7.1 TẬP THỂ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN 7.1.1 Khái niệm về tập thể 7.1.2 Cấu trúc tập thể 7.1.3 Các giai đọan phát triển của tập thể 7.2 ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ 7.2.1 Bầu không khí tập thể 7.2.2 Sự hoà hợp giữa các thành viên trong tập thể 7.2.3 Dư luận tập thể 7.2.4 Sự xung đột trong tập thể
Trang 1BÀI 7:
CÁC ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ
NHÓM VÀ TẬP THỂ
Trang 2NỘI DUNG BÀI 7
7.1 TẬP THỂ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
7.1.1 Khái niệm về tập thể
7.1.2 Cấu trúc tập thể
7.1.3 Các giai đọan phát triển của tập thể
7.2 ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ
7.2.1 Bầu không khí tập thể
7.2.2 Sự hoà hợp giữa các thành viên trong tập thể 7.2.3 Dư luận tập thể
7.2.4 Sự xung đột trong tập thể
Trang 37.1 Tập thể và các giai đoạn phát
triển của tập thể
Trang 47.1.1 Khái niệm về tập thể
• Tập thể là một nhóm người có tổ chức, phối hợp với nhau một cách chặt chẽ trong hoạt động, vì một mục đích chung, phù hợp với lợi ích xã hội
Trang 57.1.1 Khái niệm về tập thể (tt)
Đặc điểm cơ bản của tập thể:
• Là một nhóm người cùng nhau tiến hành hoạt động chung vì mục đích và động cơ chung
• Có sự tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, trách nhiệm với nhau
• Dựa trên cơ sở thoả mãn và kết hợp hài hoà
giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích
xã hội
Trang 67.1.2 Cấu trúc tập thể
a Cơ cấu chính thức
Là cơ cấu mà ở đó mối quan hệ chính thứctrong tập thể được xã hội, nhà nước hoặc cácthành viên thừa nhận thông qua những quyđịnh, văn bản, hội nghị
Trang 7a Cơ cấu chính thức (tt)
Những biểu hiện của cơ cấu chính thức:
• Hệ thống tổ chức chính thức, công khai, với sựphân công rõ ràng về vai trò, chức danh, nhiệm
vụ quyền hạn của từng thành viên
• Có quy định, qui chế, nội quy hoạt động
• Có kế hoạch hoạt động với những chỉ tiêu, tiêuchuẩn… rõ ràng
Trang 87.1.2 Cấu trúc tập thể (tt)
b Cơ cấu không chính thức:
Là cơ cấu mà ở đó hệ thống mối quan hệ giữacác thành viên được hình thành một cách tựnhiên, không có văn bản nào quy định mà chủyếu là do sự giao tiếp riêng tư của các thànhviên
Trang 9b Cơ cấu không chính thức (tt)
Hiện tượng thủ lĩnh
Trang 10b Cơ cấu không chính thức (tt)
Hiện tượng thủ lĩnh (tt)
• Thủ lĩnh thường là những thành viên nổi bậtlên trong tập thể, có uy tín nhất, có khả năngthuyết phục người khác, ảnh hưởng đến nhữngngười khác không phải bằng con đường chínhthức
• Thủ lĩnh có thể là những người có tài năng
hơn, cao tuổi hơn, đạo đức hơn hoặc có nhữngđặc điểm tâm lý đặc biệt
Trang 11b Cơ cấu không chính thức (tt)
Hiện tượng thủ lĩnh
Thủ lĩnh tinh thần
Người ảnh hưởng rất mạnh đến tâm lý các thành viên
Thủ lĩnh công việc
Người có khả năng giải quyết một số công việc nào
đó.
Tích cực Tiêu cực
Trang 12b Cơ cấu không chính thức (tt)
Hiện tượng nhóm nhỏ không chính thức
Trang 137.1.3 Các giai đoạn phát triển của tập thể
Giai đoạn 1: Giai đoạn hòa hợp ban đầu
• Tập thể mới hình thành, các thành viên mới biết nhau, đang làm quen dần với nhau
• Mọi người thường chỉ được thực hiện những công việc được giao theo trách nhiệm của mình.
Trang 147.1.3 Các giai đoạn phát triển của tập thể (tt)
Giai đoạn 1: Giai đoạn hòa hợp ban đầu (tt)
Biện pháp quản lý:
• Nhà quản lý cần chú ý xây dựng hệ thống tổ chức, thiết lập kỹ luật chặt chẽ, chú ý các biện pháp cương quyết, chú ý sự gương mẫu
• Cần đặt ra những yêu cầu cụ thể, rõ ràng cho các thành viên và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện.
Trang 157.1.3 Các giai đoạn phát triển của tập thể (tt)
Giai đoạn 2: Giai đoạn phân hóa về cấu trúc
• Tập thể bắt đầu phân hóa
• Mọi người chưa có sự thống nhất và tự giác trong hoạt động
• Tính tích cực tự giác trong công tác chưa đều, chưa cao.
Trang 167.1.3 Các giai đoạn phát triển của tập thể (tt)
Giai đoạn 2: Giai đoạn phân hóa về cấu trúc (tt)
Trang 177.1.3 Các giai đoạn phát triển của tập thể (tt) Giai đoạn 3: Giai đoạn liên kết thực sự
• Tập thể đã được tổ chức khá chặt chẽ, có sự thống nhất, ăn ý, hoạt động nhịp nhàng, phục tùng sự quản
lý
• Các thành viên có tinh thần tập thể, có khả năng tự quản, tự điều chỉnh, có ý thức tự giác, tích cực trong tập thể.
Trang 187.1.3 Các giai đoạn phát triển của tập thể (tt)
Giai đoạn 3: Giai đoạn liên kết thực sự (tt)
Biện pháp quản lý:
• Nhà quản lý nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân
chủ để các thành viên có cơ hội tham gia vào công tác quản lý, phát huy sức mạnh tập thể
• Nên sử dụng những phương pháp thuyết phục, đặc
biệt là thuyết phục cá nhân
Trang 197.1.3 Các giai đoạn phát triển của tập thể (tt) Giai đoạn 4: Giai đoạn phát triển cao nhất
• Tập thể rất đoàn kết nhất trí, có sự phát triển cao về nhân cách của các thành viên, có sự thống nhất, hòa hợp.
• Các thành viên có yêu cầu cao đối với nhau và đối với người quản lý.
• Việc quản lý lúc này có thể dễ dàng và cũng có thể khó khăn.
Trang 207.1.3 Các giai đoạn phát triển của tập thể (tt)
Giai đoạn 4: Giai đoạn phát triển cao nhất (tt)
Biện pháp quản lý:
• Nhà quản lý phải có năng lực, trình độ, có sáng kiến,
có đạo đức, và kinh nghiệm…
• Công tác quản lý cần phải mềm dẻo, vừa có yêu cầu cao, vừa có nghệ thuật khéo léo, phù hợp…
Trang 21Mô hình SWOT
Bên trong
O
Opportunity ( Cơ hội)
T
Threat (Thách thức)
S
Strength ( Điểm mạnh)
W
Weakness ( Điểm yếu)
Trang 22Bài tập thực hành
Hãy tự đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội, thách thức trong việc thi đấu thể thao của tập thể lớp theo mô hình SWOT.
Trang 237.2 Đặc điểm tâm lý trong tập thể
Trang 247.2.1 Bầu không khí tâm lý trong tập thể
a Khái niệm:
• Bầu không khí tập thể là trạng thái tâm lý xãhội, phản ánh tính chất, nội dung và xu hướngtâm lý của các thành viên trong tập thể đó
• Bầu không khí tâm lý thể hiện trạng thái tinhthần của một tập thể
Trang 257.2.1 Bầu không khí tâm lý trong tập thể (tt)
• Bầu không khí tập thể được hình thành bởi cáctác động của nhiều nhân tố, như là: sự lây lantâm lý, điều kiện hoạt đông của tập thể, sự hòahợp giữa các thành viên, sự lãnh đạo của ngườiquản lí…
• Bầu không khí tập thể ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của tập thể đó
Trang 26b Các dấu hiệu quan trọng cần chú ý của bầu
không khí tập thể
• Sự hài lòng hay không hài lòng của các thành
viên trong tập thể.
• Sự hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người và uy tín
của người quản lí.
• Sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong tập thể.
• Mức độ tham gia của các thành viên vào công tác quản lí và tự quản.
• Tính kỷ luật, tự giác…
Trang 27c Các yếu tố cơ bản tạo nên bầu không khí
tâm lý tích cực:
• Tác phong, tâm trạng, uy tín, tài năng tổ chứccủa người lãnh đạo
• Sự tương hợp giữa các thành viên
• Điều kiện làm việc, sinh hoạt, tính tổ chức củatập thể
• Sự đãi ngộ và phân chia lợi nhuận hợp lí, côngbằng
• Tổ chức nhiều hoạt động tập thể tạo sự gần
gũi, hiểu biết, chân tình, cảm thông lẫn nhau
Trang 287.2.2 Sự hòa hợp giữa các thành viên
• Sự hòa hợp giữa các thành viên trong tập thể là sự kết hợp thuận lợi nhất những phẩm chất và năng lực của thành viên trong tập thể đó, đảm bảo sự hài lòng cá nhân cũng như hiệu suất hoạt động
chung của tập thể cao.
Trang 297.2.2 Sự hòa hợp giữa các thành viên (tt)
Những khía cạnh của sự hòa hợp:
• Sự hòa hợp về năng lực, như năng lực tư duy, quan sát, nhận thức…
• Sự hòa hợp về xu hướng và tính cách
Sự hòa hợp giữa các thành viên trong tậpthể có vai trò nâng cao năng suất lao động, tạo bầu không khí tâm lý tốt đẹp trong tậpthể và tạo sự hài lòng cho mỗi cá nhân
Trang 307.2.3 Dư luận tập thể
Trang 31• Dư luận tập thể xuất hiện như là sản phẩm
nhận thức về những vấn đề cấp bách và đòi hỏiphải giải quyết
Trang 32b Phân loại dư luận
• Dư luận xã hội có hai loại:
• Dư luận chính thức là dư luận được nhữngngười có trách nhiệm lan truyền và đồng tìnhủng hộ
• Dư luận không chính thức là dư luận được
hình thành và lan truyền một cách tự phát, không được sự ủng hộ của nhà quản lý
Trang 33b Phân loại dư luận (tt)
• Tin đồn đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành dư luận không chính thức
Trang 34c Các giai đoạn hình thành dư luận
• Giai đoạn 1: Xuất hiện những sự kiện, hiện tượng
được nhiều người chứng kiến, trao đổi thông tin về nó, nảy sinh các suy nghĩ về nó
• Giai đoạn 2: Có sự trao đổi ý kiến, quan điểm giữa
người này với người khác về sự kiện xảy ra
• Giai đoạn 3: Thống nhất các ý kiến, hình thành nên sự
phán xét, đánh giá chung.
• Giai đoạn 4: Có sự thống nhất giữa quan điểm, nhận
thức và hành động hình thành nên dư luận Có thể tạo
ra sự thay đổi cái gì đó.
Trang 35Thảo Luận Nhóm
• Trong công ty đang hoạt động bình
thường, bỗng nhiên xuất hiện tin đồn rằng giám đốc (đã có vợ con) có quan hệ bất
chính với cô thư ký xinh đẹp Nếu bạn là người giám đốc đó, bạn sẽ xử lý tình
huống này như thế nào?
Trang 367.2.4 Sự xung đột tâm lý
a Khái niệm về xung đột tâm lý
• Xung đột tâm lý trong tập thể là sự nảy sinhnhững mâu thuẫn mang tính chất đối kháng giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong tập thể
Trang 37b Các loại mâu thuẫn, xung đột trong tập thể
• Mâu thuẫn, xung đột bên trong cá nhân
• Mâu thuẫn xung đột giữa các cá nhân
• Mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhóm
• Mâu thuẫn giữa các nhóm với nhau
Trang 38c Nguyên nhân xung đột, mâu thuẫn
• Tập thể chưa phát triển hoàn chỉnh, tổ chứckhông chặt chẽ, kỷ luật chưa tốt, chưa có sựphân công, phân nhiệm rõ ràng
• Tập thể có các nhóm không chính thức xuấthiện các thủ lĩnh tiêu cực, cá nhân cực đoanhoặc nhiều người dễ bị kích động, xúi dục
Trang 39c Nguyên nhân xung đột, mâu thuẫn (tt)
• Điều kiện hoạt động gặp khó khăn khách quan,như thiếu nguyên liệu, thiếu phương tiện kỹ
thuật, hàng hóa ế, thừa công nhân, thiếu việc làm
• Các thành viên thiếu sự hiểu biết, thiếu sự hòahợp cần thiết do sự khác biệt về tuổi tác, trình
độ, kinh nghiệm, cá nhân, cách ứng xử giao
tiếp…
Trang 40c Nguyên nhân xung đột, mâu thuẫn (tt)
• Không công bằng trong vấn đề đãi ngộ, ứngxử
• Phong cách quản lý lãnh đạo quản lý khôngphù hợp, chưa có sự chan hòa, thống nhấttrong ban quản lý
Trang 41d Phương pháp giải quyết mâu thuẫn
Nhà Kinh tế học người Mỹ là bà Mary Parker Follet đã đưa
ra 3 phương pháp:
• Phương pháp áp chế: Là phương pháp giành thắng lợi
cho một phía Phía đa số dùng sức mạnh của mình để áp đảo phía thiểu số
• Phương pháp thỏa hiệp: Ở đây, mỗi bên từ bỏ, nhân
nhượng cái gì đó để đem lại sự “bình yên” trong tập thể
• Phương pháp thống nhất: Là phương pháp dựa trên tiền
đề là các sự khác biệt đều có giá trị, tượng trưng cho phần đóng góp cụ thể, riêng biệt mà mỗi thành viên có thể gánh vác cho sự phát triển chung của nhóm.
Trang 42d Phương pháp giải quyết mâu thuẫn (tt)
Ngoài ra, còn có hai biện pháp cơ bản sau:
• Biện pháp thuyết phục: Thông qua việc bồi dưỡng ý
thức mỗi bên, làm cho họ nhận thức được tác hại của xung đột do họ gây ra đối với tập thể và mọi người
• Biện pháp hành chính: Là biện pháp thuyên chuyển
công tác của cán bộ, đưa ra khỏi cơ quan hoặc các
quyết định hành chính khác.
Trang 43CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 7
1 Khái niệm về tập thể và các giai đoạn phát triển của tập thể
2 Thế nào là cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức trong
tập thể? Mối quan hệ của các cơ cấu này trong tập thể
3 Vai trò của thủ lĩnh và các nhóm nhỏ không chính thức trong tập
thể.
4 Khái niệm và vai trò của bầu không khí tập thể Các yếu tố xây
dựng bầu không khí tập thểlành mạnh, tích cực.
5 Khái niệm và vai trò của sự hòa hợp giữa các thành viên trong
tập thể Các yếu tố xây dựng sự hòa hợp tâm lý giữa các thành viên trong tập thể.
6 Dư luận tập thể và ảnh hưởng của dư luận đối với sự tồn tại và
phát triển của tập thể
7 Khái niệm và các yếu tố dẫn đến về sự xung đột tâm lý trong tập
thể Các cách giải quyết xung đột trong tập thể