1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập hết môn quản lý dịch vụ y tế

32 1,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Bên cạnh những thành công đã đạt được tại Việt Nam như giảm thiểu những bệnh cótính chất nguy hiểm và lây lan, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.. Báo cáo đánh giá hiệu quả ch

Trang 2

DANH M C T VI T T T ỤC TỪ VIẾT TẮT Ừ VIẾT TẮT ẾT MÔN: Nhóm 2-k13B ẮT

Trang 3

I Đ T V N Đ ẶT VẤN ĐỀ ẤN ĐỀ Ề

Trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không nhữngcủa bản thân mà của cả gia đình Không chỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầuđược chạy chữa mà ngay cả lúc khoẻ mạnh chúng ta vẫn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ.Dịch vụ y tế luôn được chú trọng, bởi lẽ dịch vụ y tế không những liên quan trực tiếp đếnsức khỏe và đời sống của con người, liên quan đến nguồn lực của cả một quốc gia mà cònliên quan đến sự bền vững lâu dài của quốc gia đó

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ về chẩn đoán, điều trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khoẻ Chúng bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế công cộng Cung cấp dịch vụ y tế là nguồn

lực đầu vào cơ bản của tình trạng sức khỏe cộng đồng, cùng với các yếu tố tác động vớisức khỏe Việc cung cấp tốt dịch vụ y tế là yếu tố quan trọng của bất kỳ hệ thống y tếnào Dịch vụ y tế tốt cần được đảm bảo tuân thủ theo 10 nguyên tắc đó là: Tính toàn diện/đầy đủ; Độ bao phủ; Sự tiếp cận; Sự chấp nhận được; Tính liên tục; Chất lượng; Côngbằng; Hiệu lực; Hiệu quả; An toàn

Bên cạnh những thành công đã đạt được tại Việt Nam như giảm thiểu những bệnh cótính chất nguy hiểm và lây lan, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Việccung cấp các dịch vụ y tế còn nhiều thiếu sót, một bộ phận người dân vẫn chưa thực sựđược hưởng ứng một cách trọn vẹn những dịch vụ y tế Điều đó cho thấy những dịch vụ y

tế cung cấp vẫn chưa tuân thủ được những yêu cầu của 10 nguyên tắc trên

Phần bàn luận dưới đây của nhóm sẽ mô tả phần nào về thực trạng hoạt động cung cấpDVYTDP và DVKCB tại Việt Nam theo 3 nguyên tắc: Tính liên tục, tính chất lượng vàcông bằng Đồng thời đưa ra các giải pháp, so sánh với thế giới Ngoài ra nhóm còn bànluận về các mô hình đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế

II TÍNH LIÊN T C ỤC TỪ VIẾT TẮT

1. Khái niệm: là việc cung cấp dịch vụ cần được tổ chức để cung cấp cho từng

người dân với sự liên tục qua mạng lưới dịch vụ y tế, các tuyến chăm sóc sức khỏe

2 Bàn luận tính liên tục trong Y tế dự phòng:

2.1 Tại Việt Nam

Tính liên tục được thể hiện qua việc thực hiện đầy đủ những chương trình mục tiêuquốc gia hằng năm Mỗi năm, Chính phủ lại ban hành quyết định về Danh mục cácChương trình mục tiêu quốc gia, chương trình chăm sóc sức khỏe liên tục, đảm bảo vềthời gian lẫn không gian để phù hợp với cơ cấu bệnh tật Kiểm soát các bệnh truyềnnhiễm, bệnh không lây nhiễm, vệ sinh phòng bệnh, cung ứng vắc xin định kì cho các cơ

Trang 4

sở y tế Bộ Y Tế còn hưởng ứng “Tuần lễ tiềm chủng” thế giới do Tổ chức Y tế thế giớikhu vực Tây Thái Bình Dương phát động với chủ đề “ Chung tay cùng Tiêm chủng bảo

Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một ví dụ điển hình nhất Chương trìnhbắt đầu triển khai ở Việt Nam từ năm 1981, giai đoạn thí điểm từ 1981-1984, đến năm

1985 chương trình được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước, với những nỗ lựclớn của chương trình TCMR đã từng bước mở rộng về địa bàn cũng như đối tượng tiêmchủng Năm 1995 toàn bộ trẻ em đối tượng trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận vớiTCMR Từ năm 1985 triển khai 6 loại vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván,sởi, bại liệt Năm 1997, 4 loại vắc xin mới được triển khai miễn phí trong CTMR đó làviêm gan A, viêm não Nhật Bản, thương hàn, tả Hiện tại đã có 10 loại vắc xin phòng 12bệnh được triển khai trong chương trình TCMR, các vắc xin này được tiêm chủng miễnphí tại các TYT xã Từ 1998 đến nay là giai đoạn duy trì và nâng cao chất lượng

Biểu đồ 1 Kết quả tiêm chủng đầy đủ toàn quốc giai đoạn 1985 – 2012

Việt Nam đã đạt được những mục tiêu cam kết quốc tế là thanh toán bại liệt, loại trừuốn ván sơ sinh Chương trình tại TYT xã mỗi tháng có 2 ngày tiến hành tiêm cho trẻ cố

Trang 5

định, có mũi tiêm nhắc lại, ngoài ra người dân có thể đưa trẻ đến các trung tâm dịch vụtiêm vắc xin phòng chống cho con em mình.

http://tiemchungmorong.vn/vi/content/lich-su-tcmr.html

Nhược điểm:

YTDP tuyến cơ sở hoạt động chỉ mang tính hình thức và theo các chiến dịch tại một

thời điểm nhất định Bên cạnh nhưng chương trình được triển khai hàng liên tục năm thì

một số chương trình bị gián đọan do chỉ hoạt động dựa vào nguồn đầu tư của các dự án,

ví dụ như Chương trình phòng chống ma túy sử dụng thuốc Methadone cho ngườinghiện Tại Việt Nam, thuốc Methadone nằm trong danh mục thuốc gây nghiện độc bảng

B, được Bộ Y tế đưa vào danh mục thuốc thiết yếu để dùng cho: Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, nguồn cung ứng thuốc

được hưởng cơ chế ưu đãi, trợ giá của Chính phủ Cục Phòng, chống HIV/AIDS (VAAC)– Bộ Y tế ( MoH) đã bắt đầu triển khai thí điểm chương trình điều trị nghiện các chấtthuốc phiện bằng Methadone, tại Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Tp Hải Phòng Tính đếntháng 9/2014 trên cả nước đã có 38 tỉnh/thành phố triển khai chương trình điều trịmethadone, ở 90 cơ sở, có 20.190 bệnh nhân đăng ký điều trị Chương trình điều trịMethadone cho người nghiện ma túy đã được mở rộng 80% kinh phí hoạt động từ việntrợ quốc tế nhưng chưa đáp ứng yêu cầu Cùng với đó, hiện nay nguồn kinh phí trongnước và quốc tế cho công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đang bị cắt giảmnhiều và sẽ chính thức chấm dứt vào năm 2017 Nếu không tìm được giải pháp thay thếnhanh chóng, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ nghiêm trọng Những ngườinhiễm HIV sẽ chết Những bệnh nhân HIV đang điều trị ARV sẽ bị kháng thuốc, nguy cơcăn bệnh thế kỷ sẽ bùng phát trở lại Chẳng hạn với một bệnh nhân HIV đang điều chịtheo phác đồ 1 tiêu tốn khoảng 8 triệu đồng/ năm, khi bị kháng thuốc số tiền tiêu tốn gấp

10 lần (http://hiv.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=28&tc=1052)

Số người tử vong vì tai nạn giao thông khoảng 9.000 ca/năm được cho là khủng khiếp,nhưng lượng người qua đời vì HIV tại Việt Nam có năm cao điểm lên tới 15.000 trườnghợp Năm 2006, chúng ta ghi nhận đến hơn 30.000 ca HIV mới Nhờ nguồn viện trợ quốc

tế và sự nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS trên nhiều mặt, bắt đầu từ năm 2007 dịch HIVtại Việt Nam giảm ở cả 3 tiêu chí (người nhiễm mới, người chuyển qua AIDS, và tửvong)

2014%20PM.pdf?

http://113.171.224.207/videoplayer/FHI_Bao%20cao%20MMT_22-5-ich_u_r_i=3d275cfe432cdbd0b8229d1820dcc7f9&ich_s_t_a_r_t=0&ich_e_n_d=0&ich_k_e_y=1645048906751463332436&ich_t_y_p_e=1&ich_d_i_s_k_i_d=1&ich_u_n_i_t=1

Trang 6

( Báo cáo đánh giá hiệu quả chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng Methadone)

2.2 So sánh tính liên tục trong YTDP trên thế giới

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 27/3/2015 Ủy ban xác nhận

Loại trừ sởi Khu vực Tây Thái Bình Dương đã chính thức công nhận 3 nước Nhật Bản,

Căm-pu-chia, Bru-nây đạt mục tiêu loại trừ bệnh sởi Cùng với 4 nước Australia, Hàn

Quốc, Mông Cổ, Ma Cao (Trung Quốc), hiện nay khu vực Tây Thái Bình Dương đã có 7quốc gia thành công trong việc loại trừ căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này Vắc xinphòng bệnh sởi đã được sử dụng tại Mỹ từ năm 1968 và cho đến nay đã được phổ biếntrên toàn thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới đưa Methadone vào danh mục thuốc thiết yếu Trên thế giớiviệc dùng methadone để điều trị nghiện heroin còn gọi là Liệu pháp methadone (LPM),

đã được áp dụng 40 năm nay ở nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Hong Kong đãchứng minh cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân và tình hình trật tự an toàn xãhội Họ có đầy đủ nguồn kinh phí, cũng như cơ sở vật chất, cán bộ được đào tạo chuyênmôn nên chương trình của họ không bị gián đoạn Chương trình của họ được xác địnhmang tính lâu dài Họ có những chiến lược phù hợp để người nghiện được điều trị, giảmthiểu số người mắc

2.3 Giải pháp

Để đảm bảo tính liên tục được diễn ra trong cung cấp dịch vụ y tế cần tiếp tục triểnkhai thực hiện các chương trình/dự án trong lĩnh vực Y tế dự phòng được phâncông nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng

dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đếnmôi trường, lối sống, phấn đấu đạt mục tiêu nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn.Tăng cường phối hợp liên ngành, tổ chức để đảm bảo việc giám sát cung cấp dịch vụ y tế.Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác hiện có,

mở rộng quan hệ mới với các tổ chức quốc tế; tranh thủ nguồn kinh phí, kinh nghiệmquản lý và khoa học công nghệ tiên tiến của các dự án có vốn đầu tư ngước ngoài; tăngcường vận động và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ nước ngoài đẩy mạnh hợp tác vềchuyên môn, kỹ thuật, đào tạo chất lượng cao ứng dụng trong công tác bảo vệ, chăm sóc

và nâng cao sức khỏe nhân dân Về việc bảo đảm kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS,bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước, tài trợ của các tổ chức quốc tế, các bộ, ngành, địaphương phải tích cực tuyên truyền, đề xuất chính sách khuyến khích và huy động nguồnlực của cộng đồng xã hội vào hoạt động này

3 Bàn luận tính liên tục trong hệ khám chữa bệnh:

Trang 7

3.1 Tại Việt Nam

Tính liên tục trong công tác khám chữa bệnh đóng vai trò quan trọng, quyết định sựsống còn của con người và sự phát triển ngành y tế của Việt Nam Đảm bảo người dânluôn được sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh hiệu quả tốt nhất và kịp thời khi họ cần.Dịch

vụ KCB của cơ sở y tế phụ thuộc vào các yếu tố:Nguồn nhân lực y tế được coi là mộttrong những thành phần cơ bản và quan trọng nhất Hiện nay số nhân lực y tế trên vạndân của Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao Số lượng cán bộ y tế(CBYT) trên vạn dân tăng từ 29,2 năm 2001 lên 34,4 năm 2008[*]

TTBYT cũng thường được sử dụng làm thước đo mức độ hiện đại của một đơn vị cơ

sở y tế, đồng thời cũng đóng góp vào chất lượng dịch vụ y tế do đơn vị y tế đó cung cấp.Cùng với nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hệ thống TTBYT

đã được đầu tư với quy mô lớn, đổi mới và hiện đại hóa hơn nhiều so với thời gian trướcđây Cung cấp dịch vụ KCB được coi là chức năng chủ yếu của hệ thống y tế, có vai tròchi phối kết quả hoạt động của cả hệ thống y tế Khả năng cung ứng dịch vụ chăm sócsức khỏe ban đầu cũng được củng cố thể hiện qua chỉ số tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y

tế xã Năm 2006, 38,5% TYTX đạt chuẩn Tỷ lệ này tăng lên gần 80% vào năm 2010[**]

Tỷ trọng nguồn tài chính công cho y tế tăng rõ rệt, chiếm 43% tổng chi toàn xã hội cho

y tế năm 2008 Tốc độ tăng ngân sách nhà nước (NSNN) cho y tế năm 2009 cao hơn mứctăng bình quân chung của NSNN Tỷ trọng chi NSNN cho y tế trong tổng chi NSNN tăng

từ 4,8% năm 2002 lên 7,4% năm 2007 và năm 2008 tỷ lệ này đạt 10,2%.[***]

Bộ Y tế (2010), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010- Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-1015.[*]

Bộ Y tế (2011), Niên giám thống kê y tế năm 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội [**]

Bộ Y tế (2010), Tài khoản y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 1998- 2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.[***]

Ưu điểm:

Hệ thống dịch vụ KCB của Việt Nam trải dài liên tục từ trung ương đến địa phươngtheo cấp độ hành chính giúp đảm bảo tính liên tục và một chiều trong việc cung cấp dịch

vụ KCB của người dân

Hoạt động tư vấn sức khỏe, theo dõi và điều trị liên tục Bệnh viện hoạt động liên tục,các dịch vụ KCB luôn được triển khai và cung cấp hằng ngày, hằng giờ tới mọi ngườidân kể cả những ngày nghỉ, lễ tết Hay như bác sỹ gia đình cung cấp dịch vụ chăm sóc

Trang 8

sức khỏe liên tục, trực tiếp và toàn diện cho từng cá thể, cả gia đình trong suốt thời kỳ ốmđau, giai đoạn phục hồi cũng như khi khỏe mạnh.

BHYT được tổ chức thực hiện từ năm 1992 theo Nghị định 299/HĐBT (nay là Chínhphủ) ngày 15/8/1992 ban hành Điều lệ BHYT Sau hơn 20 năm sửa đổi, bổ sung của LuậtBảo hiểm y tế từ 1/1/ 2015 đã có hiệu lực với nhiều điểm mới Theo đó, quyền lợi củangười tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh đã được nâng lên Cụ thể, người bệnh khi

đi khám chữa bệnh BHYT được giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, tăng khả năngtiếp cận dịch vụ y tế, nhất là với những người mắc bệnh nặng, bệnh mạn tính do không cókhả năng chi trả Trước những chính sách an sinh xã hội của BHYT mang lại, cùng với

sự hiểu biết và nhu cầu người dân trong chăm sóc sóc khỏe, vì vậy, số người tham giaBHYT ngày càng được mở rộng Theo bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ hơn 2 triệu ngườilao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) vào năm 1995, tính đến hết tháng 5.2015 cảnước đã có 64,6 triệu người tham gia BHYT (tăng 2,7 triệu người, tương đương 4,4%, sovới cùng kỳ năm 2014), đạt tỷ lệ bao phủ 71,4% dân số.[1]

http://www.baohiemxahoi.gov.vn/?u=nws&su=d&cid=829&id=11694[1]

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm/ thành tựu đạt được, ngành y tế còn đối mặt với nhiều khókhăn, thách thức, đặc biệt là việc cung cấp, phát thuốc cho người bệnh ở nhiều nơi cònnhiều thiếu xót, khiến người dân không thể điều trị bệnh liên tục được

Ví dụ như tình trạng thiếu thuốc cho những bệnh nhân có BHYT điển hình tại Bệnhviện (BV) Đa khoa Long An (TP Tân An, Long An) suốt nửa đầu năm 2015 BV chorằng BHXH tỉnh cắt mất số lượng thuốc lớn, có loại đăng ký 10.000 viên nhưng chỉ đượcgiao 500 viên Sau khi có thuốc (kế hoạch dùng cho cả năm) thì chỉ được vài tháng là hếtsạch Loại nào BV mượn được các nơi khác thì cố gắng mượn, còn không được buộclòng phải cho chuyển viện dù nhiều bệnh nhân không muốn do điều kiện khó khăn

Chia sẻ của người nhà một bệnh nhân: “Con tôi bị suyễn lâu năm, nhà khó khăn lại ở tận Tân Hưng cách BV hơn 150 cây số Mới đây bệnh con tôi tái phát nên gia đình phải

bỏ công việc dưới quê đưa con đến BV điều trị Ai dè BV thông báo không có thuốc rồi yêu cầu con tôi phải chuyển viện lên tận TP.HCM Mấy ca nằm kế phòng con tôi cũng được thông báo hết thuốc, không trị được Bảo hiểm thì tôi đóng đầy đủ, khi lãnh thuốc thì sao lại báo hết thuốc? BV to đùng mà thuốc đơn giản cũng không có là sao?” [2]

Các loại bệnh thường được BV thông báo hết thuốc, phải chuyển viện là bệnh mạntính như suyễn, hen phế quản, xuất huyết tiêu hóa và các ca bệnh nhiễm trùng nặng.Đặcđiểm nổi bật bệnh mạn tính là chữa trị lâu dài, uống thuốc hàng ngày nhằm cải thiện chấtlượng sống và hạn chế tối đa biến chứng thực thể và chức năng.Bởi vậy, khi BV không

Trang 9

cung cấp đủ thuốc, công tác khám chữa bệnh và tái khám đều đặn của bệnh nhân sẽ bịgián đoạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh Đặc biệt khi xảy ra nhữngtình huống nguy kịch mà thiếu thuốc sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn như:tai biến, tử vong,…

http://plo.vn/suc-khoe/benh-vien-het-thuoc-benh-nhan-keu-troi-590889.html [2]

3.2 So sánh với tính liên tục trên Thế giới

Để đảm bảo liên tục trong khám chữa bệnh, hầu hết y tế của các nước trên thế giớicung cấp dịch vụ bác sĩ gia đình, tư vấn qua điện thoại Mạng lưới các bác sĩ được đàotạo có sẵn 24/7, 365 ngày một năm để cung cấp cho bệnh nhân sự chăm sóc chất lượngcao nhất.Đội ngũ chuyên gia chăm sóc sức khỏe được trang bị để xử lý tất cả các loạitrường hợp y tế; cung cấp một loạt các thiết bị y tế và xét nghiệm chẩn đoán ở nhà và /hoặc tại chỗ

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, bảo hiểm y tế luôn là một trong các giải pháp tàichính bền vững đảm bảo cho người dân được khám bệnh, chữa bệnh Do vậy với cácnước phát triển, hầu hết mọi người dân đều tham gia bảo hiểm y tế, như vậy sẽ tránhđược các rủi ro, đăc biệt rủi ro về tài chính khi ốm đau vì các chi trả cho các dịch vụ y tếthường là rất đắt.Ví dụ điển hình như đất nước Hàn quốc Vào những năm 50 thế kỷtrước, ngay sau khi hết chiến tranh, mặc dù ở thời điểm cực kỳ khó khăn song Chính phủHàn Quốc xác định càng khó khăn càng sớm phải thực hiện BHYT toàn dân để mọingười có thể chia sẻ cho nhau lúc khó khăn ốm đau, bệnh tật Hàn Quốc đã kiên trì thựchiện lộ trình 12 năm để đạt được BHYT toàn dân Chính sách BHYT toàn dân của HànQuốc đã phát huy tác dụng tích cực góp phần ổn định an sinh xã hội Hiện nay, Hàn Quốc

đã thành công trong việc bao phủ BHYT toàn dân với độ bao phủ đạt tới 96% dân số.Nếu tính cả nhóm dân số được nhà nước hỗ trợ hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh thì cógần 100% dân số Hàn Quốc đã được BHYT bao phủ Thực hiện chính sách BHYT toàndân, Hàn Quốc có điều kiện bao cấp y tế tốt hơn cho diện đối tượng dễ bị tổn thương

3.3 Giải pháp

Để đảm bảo tính liên tục cần giải quyết những vấn đề gây gián đoạn quá trình thực

hiện KCB tại các bệnh viện Điển hình là tình trạng khan hiếm thuốc điều trị, để giải

quyết cầncác Sở, Ban ngành phải vào cuộc cùng với sự chủ động ứng phó của các đơn vị

y tế Thay thế tạm thời các thuốc bị thiếu bằng các thuốc khác có cùng một dược chất cótác dụng điều trị như nhau.Các đơn vị y tế mua sắm trực tiếp các thuốc cần thiết trên cơ

sở kết quả đấu thầu đã được phê duyệt của các bệnh viện khác trên địa bàn tỉnh, thànhphố.Yêu cầu các nhà thầu cung ứng kịp thời để phục vụ khám chữa bệnh Rút ngắn thựchiện các công tác kiểm nhập thuốc, bảo đảm thủ tục tránh mất thời gian giúp trung tâm

Trang 10

chủ động được nguồn thuốc phục vụ khám chữa bệnh.Cung cấp thêm đầy đủ thuốc chocác tuyến dưới để giảm ùn tắc ở tuyến trên Hoàn thành nhanh gọn báo cáo danh mục cácthuốc mới và trình báo Cục quản lý Dược để nhận thuốc sớm nhất có thể.Những trườnghợp đến BV khám, trị bệnh mà không có thuốc nếu được tạm ứng thuốc trước thì tạmứng Bệnh nhân có thể mua thuốc bên ngoài và cầm hồ sơ trực tiếp đến BHXH để thanhtoán lại.Cải tiến quy trình khám bệnh, xét nghiệm, thăm dò chức năng, thủ tục vào viện,chuyển viện, ra viện, thanh toán viện phí cũng như chế độ bảo hiểm y tế… để đảm bảotính liên tục trong khám chữa bệnh.

III TÍNH CH T L ẤN ĐỀ ƯỢNG NG

1. Khái niệm:

2. Bàn luận tính công bằng trong YTDP

2.1 Tại Việt Nam

Ưu điểm:

Trong những năm qua lĩnh vực y tế dự phòng ngày càng được nâng cao về chất lượng, công tác tuyên truyền đã tạo được sự chuyển biến nhận thức toàn xã hội, ứng dụng KHKT cũng như nghiên cứu khoa học ngày một có bước tiến lên, nhiều loại dịch bệnh đã được khống chế, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi được ngăn chặn không để xâm nhập vào Việt Nam.

Việt Nam là điểm sáng về tiêm chủng mở rộng thể hiện ở: So với năm 1985, khi bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng đến nay tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi uống vắc xin trong chiến dịch những ngày tiêm chủng trong toàn quốc đạt trên 99%, tỷ lệ trẻ mắc sởi giảm 47 lần Việt nam đã tổ chức thành công chiến dịch quốc gia tiêm vắc xin sởi cho 15.112.779 trẻ

em từ 9 tháng đến mười tuổi trong toàn quốc, đạt tỷ lệ trên 99% trẻ em đối tượng được tiêm vác xin mũi 2 sởi (1).

Các con số trên cho thấy chất lượng các chương trình chiêm chủng ngày một cải thiện

và nâng cao.Việt Nam tự sản xuất 10/12 vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) quốc gia, qua đó nó cho thấy chúng ta luôn luôn cập nhật ,học hỏi, ứng dụng khoa học và kỹ thuật tiên tiến để tự sản xuất và nâng cao chất lượng vacxin.

Bên cạnh mạnh về tiêm chủng thì Việt Nam đạt mốc giảm 50% số ca nhiễm HIV mới

so với năm 2000 (tổng kết cuối năm 2015) Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết truyền thông

Trang 11

giúp giảm 5.000-6.000 người mắc HIV mỗi năm 100% số huyện áp dụng báo cáo trực tuyến về HIV/AIDS Bên cạnh đó, hoàn thiện phần mềm quản lý bệnh nhân điều trị ARV, bắt đầu triển khai trên diện rộng Số lượng tin, bài và phóng sự truyền hình nhiều nhất từ trước tới nay, trong đó nổi bật truyền thông về huy động nguồn lực cho ARV(3) Qua đó cho thấy công tác truyền thông về phòng chống HIV/AIDS tại nước ta đã tiếp tục được tăng cường ,hơn nữa hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá được củng cố, chất lượng các dịch vụ dự phòng như chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân được nâng cao góp phần to lớn vào chất lượng của chương trình.

Nhược điểm:

Lâu nay cơ chế hoạt động của hệ thống y tế vẫn luôn trong trạng thái bị động Điều này khiến cho việc kiểm soát bệnh và dịch bệnh trở nên khó khăn, điều trị cho bệnh nhân cũng gặp nhiều thách thức Hàng năm vẫn tồn tại hậu quả liên quan đến YTDP như tử vong hoặc tai biến do tiêm chủng: Đặc biệt là vào năm 2014 còn rộ lên dịch sởi tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, mà trên nguyên tắc căn bệnh này có vắcxin phòng ngừa từ năm

2015 Từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2013 đã có 43 trường hợp bị tai biến trong đó có 27 trường hợp tử vong do tiêm Quinvaxem ghi nhận ở nhiều tỉnh trên cả nước (5).

Nguyên nhân là do: quy trình tiêm chủng chưa đúng, CBYT tiêm nhầm vacxin, vacxin chưa an toàn; một số bà mẹ cho rằng vacxin dịch vụ tốt hơn vacxin tiêm mở rộng trong khi 2 loại vacxin đều như nhau, không hiểu rõ lợi ích của việc tiêm chủng đúnh hẹn; khi thấy có trường hợp tử vong hay tai biến do tiêm chủng là không cho con đi tiêm chủng nữa Vậy công tác truyền thông giáo dục sức khỏe chưa thật sự hiệu quả cần được đẩy mạnh,quy trình bảo quản vacxin chưa đảm bảo chất lượng,một số CBYT thiếu và yếu trình độ tay nghề.

Theo nghiên cứu : Đánh giá thực trạng công tác tiêm chủng mở rộng tại Hà Tĩnh cho

trẻ em dưới 1 tuổi năm 2013

Bảng 1 Hiểu biết của bà mẹ về lợi ích của tiêm chủng (n = 600)

Lợi ích của tiêm chủng 78,2

Hiểu đầy đủ 8 bệnh trong

Chương trình TCMR

34,5

Trang 12

Biết đầy đủ lịch tiêm chủng các

Về chất lượng cơ sở vật chất: Hiện vẫn còn 36/63 tỉnh, thành chưa đạt chuẩn quốc gia YTDP về diện tích làm việc, 80% trung tâm YTDP tuyến huyện cần nâng cấp và xây mới.Nguyên nhân do nguồn kinh phí chi cho YTDP trong tổng chi NSNN cho y tế thấp và không ổn định làm cho cơ sở vật chất chưa đảm bảo.Vậy chất lượng công trình chưa cao

để có thể tạo điều kiện cho công tác dự phòng hoạt động tốt và hiệu quả.(6)

Về nhân lực: Từ năm 2007, các phòng y tế, trung tâm YTDP quận, huyện và BVĐK tuyến huyện thành lập trên cơ sở tách ra từ TTYT quận, huyện đã khiến công tác YTDP gặp nhiều khó khăn, nhất là sự thiếu hụt về nhân lực Do chương trình và loại hình đào tạo chưa có sự thống nhất, chậm đổi mới, nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa

có định hướng loại hình đào tạo một cách ổn định, chưa có sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo

và cơ quan sử dụng nhân lực Tài liệu đào tạo chưa được chuẩn hóa trong toàn quốc, chưa chú trọng tính đặc thù riêng biệt của chuyên ngành y học dự phòng Mỗi Phòng y tế chỉ có từ 5-7 cán bộ, nhưng phải phụ trách rất nhiều đầu việc và làm việc trong điều kiện khó khăn Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ cho cán bộ YTDP chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với lao động đặc thù ngành nên rất khó khăn trong thu hút nhân lực có chất lượng tại các tuyến, đặc biệt trong tuyển dụng bác sĩ YTDP tại tuyến cơ sở (7)

Tóm lại số lượng và chất lượng nhân lực chưa cao nên chất lượng làm việc cũng bị ảnh hưởng đến việc cung cấp và chất lượng dịch vụ y tế.

2.2 Trên thế giới

Trên thế giới, theo Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ (CDC) báo động dịch sởi

đang trở lại tại nước này với 102 ca được ghi nhận ở 14 bang chỉ trong tháng 1/2015.Theo nhận định của CDC, bệnh sởi hoành hành là do ngày càng có nhiều người khôngcho con tiêm ngừa Lí do là nhiều người dân Mỹ nói rằng, họ sợ vắc-xin 3 trong 1 phòng

Trang 13

sởi, quai bị và rubella gây tự kỷ, cho dù điều này bị bác bỏ trong nhiều nghiên cứu Hơnnữa, mỗi tiểu bang có quy định khác nhau về việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi Có nhữngnơi coi tiêm vắc xin là một việc hệ trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọingười, trong khi đó, một vài tiểu bang lại cho phép miễn giảm vắc xin vì một vài lí donhư điều kiện y tế hay do thể trạng miễn dịch của từng người.Ở nhiều bang, các bậc phụhuynh viện vào lí do tôn giáo và triết học để tránh không phải tiêm vắc xin cho con em

mình (8) Vậy cơ chế tiêm chủng chưa có sự đồng nhất trong chính sách tiêm chủng của

Mỹ ; công tác truyền thông chưa làm thay đổi nhận thức người dân dẫn đến hiệu quả trong việc giảm số ca mắc và chất lượng phòng bệnh sởi còn kém.

2.3 Giải pháp

"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" – đó chính là lý do ngành Y tế nước nhà cần đặt hệ thống

Y tế dự phòng là trọng tâm phát triển trong tương lai, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng Cụ thể như:

Tập trung ưu tiên đầu tư để tạo bước chuyển toàn diện về tổ chức, nhân lực, tài chính,

cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ chế hoạt động của mạng lưới y tế dự phòng, nâng cao chất lượng và hiệu quả Đẩy mạnh các họat động y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu phù hợp với tình hình mới, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ CSSK cơ bản có chất lượng, chủ động phòng chống các bệnh dịch xâm nhập từ bên ngoài, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm, dập dịch kịp thời không để dịch bệnh lớn xảy ra, từng bước kiểm soát các yếu tố có hại đến sức khỏe, phòng chống các bệnh không lây nhiễm có hiệu quả.Đổi mới công tác đào tạo cán bộ y tế, phát triển nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý an toàn thực phẩm Tăng cường đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật để sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị trong nước có chất lượng với giá cả hợp lý.

Truyền thông nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người dân trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng

3. Bàn luận tính công bằng trong KCB

Trang 14

3.1 Tại Việt Nam

số bệnh viện có tiến hành khảo sát đo lượng thời gian khám bệnh Đặc biệt, việc cải tiếnquy trình khám bệnh đã giảm được thời gian khám bệnh trung bình là 40 phút/ngườibệnh… Những kết quả bước đầu của việc cải tiến quy trình khám, chữa bệnh đã khiến bộmặt khoa khám bệnh các bệnh viện đã có những thay đổi đáng kể, người bệnh không cònphải chờ đợi lâu Tại nhiều bệnh viện, người bệnh có thẻ BHYT không phải đóng tiềntạm ứng, không phải nộp tiền quá nhiều lần và cũng không phải tự in sao nhiều giấy tờnhư trước Các bác sĩ cũng có nhiều thời gian thăm khám hơn, góp phần nâng cao chấtlượng khám, chữa bệnh (9) Vì vậy việc nâng cao chất lượng trong cung ứng dich vụ y tếđồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu của người bệnh về một dịch vụ y tế an toàn, tốt vàđúng lúc giúp sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn với chất lượng dịch vụ y tế cao vàhiện đại

Không những vậy, Bộ y tế đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW

về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giaiđoạn 2001-2010 đạt trên 80% Đến hết năm 2011, 78,8% TYT xã đã thực hiện KCB chonhững người có BHYT Bộ y tế đã tiến hành tổng kết thực hiện Chuẩn quốc gia về y tếgiai đoạn 2001-2010, đồng thời ban hành và triển khai Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giaiđoạn 2011-2020 Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã tăng từ 65,4% năm 2009 lên80,1% năm 2010 Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã mới cho giai đoạn 2011-2020 đã ápdụng từ năm 2011 với ngưỡng cao hơn nên kết quả chỉ số này giảm xuống Công tácCSSKBĐ được từng bước đổi mới, các dịch vụ y tế cho tuyến xã được mở rộng bao gồmthực hiện thí điểm quản lý một số bệnh mạn tính tại cộng đồng như hen, tăng huyết áp,

và phát triển đội ngũ nhân lực y tế tham giai hoạt động CSSKBĐ, đề an mô hình bác sĩ

Trang 15

gia đình đang xây dựng góp phần giảm tải tuyến trên và nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữachất lượng KCB ngay từ tuyến cơ sở (theo Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm2012) Do đó, chất lượng trong DVYT sẽ được đảm bảo tốt nhất để phục vụ cho ngườidân.

Nhược điểm:

Bên cạnh những điểm tốt về mặt chất lượng dịch vụ y tế thì vẫn tồn tại mặt hạn chếnhư việc quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh và TW Là một nước đang phát triển -ViệtNam nằm trong danh sách 33 quốc gia có tỷ lệ giường bệnh thấp nhất trên thế giới, 1giường bệnh/1.000 dân Thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế cho biết,hiện nay tình trạng các bệnh viện công đang quá tải ở mức trầm trọng Công suất sử dụnggiường bệnh luôn ở mức từ 90-110%, bệnh nhân thường phải nằm 2-3 người/giường,thậm chí có nơi tới 4-5 người/giường Trong lúc đó tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân mới ở mức7,4 bác sĩ/ 10.000 người

Ở các bệnh viện tỉnh Thái Bình đều có công suất sử dụng giường bệnh vượt mức múc

từ 50% lên trên 100% với năm 2005 công suất sử dụng giường bệnh chung toàn tỉnh là144% thì năm 2007 tăng lên 171% và năm 2010 công suất ấy tiếp tục tăng lên 190% Tại

6 bệnh viện nghiên cứu số ngày điều trị trung bình/1 giường bệnh/1 năm đều ở mức cao

từ 347-944 ngày/giường bệnh/năm Tại BVĐK tỉnh trung bình 1 ngày bác sĩ khám 60,3bệnh nhân, dành 8 phút để khám, tư vấn cho 1 bệnh nhân, tại BV phụ sản, 1 bác sĩ khámtrung bình 32,9 bệnh nhân, dành 14,6 phút cho 1 bệnh nhân (luận án tiến sĩ- Thực trạng quá tải ở bệnh viện các tuyến và mối liên quan với hoạt động khám chữa bệnh của TYT

xã tại tỉnh Thái Bình năm 2012). Còn theo Bộ trưởng BYT năm 2013 đã quyết định số1313/QĐ-BYT ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh ở khoa khám bệnh các bệnhviện và đưa ra chỉ tiêu đến năm 2015 mỗi bàn khám chỉ có tối đa 50 người/ngày và đến

2020 còn 35 người bệnh/ngày để từ đó người thầy thuốc có thời gian hỏi bệnh, thămkhám chỉ định cận lâm sàng và kê đơn

Bảng 2 Thực trạng giường bệnh tại các BV công lập năm 2008

kế hoạch

Giườngthực tế

Tỷ lệ tăngthêm(lần)

Tỷ lệ %tăng

Trang 16

3 Toàn tỉnh 1885 2755 1,46 46,2

Từ đó, ta thấy rằng tình trạng quá tải tại một bệnh viện tỉnh là như thế này thì liệu rằngcác bệnh viện tuyến TW thì nó còn khủng khiếp hơn bao nhiêu lần Chính tình trạng quátải này lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng của dịch vụ y tế khi người dân đến khám chỉ cómấy phút đồng hồ và sức khỏe của họ có được đảm bảo khi được KCB tại các CSYT Vìvậy, nguyên tắc chất lượng là rất quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ y tế đến mọingười

3.2 So sánh trên thế giới

Đặc biệt ở Cuba để nâng cao chất lượng trong dịch vụ y tế họ đã thiết lập một mô hình

cơ sở khám chữa bệnh 3 cấp theo khu vực địa lí gồm: phong khám của bác sĩ gia đình,phòng khám đa khoa và bệnh viện Đầu tiên người dân sẽ được bác sĩ gia đình khám vàchữa trị sau đó tùy trường hợp có thể chuyển đến phòng khám đa khoa để tiếp tục điều trịnếu cần và nếu tình trạng nghiêm trọng hoặc phức tạp, bệnh nhân mới được chuyển đếnbệnh viện Nhờ sự phân bổ hợp lí của mô hình 3 cấp mà hệ thống y tế Cuba hoạt độngchất lượng, hiệu quả với chi phí thấp đáng ngạc nhiên Chẳng hạn khi một cơn bão hoặcdịch bệnh xảy ra, bác sĩ gia đình biết rõ mọi người trong khu phố nên có thể hỗ trợ tứcthì Bằng cách này, Cuba đã giảm số người nhiễm AIDS xuống còn khoảng 200, trongkhi New York (có số dân tương đương Cuba) có đến 43.000 người nhiễm AIDS (10).Như chúng ta đã biết Việt Nam và Cuba đều là các nước đang phát triển vậy mà chấtlượng của dịch vụ y tế của họ tốt hơn ta rất nhiều từ đó chúng ta nên học tập họ để có thểnâng cao hơn nữa chất lượng để mang lại dịch vụ y tế tốt nhất cho người dân như Cuba

đã làm

3.3 Giải pháp

Bên cạnh những ưu nhược điểm thì ta cần tìm ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao, cải thiệnchất lượng dịch vụ y tế Và để tiếp tục nâng cao chất lượng dich vụ y tế ấy, giảm quá tải bệnhviện tuyến trên, đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân, cần thiếttiếp tục tăng cường thực hiện, nhân rộng mô hình bệnh viện vệ tinh, tiếp tục thực hiện các giảipháp giảm quá tải tải bệnh viện,đặc biệt cần có sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương Bên cạnh đó, chúng ta nên liên tục đầu tư nhiều hơn với việcquy trình khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi và tăng thời gian khám bệnh cho người dân.Không những thế, biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển giao kĩ thuật và chuyên môngiữa các tuyến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Hơn nữa chúng ta cần hoàn thiện hơn hệthống y tế cơ sở trên cơ sở gắn với mô hình bác sĩ gia đình bảo đảm phù hợp với tính chất, đặcđiểm từng vùng,miền Chúng ta cần thiết lập hệ thông quản lý chất lượng trong KCB đặc biệtchú ý đến việc hình thành các đơn vị quản lý chất lượng trong cơ sở khám, chữa bệnh đồng thời

Ngày đăng: 25/04/2018, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w