1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu đánh giá khả năng hạn thiếu nước và xây dựng phương án cảnh báo trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

45 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 695,78 KB

Nội dung

Nghiên cứu đánh giá khả năng hạn thiếu nước và xây dựng phương án cảnh báo trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.Nước sông là thành phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn nước chủ yếu để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Trung Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Quảng Nam, nhu cầu dùng nước đã, đang và sẽ lên mạnh mẽ. Do đó, tài nguyên nước nói chung và nước sông nói riêng là một trong những yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương.Đặc điểm cơ bản của dòng chảy sông ngòi ở khu vực Trung Trung Bộ biến đổi mạnh mẽ theo thời gian và phân bố không đều trong không gian. Hàng năm, tương ứng với biến đổi của mưa, dòng chảy chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ là thời kỳ nhiều nước, thường gây ra lũ lụt; còn mùa cạn là thời kỳ cạn kiệt và nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Trong khi đó mùa cạn là thời kỳ có nhu cầu dùng nước lớn nhất trong năm, nhất là cho sản xuất nông nghiệp.Để khai thác tổng hợp, hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước, phòng ngừa và hạn chế những tác hại do thiếu nước, cần phải nghiên cứu, tính toán và dự báo trước khả năng dòng chảy trên các sông suối, đưa ra phương án cảnh báo kịp thời tình trạng thiếu nước có thể xảy ra. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng hạn thiếu nước và xây dựng phương án cảnh báo trên lưu vực sông Vu Gia –Thu Bồn” là rất cần thiết để có kế hoạch khai thác nguồn nước một cách hợp lý, đảm bảo cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực;Trong khuôn khổ của đề tài em xin tập trung phân tích các đặc trưng mùa cạn như: Trung bình mùa cạn, 3 tháng nhỏ nhất, tháng nhỏ nhất và ngày nhỏ nhất và đưa ra phương án cảnh báo cạn trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.

LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Khí Tượng Thủy Văn – Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã truyền thụ kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Viết Thi, Thầy đã hướng dẫn và cung cấp tài liệu cho em để em hoàn thành đề tài này. Em cũng xin cảm ơn các bạn trong lớp DH1T và những người thân đã cùng chia sẻ giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành nhiệm vụ học tập. Trong khuôn khổ của đề tài, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Thị Lương 3 MỞ ĐẦU Tên đề tài: “Nghiên cứu đánh giá khả năng hạn thiếu nước và xây dựng phương án cảnh báo trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn” 1. Mục tiêu đề tài Nước sông là thành phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn nước chủ yếu để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Trung Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Quảng Nam, nhu cầu dùng nước đã, đang và sẽ lên mạnh mẽ. Do đó, tài nguyên nước nói chung và nước sông nói riêng là một trong những yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Đặc điểm cơ bản của dòng chảy sông ngòi ở khu vực Trung Trung Bộ biến đổi mạnh mẽ theo thời gian và phân bố không đều trong không gian. Hàng năm, tương ứng với biến đổi của mưa, dòng chảy chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ là thời kỳ nhiều nước, thường gây ra lũ lụt; còn mùa cạn là thời kỳ cạn kiệt và nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Trong khi đó mùa cạn là thời kỳ có nhu cầu dùng nước lớn nhất trong năm, nhất là cho sản xuất nông nghiệp. Để khai thác tổng hợp, hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước, phòng ngừa và hạn chế những tác hại do thiếu nước, cần phải nghiên cứu, tính toán và dự báo trước khả năng dòng chảy trên các sông suối, đưa ra phương án cảnh báo kịp thời tình trạng thiếu nước có thể xảy ra. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng hạn thiếu nước và xây dựng phương án cảnh báo trên lưu vực sông Vu Gia –Thu Bồn” là rất cần thiết để có kế hoạch khai thác nguồn nước một cách hợp lý, đảm bảo cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực; Trong khuôn khổ của đề tài em xin tập trung phân tích các đặc trưng mùa cạn như: Trung bình mùa cạn, 3 tháng nhỏ nhất, tháng nhỏ nhất và ngày nhỏ nhất và đưa ra phương án cảnh báo cạn trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. 2. Phạm vi nghiên cứu Khu vực nghiên cứu là khu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Đối tượng nghiên cứu là thiên tai hạn hán thiếu nước và xây dựng phương án cảnh báo thiệt hại do chúng gây ra. 4 3. Nội dung nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến đặc trưng dòng chảy cạn; Phương pháp dự báo hạn, đánh giá và đưa ra phương pháp cảnh báo hạn trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu và nội dung công việc trên, các phương pháp nghiên cứu chính sau đây đã được sử dụng trong đề tài: Phương pháp kế thừa các nghiên cứu về hạn thiếu nước trong nước. Phương pháp phân tích, thống kê thực nghiệm để phân tích mối quan hệ giữa các đặc trưng khí tượng – thủy văn 5 CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG VU GIA – THU BỒN. 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1 Vị trí địa lý Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn là một trong 9 hệ thống sông lớn ở nước ta và là hệ thống sông lớn nhất ở khu vực Trung Trung Bộ. Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn được giới hạn ở phía bắc bởi dãy núi Bạch Mã - một nhánh núi đâm ra biển ở phần cuối dãy Trường Sơn Bắc, phía tây là khối núi Nam - Ngãi - Định thuộc phần đầu của dãy Trường Sơn Nam với những đỉnh núi cao trên 2000m, phía tây nam là khối núi Kon Tum với đỉnh Ngọc Linh cao 2598m, phía nam là dãy núi Nam Ngãi và phía đông là biển. Những dãy núi trên chính là đường phân nước giữa hệ thống sông Thu Bồn với sông Hương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía bắc, sông Sê Công (thuộc Lào) ở phía tây, sông Sê San thuộc địa phận tỉnh Kon Tum ở phía tây nam, các sông Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), sông Trà Bồng, Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi) ở phía nam. Hì nh 1.1: Bản đồ lưu vực Vu Gia – Thu Bồn 6 Với diện tích 11.390 km 2 , hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn bao trùm hầu hết lãnh thổ thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, trong đó có khoảng 500 km 2 ở thượng nguồn sông Cái nằm ở tỉnh Kon Tum. 1.1.2. Địa hình Địa hình trong lưu vực hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn gồm có dạng địa hình núi, trung du và đồng bằng. Vùng núi là thượng nguồn các dòng sông nằm ở sườn phía đông dãy Trường Sơn Nam. Địa hình không những cao mà còn dốc và bị chia cắt mạnh. Độ cao địa hình từ 1000m trở lên với những đỉnh núi cao trên 1000m như: Núi Mang (1768m), Bà Nà (1467m), A Tuất (2500m), Lum Heo (2045m), núi Tiên (2032m) ở thượng nguồn sông Vu Gia, Ngọc Linh (2598m), Hòn Ba (1358m) ở thượng nguồn sông Tranh… Vùng trung du là vùng chuyển tiếp từ vùng núi đến đồng bằng có độ cao từ 100m đến dưới 800m. Ở trung lưu sông Thu Bồn có các dãy núi chạy theo hướng bắc nam ở các huyện: Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn với những đỉnh núi cao từ 500-800m. Các dải núi ở trung lưu chạy theo hướng bắc - nam cho nên độ dốc địa hình thấp dần theo hướng bắc-nam bắt đầu từ địa phận bắc huyện Trà My đến giáp phía tây huyện Duy Xuyên. Đây là nơi hợp lưu của các sông nhánh tương đối lớn của dòng chính sông Thu Bồn như các sông: Tranh, Trường, Tiên, Lân, Ngọn Thu Bồn, Khe Diên, Khe Le. Địa hình vùng đồng bằng hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia thấp dưới 30 m, tương đối bằng phẳng, gồm địa phận các huyện: Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Thăng Bình, thị xã Hội An, thị xã Tam Kỳ và huyện Hoà Vang (thành phố Đà Nẵng). Ở đây có một số sông nhỏ như: Khe Công, Khe Cầu, Quảng Huế. Trong đồng bằng có các dải cát chạy dọc theo bờ biển với độ cao trên dưới 5m. 1.1.3 Địa chất Trong lưu vực hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có các loại đá sau đây: - Đá kết tinh Gơ-nai, amphibolit, đá phiến thạch anh cùng với các thành tạo mác ma xâm nhập grano-dioxitgnai của vùng rìa địa khối Kon Tum. Các loại đá này phân bố chủ yếu ở vùng nam Quảng Nam, thuộc các huyện Trà My, Phước Sơn, Tiên Phước và phía nam huyện Hiệp Đức. - Đá gốc trầm tích cát bột kết hoặc đá mác ma xâm nhập thuộc phức hệ Quế Sơn, phân bố rộng rãi ở vùng bắc Quảng Nam thuộc hầu hết các huyện Hiên, 7 Giàng, Quế Sơn, Hiệp Đức, vùng tây các huyện Hoà Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình và một phần vùng cao phía tây các huyện Tam Kỳ, Núi Thành. - Trầm tích đệ tứ gồm các thành tạo aluvi cổ và trẻ nằm rải rác ở một số vùng đồi núi và đồng bằng ven biển, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển thuộc địa phận các huyện: Hoà Vang, Điện Bàn, đông Duy Xuyên, Hội An, đông Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành. 1.1.4 Thổ nhưỡng Hình 1.2: Bản đồ đất lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Trong lưu vực hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có các nhóm đất dưới đây : - Nhóm đất cồn cát và đất cát biển: Nhóm đất này có diện tích khoảng 9.779ha được hình thành ở ven biển của sông Thu Bồn từ Đà Nẵng đến Duy Nghĩa với những dải cát rộng hẹp khác nhau tuỳ theo tương tác giữa sông biển và dòng chảy sông. - Nhóm đất mặn: Diện tích khoảng 3.058 ha, phân bố ở vùng phía đông huyện Duy Xuyên, Hội An. 8 - Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng đông huyện Điện Bàn, chiếm diện tích khoảng 629ha; - Nhóm đất phù sa phân bố ở hạ lưu sông Thu Bồn và một số vùng ở trung lưu - Nhóm đất xám bạc mầu phân bố ở hầu hết các huyện vùng trung du sông Thu Bồn, diện tích 12.910ha; - Nhóm đất vàng phân bố chủ yếu ở các huyện trung du và miền núi như Trà My, Tiên Phước, Quế Sơn, Hiệp Đức , chiếm diện tích 275.041ha. - Nhóm đất mùn đỏ trên núi phân bố chủ yếu ở vùng núi cao Trà My. - Nhóm đất thung lũng dốc tụ phân bố ở vùng trung du và núi cao Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn , chiếm diện tích 3.997ha. 1.1.5 Thảm phủ thực vật Là nơi giao lưu của nhiều luồng thực vật, cho nên thành phần thực vật trong lưu vực sông Thu Bồn khá phong phú với các kiểu rừng dưới đây : - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, phân bố từ độ cao trên 1.000m; - Kiểu rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm nhiệt đới; - Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; - Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới; - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, phân bố ở độ cao dưới 1.000m. Tính đến tháng 12/1998, diện tích rừng tỉnh Quảng Nam là 439.748ha, chiếm 38,5% diện tích toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên 405.050ha, rừng trồng 34.698 ha. 1.1.6 Mạng lưới sông suối Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn do dòng chính sông Thu Bồn và sông Vu Gia tạo thành. Thượng lưu sông Thu Bồn được gọi là sông Tranh hay sông Tĩnh Gia, bắt nguồn từ vùng núi cao trên 2.000m ở sườn đông nam dãy Ngọc Linh chảy theo hướng gần bắc nam qua các huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và Quế Sơn, rồi chảy qua Giao Thuỷ vào vùng đồng bằng qua các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Quế Sơn, đổ ra biển tại cửa Đại. Ở trung 9 thượng lưu sông Thu Bồn có một số sông nhánh tương đối lớn như: sông Ghềnh, sông Ngọn Thu Bồn, sông Vang, sông Chang (sông Khang) , sông Lâu (sông Trầu), sông Diên, Khe Le, Khe Công. Sau khi chảy qua Giao Thuỷ, sông Thu Bồn chảy vào vùng đồng bằng và tiếp nhận nước sông Vu Gia từ phân lưu Quảng Huế đổ vào, sông Thu Bồn có phân lưu Bà Rén - Chiêm Sơn. Phụ lưu này chảy qua huyện Duy Xuyên - tiếp nhận nước sông Ly Ly ở bờ phải, rồi lại chảy vào sông Thu Bồn ở gần cửa sông. Với tên mới là sông Kỳ Lam. Dòng chính sông Thu Bồn chảy qua huyện Điện Bàn và từ hạ lưu cầu Câu Lâu lại có tên là sông Câu Lâu. Sau đó, sông này tách thành sông Hội An ở phía bờ tả và một phân lưu nhỏ ở dưới bờ hữu, phân lưu này nhập với sông Bà Rén và lại có tên gọi là sông Thu Bồn. Sông Hội An chảy qua thị xã Hội An; sau đó nhập với sông Thu Bồn để đổ vào sông Cửa Đại, rồi chảy ra cửa Đại. Sông Kỳ Lam - sông Điện Bình, có các phân lưu: Cổ Cò, Vĩnh Điện. Suối Cổ Cò lại tách thành phân lưu Tam Giáp và sông Thanh Quít. Các sông này đều chảy vào sông Vĩnh Điện. Sông Vĩnh Điện dài 24 km chảy theo hướng bắc - nam, tây nam - đông bắc, đổ vào sông Hàn rồi chảy ra vịnh Đà Nẵng. Sông Vu Gia bắt nguồn từ vùng núi cao phía tây-nam tỉnh Quảng Nam, bao gồm nhiều nhánh sông lớn hợp thành (Sông Cái, sông Bung, sông Côn), diện tích lưu vực khống chế tính đến ngã ba sông Vu Gia-Quảng Huế (Aí Nghĩa) là 51.800km 2 . Sông Vu Gia có một số nhánh lớn gồm: • Sông Cái: Bắt nguồn từ vùng núi cao trên 2.000m ở vùng biên giới Tây Nam tỉnh Quảng Nam, đầu nguồn thuộc tỉnh Kon Tum (chiều dài sông nằm trên địa phận tỉnh Kon Tum khoảng 38km). Sông chảy theo hướng từ nam đến bắc rồi chuyển sang hướng từ tây nam đến đông bắc. Diện tích lưu vực sông Cái tính đến trạm thủy văn Thành Mỹ là 1.850km 2 , với chiều dài lòng sông chính là 130km. • Sông Bung: Bắt nguồn từ vùng núi cao phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, chảy theo hướng Tây sang Đông. Diện tích lưu vực là 2.297km 2 , chiều dài sông chính130km. Sông Bung có nhiều nhánh, trong đó nhánh sông A Vương là lớn nhất có chiều dài 84km. 10 • Sông Côn: Bắt nguồn từ vùng núi Tây Bắc huyện Hiên - tỉnh Quảng Nam. Diện tích lưu vực là 765km 2 , chiều dài sông tính đến cửa ra (cách cửa sông Bung khoảng 15km về phía hạ lưu): 54km. Các đặc trưng hình thái lưu vực hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia được trình bày trong bảng 1.1 TT Sông Đổ vào Độ cao nguồnsông(m) C.dài sông (km) Chiều dài lưu vực (km) Diện tích lưu vực (km 2 ) Độ cao (m) Độ dốc (% 0 ) Độ rộn g (km ) Mật độ lưới sông (km/km 2 ) Hệ số hình dạng 1 Thu Bồn cửa Đại 1600 205 148 1035 0 552 25,5 70 0,47 0,47 2 Đắc Se Vu Gia 350 34 33 297 790 19,3 9 0,2 0,27 3 Giang Vu Gia 1000 62 55 496 670 23,7 9 0,27 0,16 4 Bung Vu Gia 1300 131 74 2530 816 37 34 0,31 0,46 5 Côn Vu Gia 800 47 34 627 527 31 18,4 0,66 0,54 6 Tĩnh Yên Thu Bồn 2000 163 85 3690 453 21,3 43,4 0,41 0,51 7 Ly Ly Thu Bồn 525 36 31 279 204 5,7 9 0,26 0,37 8 Tuý Loan Vu Gia 900 30 25 309 271 15 10,3 0,57 0,5 11 Tam Puele Bung 900 45 38 384 826 32,2 10,1 0,23 0,26 12 Đắc Pơ Rinh Bung 1000 80 39 898 817 40 23 0,37 0,59 13 A Vương Bung 1000 31 28 200 587 28 7,1 0,64 0,26 15 Ghềnh Ghềnh Tịnh Yên 300 24 28 249 400 23,3 8,9 0,29 0,32 17 Tun Tịnh Yên 800 57 50 609 210 20,4 12,1 1,1 0,24 18 Khang Vu Gia 900 35 30 488 324 22,7 16,2 0,68 0,54 19 Ngọn Thu Bồn Tịnh Yên 600 13 13 126 317 22 9,7 0,23 0,75 Bảng 1.1: Đặc trưng hình thái lưu vực hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn Do đặc điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung - Tây Nguyên với lưu lượng mưa hằng năm rất lớn so với cả nước (từ 2.000 mm/năm trở lên) nên hệ thống sông suối ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện rất lớn, đặc biệt là hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc các tỉnh Quảng Nam. Theo tính toán của Công ty Tư vấn xây dựng điện 1, trên hệ thống sông Vu Gia - [...]... X2 – X1 ∆X% Mùa 3 tháng min Tháng min 738.2 126.8 15.0 1016.7 192,3 25.4 278,6 37,7 65.5 51.7 10.4 69,2 24 Bảng 2.3: Xu thế biến đổi các đặc trưng mưa mùa cạn trên sông vu Gia Thu Bồn 25 26 Hình 2.2: Quá trình các đặc trưng lượng mưa mùa cạn lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn 2.2 Đặc điểm dòng chảy trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn Nghiên cứu đánh giá biến đổi dòng chảy cạn trên hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn. .. nhất vào tháng 2 -4 tháng nhỏ nhất vào tháng 2 Mùa cạn trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là thời kỳ ít mưa, bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII với tổng lượng mưa trung bình chiếm 30% lượng mưa năm, 3 tháng ít mưa nhất thường vào tháng II đến tháng IV với tổng lượng mưa chiếm gần 5%, tháng mưa ít nhất là tháng II trên lưu vực sông Vu Gia và tháng III trên lưu vực sông Thu Bồn với lượng mưa đạt khoảng 1%... trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Các đặc trưng tập trung nghiên cứu: Trung bình mùa cạn từ tháng I – VIII; Trung bình 3 tháng nhỏ nhất và ngày nhỏ nhất Tại các trạm đo lưu lượng và mực nước như trạm Thành Mỹ và Nông Sơn thì phân tích các đặc trưng trên cho cả lưu lượng và mực nước Tính toán các đặc trưng mùa cạn Xây dựng đường biến trình đặc trưng mùa cạn, phân tích và đánh giá biến đổi theo thời gian;... 1981 – 2010, đề tài đã sử dụng số liệu thủy văn của các trạm trong bảng dưới đây: Stt Trạm Sông Yếu tố sử dụng 1 Thành Mỹ Vu Gia H, Q 2 Hội Khách Vu Gia H 3 Ái Nghĩa Vu Gia H 4 Cẩm Lệ Vu Gia H 5 Tiên Sa Vu Gia HH 6 Hiệp Đức Thu Bồn H 7 Sơn Tân Thu Bồn H 8 Nông Sơn Thu Bồn H, Q 9 Giao Thủy Thu Bồn H 10 Câu Lâu Thu Bồn H 11 Vĩnh Điện Thu Bồn H 12 Hội An Thu Bồn H 27 Bảng 2.4 Danh sách các trạm thủy văn trên. .. không đều trên lưu vực, chủ yếu tập trung ở hạ lưu còn phần thượng lưu, vùng núi cao, nơi mưa nhiều, nước tập trung nhanh thì hầu như chưa có các trạm đo KTTV Danh sách các trạm KTTV trên hệ thống sông Thu Bồn được trình bày trong bảng 1.8 20 Bảng 1.8: Danh sách các trạm KTTV Trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn TT Trạm Sông Thời kỳ đo Yếu tố đo Điện báo 1 Trao Vu Gia 1977- nay X X 2 Khâm Đức Vu Gia 1977-... Tân Thu Bồn 1977- nay X, H Không 15 Nông Sơn Thu Bồn 1977- nay X, H, Q X, H 16 Giao Thu Thu Bồn 1977- nay X, H X, H 17 Quế Sơn Thu Bồn 1977- nay X Không 18 Câu Lâu Thu Bồn 1977- nay X, H X, H 19 Vĩnh Điện Thu Bồn 1977- nay X, H Không 20 Hội An Thu Bồn 1977- nay X, H X, H 21 Thăng Bình Thu Bồn 1977- nay X Không 22 Tam Kỳ Thu Bồn 1977- nay X(KT) X 23 Phú Ninh Thu Bồn 1977- nay X Không 24 Đức Phú Thu Bồn. .. nông nghiệp trên lưu vực, vụ đông xuân từ tháng I-IV, vụ hè thu từ tháng V-IX, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nông nghiệp do yêu cầu nguồn nước lớn tập trung vào các tháng I, II, IV, V Hình 2.1 Lượng mưa trung bình tháng mùa cạn ở lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn Mức độ khô hạn diễn ra nghiêm trọng khi thời gian không mưa kéo dài Trên lưu vực, vùng đồng bằng ven biển hằng năm trung bình có 9 – 10 đợt không... Vu Gia 1977- nay X, H, Q X, H, Q 4 Hội Khách Vu Gia 1977- nay X, H X, H 5 Ái Nghĩa Vu Gia 1977- nay X, H X, H 6 Cẩm Lệ Vu Gia 1977- nay X, H X, H 7 Bà Nà Vu Gia 1977- nay X Không 8 Sơn Phước Vu Gia 1977- nay X Không 9 Đà Nẵng Vu Gia 1931-1944, 1958X (KT) 1974, 1976- nay X 10 Tiên Sa Vu Gia 1977- nay H, X H, X 11 Trà My Thu Bồn 1977- nay X (KT) X 12 Tiên Phước Thu Bồn 1977- nay X X 13 Hiệp Đức Thu Bồn. .. chảy cạn trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Phân tích các đặc trưng lưu lượng mùa cạn trên các hình 2.3, hình 2.4 cho thấy đặc trưng lưu lượng có xu thế tăng rất rõ và giống nhau trên cả 2 trạm Thành Mỹ và Nông Sơn 29 Hình 2.3 Đường biến trình các đặc trưng dòng chảy mùa cạn tại trạm Nông Sơn trên sông Thu Bồn Hình 2.4 Đường tiến trình các đặc trưng dòng chảy mùa cạn tại trạm Thành Mỹ sông Vu Gia Từ... ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG CHẢY CẠN VÀ ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY CẠN 2.1 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG CHẢY CẠN Với đặc điểm bất lợi cả về địa hình dốc, hẹp và nằm trên vành đai hoạt động của các hiện tượng biến đổi khí hậu El–Nino và La–Nila thêm vào đó là nguồn gió Tây Nam khô nóng thổi vào trong các tháng mùa khô đã làm tăng thêm tính khốc liệt của hạn hán trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Khác với dòng chảy mùa

Ngày đăng: 17/06/2015, 14:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w