Tổng quan về chính sách tỷgiá hối đoái của Singapore

Một phần của tài liệu Thực trạng nền kinh tế Singapore và các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan (Trang 27 - 28)

Bắt đầu từ năm 1981, Singapore bắt đầu chính sách tiền tệ mới bằng việc tác động vào tỷ giá hối đoái thông qua cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái trung gian. Mục đích chính của động thái này nhằm ổn định giá cũng như giúp cho nền kinh tế của quốc đảo tăng trưởng ổn định. MASkhuyến khích việc tăng tỷ giá hối đoái trong trường hợp lạm phát tăng cao thông qua chính sách tiền tệ, đã tác động đến lãi suất và cung tiền thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô.Cơ chế tỷ giá hối đoái của Singapore được thực hiện từ năm 1981 gắn liền với các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế:

- Từ năm 1981 đến năm 1985: Cơn sốc giá dầu cho đến cuộc suy thoái 1985. - Từ năm 1985 đến năm 1988: Suy thoái và áp lực giảm phát.

- Từ năm 1988 đến tháng 7/1997: Dấu hiệu của việc phát triển quá nóng. - Từ tháng 8/1997 đến nay.

Trong ba thập kỷ qua, ba tổ chức then chốt trong việc quản lý và điều hành tỷ giá hối đoái của Singapore là BCCS (the Board of Commissioners of Currency of Singapapore), MAS (the Monetary Authority of Singapore), và GSIC (the Government of Singapore Investment Cooperation).BCCS được thành lập như một tổ chức chuyên chịu trách nhiệm phát hành và thu hồi tiền tệ. MAS đóng vai trò như ngân hàng trung ương (quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và các vấn đề tài chính liên quan. Tổ chức cuối cùng là GSIC quản lý các khoản đầu tư dài hạn của chính phủ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Singapore qua các năm

Kinh tế Singapore trong năm 2012 tăng trưởng chậm ở mức 245 tỷ USD so với 222,698 tỷ USD năm 2011.B.O.P của Singapore là 51,437,244,151 USD. Như vậy cán cân thanh toán tổng thể thặng dư 51,437,244,151 USD trong năm 2012

Một phần của tài liệu Thực trạng nền kinh tế Singapore và các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan (Trang 27 - 28)