1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng nền kinh tế Singapore và các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan

48 360 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Trong thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây nhiều ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế với quy mô vừa và nhỏ, việc vận dụng những kiến thức của kinh tế học vĩ mô vào phân tích thực trạng nền kinh tế sẽ giúp cho những nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, hiểu rõ các quy luật kinh tế, từ đó đề ra những chính sách hiệu quả và phù hợp với tình hình trong nước và thế giới. Để tìm hiểu rõ về các chính sách vĩ mô được áp dụng thực tế như thế nào đối với một quốc gia, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng nền kinh tế Singapore và các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan”.

Trang 1

1. Chính sách tài khóa (fiscal policy)

2. Chính sách tiền tệ (monetary policy)

3. Tỷ giá hối đoái

II Tình hình kinh tế của Singapore

1 Phân tích thực trạng nền kinh tế Singapore

2 Các giải pháp trong chính sách kinh tế vĩ mô

3 Chính sách tài khoá và tiền tệ Singapore đang thực hiện

4 Tác động của các chính sách vĩ mô nếu Singapore có cơchế tỷ giá trung gian, vốn luân chuyển có kiểm soát ít

5 Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam

6 Những biện pháp kiềm chế lạm phát

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây nhiều ảnhhưởng đến tình hình kinh tế của các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với cácnước có nền kinh tế với quy mô vừa và nhỏ, việc vận dụng những kiến thứccủa kinh tế học vĩ mô vào phân tích thực trạng nền kinh tế sẽ giúp cho nhữngnhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, hiểu rõ các quy luật kinh tế,

từ đó đề ra những chính sách hiệu quả và phù hợp với tình hình trong nước vàthế giới

Để tìm hiểu rõ về các chính sách vĩ mô được áp dụng thực tế như thế nàođối với một quốc gia, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng nềnkinh tế Singapore và các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan”

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

A Kinh tế vĩ mô và một số khái niệm liên quan

II Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô mang đến cho chúng ta cái nhìn bao quát, tổng thểnhất về tình hình kinh tế của một quốc gia Thông qua việc nghiên cứu nhữngtương tác giữa các bộ phận của nền kinh tế, giữa hành vi của các nhà doanhnghiệp và của các nhà doanh nghiệp và của những người tiêu dùng đơn lẻđược gọi là kinh tế vĩ mô

III Một số khái niệm liên quan

1 Chính sách tài khóa (fiscal policy)

Chính sách tài khoá là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư côngcộng để tác động tới nền kinh tế Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền

tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinhtế

2 Chính sách tiền tệ (monetary policy)

Chính sách tiền tệ là quá trình quảnlý cung tiền (money supply) của cơquan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tớimột lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích

ổn định và tăng trưởng kinh tế, như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn địnhtỷ giáhối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế Chính sách lưuthông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếphay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, quy định mức dự trữ bắtbuộc, hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối

3 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷgiá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽđược trao đổi cho một đồng tiền khác Nó cũng được coi là giá trị đồng tiềncủa một quốc gia đối với một tiền tệ khác

Trang 4

a Phân loại cơ chế tỷ giá

Căn cứ vào cơ chế quản lý của từng quốc gia, ta có các cơ chế tỷ giá hốiđoái sau:

- Tỷ giá hối đoái cố định

- Tỷ giá hối đoái thả nổi, tự do

- Tỷ giá hối đoái trung gian

b Cơ chế tỷ giá trung gian

- Khái niệm

Cơ chế tỷ giá hối đoái trung gian (chế độ hối đoái thả nổi có sự quản lýcủa chính phủ) là chế độ tỷ giá hối đoái có sự kết hợp giữa hai cơ chế tỷ giáthả nổi (tự do) và cơ chế tỷ giá cố định Trong đó, tỷ giá hối đoái sẽ được xácđịnh trên thị trường theo quy luật cung - cầu ngoại tệ, chính phủ chỉ can thiệpvào thị trường khi tỷ giá hối đoái có những biến động mạnh

độ cho phép này so với tỷ giá chính thức thì một tuyên bố can thiệp của chínhphủ sẽ được thực hiện để duy trì sự chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường vàtỷgiá chính thức vẫn chỉ nằm trong biên độ cho phép

+ Nếu tình hình kinh tế có những thay đổi lớn thì mức tỷ giá hốiđoái cũng như biên độ dao động cho phép cũng thường được chính phủ xácđịnh và công bố lại Cơ chế tỷ giá hối đoái trung gian cho phép quốc gia thựchiện cơ chế này có một chính sách tiền tệ độc lập và nó vừa theo quy luậtcung cầu thị trường, bên cạnh đó là khả năng điều tiết linh hoạt để đạt được

Trang 5

4 Thất nghiệp và lạm phát

a Thất nghiệp

- Khái niệm

Một người được coi là thất nghiệp khi :

+ Trong độ tuổi lao động

+ Có khả năng,có nhu cầu lao động

+ Không tìm được việc làm,việc làm không ổn định

Lực lượng lao động là tổng của số người có việc làm và số ngườithấtnghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp(%) =S ố Ng ườ iTh ấ t Nghi ệ p L ự c Lượ ng Lao Đ ộ ng *100%

Trang 6

Trong đó: Ip là chỉ số giá chung (có thể viết là CPI).

Ip là chỉ số giá cả từng loại hàng

d là tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhóm hàng trong giỏ

(d=1 phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội)

+ Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ Quy

mô và sựbiến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát Công thứctính:

Mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: Đường Philips ngoài biểu thịmối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và tiền lương (lạm phát) thì chothấy một hiện tượng khác, người làm công đã cung thêm lao động của mìnhchỉ vì tiền lương danh nghĩa tăng chứ không điều chỉnh theo tiền lương thực.Tình huống này gọi là bị Ảo giác tiền tệ (money illusion)

Ip = ip.d Σ ip.d

TLLP = (CPIt−1 CPIt −1)∗100 %

TLLP =(D %t−1 D % t −1)∗100 %

Trang 7

Tại sao thất nghiệp thấp hoặc cao thì lạm phát lại cao hoặc thấp Mộttrong những lý giải đơn giản được gọi là vòng xoáy lương - giá như trong sơ

đồ trên Mỗi khi thất nghiệp thấp thì người làm công sẽ đòi tăng lương (vì họ

dễ tìm việc mới hơn) và phía chủ phải đáp ứng Nếu tăng lương thì doanhnghiệp sẽ tăng giá Nhưng khi tăng giá thì người làm công thấy thu nhập thựccủa mình giảm và họ lại đòi tăng lương, và cứ thế, cứ thế …

Trang 8

 Đường Phillip mở rộng: Đường Phillips được mở rộng thêm khi có tỷ lệlạm phát dự kiến:

Trong đó: gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến

Đường Phillips mở rộng cho thấy:

 Khi tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì lạm phátbằng tỷ lệ lạm phát dự kiến

 Nếu thất nghiệp cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát cao hơn tỷ lệ

dự kiến

 Nếu có các cơn sốt cầu, tổng cầu tăng sẽ dẫn đến lạm phát tăng

và thất nghiệp giảm, có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp

 Nếu có các cơn sốt cung, thì sẽ đẩy giá cả tăng, lạm phát tăngnhưng sản lượng và việc làm lại giảm Không có sự đánh đổi giữa lạm phát vàthất nghiệp

Gp= gp e - (u - u*)

Trang 9

 Đường Philips dài hạn

Trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát thực tế bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến nên tỷ

lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù tỷ lệ lạmphát có thay đổi như thế nào Đồ thị đường Philips trong dài hạn là một đườngthẳng đứng

B Thực trạng nền kinh tế Singapore

I Khái quát về Singapore

Singapore, tên đầy đủ là Cộng hòa Singapore, là quốc gia nhỏ nhất ởĐông Nam Á, nằm phía Nam của bán đảo Mã Lai, tiếp giáp tiểu bang Johorcủa Malaysia về phía Bắc và đối diện đảo Riau của Indonesia về phía Nam

Là quốc gia nhiệt đới, Singapore nằm cách đường xích đạo khoảng 137kilomet về phía Bắc Trước năm 1950, Singapore còn được biết đến dướinhững tên gọi như Chiêu Nam, Tân Châu và Hạ Châu

Singapore vốn là làng chài của người Mã Lai Sang thế kỷ 19, Singapore

bị Đế quốc Anh chiếm làm thuộc địa Sau đó, quân đội Đế quốc Nhật Bản đãchiếm đóng Singapore trong Thế chiến thứ hai Sang thời kỳ hậu thuộc địa,

Trang 10

Singapore gia nhập Liên bang Mã Lai Khi Singapore giành được độc lập,quốc gia này phải đối diện với một số thử thách như tài nguyên thiên nhiênhạn hẹp, xã hội phân tán, chính trị bất ổn và kinh tế yếu kém Bằng cách thuhút vốn đầu tư nước ngoài và kế hoạch công nghiệp hóa của chính phủ,Singapore đã tự tạo một nền kinh tế dựa vào thương nghiệp và gia công xuấtkhẩu hàng điện tử.

Hơn 90% dân cư Singapore sống trong các khu nhà xây dựng sẵn củaBan Phát triển Nhà ở và gần một nửa dân cư sử dụng phương tiện giao thôngcông cộng hàng ngày Chính nhờ các phương tiện giao thông công cộng nàycùng với sự chủ động của chính phủ trong các vấn đề môi trường đã làm cho

sự ô nhiễm môi trường ở quốc gia này chỉ còn lại ở khu vực công nghiệp nặngthuộc đảo Jurong Theo Hiến pháp, Singapore là một quốc gia Dân chủ đạinghị Ban đầu, Singapore theo thể chếXã hội chủ nghĩa dân chủ sau khi độclập, sử dụng một hệ thống kinh tế phúc lợi Tuy nhiên, sau đó chính phủSingapore đã nghiêng dần về phía cánh hữu

1 Lịch sử

Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia, vốn đượclấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là singa, nghĩa là sư tử, và pura, nghĩa là thànhphố Từ đó Singapore còn được biết đến với tên gọi Thành phố Sư Tử Têngọi này bắt nguồn từ một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama Theo truyềnthuyết, vị hoàng tử này đã nhìn thấy một con sư tử, là sinh vật sống đầu tiêntrên hòn đảo này, do đó đặt tên cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử.[1]

Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của hòn đảo được tìm thấytrong những văn bản của Trung Quốc từ thế kỉ thứ ba Hòn đảo này là nơichiếm đóng của đế chế Sumatran Srivijaya và khởi đầu có tên theo tiếng Java

là Temasek Temasek phát triển thành một thành phố thương mại thịnh vượngnhưng sau đó dần dần suy tàn Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore làmột phần của Vương quốc Johor

Trang 11

Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công tyEast India, Anh, đã ký kết một thỏa thuận với Quốc vương của Johor Ôngđồng thời thiết lập Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán vànơi định cư, sau này đã nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiềuchủng tộc khác nhau Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm

1867 Sau một chuỗi các hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anh nhanhchóng đưa Singapore trở thành một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào

vị trí rất quan trọng của nó trên con đường biển nối giữa châu Âu và TrungQuốc

Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Malaya

và những vùng lân cận trong cuộc chiến Malaya, lên đến cực điểm tại cuộcchiến Singapore Quân đội Anh không được chuẩn bị và nhanh chóng thất thủmặc dù có lực lượng đông hơn Đế quốc Anh giao nộp Singapore cho quânđội Nhật Bản vào ngày 15 tháng 02 năm 1942 Sau đó, Nhật Bản đổi tênSingapore sang tiếng Nhật thành Chiêu Nam đảo, nghĩa là đảo Ánh sáng miềnNam, và chiếm đóng nó cho đến khi quân đội Anh trở lại chiếm hòn đảo nàymột tháng sau sự đầu hàng của Nhật Bản vào tháng 9 năm 1945

Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầunhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và Thủ tướng đầu tiên là Lee Kuan Yewsau cuộc bầu cử năm 1959 Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singaporevào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành mộtthành viên của Liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như làmột bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963 Singapore bị tách ra khỏiLiên bang vào ngày 07 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểmchính trị chính phủ của bang và hội đồng Liên bang tại Kuala Lumpur.Singapore được độc lập vào ngày 09 tháng 8 năm 1965 Từ đó ngày 09 tháng

8 trở thành ngày Quốc khánh của Singapore Malaysia là quốc gia đầu tiêncông nhận nền độc lập của Singapore

Trang 12

Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khókhăn trong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tàinguyên thiên nhiên như dầu mỏ Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh,trong nhiệm kỳ của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lee Kuan Yew

đã từng bước kiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện mộtchương trình nhà ở công cộng với quy mô lớn Các cơ sở hạ tầngkinh tế củaquốc gia được phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ

và một hệ thống phòng vệ quốc gia được thiết lập Singapore từ một quốc giađang phát triển trở thành một quốc gia phát triển vào cuối thế kỷ 20

Năm 1990, Goh Chok Tong kế nhiệm chức Thủ tướng, đối mặt với nhiềukhó khăn như ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm

1997, sự lan tràn của dịch SARS năm 2003, những đe dọa khủng bố từJemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali… Năm 2004,Lee Hsien Loong, con trai cả của Lee Kuan Yew, trở thành Thủ tướng thứ bacủa Singapore

2 Địa lý

Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương, được baoquanh bởi nhiều đảo nhỏ khác Có hai con đường nối giữa Singapore và bangJuhor của Malaysia, một con đường nhân tạo có tên đường nối Johor -Singapor ở phía Bắc, băng qua eo biển Tebrau, và chỗ nối thứ hai Tuas, mộtcầu phía Tây nối với Juhor Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin vàSentosa là những đảo lớn nhất của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏkhác Vị trí cao nhất của Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 met.Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc Singaporebao quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore,trong khi đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nôngnghiệp Từ thập niên 60, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở nhữngvùng xa, tạo nên một quốc gia Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọimiền, mặc dù khu vực Trung tâm vẫn là nơi hưng thịnh nhất Ủy ban Quy

Trang 13

hoạch đô thị là một ban của chính phủ chuyên về các hoạt động quy hoạch đôthị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phối đất hiệu quả cũng như điều phốigiao thông Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết cho việc sử dụng đất ở 55 khuvực.

Singapore được chia thành 55 khu vực quy hoạch

Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáybiển và những quốc gia lân cận Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng

từ 581,5 kilomet vuông ở thập niên 60 lên 714 kilomet vuông như hiện nay,xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, và có thể

mở rộng thêm 52 kilomet vuông đất đai vào năm 2030 bằng cách san lấp biển,đưa diện tích đất đai lên 766 kilomet vuông

Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời,hiện nay chỉ còn lại một trong số chúng là khu Bảo tồn thiên nhiên BukitTimah Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của conngười như vườn Thực vật quốc gia

Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu củaSingapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặclưu vực sông Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại đượcnhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế Nhiều nhà máy sản xuấtnước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vàoviệc nhập khẩu từ nước ngoài

Trang 14

3 Thể chế chính trị

Singapore theo chế độ đa đảng Từ khi giành độc lập đến nay, đảngHành động nhân dân (People's Action Party - PAP) liên tục cầm quyền TrongQuốc hội hiện nay có 94 đại biểu, 82 đại biểu thuộc Đảng Nhân dân hànhđộng, 2 đại biểu thuộc Đảng Công nhân, 1 đại biểu của Liên minh Dân chủ và

9 đại biểu chỉ định)

Đảng Hành động nhân dân được thành lập vào ngày 21 tháng 11 năm

1954 Thành phần của đảng này ban đầu là những trí thức Singapore từng học

ở Anh quốc về Một trong số ba thành viên sáng lập đảng là luật sư Lee KuanYew, sinh 1923, được bầu làm Tổng bí thư đầu tiên Mới đầu đảng Hànhđộng nhân dân có xu hướng cực tả, liên minh với các nghiệp đoàn theo Chủnghĩa cộng sản Nhưng về sau, đảng này dần dần coi nhẹ ý thức hệ, chuyểnsang theo quan điểm thực dụng, chủ yếu xét hiệu quả hành động là chính vàchủ trương của đảng là đại diện lợi ích của nhiều bên trong quốc gia Điều lệcủa đảng Hành động nhân dân sửa đổi năm 1982 không nói đảng này theo chủnghĩa gì, và người vào đảng cũng không cần nói mình theo hệ tư tưởng nào Đảng Hành động nhân dân còn được coi là chính đảng cầm quyền thànhcông nhất thế giới, vì chỉ sau vài chục năm ngắn ngủi, đảng đã biến Singapore

từ một xứ sở nghèo khổ lạc hậu trở thành một quốc gia phát triển giàu có vàvăn minh hàng đầu, một trong những trung tâm kinh tế tài chính toàn cầu

4 Quốc kỳ

Quốc kỳ của Singapore gồm hai phần: nửa ở trên màu đỏ và nửa ở dướimàu trắng Ngoài ra, ở nửa trên còn có thêm hình trăng lưỡi liềm và năm ngôisao Màu đỏ trên lá cờ Singapore tượng trưng cho mối tình anh em giữa ngườivới người, giữa các dân tộc trên thế giới, và sự bình đẳng của con người Tuynhiên, còn có một cách hiểu khác, đó là vì Singapore là một quốc gia đa dân

Trang 15

tộc, gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ nên có thể hiểu màu đỏ này theonhiều mặt như sự can đảm và dũng cảm của những người Malaysia, sự maymắn của những người Trung Quốc Màu trắng là biểu tượng của sự trong sạch

và tinh khôi vĩnh viễn, không nhơ bẩn Trăng lưỡi liềm biểu trưng cho mộtquốc gia trẻ còn đang trên đường phát triển Năm ngôi sao nhỏ gần mặt trăngtượng trưng cho năm lý tưởng của Singapore, gồm dân chủ, bình đẳng, hòabình, phát triển và công lý

5 Kinh tế

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập khẩu

từ nước ngoài Quốc gia này chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét, không cónước ngọt, đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả

Do đó, ngành nông nghiệp không phát triển Hàng năm, Singapore phải nhậplương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước

Tuy nhiên, Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệpphát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như cảng biển, công nghiệp đóng

và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi…Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là khu côngnghiệp Jurong Singapore là quốc gia hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tínhđiện tử và hàng bán dẫn Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyểnquá cảnh hàng đầu ở châu Á

Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ, chiếm 40%thu nhập quốc dân Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăngtrưởng vào loại cao nhất thế giới, cụ thể năm 1994 đạt 10%, năm 1995 là8,9% Tuy nhiên, từ cuối năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ,đồng dollar Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998giảm mạnh chỉ còn 1,3% Từ năm 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh,

cụ thể năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9% Do ảnh hưởngcủa sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS,kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề, cụ thể năm 2001, tăng trưởng kinh tế

Trang 16

chỉ đạt -2,2%, năm 2002 đạt 3% và năm 2003 chỉ đạt 1,1% Từ năm 2004,kinh tế quốc gia này tăng trưởng mạnh, cụ thể năm 2004 đạt 8,4%, năm 2005đạt 5,7%, năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5% Năm 2009, GDP củaSingapore chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế.

Singapore cũng được coi là quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi sangnền kinh tế tri thức Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biếnquốc gia này thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạnglưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạngnhạy cảm kinh doanh

6 Giao thông

Hệ thống giao thông công chánh ở Singapore rất phát triển Chất lượngđường bộ của đảo quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới Giaothông tại Singapore được vận hành theo mô hình của Anh, trái với giao thôngtay phải của châu Âu lục địa

Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó haiphương tiện phổ biến nhất là xe bus và tàu điện ngầm Ngoài ra, taxi cũng làmột phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore nhưng khá khó bắt vàđắt trong giờ cao điểm

Do Singapore có diện tích rất hẹp, nên chính quyền quốc gia này thường

có những biện pháp đặc biệt để tránh tình trạng nghẽn xe, tắc đường Cụ thể,

hệ thống thuế giờ cao điểm (Electronics Road Pricing - ERP) được đưa vàohoạt động trong khu vực trung tâm thành phố để giảm lưu lượng xe lưu thôngqua các khu vực này vào giờ cao điểm Số tiền này được trừ thẳng vào thẻEZLink cài trên xe hơi

Singapore cũng có phương tiện giao thông đường thủy phổ biến làthuyền máy nhỏ, tuy nhiên đa số chúng chỉ được dùng cho mục đích du lịch.Các du khách tới Singapore có thể tham quan thành phố bằng đường thủy trênsông Singapore trong những tour kéo dài khoảng 30 phút

Trang 17

Điều tra dân số năm 2010 cũng cho thấy, người dân Singapore ngày càngkết hôn muộn Trong nhóm tuổi từ 30 đến 34, giai đoạn quan trọng cho sựnghiệp, 44.2% nam giới và 31% phụ nữ không kết hôn Dữ liệu mới nhất củachính phủ cho biết, trung bình phụ nữ Singapore sinh được 1,2 em bé trongcuộc đời mình, thấp hơn so với năm 1990 là 1,87 và năm 2001 là 1,42.

Dân số già đồng nghĩa với thị trường lao động và thị trường tiêu dùngsụt giảm, tạo lực cản cho kêu gọi đầu tư, đồng thời làm tăng gánh nặng vềthuế cho người lao động trẻ Mỗi năm, Singapore cần bổ sung từ 15.000 đến25.000 công dân mới, để có thể đối phó với nguy cơ dân số bị lão hóa.Singapore đang thực thi các biện pháp khuyến khích người dân sinh thêmcon Nhưng bất chấp nỗ lực của chính phủ, kết quả thăm dò ý kiến qua điệnthoại của kênh truyền hình Channel News Asia công bố trong năm 2012, chothấy với câu hỏi Có thể thuyết phục người Singapore có thêm con không?, thìcâu trả lời là Không chiếm 74% số người được hỏi

Dân số hiện nay của Singapore vào khoảng 5.312.400 người, trong đó cókhoảng 1.494.200 người nước ngoài Tuổi thọ trung bình của người Singapore

là 73, và số thành viên trung bình trong gia đình là 3,5 người

Singapore có tỷ lệ người nước ngoài cao thứ sáu trên thế giới Chínhquyền quốc gia này đã có chính sách mời gọi người làm việc ngoại quốc, mặc

Trang 18

dù điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ giữ một vai trò quan trọng trong nềnkinh tế quốc gia Lao động nước ngoài chiếm đến 80% trong ngành côngnghiệp xây dựng và 50% trong công nghiệp dịch vụ

Về tôn giáo, Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, gồm Phật giáo, Đạogiáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Hồi giáo… Ngoài ra, có khoảng 15% dân sốSingapore tuyên bố họ không có tôn giáo

Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khácnhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai Trẻ em bắt đầu đi học khi 6 tuổi, hệthống giáo dục cơ bản của Singapore là 10 năm, 6 năm cấp I và 4 năm cấp II.Sau đó, học sinh có thể chọn học tiếp dự bị đại học hoặc vào các trường kỹthuật

II Tình hình kinh tế của Singapore

2 Phân tích thực trạng nền kinh tế Singapore

2009 2010 2011 2012 Tổng thể nềnkinh tế

GDP thực tế (năm gốc 2005)

GDP danh nghĩa

Thu nhập bình quân đầu người

Triệu USD Tỷ lệ tăng trưởng Triệu USD Tỷ lệ tăng trưởng USD

249.560 -0,8 % 274.655 1.9 % 52.118

286.477 14,8 % 315.921

15 % 61.928

301.228 5,2 % 334.093 5,8 % 63.921

305.202 1,3 % 345.561 3,4 % 64.310

%

37,6 2.990 3,0

115,9 3.160 2,2

122,6 3.229 2,0

129,6 3.358 2,0

Giá cả

Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá sản xuất trong nước

Trang 19

356.229 -21%

34.889

478.841 22,4%

433.222 18%

45.619

514.741 7,5%

459.655 8,6%

55.086

510,329 -0,9% 474.554 3,2% 35.775

Cán cân thanh toán

16.456 48.700 -35.737 263.955

57.481 84.572 -30.506 288.954

21.488 82.162 -55,600 308.403

32.606 64.280 -35.586 316.744

291,502 291,502 0

321,182 321,182 0

354,023 354,023 0

384,998 384,998 0

Tình hình tổng quát

Chỉ số phát triển tổng hợp Năm gốc 2005 (100%) 108,9% 118.4% 118,2% 119,6%

Theo công thức tính g = (GDPt / GDPt-1- 1) x 100%

Theo quy ước quốc tế:

+ g < 0 hay g = 0: tăng trưởng rất yếu

+ 0 < g < 2 hay g = 2: tăng trưởng yếu

+ 2 < g < 4 hay g = 4: tăng trưởng trung bình

+ 4 < g < 6 hay g = 6: tăng trưởng trung bình khá

+ 6 < g < 8 hay g = 8: tăng trưởng khá

+ 8 < g < 10 hay g = 10: tăng trưởng mạnh

+ g > 10: tăng trưởng rất mạnh

Vậy theo quy ước quốc tế tốc độ tăng trưởng GDP của Singapore vàonăm 2010 (g > 10) tăng trưởng rất mạnh, nhưng chỉ tăng trưởng trung bìnhkhá vào năm 2011 (4 < g < 6), sau đó tăng trưởng yếu vào năm 2013 (0 <g < 2)

Trang 20

Từ các chỉ số trên ta có thể tổng kết được các chỉ số đáng lưu ý qua cácnăm như sau:

- Về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Singapore tăng trưởng1,3% trong năm 2012 Xét trên chỉ tiêu GDP thực tế, nền kinh tế Singapoređạt mức tăng ấn tượng trong năm 2010, năm tiếp theo vẫn đạt được mức tăngkhá cao 5,2% Đến năm 2012 mức tăng GDP thực tế ở mức thấp do cuộc suythoái kỹ thuật diễn ra vào ba tháng cuối năm 2012, tuy nhiên chính phủ đã cónhững biện pháp khắc phục kịp thời

- Về chỉ tiêu giá cả: Nếu như chỉ số giá của các mặt hàng tiêu dùngnăm 2010 tăng nhẹ, thì năm 2011 giá tiêu dùng ở Singapo đã tăng trên 5% vàtrên 4,5% vào cuối năm 2012 Nguyên nhân chủ yếu là do chínhphủSingapore đã đưa ra thị trường một lượng cung tiền mặt lớn để vực dậyngành công nghiệp sản xuất và tài chính vốn thu hút rất nhiều lao động cũngnhư đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân của nước này, trong bối cảnhkhủng hoảng kinh tế tràn ngập thế giới và châu Âu

- Về chỉ tiêu tỷlệ thất nghiệp: Cuối năm 2009, tỷlệ thất nghiệp ởSingapo xấp xỉ 3% Tỷlệ này giảm xuống còn xấp xỉ 2% vào giai đoạn cuốinăm 2012 Điều này thể hiện sự hiệu quả của những chính sách kinh tế củachính phủ nhằm duy trì sự ổn định của nền kinh tế trước tình hình suy thoái

Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm

Trang 21

kinh tế thế giới Trong điều kiện suy thoái kinh tế, tỷlệ thất nghiệp duy trì ởmức 2% là khá tốt, hoàn toàn có thể chấp nhận được.

- Về chỉ số giảm phát: Chỉ số giảm phát được duy trì khá ổn định ởmức trung bình khoảng 1,2 % trong ba năm gần đây chứng tỏ nền kinh tếSingapore đang được duy trì rất gần với sản lượng tiềm năng Điều này đảmbảo cho một nền kinh tế ổn định trên một đà tăng trưởng chậm

- Về tỷgiá hối đoái: Trong vòng ba năm trở lại đây, giá trị của đồngdollar Singapore so với đồng dollar Mỹ mỗi ngày mỗi tăng một cách ổn định,chứng tỏ nền kinh tế nước này đang phát triển bền vững, mặc dù tốc độ tăngtrưởng không cao như trước đây nhiều năm, nhưng đó là vì Singapore đã trởthành một nước phát triển Tỷ giá này cũng cho thấy rằng, sức mua của nềnkinh tế Singapore sẽ mạnh hơn, đồng thời đầu tư ra nước ngoài cũng tăng nhẹ.Kết luận:Đánh giá một cách tổng quát, trong vòng ba năm, từ năm 2010đến hết năm 2012, GDP của Singapore có mức tăng không cao nhưng tươngđối ổn định Giá cả hàng hóa tiêu dùng có mức tăng trung bình trong khi tỷ lệthất nghiệp giảm và được duy trì ở mức xấp xỉ dưới 2% Điều này khẳng địnhchính phủ Singapore đang đi đúng hướng trong công tác điều tiết vĩ mô để đạtđược mục tiêu phát triển ổn định cho nền kinh tế Tăng trưởng GDP ở mứctrung bình thấp, duy trì chỉ số giá ở mức tăng hợp lý và đảm bảo tỷ lệ thấtnghiệp ổn định dưới 2,5% là hướng đi phù hợp với một nên kinh tế đã pháttriển như Singapore

Dự báo:Nền kinh tế có khả năng sẽ tăng từ 1% đến 3% trong năm 2013

Sự tăng tốc trong động lực tăng trưởng quý với quý trướcchủ yếu là do sựtăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất, bán buôn và bán lẻ thương mại, vậnchuyển và lưu trữ, và các lĩnh vực bảo hiểm tài chính…

2 Các giải pháp trong chính sách kinh tế vĩ mô

Căn cứ lý thuyết kinh tế vĩ mô, nền kinh tế tăng trưởng chậm thì chínhsách mở rộng tiền tệ cần thực hiện để tăng tổng cầu Khi mở rộng tiền, đường

LM dịch chuyển sang phải, lãi suất trong nước giảm, thấp hơn lãi suất thế giới

Trang 22

(i < i*), vốn đổ ra, tỷ giá hối đoái tăng, xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.Đường IS dịch chuyển sang phải, cân bằng mới ở E2.

Kết quả: Y tăng từ Y1 đến Y2, cán cân thương mại được cải thiện

Do Y1< Yp

SM tăng  LM dịch chuyển xuống dưới

 i giảm  i tăng AD tăng Y tăng

i2 < i*: vốn ra nên tài khoản tài chính KA giảm BOP giảm

SFC giảm  (áp lực cho)  e tăng

Y tăng DM tăng  i tăng I giảm  AD giảm Y giảm

M nhập khẩu tăng  tài khoản vốn CA giảm  cán cân thanhtoán BOP giảm (BOP < 0)

DFC tăng  e tăngKhi e tăng  xuất khẩu X tăng  xuất khẩu ròng NX tăng

xuất khẩu ròng NX tăng  tài khoản vãng lai tăng  BOP tăng, BOP dịchchuyển sang phải hưởng ứng tỷ giá hối đoái

xuất khẩu ròng NX tăng  AD tăng  Y tăng  IS dịch chuyển sang phải

Trang 23

Vậy: Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ đạt hiệu quả trong trường hợp này:

Y tăng, i tăng, e tăng

3 Chính sách tài khoá và tiền tệ Singapore đang thực hiện

a Chính sách tài khóa:

Singapore đang thực hiện chính sách tài khóa cân bằng

- Chính sách này sẽ không thể hoàn hảo nếu không có sự quản lýkinh tế vĩ mô hiệu quả Các chính sách tài chính và tiền tệ của Singapore cósức minh chứng rất lớn Kể từ năm 1979, chính quyền trung ương nhìn chungđược vận hành theo một ngân sách cân bằng, chỉ đôi khi rơi vào thâm hụt vàtác dụng kích thích thật sự là rất cần thiết Chính phủ đang thực hiện chínhsách cân bằng ngân sách, luôn cân đối giữa thu và chi Chính sách trung lập làchính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T: thunhập từ thuế) Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu

từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của cáchoạt động kinh tế Chính sách này thể hiện rõ qua chi tiêu G và thu thuế T,

Trang 24

khi chính phủ tăng chi tiêu G làm cho tổng cầu AD tăng và dẫn đến sản lượngtăng Để tăng chi tiêu thì chính phủ cũng phải đồng thời tăng thu thuế để giảmsản lượng quốc gia, cân bằng nền kinh tế.

- Chính phủ luôn duy trì mức thuế thấp, chi tiêu phi vốn cũng đượctối thiểu hoá Vào những năm 1980, chính phủ thường xuyên duy trì mứcthặng dư lên tới 20% ngân sách, trong đó 25% dành cho chi tiêu, trong nhữngnăm gần đây khi đang suy thoái nghiêm trọng, chính phủ mới phải cắt giảmthuế và chịu mức thâm hụt 2,7 tỷ dollar (vào khoảng 9% chi tiêu hay 1,7%GDP)

- Không những hạ thấp mức lương, chính quyền Singapore quyếtđịnh đẩy mức lương cao hơn, với hy vọng rằng một chính sách như vậy sẽbuộc các nhà đầu tư nước ngoài phải tăng thêm giá trị gia tăng trong các hoạtđộng của họ, đầu tư thêm công nghệ và vốn cho các nhà máy ở Singapore

b Chính sách tiền tệ

- Chính sách tiền tệ của Singapore đã được tập trung vào việc quản lýtỷ giá hối đoái với mục tiêu chính của việc thúc đẩy ổn định giá cả trung hạnnhư một nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế bền vững Lựa chọn chế

độ chính sách tiền tệ của Singapore được xác định theo tính chất nhỏ và mởcửa của nền kinh tế nước này

- Ở Singapore chính sách tiền tệ được kiểm soát bởi Cơ quan Tiền tệSingapore (MAS), đóng vai trò như một ngân hàng trung ương có quyền kiểmsoát các quy định của ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và tỷ giá hối đoái.Thông qua một cơ chế tập trung tỷ giá, MAS duy trì tỷ lệ lạm phát thấp và giữtỷ lệ lãi suất ở mức trung bình so với tỷ lệ của nước ngoài MAS đã cố định tỷgiá hối đoái định lượng thương mại trong một rổ tiền tệ

- Từ đầu những năm 1970, dollar Singapore dần dần tăng giá theođồng dollar Mỹ, từ mức 3,06 đổi một USD lên tới 1,41đổi một USD vào năm

1996, hiện tại ở mức dollar Singapore đang duy trì ở mức 1,63 dollarSingapore đổi một dollar Mỹ

Ngày đăng: 01/07/2014, 00:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cán cân thanh toán quốc tế của Singapore - Thực trạng nền kinh tế Singapore và các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan
Bảng c án cân thanh toán quốc tế của Singapore (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w