NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHỬ TRÙNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĂN UỐNG CỦA NANO AgSILICA

67 125 0
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHỬ TRÙNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĂN UỐNG  CỦA NANO AgSILICA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nước sạch là điều kiện tiên quyết cho sức khoẻ và sự phát triển và là một quyền cơ bản của con người. Hàng năm, trên thế giới có hơn ba triệu người, chủ yếu là trẻ em, tử vong do các bệnh liên quan đến nước. Gần hai triệu người chết do hậu quả của các bệnh tiêu chảy do uống nước nhiễm bẩn, do thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh kém. Tài nguyên nước bị ô nhiễm cũng có thể góp phần làm lây lan các bệnh do tiếp xúc với da hoặc do các côn trùng. Mặc dù chính phủ, xã hội và cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục nỗ lực phối hợp nhằm cải thiện việc tiếp cận nước sạch (đặc biệt là Thập niên quốc tế về Nước uống và Vệ sinh, 19811990) nhưng khoảng 1,1 tỷ người không được tiếp cận với nguồn nước sạch 26. Ngày nay, các phương pháp khử trùng nước thường được sử dụng như clo và dẫn xuất của clo, ozon, tia UV… hay cổ điển là phương pháp nhiệt (đun sôi). Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao và bộc lộ một số hạn chế như tạo các hợp chất cơ clo, gây tồn dư hóa chất, ở nhiệt độ sôi của nước một số vi sinh vật vẫn không bị tiêu diệt… Trong những năm gần đây, việc lựa chọn các hóa chất, vật liệu khử trùng nước thân thiện với môi trường, đặc biệt là không ảnh hưởng tới sức khỏe con người được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Từ lâu, nano bạc được biết đến là chất có tính năng kháng khuẩn cao, hạn chế và tiêu diệt sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn và thậm chí cả virut. So với các phương pháp khử khuẩn truyền thống, bạc có hiệu quả diệt khuẩn cao, không tạo sản phẩm phụ gây độc với môi trường 7,24. Hiệu quả của bạc có thể được tăng lên gấp nhiều lần khi ở kích thước nano. So với bạc ở kích thước micromet hoặc lớn hơn, các hạt nano bạc có diện tích bề mặt lớn, khi được phân bố đều trong môi trường hoặc trên một chất mang sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc, do đó làm tăng hiệu quả làm việc của vật liệu 4,7. Vì thế các nghiên cứu đang tập trung vào việc nghiên cứu chế tạo được các nano bạc mang 2 trên các vật liệu khác nhau (có thể vật liệu từ tự nhiên, nhân tạo hoặc là chất thải) vừa có khả năng diệt khuẩn cao, vừa có thời gian sống dài và thậm chí có khả năng thu hồi lại vật liệu đã sử dụng. Hiện nay, nano bạc mang trên silica đang được quan tâm nghiên cứu nhiều về phương pháp tổng hợp cũng như các ứng dụng trong đời sống. Phát triển công nghệ chế tạo và ứng dụng vật liệu này trong điều kiện ở Việt Nam sẽ mang lại lợi ích thực tiễn và là bước phát triển mới trong nghiên cứu vật liệu khử trùng nước. Do vậy tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng khử trùng nước sinh hoạt và ăn uống của nano AgSilica”. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: tổng hợp và đánh giá khả năng khử trùng nước sinh hoạt và ăn uống của vật liệu nano Agsilica. Nội dung nghiên cứu của luận văn gồm có: Tổng hợp và đánh giá đặc trưng hình thái của vật liệu nano Agsilica; Đánh giá ảnh hưởng của chất hữu cơ và một số ion phổ biến trong nước đến khả năng khử trùng nước của vật liệu; Đánh giá khả năng khử trùng mẫu nước thực tế của vật liệu nano Agsilica.

Ngày đăng: 23/04/2018, 15:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan