1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp "công tác kế toán tại Công ty cổ phần Sơn Nam"

96 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Em xin trình bày những nộidung cơ bản gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Sơn Nam Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Công ty cổ phần Sơn Nam Phần 3: Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty TNHH Công ty cổ phần SơnNam Do thời gian và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên báo cáo của em sẽ khôngtránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp để bản báocáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAM SƠN 7

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 7

1.1.1 Sơ lược về công ty 7

1.1.2 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty 7

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 9

1.2.1 Chức năng của Công ty 9

1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty 10

1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm 10

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty 12

1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 14

1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 14

1.5.2 Chế độ kế toán tại công ty 15

1.5.3 Phương pháp kế toán tại Công ty 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÉ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM SƠN 18

2.1 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 18

2.1.1 Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương 18

2.1.2 Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 21

2.1.3 Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22

2.2 Thực trạng công tác kế toán vật tư tại Công ty cổ phần Sơn Nam 22

2.2.1 Phương pháp tính giá vật tư 22

2.2.2 Quy trình kế toán vật tư 23

2.2.3 Tổ chức kế toán vật tư 24

2.3 Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định 24

Trang 2

2.3.1 Phương pháp tính nguyên giá tài sản cố định, phương pháp trích khấu hao

TSCĐ 24

2.3.2 Quy trình tài sản cố định 26

2.3.3 Tổ chức kế toán tài sản cố định 28

2.4 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 28

2.4.1 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 28

2.4.2 Quy trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 29

2.4.3 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 30

2.5 Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 31

2.5.1 Phương pháp tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 31

2.5.2 Quy trình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 32

2.5.3 Tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 33

2.6 Thực trạng kế toán thuế GTGT tại công ty 33

2.6.1 Phương pháp tính thuế GTGT 33

2.6.2 Quy trình kế toán thuế GTGT 34

2.6.3 Tổ chức kế toán thuế GTGT 34

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM SƠN 36

3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty cổ phần Sơn Nam 36

3.1.1 Những kết quả đạt được 36

3.1.2 Hạn chế tồn tại 38

3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty 39

KẾT LUẬN 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 44

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty 11

Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý của Công ty 12

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 14

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán của hình thức Nhật ký chung 16

Sơ đồ 2.1: Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 21

Sơ đồ 2.2: Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 23

Sơ đồ 2.3: Quy trình tài sản cố định 26

Sơ đồ 2.4: Quy trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 29

Sơ đồ 2.5: Quy trình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 32

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 1.1: Trích Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2014, 2015 8

Biểu 2.1: Bảng thể hiện hệ số chức vụ tại công ty 19

Biểu 2.2: Bảng lương cơ bản và lương theo hợp đồng của phòng Hành chính -Quản trị Tháng tháng 12 năm 2016 44

Biểu 2.3: Bảng chấm công 45

Biểu 2.4: Bảng thanh toán tiền lương 46

Biểu 2.5: Bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I 47

Biểu 2.6: Phiếu chi 48

Biểu 2.7: Hợp đồng giao khoán nội bộ 49

Biểu 2.8: Đề nghị tạm ứng lương công trình 51

Biểu 2.9: Hợp đồng thuê khoán mùa vụ 52

Biểu 2.10: Bảng thanh toán lương công nhân hợp đồng thời vụ 54

Biểu 2.11: Hợp đồng giao khoán nội bộ 55

Biểu 2.12: Đề nghị tạm ứng lương công trình 57

Biểu 2.13: Hợp đồng thuê khoán mùa vụ 58

Biểu 2.14: Bảng thanh toán lương công nhân hợp đồng thời vụ 60

Biểu 2.15: Biên bản nghiệm thu thanh toán 61

Biểu 2.16: Bảng thanh toán tiền lương trực tiếp cho lao động công ty 62

Biểu 2.17: Bảng thanh toán tiền lương toàn công ty 63

Biểu 2.18: Bảng thanh toán tiền lương toàn công ty 64

Biểu 2.19: Sổ chi tiết TK 334.1 65

Biểu 2.20: Sổ cái TK 334 67

Biểu 2.21: Sổ chi tiết TK 338 69

Biểu 2.22: Sổ cái TK 338 71

Trang 5

KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Sau những năm chuyển đổi nền kinh tế, với sự áp dụng cơ chế quản lý kinh tế mớithay cho cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thì hệ thống cơ sở hạ tầng củanước ta đã có sự phát triển vượt bậc Đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước làngành xây dựng cơ bản - một ngành mũi nhọn thu hút khối lượng vốn đầu tư của cả nước.Thành công của ngành xây dựng trong những năm qua đã tạo tiền đề không nhỏ thúc đẩyquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Với một sinh viên khoa kế toán, việc tìn hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ cũng như cáchoạt động cụ thể của bộ máy kế toán là vô cùng cần thiết Qua thời gian thực tập tại Công

ty cổ phần Sơn Nam được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫntận tình của thầy cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán tại công ty em đã có đượcnhiều thu hoạch bổ ích về công tác kế toán tại doanh nghiệp Em xin trình bày những nộidung cơ bản gồm 3 phần:

Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Sơn Nam

Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Công ty cổ phần Sơn Nam

Phần 3: Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty TNHH Công ty cổ phần Sơn Nam

Do thời gian và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên báo cáo của em sẽ khôngtránh khỏi những sai sót Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp để bản báocáo được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng năm 2017

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAM SƠN

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1.1.1 Sơ lược về công ty

1 Công ty cổ phần Sơn Nam thuộc hình thức công ty cổ phần, hoạt động theo luậtdoanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam

2 Tên công ty: Công ty cổ phần Sơn Nam

3 Tên tiếng anh: SON NAM JOINT STOCK COMPANY

4 Tên viết tắt: SONACO

5 Trụ sở công ty: Số 26- Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định

Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty ngày càng đổi mới và phát triển hơn,được các chủ đầu tư và các đơn vị thiết kế tín nhiệm đánh giá cao về chất lượng cũng nhưtiến độ thi công Trải qua các bước thăng trầm cùng với sự phát triển của nền kinh tế vàcác chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ Công ty không ngừng phát triển đầu tư và

mở rộng hoạt động kinh doanh

Từ một xí nghiệp xây dựng với quy mô nhỏ, vốn điều lệ còn ít, số lượng lao động,ngành nghề kinh doanh còn hạn hẹp, trang thiết bị máy móc còn thiếu thốn, không đồng

bộ, đến nay số vốn điều lệ của công ty đã tăng lên gấp nhiều lần, giải quyết vấn đề việclàm cho nhiều người lao động, ngành nghề kinh doanh của Công ty cũng được mở rộng,doanh thu năm sau cao hơn năm trước Công ty đã và đang nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ cho đội ngũ công nhân viên, đầu tư máy móc, trang thiết bị, công nghệ mới

1.1.2 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty

Vậy, với đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp cũng như đặcđiểm bộ máy sản xuất kinh doanh đã nêu trên, doanh nghiệp đã đạt số liệu về tình hình kếtquả hoạt động kinh doanh.như sau:

Trang 8

Biểu 1.1: Trích Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2014, 2015

12 Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp hiện hành 98.648.604 131.411.656 32.763.052 33,2

13 Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp 465.057.705 619.512.092 154.454.387 33,2

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

Nhận xét:

Doanh thu và thu nhập: Doanh thu và thu nhập năm 2015 so với năm 2014 tăng

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 so với năm 2014 tăng42.362.318.242 đ tương ứng tăng 32,3 % chủ yếu là do sự gia tăng doanh thu trong hợpđồng xây dựng

Trang 9

+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2015 so với năm 2014 tăng 46.333.200 đtương ứng tăng 70,3% từ lãi tiền gửi, tiền cho vay.

+ Thu nhập khác năm 2015 so với năm 2014 giảm 217.022.534 đ tương ứng giảm98,7% là do trong năm 2015 công ty ít xảy ra các hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản

Chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí SXKD năm 2015 so với năm 2014 tăng :

+ Giá vốn hàng bán năm 2015 so với năm 2014 tăng 41.992.421.510 đ, tương ứngtăng 33,8% Mặc dù giá vốn hàng bán tăng nhưng điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì công

ty đã hoàn thành nhiều hợp đồng xây dựng hơn trong năm 2014

+ Chi phí hoạt động tài chính năm 2015 so với năm 2014 tăng 250.619.434 đchủyếu là do trả lãi tiền vay để mở rộng sản xuất kinh doanh

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2015 so với năm 2014 giảm 111.233.537 đtương ứng giảm 2,9%

Lãi gộp và lãi ròng: Lãi gộp và lãi ròng cũng tăng dần qua từng năm:

+ Lãi gộp năm 2015 so với năm 2014 tăng 82.037.068 đ, tương ứng tăng 12,3%+ Lãi ròng năm 2015 so với năm 2014 tăng 154.454.387 đ tương ứng tăng 33,2%

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

1.2.1 Chức năng của Công ty

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

Chi tiết: Xây dựng công trình công nghiệp, thủy lợi sân bay, bến cảng; các côngtrình điện; các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường; các công trình thông gió,cấp nhiệt, điều hòa không khí, đường dây và trạm biến sáp đến 35KV

- Xây dựng nhà các loại

- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

- Xây dựng công trình công ích

- Phá dỡ

- Chuẩn bị mặt bằng

- Lắp đặt hệ thống điện

- Lắp đặt hệ thống cấp thoáy nước, lò sưởi và điều hòa không khí

- Hoàn thiện công trình xây dựng

- Hoạt động thiết kế chuyên dụng (Chi tiết: Trang trí nội, ngoại thất các công trình)

Trang 10

- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong cáccửa hàng chuyên doanh

- Bán buôn kim loại và quặng kim loại (Chi tiết: Bán buôn sắt, thép)

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng; Bán buônmáy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (Máy phát điện; động cơ điện, dây điện và thiết bịkhác dùng trong mạch điện)

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty

- Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinhdoanh

- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và cung cấp các sản phẩm xây dựng, sản phẩm xâylắp, công trình di tích lịch sử, văn hóa cho khách hàng

- Chủ động cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt chất lượng cao vàhiệu quả

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế, cơ sở khác của nghành và các đơn

vị liên doanh liên kết áp dụng các biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng sản phẩmngành xây lắp

- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với cơ quan cấp trên và đối với Nhà nước

1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm

Do chức năng chủ yếu của Công ty là xây lắp các công trình do vậy sản phẩm củacông ty cũng mang đặc thù của nghành xây lắp, như sản phẩm đơn chiếc, cố định tại chỗ,quy mô lớn, kết cấu phức tạp, các điều kiện của sản xuất phải di chuyển theo địa điểm lắpđặt sản phẩm Sản phẩm xây lắp phải thi công trong thời gian dài, quy trình thi công phảichịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết

Cũng như những công ty xây lắp khác, Công ty cổ phần Sơn Nam luôn coi trọngquy trình sản xuất sản phẩm xây lắp để tạo ra được các công trình có chất lượng cao Tổ

Trang 11

chức sản xuất của Công ty được thực hiện theo một quy trình khép kín bao gồm nhiều giaiđoạn Mỗi giai đoạn là một mắt xích quan trọng liên kết với nhau Có thể tóm tắt quy trìnhcông nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

Giai đoạn 1: Đầu thầu và ký kết hợp đồng

Thông qua đầu thầu hoặc chỉ định đấu thầu Công ty đứng ra nhận thầu công trình

Giai đoạn 2: Tổ chức thi công

 Đơn vị tổ chức khảo sát và thiết kế thi công

 Lập dự toán thi công

 Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã ký kết Công ty đã tổ chứcthi công để tạo sản phẩm Giải quyết mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí máy mócthiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư, tiến hành xây dựng và hoàn thiện Công trìnhđược hoàn thiện dưới sự giám sát của Chủ đầu tư công trình hoặc nhà thầu chính về mặt

kỹ thuật và tiến độ thi công

Giai đoạn 3: Nghiệm thu và bàn giao công trình

 Các phòng ban chức năng tiến hành nghiệm thu theo quy định và chỉ tiêu chấtlượng sản phẩm của công ty

Tìm kiếm thông tin mời thầu

Khảo sát thị trường

Tham gia đấu thầu

Nhận thầu

và ký kết hợp đồng

Khảo sát thiết kế

Lập dự toán thi công

Thi công và giám sát chất lượng

Nghiệm thu sản phẩm hoàn thành

Chủ đầu tư nghiệm thu

và nhận công trình bàn giao

Trang 12

 Đối tác nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư

 Lập quyết toán công trình, trình duyệt quyết toán và đôn đốc thu hồi vốn

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty

Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý của Công ty

(Nguồn: Phòng Hành chính) Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

- Đại hội đồng cổ đông: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản

trị, thành viên Ban kiểm soát, quyết định sửa đổi, bổ sung vốn Điều lệ công ty trongtrường hợp cần thiết, tổ chức lại, giải thể…

- Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, các

phương án và dự án đầu tư của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, giám sát, chỉ đạo hay cáchchức, đối với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác, trình báo cáo quyết toán hàngnăm lên Đại hội đồng cổ đông

- Ban kiểm soát: Giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong công việc quản lý

và điều hành, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó giám đốc Ban kiểm soát

Phòng kỹ

thuật

Phòng kế toán

Phòng hành chính

Phòng kinh doanh

Trang 13

nhiệm vụ được giao, điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức công tác kế toán, thống kê

và lập báo cáo tài chính của công ty

- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty và

chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của công ty

- Phó giám đốc: Là tham mưu cho Giám đốc trong các công việc thuộc kỹ thuật,

khoa học công nghệ và hoạt động kinh doanh của công ty

- Phòng kỹ thuật: Tham gia quản lý kỹ thuật, giám sát chất lượng công trình,

quản lý tiến độ, biện pháp thi công và an toàn lao động Lập hồ sơ dự thầu và đấu thầu,thực hiện việc kiểm tra khối lượng dự toán, quyết toán công trình, sự chuẩn bị mặt bằngthi công của các đơn vị, thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ thi công

- Phòng kinh doanh: thực hiện quản lý công tác đấu thầu, quản lý hợp đồng xây

lắp, quản lý kinh tế đồng thời theo dõi và quản lý việc mua, bảo quản, sử dụng vật tư,thiết bị cung cấp cho công trình

- Phòng kế toán: tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tài chính kế

toán, kiểm tra giám sát công tác kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và dàihạn theo kế hoạch sản xuất của công ty, trình Giám đốc phê duyệt

- Phòng hành chính: quản lý nhân sự, sắp xếp tổ chức, quản lý, bồi dưỡng cán

bộ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động Phối hợp với phòng kế toánxây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương và thưởng theo quy định của Nhànước Xây dựng chương trình thanh tra, kiểm soát nội bộ Theo dõi tiếp nhận và xử lý cácđơn khiếu nại, tố cáo

- Các phân xưởng, tổ đội sản xuất: Trực tiếp hoạt động và thi công công trình,

chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thi công, mỹ thuật, kỹ thuật của công trình

- Đội vận tải: Chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên liệu, vật liệu mua về hoặc

vận chuyển từ kho của Công ty tới chân công trình theo đúng nhiệm vụ được giao Đảmbảo an toàn về người và của trong quá trình vận chuyển

1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty

1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Hiện nay bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu tập trung Theo hìnhthức này, tại các đội, các xí nghiệp xây dựng không có tổ chức hệ thống sổ sách và bộmáy kế toán riêng mà toàn bộ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty đều được hạchtoán tập trung tại phòng kế toán Kế toán trưởng là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo toàn

bộ nhân viên trong phòng kế toán

Trang 14

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận, các phần hành kế toán trong bộ máy kế toán của Công ty

- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác tổ chức kế

toán, có trách nhiệm kiểm tra giám sát tình hình hoạt động tài chính kế toán, kết quả sảnxuất kinh doanh và tình hình thu nộp cho NSNN, tổng hợp các số liệu kế toán để ghi sổ,lập báo cáo kế toán

- Kế toán tổng hợp, thuế: tổng hợp, chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thuế

đầu vào và đầu ra trong suốt quá trình hoạt động SXKD, lập các báo cáo tài chính hàng

năm để quyết toán với các cơ quan tài chính, thuế của Nhà nước

- Kế toán vật tư và Tài sản cố định: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư,

nguyên vật liệu cho công trình trên phần mềm Theo dõi tình hình biến động tăng giảm,tình hình hao mòn, tính trích và phân bổ khấu hao Tài sản cố định

- Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán: theo dõi thu, chi tiền mặt,

giao dịch với ngân hàng và các đối tác khác Lập hồ sơ phục vụ cho công tác đấu thầu.Theo dõi và thanh toán công nợ cho các đội thi công công trình Đôn đốc thanh toán cáckhoản tạm ứng, nợ phải thu, phải trả khác

Kế toán vật tư và TSCĐ

Kế toán tổng hợp, thuế

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Thủ quỹ

Kế toán thống kê các đội

Kế toán trưởng

Trang 15

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: tổng hợp các chứng từ có

liên quan và tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty cũng như các khoản tríchtheo lương

- Thủ quỹ: có nhiệm vụ giữ tiền mặt, làm công tác tiếp nhận chứng từ thu chi tiền

mặt, tiền gửi, thanh toán và lập báo cáo tình hình sử dụng quỹ tiền mặt, sổ nhật ký quỹ lên

kế toán trưởng

- Kế toán thống kê các đội: thực hiện hạch toán theo các quy định quản lý tài

chính của công ty và chịu sự chỉ đạo của các bộ phận kế toán bên trên như: tiến hànhchấm công cho công nhân ở các tổ đội để gửi lên kế toán tiền lương

1.5.2 Chế độ kế toán tại công ty

- Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTCban hành ngày 14/9//2006 của Bộ tài chính và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày31/12/2009 của Bộ Tài Chính

- Niên độ kế toán từ ngày 01/01 đến ngày 31/12

- Đơn vị tiền tệ áp dụng: VNĐ ( Việt Nam Đồng)

1.5.3 Phương pháp kế toán tại Công ty

- Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp khấu hao Tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho cuôí kỳ: Theo phương pháp Nhập trước Xuất trước

-+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty theo quy định chung bao gồm 4 khâu:+ Lập chứng từ theo các yếu tố của chứng từ (hoặc tiếp nhận từ bên ngoài vào) tùytheo nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh mà sử dụng chứng từ thích hợp

+ Kiểm tra chứng từ: Khi nhận chứng từ phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp vàhợp lý của chứng từ

+ Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán

+ Lưu chữ và hủy chứng từ: Chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi sổ đồng thời là tàiliệu lịch sử của DN Vì vậy sau khi ghi sổ và kết thúc kỳ hạch toán chứng từ được chuyểnvào lưu chữ, đảm bảo an toàn, khi kết thúc hạn lưu chữ chứng từ được đem hủy

- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung

Trang 16

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán của hình thức Nhật ký chung.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

- Sổ cái: Mở cho từng TK tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng trong

đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ Sổ cái được ghi theo sốphát sinh bên có của từng TK chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ sổ Nhật kýchung và Nhật ký đặc biệt

- Bảng kê: Được sử dụng cho một số đối tượng cần bổ sung chi tiết như bảng kê,ghi nợ TK 111, TK 112, Bảng kê theo dõi hàng gửi bán … trên cơ sở số liệu phản ánh ởbảng kê, cuối tháng ghi vào sổ có liên quan

- Bảng phân bổ: Sử dụng với những tài khoản chi phí phát sinh thường xuyên, cóliên quan đến nhiều đối tượng phải phân bổ (tiền lương, CCDC…) Các chứng từ gốc

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 17

trước hết tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng dựa vào bảng phân bổ chuyển vào sổNhật ký chung.

- Sổ chi tiết: Dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần hạch toán chi tiết

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÉ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

NAM SƠN 2.1 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.1.1 Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương

Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động tínhtheo thời gian làm việc thực tế và mức lương theo trình độ lành nghề chuyên môn, tínhchất công việc…của mọi lao động Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối vớingười làm công tác quản lý, còn đối với công nhân sản xuất chỉ áp dụng ở những bộ phậnlao động bằng máy móc thết bị là chủ yếu hoặc những công việc không thể tiến hành địnhmức một cách chặt chẽ và chính xác hay vì tính chất của sản phẩm sẽ không đảm bảođược chất lượng của sản phẩm

Lương thời gian được xác định dựa trên mức lương hệ số theo quy định của nhànước và thời gian thực tế làm việc của người lao động

Tất cả người lao động ở các phòng ban trong công ty đều được hưởng lương theothời gian

Trang 18

Số ngày làm việc trong tháng theo quy

định (24 ngày)

Công ty không áp dụng trả lương làm thêm giờ, do đặc thù của công việc tư vấnnên không quy định mức lương làm ngoài giờ, do đó những người có trách nhiệm quản lýcác phòng ban sắp xếp, bố trí công nhân viên hoàn thành công việc trong giờ quy định

Các khoản khấu trừ vào lương: công ty áp dụng theo quyết định số BHXH ngày 25/10/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định về mức đóng bảohiểm từ năm 2014 trở đi như sau:

1111/QĐ- BHXH trừ 8% lương cơ bản(lương tính bảo hiểm )

 BHYT trừ 1,5% lương cơ bản

 BHTN trừ 1% lương cơ bản

 Thuế TNCN trích theo từng mức quy định của nhà nước

LCB = Lương tối thiểu của nhà nước x (hệ số lương + hệ số chức vụ)

Theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng mới đốivới NLĐ làm việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan

tổ chức có thuê mướn lao động thì mức lương tối thiểu của vùng I là 3.100.000đồng/tháng Mức lương tối thiểu chung để tính lương cơ bản là 1.150.000 đồng/tháng

Hệ số lương phụ thuộc vào cấp bậc, tính chất công việc, số năm kinh nghiệm vàtrình độ của lao động (đại học, cao đẳng, trung cấp…)

Dưới đây là bảng thể hiện hệ số chức vụ mà cán bộ, CNV trong công ty đượchưởng

Biểu 2.1: Bảng thể hiện hệ số chức vụ tại công ty.

Trang 19

Theo quy định của công ty, bộ phận hưởng lương thời gian được công ty hỗ trợtiền ăn ca tại công ty là 20.000đ/ người/ ngày từ thứ 2 đến thứ 6.

Trong quy chế công ty thì có 2 mức lương chính bao gồm lương cơ bản và lươngtheo hợp đồng/ tháng Sau đây là ví dụ

Cách tính lương chị Nguyễn Thị Thùy Vân trong công ty:

Trong tháng 12/2016, Chị Nguyễn Thị Thùy Vân trưởng phòng Hành chính - Quảntrị đi làm đủ 26 ngày công thì lương tháng của chị là số tiền đúng với lương theo hợpđồng là 6.000.000 đồng

Khoản phụ cấp ăn trưa chị được nhận là : 26 *20.000 =520.000 đồng

Các khoản trừ vào lương:

BHXH = 4.462.000 * 8% =356.960 đồng

BHYT = 4.462.000 * 1.5% = 66.930 đồng

BHTN = 4.462.000 * 1% = 44.620 đồng

Tổng các khoản trừ vào lương của chị trong tháng 01 là: 630.000 đồng

Mức tiền lương của chị chưa phải chịu thuế thu nhập cá nhân nên lương thực lĩnhcủa chị trong tháng 01 là (6.000.000 520.000 – 468.510) = 6.519.531đồng Tuy nhiênngười lao động sẽ được hưởng số tiền này trong hai kỳ tạm ứng Sau đây là các chứng từlương của phòng Hành chính – Quản trị trong tháng 12 năm 2016

Công ty áp dụng hình thức tính lương khoán này đối với công nhân trực tiếp sảnxuất và có hợp đồng giao khoán cụ thể cho từng công trình Trong hợp đồng giao khoán

đã quy định tỷ lệ khoán lương cho bộ phận lao động trực tiếp tham gia vào hợp đồng Khihợp đồng hoàn thành bàn giao, được bên A chấp nhận nghiệm thu và thanh toán, căn cứvào đó kế toán tính toán lương khoán cho lao động trực tiếp

Đối với một hợp đồng cụ thể, lao động trực tiếp tham gia bao gồm lao động trongdanh sách và lao động ngoài danh sách Lương công nhân trực tiếp trong công ty nhậnhàng tháng mang tính chất tạm ứng vì công ty đã thực hiện giao khoán đối với từng côngtrình, nên sau khi thực hiện xong công trình mới tiến hành tính toán thực tế chi phí tiềnlương, trừ đi khoản tạm ứng đã lĩnh tạm ứng thì phần còn lại là phần công nhân trực tiếpđược lĩnh tiếp Lao động ngoài danh sách là lực lượng lao động được công ty thuê theohợp đồng lao động thời vụ để thực hiện các công việc phụ cho các hoạt động sản xuất

Trang 20

hoặc các hợp đồng thuê chuyên gia Chi phí nhân công trực tiếp cho lực lượng lao độngnày căn cứ vào hợp đồng thuê khoán để tính toán.

Tỷ lệ chi phí lương trực tiếp tính cho từng công trình thì tùy theo tính chất côngviệc được nhận là khoan khảo sát địa chất, tư vấn hay thiết kế giám sát Tỷ lệ này thườngchiếm khoảng 25 – 50% giá trị của một hợp đồng giao khoán nội bộ

Khi hợp đồng khoán được ký kết, căn cứ vào yêu cầu sản xuất của từng giai đoạn

và khả năng tài chính của công ty để phân kỳ tạm ứng cho các đợn vị Sau lần tạm ứngđầu tiên, bên giao khoán sẽ tiếp tục tạm ứng cho bên nhận khoán, bên nhận khoán cótrách nhiệm gửi các chứng từ thanh toán cho bên giao khoán thì mới được tạm ứng tiếp.Đối với tạm ứng lương công trình thì phải có giấy đề nghị tạm ứng lương công trình Sauđây là giấy đề nghị tạm ứng lương công trình đối với công nhân trực tiếp trong công ty:

2.1.2 Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Sơ đồ 2.1: Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Trang 21

Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận, phòng ban, công trìnhphản ánh vào phần ghi Có TK 334 trên sổ chi tiết Căn cứ vào các chứng từ liên quan đểkhấu trừ vào thu nhập của công nhân viên, ghi vào phần phát sinh Nợ TK 334 trên sổ chitiết Cuối tháng cộng sổ chi tiết TK 334 cho từng bộ phận, phòng ban, công trình để ghi

sổ tổng hợp chi tiết TK 334

Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận, phòng ban, công trình,xác định các khoản theo lương, tính vào vào chi phí, ghi phát sinh Có TK 338 Căn cứ vàophiếu chi tiền mặt, giấy báo Nợ của ngân hàng và một số chứng từ chi khác, ghi Nợ TK

338 trên sổ chi tiết Cuối tháng cộng sổ chi tiết TK 338 để ghi sổ tổng hợp chi tiết TK338

Chứng từ gốc về tiền lương, CT thanh toán

Bảng phân bổ tiền

lương, BHXH

NHẬT KÝ CHUNG

Sổ chi tiết các TK

334, 338

SỔ CÁI các TK 334, 338

Sổ tổng hợp chi tiết các TK 334, 338

BẢNG CÂN ĐỐI

SỐ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNHBảng thanh toán

lương

Trang 22

Căn cứ vào sổ chi tiết các TK 334, 338 để ghi sổ tổng hợp chi tiết Mỗi bộ phận,phòng ban, công trình được ghi một dòng trên sổ tổng hợp chi tiết Cuối tháng cộng sổtổng hợp chi tiết các TK 334, 338 Sổ tổng hợp chi tiết để đối chiếu với sổ Cái các TK

334, 338

2.1.3 Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

 Chứng từ bao gồm: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, phiếu xác

nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng giaokhoán, bảng kê trích nộp các khoản theo lương…

 Tài khoản sử dung: TK 334 “Phải trả người lao động”; TK 338 “Phải trả, phải

nộp khác”…; và các tài khoản khác có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Tính tiền lương phải trả cho công nhân tháng 12 bộ phận gián tiếp công trình

2.2 Thực trạng công tác kế toán vật tư tại Công ty cổ phần Sơn Nam

2.2.1 Phương pháp tính giá vật tư

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty Nguồn nguyên liệu của công ty được sử dụng từ nguyênliệu sản xuất trong nước

Căn cứ theo vai trò của nguyên liệu, vật liệu mà công ty đã phân loại nhưsau:Nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, vật liệu và thiết bị xây dựng cơbản : bao gồm loại vật liệu và thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng

cơ bản

Số lượng và đơn giá nguyên vật liệu để thi công công trình xây dựng được quyđịnh trong thiết kế dự toán Giá này được công ty khảo sát trước và thỏa thuận với bênbán nguyên liệu, vật liệu Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT, bảng kê hóa đơn NVL muavào do đội chuyển lên để nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán máy tại công ty Giá của vậtliệu được tính theo giá thực tế ghi trên hóa đơn GTGT hoặc theo hợp đồng mua bán (baogồm cả chi phí vận chuyển nếu có)

Trang 23

2.2.2 Quy trình kế toán vật tư

Sơ đồ 2.2: Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, phản ánh tình hình biến động củatừng loại vật tư ở từng kho trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất vật tư

 Hàng ngày, khi nhập chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho tiến hành kiểm tratính hợp lý hợp pháp của chứng từ rồi ghi sổ số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho trên cơ

sở các chứng từ đó

 Cuối tháng, thủ kho tính ra tổng số nhập, xuất và tồn cuối kỳ của từng loại vậtliệu trên thẻ kho và đối chiếu số liệu với kê toán chi tiết vật tư

Phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn bán hàng

Nhật ký mua hàng, thu tiền,

chi tiền

NHẬT KÝ CHUNG

Sổ chi tiết các TK

152, 153

SỔ CÁI các TK 153 Sổ tổng hợp nhập, xuất, tồn

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng phân bổ vật

Thẻ kho

Trang 24

Tại phòng kế toán: Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất, kế toán mở thẻ hoặc sổ chitiết vật tư ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật tư.

 Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu

do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ vào sổhoặc thẻ chi tiết vật tư

 Cuối tháng tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại vật tư, đồngthời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật tư với thẻ kho tương ứng Căn

cứ vào sổ kế toán chi tiết vật liệu, kế toán sử dụng số liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhậpxất tồn vật liệu

2.2.3 Tổ chức kế toán vật tư

Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu chi,biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa, bảng kê mua hàng, bảng phân bổnguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

TK sử dụng: TK 152: Nguyên liệu, vật liệu,…

Trích số liệu thực tế: Ngày 1/12, căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0816221, Công ty

cổ phần Sơn Nam đã mua Cát + đá của công ty TNHH xây dựng và vận tải Khoa Hiệu,Nhân viên kế toán tập hợp tất cả các chứng từ trên( hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếuxuất kho…) Căn cứ vào chứng từ gốc (Hóa đơn GTGT, ) Kế toán vật tư tại công ty tiếnhành nhập dữ liệu

2.3 Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định

2.3.1 Phương pháp tính nguyên giá tài sản cố định, phương pháp trích khấu hao

TSCĐ

Tài sản cố định là những tư liệu có giá trị lớn do doanh nghiệp nắm quyền kiểmsoát và sử dụng cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh phù hợp với những tiêu chuẩn sau:

o Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lại từ việc sử dụng tài sản đó;

o Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

o Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;

o Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (theo chế độ hiện hành, nhữngtài sản được coi là tài sản cố định phải có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên)

Tài sản cố định của công ty được phân loại như sau:

Trang 25

- Nhà cửa vật kiến trúc

- Máy móc thiết bị:

- Thiết bị dụng cụ quản lý

- Phương tiện vận tải truyền dẫn

Vì Tài sản cố định là vật mang giá trị lớn, nên giá trị của chúng được chuyển dầnvào quá trình sản xuất xây lắp cũng như quản lý của doanh nghiệp Do đó, Tài sản cố địnhcần phải tính khấu hao

Kế toán khấu hao Tài sản cố định tại công ty

Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị của Tài sản cố định trong suốtthời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó Tại công ty trích khấu hao Tài sản cố định theotháng

Toàn bộ Tài sản cố định của công ty có liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh đều được trích khấu hao và được tính vào chi phí SXKD trong kỳ

Khấu hao Tài sản cố định là một yếu tố chi phí SXKD nên để phục vụ cho công táctập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, sau khi tính được mức trích khấu haocủa từng Tài sản cố định, công ty tiến hành xác định mức khấu hao của từng bộ phận sửdụng Tài sản cố định

Để phản ánh tình hình tăng giảm giá trị hao mòn của toàn bộ Tài sản cố định trongquá trình sử dụng do trích khấu hao Tài sản cố định và những trường hợp tăng, giảm haomòn khác của Tài sản cố định, kế toán sử dụng TK 214- Hao mòn Tài sản cố định

Để việc tính toán mức khấu hao Tài sản cố định phải trích được đơn giản nên công

ty đã áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng ( là phương pháp khấu hao mà mứckhấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của Tài sản cốđịnh)

Mức trích khấu hao NG

=

bình quân năm T

Trang 26

Mức trích khấu hao Mức trích khấu hao BQ năm =

bình quân tháng 12 tháng

Trong đó:

NG: Là nguyên giá của Tài sản cố định( giá trị phải khấu hao)

T sd : Là số năm sử dụng thực tế của Tài sản cố định

Cách xác định giá trị còn lại của Tài sản cố định:

Giá trị còn lại của Tài sản cố định = NG – Hao mòn lũy kế

2.3.2 Quy trình tài sản cố định

Sơ đồ 2.3: Quy trình tài sản cố định

● Quy trình tăng tài sản cố định:

Chứng từ tăng, giảm TSCĐ

NHẬT KÝ CHUNG

Sổ chi tiết TSCĐ cho từng đơn vị

SỔ CÁI các TK 211, 213, 214

Nhật ký thu tiền,

chi tiền

Trang 27

- Sau khi phát sinh hoạt động mua săm làm tăng tài sản cố định phục vụ hoạtđộng sản xuất kinh doanh… thì các bộ phận liên quan sẽ tiến hành lập Biên bản bàn giaotài sản cố định và giao cho kế toán tài sản cố định;

- Kế toán tài sản cố định nhận và ký vào biên bản bàn giao, sau đó chuyển cho kếtoán trưởng ký duyệt;

- Kế toán trưởng sau khi ký vào Biên bản bàn giao sẽ chuyển lại cho bộ phận cần

- Sau khi nhận lại, kế toán tài sản cố định tiến hành lưu giữ chứng từ

● Quy trình giảm tài sản cố định:

- Khi phát sinh nhu cầu thanh lý, nhượng bán làm giảm tài sản cố định trongdoanh nghiệp, các bộ phận liên quan sẽ tiến hành lập biên bản thanh lý, nhượng bán tàisản cố định, sau đó chuyển cho kế toán tài sản cố định;

- Kế toán tài sản cố định sau khi nhận được biên bản thanh lý, nhượng bán sẽ tiếnhành kiểm tra và ký vào biên bản thanh lý tài sản cố định rồi chuyển cho kế toán trưởng;

- Kế toán trưởng xem xét và ký duyệt vào biên bản thanh lý tài sản cố định rồichuyển lại cho bộ phận kế toán tài sản cố định;

- Kế toán tài sản cố định sẽ tiến hành ghi sổ kế toán tài sản cố định, sau đó chuyểnbiên bản cho các bộ phận ké toán liên quan;

- Bộ phận kế toán liên quan sau khi nhận được biên bản sẽ tiến hành ghi sổ kếtoán sau đó sẽ chuyển lại chứng từ cho kế toán tài sản cố định

2.3.3 Tổ chức kế toán tài sản cố định

 Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, Biên bản giao nhận Tài sản cố định, Biên bản thanh lý Tài sản cố định, Biên bản giao nhận Tài sản cố định SCL đã hoàn thành, Biên bản kiểm kê Tài sản cố định, Biên bản đánh giá lại Tài sản cố định

Trang 28

 Tài khoản sử dụng: TK 211 “Tài sản cố định”; TK 214 “Hao mòn tài sản cốđịnh”; các TK chi phí…; và các tài khoản khác liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Trích số liệu thực tế:

Căn cứ hóa đơn số 0824422 ngày 15/12, công ty mua máy phát điện với tổng trịgiá là 171.772.727, thuế GTGT 10% của công ty TNHH Kỹ Thuật Thăng Long

2.4 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

2.4.1 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinhtrong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp

Giá thành của sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí vềlao động sống và lao động vật hoá chi ra để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theoquy định

Các chi phí phát sinh có liên quan đến công trình sẽ được tập hợp trực tiếp chocông trình Còn các chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trìnhthì kế toán sẽ tập hợp và cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ chi phí đó theo những tiêu thức phùhợp Mỗi công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mởriêng các sổ chi tiết chi phí sản xuất

Phương pháp tính giá thành mà Công ty áp dụng là phương pháp giá thành trựctiếp

Giá thành sản = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất

phẩm xây lắp dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ

Trang 29

2.4.2 Quy trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

Sơ đồ 2.4: Quy trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

Vào tuần đầu tiên của tháng tiếp theo, kế toán kho nguyên vật liệu tiếp nhập số liệu

từ phòng kế hoạch, kiểm tra, đối chiếu số liệu nhận được, cập nhật vào hệ thống máy tính

và kết chuyển cho kế toán giá thành cho việc tính giá thành;

Ngay sau khi bảng thanh toán lương hàng tháng được ký duyệt, kế toán tiền lươngcăn cứ vào bảng lương, sẽ hạch toán vào hệ thống máy tính, kết chuyển số liệu cho kếtoán giá thành cho việc tính giá thành;

Sau khi kế toán giá thành nhận được dữ liệu từ các kế toán kho vật tư, kế toán tiềnlương, kế toán thanh toán và kế toán tài sản cố định kết chuyển các chi phí phát sinh trong

kỳ và nhận được thông tin về doanh số bán từng nhóm sản phẩm được sản xuất trong kỳ

kế toán, kế toán giá thành tiến hành phân bổ các chi phí sản xuất chung theo doanh số bán

ra trong kỳ Tập hợp, kết chuyển các chi phí liên quan để xác định giá thành từng nhómsản phẩm

Chứng từ gốc về chi

phí

NHẬT KÝ CHUNG

Trang 30

Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí của vật liệu chính

(đá, xi măng, thép ) cần cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp Khoảnmục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm vật liệu dùng cho chạy máy thi

công Khoản mục này được theo dõi chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình

Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho

số ngày công lao động của công nhân trực tiếp xây lắp và công nhân phục vụ xây lắp (kể

cả công nhận vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng xây lắp) Khoản mụcnày không bao gồm chi phí nhân công trực tiếp lái máy và phụ máy và được theo dõi chitiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Khoản mục chi phí máy thi công: bao gồm khấu hao máy thi công, tiền lương công

nhân lái máy và phụ máy, chi phí nhiên liệu động lực cho việc chạy máy, chi phí sửa chữalớn, nhỏ máy thi công Khoản mục chi phí này được theo dõi chi tiết cho từng công trình,hạng mục công trình

Khoản mục chi phí sản xuất chung: bao gồm những chi phí phục vụ cho sản xuất

nhưng mang tính chất chung cho toàn đội như tiền lương nhân viên quản lý đội, khấu haotài sản cố định dùng cho quản lý đội, chi phí hội họp, tiếp khách, chi phí khác bằng tiền

2.4.3 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

 Chứng từ sử dụng: Số chi tiết, sổ cái các TK 621, TK623, TK 627, TK154

 Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng các TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp”, TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”, TK

627 “Chi phí sản xuất chung”, TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Trích số liệu thực tế: Ngày 05/12, Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng số:

0816214 của Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Công ty cổ phần SơnNam hanh toán tiền thí nghiệm vật tư bổ đê điều công trình với số tiền chưa thuế giá trịgia tăng là 6.580.000đ, thuế gía trị gia tăng 10% Công ty đã thanh toán ngay bằng tiềnmặt Sau khi nhận được hóa đơn kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toánmáy hoặc thanh toán trên cơ sở các hoá đơn chứng từ do kế toán đội mang tới

Trang 31

Đối với :CÔNG TRÌNH Trường Tiểu học II xã Tri Lễ, huyện Văn Quan

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ : 0

Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ : 857.597.188

Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ: 855.991.973Phương pháp tính giá thành mà Công ty áp dụng là phương pháp giá thành trựctiếp

Giá thành sản = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất

phẩm xây lắp dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ

Căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí và xác định chi phí dở dang cuối kỳ, kế toánlập thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp cho từng công trình, hạng mục công trình

Khi nghiệm thu công trình, bàn giao cho chủ đầu tư, được chủ đầu tư chấp nhận

kế toán định khoản trên máy tính:

Nợ TK 632: 857.597.188

Có TK 154 857.597.188

2.5 Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

2.5.1 Phương pháp tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động xây lắp là số chênh lệch giữa doanh thu với giá thành sảnxuất của sản phẩm xây lắp và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổcho các sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kì

Việc xác định kết quả kinh doanh của từng kỳ kinh doanh nhằm xác định xemkết quả kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không, từ đó công ty sẽ có những kếhoạch và phương hướng kinh doanh cho kỳ sau nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại

và phát huy điểm mạnh với mục đích đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, mang lại lợinhuận cho công ty

Việc xác định kết quả kinh doanh tại công ty thường diễn ra vào cuối tháng,cuối quý và cuối năm tổng hợp lại kết quả kinh doanh cho cả năm Sau khi xác địnhkết quả kinh doanh kế toán viên sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý,niên độ kế toán

* Phương pháp xác định kết quả kinh doanh tại công ty:

Doanh thu thuần = doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ

Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán

Trang 32

Lợi nhuận tài chính = doanh thu hoạt động tài chính – chi phí tài chính

Lợi nhuận từ HĐKD = lợi nhuận gộp + lợi nhuận tài chính – chi phí kinh doanhLợi nhuận khác = doanh thu khác – chi phí khác

Lợi nhuận kế toán trước thuế = lợi nhuận thuần từ HĐKD + lợi nhuận khác

2.5.2 Quy trình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Sơ đồ 2.5: Quy trình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, khách hàng nhận hoá đơn từ nhân viênbán hàng và làm thủ tục thanh toán;

Trường hợp khách hàng thanh toán ngay, nhân viên bán hàng nhận tiền từkhách hàng và chuyển cho kế toán bán hàng (Trường hợp khách hàng chưa thanh toán,

kế toán công nợ ghi sổ công nợ);

Sau khi nhận tiền từ khách hàng, kế toán lập phiếu thu và chuyển tiền cùngphiếu thu cho thủ quỹ;

Thủ quỹ nhận phiếu thu, thu tiền và ghi sổ quỹ, sau đó chuyển phiếu thu cho kếtoán để tiến hành ghi sổ kế toán

Hóa đơn GTGT, chứng

từ thanh toán

NHẬT KÝ CHUNG

Sổ tổng hợp chi tiết các TK 511, 515,

711, 811, 911, 421

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNHNhật ký thu tiền, chi

tiền

Trang 33

2.5.3 Tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

 Chứng từ sử dụng : Sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản, doanh thu và chi phí liên quan

 Tài khoản sử dụng: TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, sau đó kết chuyển lãi hoặc lỗ vào TK 421 “lợi nhuận chưa phân phối”

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt trên sáu trăm triệu, chứng tỏdoanh nghiệp đã làm việc hiệu quả và phát triển tốt

Trong đó:

+ Với số Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt trên 6 tỷ, doanhnghiệp đã hoàn thiện được công trình đúng tiến độ và tiết kiệm đc nhiều chi phí về giávốn cần thiết

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt trên bẩy trăm triệu đồng,Doanh nghiệp đã thực hiện tốt về tài chính cũng như quảng bá và đáp ứng được đầu rachất lượng của các công trình

2.6 Thực trạng kế toán thuế GTGT tại công ty

- Là loại thuế gián thu

- Chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dich vụ

- Đánh trên nhiều giai đoạn của quá trình luân chuyển hàng hóa, dịch vụ

- Mang tính trung lập cao

- Mang tính lãnh thổ

* Hạch toán khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Thuế GTGT đầu vào là khoản thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản cốđịnh mua vào dung cho sản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT, là loại thuế gián thu

* Hạch toán ghi nhận các khoản thuế GTGT phải nộp đầu ra

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế GTGT của hàng bán * Thuế suât thuế GTGT

Với Giá tính thuế là giá bán của công trình xây lắp ( Sau khi trừ đi các khoảnmiễn giảm, chiết khấu) cộng với các khoản thuế bổ sung và phụ phí khác

Trang 34

* Hạch toán nộp thuế GTGT:

Nếu cuối tháng, số thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào thì sau khikhấu trừ, DN phải nộp số tiền còn thiếu vào ngân sách Nhà nước, nếu số thuế GTGTđầu ra nhỏ hơn thuế GTGT đầu vào thì số chênh lệch còn lại sẽ được chuyển sangtháng sau để khấu trừ tiếp

2.6.2 Quy trình kế toán thuế GTGT

Các bộ phận kế toán liên quan như kế toán mua hàng, kế toán bán hàng, kế toántiền mặt, tiền gửi ngân hàng sẽ tiến hành lập các chứng từ có phát sinh thuế giá trị giatăng đầu vào, đầu ra;

Cuối tháng, kế toán thuế sẽ căn cứ vào các chứng từ thuế đầu vào, đầu ra đãđược lập từ các bộ phận kế toán khác, sẽ thực hiện thao tác khấu trừ thuế giữa thuế đầuvào và thuế đầu ra;

Sau khi thực hiện việc khấu trừ xong, kế toán thuế sẽ in Bảng kê mua vào, bán

ra và Tờ khai thuế giá trị gia tăng và chuyển cho kế toán trưởng;

Kế toán trưởng sẽ duyệt và ký Bảng kê mua vào, bán ra, tờ khai thuế, sau đóchuyển sang cơ quan thuế

Cơ quan thuế sẽ tiến hành xét duyệt các báo cáo thuế do kế toán của công ty gửilên Nếu không đồng ý sẽ chuyển các báo cáo thuế về cho kế toán của doanh nghiệplập lại và tiến hành xét duyệt lại Nếu chấp nhận các báo cáo thuế này, sẽ chuyển lại co

kế toán của doanh nghiệp để tiến hành nộp thuế

2.6.3 Tổ chức kế toán thuế GTGT

 Chứng từ sử dụng

- Các hóa đơn Công ty xuất cho hàng hóa bán ra (liên 3)

- Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu 01-1/GTGT)

- Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu 01-2/GTGT)

- Tờ khai thuế GTGT hàng tháng (mẫu 01/GTGT)

 Tài khoản sử dụng: TK 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ”; TK 3331

“Thuế giá trị gia tăng phải nộp”…

Trang 35

lập hóa đơn giá trị gia tăng và chuyển cho bên giao thầu Kế toán căn cứ vào hóa đơn

số 0824402 ngày 25 tháng 12 năm 2015 với nội dung: ‘‘ Thanh toán khối lượng hoànthành công trình: ( Hợp đồng số 82/2012HĐ KT-XD ngày 5/7/ 2014) ” và số tiền ghitrên hóa đơn là: 596.634.000 Thuế GTGT 10% Tổng số tiền phải thu của bên giao thầu

là 646.286.400

Trang 36

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN NAM SƠN 3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty cổ phần Sơn Nam

Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy thử thách như hiện nay, tìm được hướng

đi đúng đắn, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, có lãi, tự chủ về tài chính là điều kiệncần để tồn tại một doanh nghiệp Với sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và cán bộcông nhân viên của toàn công ty, công ty đã và đang khẳng định mình trong điều kiệnnền kinh tế thị trường song song với việc xây dựng ngày càng nhiều các công trình cótầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Công ty đã không ngừng mở rộng quy môsản xuất cả chiều rộng và chiều sâu để từng bước chiếm lĩnh thị trường và nâng cao uytín của mình

Đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục của ban lãnh đạo và tập thể công nhânviên công ty Nó trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy quá trình hình thành và pháttriển của công ty Việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường đồng thời thựchiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế của Nhà nước, nên công ty đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước, công ty không ngừngnâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên

Qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chiphí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng tại công ty Công ty cổ phần SơnNam , em xin rút ra nhận xét :

3.1.1 Những kết quả đạt được

*Về tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất

- Bộ máy quản lý (Ban Giám đốc) của Công ty gồm những nhà quản lý có khảnăng lãnh đạo, năng động, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, luôn có những sáng kiếngiải pháp phù hợp, giải quyết nhanh chóng những sự cố xảy ra và kịp thời đưa ranhững chỉ thị, chỉ đạo cho cấp dưới thực hiện

- Công ty xây dựng được mô hình tổ chức quản lý gọn nhẹ, khoa học Đượcchia thành các phòng ban riêng, mỗi phòng ban lại có nhiệm vụ chức năng cụ thể, luôn

hỗ trợ, phối hợp cho nhau tạo nên một sự hoạt động thống nhất trong tổ chức quản lý

- Đội ngũ công nhân viên tại các phòng ban đều có trình độ đại học, cao đẳngnên có chuyên môn cao, các công nhân sản xuất là những người có kinh nghiệm lâu

Trang 37

năm do đó mà đảm bảo được chất lượng công việc được giao cũng như ý thức tráchnhiệm làm việc.

* Về tổ chức hạch toán hạch toán kế toán

- Về cơ cấu bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán tổ chức chuyên sâu, mỗi kế toán có trách nhiệm làm 1 phầnhành nâng cao chất lượng công tác kế toán Các phần hành kế toán có sự phối hợp chặtchẽ Đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao và không ngừng tham gia học hỏi đểnâng cao trình độ cho phù hợp với sự phát triển của ngành kế toán

- Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:

Công ty tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu một cách hợp pháp, hợp lý và hợp

lệ đầy đủ theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính nhằm đảm bảo cho công tác quản

lý chặt chẽ tránh gian lận Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số chứng từ nội bộ theoquy định riêng của công ty, các chứng từ sử dụng được đánh dấu theo từng số hiệu cụthể dùng làm căn cứ ghi sổ, nhờ đó giúp cho công ty kiểm soát tốt các khoản chi phíphát sinh

- Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản:

Để phù hợp với đặc điểm ngành nghề của Công ty thì một mặt Công ty vẫn ápdụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành để đảm bảo tính thống nhấttrong công tác hạch toán kế toán, dễ dàng trao đổi thông tin với doanh nghiệp bênngoài Đồng thời, các tài khoản dụng được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý của công

ty để thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán và tiện theo dõi

- Về hệ thống báo cáo kế toán:

Công ty đã lập đầy đủ hệ thống báo cáo kế toán bao gồm Bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tàichính và nộp cho Nhà nước theo đúng thời gian quy định

- Về sổ sách chi tiết:

Nhìn chung Công ty mở khá đầy đủ các sổ chi tiết, hữu ích rất nhiều cho côngtác theo dõi các khoản chi phí phát sinh và cung cấp thông tin kế toán ở bất cứ thờiđiểm nào trong kỳ

- Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiệnmột cách logic, khoa học với việc đánh giá đúng tầm quan trọng của phần hành kế

Trang 38

toán Chi phí phát sinh đều được tập hợp theo từng khoản mục và theo từng côngtrình- hạng mục công trình tạo điều kiện cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang vàtính giá thành sản phẩm được chính xác.

- Về chi phí NVLTT:

Vật tư mua về được chuyển thẳng ra chân công trình xây dựng là phù hợp vớiđặc điểm của ngành sản xuất xây lắp Với nhu cầu sử dụng vật tư đã được lập trên dựtoán sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong việc thi công liên tục, đáp ứng đúng tiến độthi công công trình Chất lượng của vật tư phần lớn được đảm bảo, nên chất lượngcông trình cũng được nâng cao Các chứng từ được lập theo đúng chế độ kế toán hiệnhành và việc lập các sổ chi tiết NVL giúp Công ty có thể theo dõi tình hình sử dụngNVL và có được sự so sánh giá trị NVL giữa các công trình- hạng mục công trình vớinhau

- Về chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung được hạch toán trên tài khoản 627 và được mở chi tiếtthành tài khoản cấp 2 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp và công tác quản lý.Chi phí SXC được tập hợp cho từng công trình- hạng mục công đảm bảo tính chínhxác của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

3.1.2 Hạn chế tồn tại

Với đặc điểm hoạt động xây lắp là một lĩnh vực hoạt động tương đối phức tạpnên quá trình hạch toán vẫn không tránh khỏi những hạn chế tồn tại những điểm chưahợp lý cần khắc phục để công tác kế toán hoàn thiện hơn

Về công tác quản lý và hạch toán chi phí:

Một số điều kiện khách quan mang lại, kết hợp với một phần yếu tố chủ quan từphía Công ty, nên cũng không tránh khỏi một số yếu kém về quản lý cũng như phầnhành kế toán Vì thế trên thực tế, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại công ty xây dựng cơ bản gặp rất nhiều khó khăn Do vậy công tác hạchtoán nói chung và công tác tính giá thành, tập hợp chi phí nói riêng tại công ty khôngtránh khỏi những hạn chế nhất định

- Chi phí NVLTT:

Khi có nhu cầu về vật tư, Công ty đã giao cho nhân viên của Công ty hoặc giaotrực tiếp cho đội thi công sản xuất để tự mua vật tư theo như dự toán đã được cungcấp Tuy nhiên, khoản chi phí thu mua cũng là đáng kể nếu như các công trình thi công

Trang 39

ở cách xa và khoản này dễ bị khai khống nhằm thu được lời riêng, làm cho chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm tăng Đồng thời, việc thu thập chứng từ và luân chuyểnchứng từ về phòng kế toán công ty chậm dẫn đến việc hạch toán kế toán thiếu tính kịpthời.

- Chi phí NCTT

Các khoản tiền lương, phụ cấp ,… trả cho người lao động và tiền công thuêngoài đều được hạch toán trên TK 334, việc hạch toán như vậy sẽ không cho thấyđược tỷ trọng tiền lương giữa người lao động trong biên chế với nhân công thuê ngoài.Hơn nữa, công ty hiện tại chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của côngnhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí sử dụng máy thi công:

Công ty hiện nay mới chỉ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trên TK6234- chi phí khấu hao máy thi công mà không hạch toán các khoản chi phí thuê ngoàimáy thi công, chi phí nhiên liệu dùng cho MTC

- Chi phí sản xuất chung:

Ngoài các khoản mà Công ty đã hạch toán đúng vào chi phí SXC thì chi phíSXC còn bao gồm cả các khoản chi phí của máy thi công như: chi phí vật liệu, chi phíxăng - dầu, sửa chữa, chi phí thuê ngoài MTC…làm cho khoản mục chi phí SXC tănghơn so với bình thường

Về bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán tại công ty rất vất vả trong việc hạch toán các loại chi phí nhất

là vào lúc tổng hợp cuối kỳ Công ty chỉ có một nhân viên kế toán tổng hợp, như vậy

là quá tải Sự thiếu hụt nhân viên hạn chế phần nào khả năng của bộ máy kế toán tạicông ty

Việc luân chuyển các chứng từ kế toán:

Công ty đã có những qui định về việc luân chuyển chứng từ về phòng kế toánnhưng do đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình- hạng mục công trình thicông thường ở xa nên việc thu thập chứng từ và chuyển về phòng kế toán diễn ra chậmlàm cho khối lượng công tác hạch toán bị dồn dập

3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty

Công ty phải thiết lập bộ máy kế toán, bộ máy quản lý hoàn chỉnh hơn và quantâm đến kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hơn thì chúng ta mới có

Trang 40

thể xác định đúng các khoản chi phí đã dùng trong kỳ và các khoản chi phí trả trước,trích trước để từ đó tính giá thành sản phẩm một cách chính xác Bất cứ bộ máy kếtoán nào của loại hình công ty nào cũng cần cải tiến sẽ đem lại hiệu quả thiết thực choquá trình sản xuất kinh doanh của công ty Trong đó cải tiến khâu hạch toán tập hợpchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giáthành sản phẩm tạo nên sức thuyết phục đối với khách hàng.

Các bộ phận phòng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

áp dụng triệt để sao cho hoạt động kế toán đạt hiệu quả cao nhất Để hạch toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác kịp thời, tính đúng, tiến tới tính đủphục vụ các chi phí cần thiết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phục vụ tốt hạch toánkinh tế, cần phải giải quyết tốt những vấn đề có tính chất phương pháp luận về hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:

- Quy hoạch đúng đắn nội dung chi phí bao gồm trong giá thành sản phẩm, cáchphân loại chi phí, phương pháp tính toán phân bổ chi phí, phương pháp tính giá đảmbảo tính thống nhất trong kế hoạch hoá và hạch toán giá thành

- Nhận thức đầy đủ về đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành

- Đối với khoản chi phí vật liệu:

Công ty cần tăng cường một số biện pháp quản lý để có thể tránh lãng phí vềvật liệu đặc biệt là nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong các khoản chi phíthu mua vật liệu

- Đối với tiền lương công nhân sản xuất:

Nên khuyến khích áp dụng sáng kiến trong quá trình lao động, có chế độthưởng phạt kịp thời để nâng cao cường độ và năng suất lao động Đặc biệt đối với tiềnlương trực tiếp phải xây dựng một định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, chính xác Đồngthời phát huy chức năng của tiền lương, là đòn bẩy kinh tế tạo điều kiện nâng cao chấtlượng sản phẩm và là một trong những nguyên nhân nhằm hạ giá thành sản phẩm

- Đối với chi phí quản lý:

Ngày đăng: 25/04/2018, 06:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w