Các doanh nghiệp phải tự tìm cơ cấu mặt hàng thích ứng sự chuyển đổi nhanh của thị trường Singapore: đi vào những sản phẩm hàng hoá tiêu dùng đã qua chế biến, sản phẩm của các ngành công nghiệp hoặc đi vào các dạng sản phẩm công nghiệp, kỹ thuật cao như thiết bị, máy móc, linh kiện đầu vào mà thị trường này đang có nhu cầu. Vì nếu chỉ dựa vào những mặt hàng xuất khẩu sẵn có, sẽ khó hy vọng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Singapore.
Kênh xuất vào thị trường nội địa Singapore bao gồm hàng hoá tiêu dùng thực phẩm, lương thực và một phần nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp phải nắm vững nhu cầu thị trường và tìm cách đáp ứng:
- Tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore theo kênh này khoảng từ 100 đến 110 tỷ USD/ năm, trong đó cho thuần tuý tiêu dùng tại chỗ chiếm khoảng 30%, phần còn lại 70% là các dạng nguyên liệu, vật tư đầu vào như máy móc,
thiết bị, phụ tùng, linh kiện điện tử, tin học… nhằm tái tạo lại thành các sản phẩm hoàn chỉnh, kỹ thuật cao, sản phẩm chế biến… cho mục đích xuất khẩu và tái xuất khẩu. Khối lượng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Singapore xấp xỉ khối lượng nhập khẩu.
- Nhập khẩu cho nhu cầu nội địa của Singapore là rất lớn, từ 100 đến 110 tỷ USD/ năm. Hiện tại, xuất khẩu của Việt Nam qua kênh này mới chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD/ năm, chiếm dưới 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore.
Kênh chung chuyển hàng xuất khẩu Việt Nam đi vào các khu vực khác: Đây là kênh có tầm quan trọng đặc biệt chung chuyển một khối lượng rất lớn hàng xuất khẩu Việt Nam ra khu vực và thế giới. Muốn tăng nhanh xuất khẩu vào bất kỳ khu vực thì trường nào, điềi đầu tiên phải tính đến là tìm cơ cấu mặt hàng phù hợp nhu cầu thị trường, và bên cạnh đó là các chính sách về thị trường, bạn hàng cho trước mắt và lâu dài.
- Nhóm hàng qua chung chuyển như cà phê, cao su, hạt tiêu, lạc nhân, gạo… góp phần quan trọng thông qua kênh chung chuyển và do nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Singapore ký hợp đồng thực hiện và hàng hoá được giao thẳng đi đến các khu vực khác hoặc đến nơi tiêu thụ. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tranh thủ các bạn hàng này và có chính sách bạn hàng lâu dài để họ làm cầu nối cho hàng hoá xuất khẩu của ta đi đến các thị trường xa hơn, những thị trường mà Việt Nam chưa có chỗ đứng hoặc chưa có bạn hàng.
Khi xuất khẩu phải tuân thủ hệ thống chất lượng hàng hoá nhằm tạo sự tin cậu. Nhìn chung, hàng hoá sản xuất, tiêu thụ tại Singapore phải tuân thủ Quy chế đăng ký chất lượng, riêng lương thực, thực phẩm các dạng phải tuân thủ Luật kinh doanh thực phẩm.