìm đường phát triển sau khi độc lập và sau cú sốc tách khỏiMalaysia

Sự tác động vào việc tăng giá nhập khẩu hàng

hóa được cảm nhận rõ rệt Đất nước không hề có

nguyên liệu công nghiệp và nông nghiệp Không có

thị trường nội địa rộng lớn Trong khi đất nước đang

áp dụng chủ nghĩa dân tộc trong các vấn đề kinh tế

với mô hình “trục trọng tâm - nan hoa” – một mô

hình thương mại trung chuyển truyền thống Nội tình

đất nước luôn tiềm tàng mối đe dọa của chủ nghĩa

đối lập và các liên minh quân đội Bộ máy chính

quyền mới thành lập và ít kinh nghiệm phải đối mặt

với một trọng trách to lớn trong việc cố gắng tạo

Trang 8

dựng một sự nhận thức đúng đắn về thế chế quốc gia đối với dòng người nhập cư đathành phần.Trình độ dân trí hết sức nghèo nàn.

Từ năm 1965 trở đi, Lý Quang Diệu đã đưa Singapore bước sang một giai đoạnmới với việc hoạch định các chiến lược kinh tế quyết tâm đưa toàn bộ các hoạt độngkinh tế thế giới và xây dựng một hệ thống pháp lý toàn diện, nhằm khuyến khích đầu tư

và phát triển

3 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ SINGAPORE, TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH NÀY ĐẾN CON NGƯỜI VÀ NỀN KINH TẾ SINGAPORE

3.1 Các chính sách của chính phủ Singapore

3.1.1 Bình ổn kinh tế vĩ mô và sự can thiệp hiệu quả của chính phủ

Các chính sách kinh tế vĩ mô luôn được duy trì hiệu quả ở Singapore gồm có lạmphát thấp, tỷ giá hối đoái thực cạnh tranh, lãi suất thực ở mức dương, chính sách tàikhoá ổn định và một chế độ cán cân thanh toán luôn ở mức an toàn Với những chínhsách bình ổn kinh tế vĩ mô hiệu quả như vậy, Singapore đã tạo ra và duy trì được cảtrạng thái tăng trưởng cao và khuyến khích đầu tư trong dài hạn

Một điều khác biệt quan trọng về chính sách kinh tế là sự can thiệp ở mức cao củachính phủ trong nền kinh tế Singapore khi so sánh với việc đề cao vai trò của thị trường

và tư nhân ở các nước phương Tây Sự can thiệp của chính phủ Singapore đối với nềnkinh tế tập trung vào ba khu vực chính, bao gồm:

 Điều tiết thị trường lao động

Về điều tiết thị trường lao động, trong giai đầu của phát triển chính phủ Singaporexây dựng khu vực việc làm cho lao động phổ thông thông qua việc thu hút đầu tư và mởrộng các hoạt động sản xuất nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp Bên cạnh đó, nhằmduy trì mức cạnh tranh quốc tế trong hoạt động sản xuất, chính phủ Singapore áp đặtmức lương tối thiểu hiệu quả

 Khuyến khích giáo dục và đào tạo

Về giáo dục và đào tạo, chính phủ tập trung xây dựng và phát triển hệ thống giáodục và đào tạo kỹ năng cho người lao động Giáo dục và đào tạo ban đầu được trợ cấpbởi chính phủ và sau đó khuyến khích đầu tư nhằm hiện đại hoá và nâng cao chất lượngcủa các hoạt động này nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ở quốc gia này Hiệnnay Singapore có hệ thống giáo dục và đào tạo tiên tiến bậc nhất thế giới

Trang 9

 Nâng cao mức tiết kiệm trong nền kinh tế: bao gồm tiết kiệm về mặt khônggian, tiết kiệm nước, tiết kiệm chất xám con người Các nguyên tắc nàyđược thể hiện cụ thể qua các hành động sau:

+Do tình trạng mặt bằng hẹp nên Chính phủ đã quy hoạch hệ thống giao thôngkhoa học nhằm tiết kiệm không gian một cách hợp lý nhất nhưng đảm bảo giaothông luôn thông suốt, không có tình trạng tắc nghẽn giao thông hàng ngày,đồng thời ban hành và chế tài nghiêm khắc đối với việc tuân thủ luật giaothông Hệ thống giao thông thuận tiện đã giúp cho quốc gia này tiết kiệm đượcrất nhiều thời gian và chi phí đi lại của toàn dân cũng như tiết kiệm được chiphí sửa chữa, làm mới các công trình giao thông hàng năm

+ Chính phủ thành lập Ban Phát triển nhà ở để thực hiện xây dựng nhiều nhàcao tầng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân và cho người lao độngnước ngoài với mức giá bán và cho thuê thấp Chỉ trong một thời gian ngắn,những khu đầm lầy đã biến thành các tòa nhà chung cư, giúp những người gốcSingapore, hay gốc Trung Quốc, Malaysia, Ấn ròi khỏi các khu sống riêng của

họ để hòa nhập vào các cộng đồng chung được quy hoạch ngăn nắp

Chính phủ thực hiện nâng cấp nhiều lần, thay mới những tòa nhà cũ để đem lạicho người dân cuộc sống tốt hơn Ngày nay, 82% dân cư Singapore sống trongcác căn hộ do Ban Phát triển nhà ở của Chính phủ cung cấp Chính phủ yêu cầutoàn dân tham gia trồng cây tại tất cả những nơi trống xung quanh các tòa nhàcao tầng, chính vì vậy giờ đây Singapore được đánh giá có môi trường xanh vàsạch

+ Nhà nước Singapore xem xét việc tiết kiệm nước là quốc sách hàng đầu, cáccuộc vận động tiết kiệm nước luôn được tiến hành và nhận được sự ủng hộ củadân chúng Bên cạnh đó, tái sử dụng nguồn nước thải đã giúp Singapore cóthêm nguồn nước mới dồi dào và giá rẻ, đồng thời giải quyết triệt để nạn ngậpnước vào mùa mưa

+ Tiết kiệm chất xám và sức lao động được thực hiện thông qua việc khai thácchất xám, khai thác sức lao động một cách hiệu quả Từ một nơi chuyên sảnxuất hàng giá rẻ vào những năm 60, Singapore hiện giờ là trung tâm ngoại hốilớn, đứng thứ 4 trên toàn thế giới với ngành kinh doanh tài chính và quản lý tàisản có giá trị trên 1000 tỷ USD

+Ngoài ra chính phủ còn khuyến khích tiết kiệm trong nền kinh tế nhằm duy trìtrạng thái tài khoá ổn định cho quốc gia

Trang 10

3.1.2 Khuyến khích đầu tư dựa trên chính sách thuế hiệu quả

Singapore đặt mục tiêu phát triển dựa trên khả năng tích luỹ vốn và nguồn lực ởmức cao Một chính sách quan trọng giúp Singapore đạt được mục tiêu này là đưa rachính sách ưu đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài

+ Khoảng 96% hàng nhập khẩu vào Singapore được miễn thuế Xuất khẩu cũng

có cùng một đặc quyền, trừ khi thoả thuận hạn chế song phương có hiệu lực + Không có kiểm soát về ngoại hối và không có biện pháp bảo hộ

Singapore vì vậy trở thành một trong những “thiên đường” thuế cho các nhà đầu

tư nước ngoài trên thế giới Chính sách thuế hiệu quả sẽ giúp nguồn lực được tái đầu tưtrong nền kinh tế Singapore Hệ quả là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư ở mức cao được duy trì

ổn định lâu dài

3.1.3 Phát triển vốn con người có mục tiêu

Với mục tiêu cải thiện chất lượng nguồn lao động, chính phủ Singapore đã tậptrung ngân sách rất lớn tài trợ cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục sau đại học.Chính sách phát triển vốn con người dựa trên đầu tư lớn của nhà nước vào hệ thống giáodục dựa trên hai chính sách quan trọng là:

+ Lựa chọn người đi học, đặc biệt là học đại học dựa trên năng lực và mang tínhcạnh tranh cao, và nhà nước sẽ chi trả toàn bộ chi phí đào tạo cho những nhân tài;

+ Chính phủ lồng ghép việc phát triển hệ thống giáo dục, và đào tạo trong cácchính sách công nghiệp hoá, trong đó ngoài quá trình học tập trong hệ thống giáo dụclao động có kỹ năng được khuyến khích phát triển trong các khu vực sản xuất côngnghệ cao, các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài Đây được xem là một chiến lược quantrọng nhằm học hỏi và chuyển giao công nghệ từ các nước phương Tây cho nguồn nhânlực Singapore

3.1.4 Cung cấp hàng hoá công hiệu quả

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và hiệu quả được xem là một nền tảng quantrọng cho chính sách công nghiệp hoá ở Singapore Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có cảngbiển, sân bay, bưu chính viễn thông, đường xá, và các tiện ích cho chuyển đổi nền kinh

tế Một ví dụ điển hình về thành quả của chính sách này là sân bay Changi củaSingapore trở thành trạm trung chuyển quan trọng bậc nhất ở châu Á Thái Bình Dươngvới sự hiện đại bậc nhất

3.2 Bảy nguyên tắc chiến lược tạo nên thành công của Singapore

 Có nền quản trị tốt (Good Governance)

Trang 11

Muốn có nền quản trị tốt, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nền hành chính quốc gia liêm chính và có trách nhiệm, dựa trên cơ chế thực tài (đảmbảo tuyển dụng người tài làm việc trong bộ máy chính quyền) và tinh thần thượng tônpháp luật; ii) chính sách công thực mạnh và thực dụng (theo nghĩa tích cực), bắt buộc sửdụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức

 Có nền công vụ trung thực và hiệu quả (Honest & Efficient Civil Service)

Đây cũng là nhu cầu tự thân xuất phát từ bối cảnh năm 1959, nền công vụ Singapoređược tiếp quản từ người Anh sau khi Singapore nắm quyền tự quyết và Đảng Hành độngNhân dân (PAP) thắng cử, phải đối mặt với hai thách thức kép là tạo việc làm cho ngườidân và đảm bảo nhà ở cho dân Để hoàn thành hai sứ mệnh đầy thách thức này, nềncông vụ Singapore phải cải tổ theo hướng trung thực và hiệu quả, đảm bảo có đủ nănglực thực thi có hiệu lực và hiệu quả các chính sách của Chính phủ

Tính hiệu quả của nền công vụ phụ thuộc vào cơ chế thực tài Công chức được tuyểndụng trên cơ sở năng lực chuyên môn giỏi và được thăng tiến dựa trên năng lực và tiềmnăng Công chức không đáp ứng tiêu chuẩn sẽ bị thải loại Cơ chế thực tài cho phépchính quyền lựa chọn được những người giỏi nhất có đủ năng lực giải quyết các tháchthức quốc gia (như sứ mệnh tạo việc làm và đảm bảo nhà ở cho mọi người dânSingapore) Bên cạnh đó, một nền công vụ hiệu quả cũng đòi hỏi công chức phải có tínhtrung thực Nền công vụ trung thực sẽ loại trừ các nguy cơ tham nhũng, đảm bảo chấtlượng dịch vụ công, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và thuhút được đầu tư nước ngoài Nguyên tắc thực tài và trung thực sẽ bảo đảm sự tự tin củanền công vụ và niềm tin của dân chúng đối với chính quyền

 Phát triển kinh tế – tạo việc làm cho người dân (Economic Development –Creating jobs for the people)

Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ mới khi tiếp quản chính quyền là phải tạo việc làmcho mọi người dân Singapore Khi đất nước không có đất đai để phát triển nông nghiệp

và thu hút việc làm thì công nghiệp hóa là một lựa chọn tất yếu Mục tiêu thu hút đầu tưnước ngoài được đặt ra và khi người dân đã có việc làm, thì giai đoạn phát triển tiếptheo của nền kinh tế cần đặt trọng tâm không chỉ vào việc tạo thêm việc làm, mà là tạoviệc làm có thu nhập cao hơn

 Phát triển nhà ở công – xây nhà cho dân ở (Public Housing – Building homes forthe people)

Ngày đăng: 25/04/2018, 11:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w