1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VỚI CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2016

124 392 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 576 KB

Nội dung

Cục diện chính trị thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI biến động và thay đổi nhanh chóng với nhiều sự kiện nổi bật có tác động lớn, làm xoay chuyển cán cân quyền lực tại nhiều quốc gia hay khu vực, châu Á Thái Bình Dương cũng không là ngoại lệ. Diễn biến chính trị tại khu vực châu Á Thái Bình Dương luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng quốc tế, giới học giả bởi đây là một điểm nóng về kinh tế, lợi ích chính trị, một khu vực địa chiến lược quan trọng của thế giới. Việc kết thúc Chiến tranh Lạnh ảnh hưởng đến khu vực châu Á Thái Bình Dương rất khác với châu Âu. Năm 1991, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước châu Á Thái Bình Dương không chỉ có tác động to lớn đến nền chính trị thế giới nói chung mà còn làm thay đổi cục diện chính trị tại khu vực châu Á Thái Bình Dương nói riêng. Lúc này, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ đóng vai trò chi phối nền chính trị khu vực. Mỹ nổi lên không chỉ như một siêu cường độc nhất mà còn là một quốc gia chiếm ưu thế mọi mặt trong lãnh vực quyền lực và phạm vi ảnh hưởng. Mỹ một mình đi tiên phong trong cái được gọi là “cuộc cách mạng trong lãnh vực quân sự”, đảm bảo cho nó quyền tối thượng trong khả năng trấn áp các sức mạnh quân sự, quy ước của bất cứ một cường quốc hay một nhóm cường quốc nào trong tương lai trước mắt. Hơn nữa, Mỹ là thị trường lớn cho các trung tâm kinh tế quan trọng như châu Á và Đông Á. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh về kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã đưa vị thế của các quốc gia này nổi bật trên bản đồ chính trị châu Á. Giai đoạn 19912016, bàn cờ chính trị châu Á Thái Bình Dương biến động không ngừng bởi sự tham gia ngày càng nhiều của các quốc gia trên thế giới như Nga, Australia, NewZealand, Ấn Độ,… cũng như các tổ chức trong và ngoài khu vực như ASEAN, EU, WTO,… Vì vậy, các nước lớn trong khu vực luôn phải điều chỉnh chính sách để tăng tầm ảnh hưởng, nâng tầm vị thế của mình ở khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung, đồng thời lựa chọn những đối tác mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Trong khi đó, các nước vừa và nhỏ cũng tận dụng lợi thế mà khu vực mang lại để thu hút sự đầu tư của những cường quốc trên thế giới và liên kết với các nước lớn để tạo vành đai bảo vệ chính mình trước những biến động khôn lường của nền chính trị thế giới. Kết quả là nhiều mối quan hệ hợp tác, liên minh về quân sự, chính trị, kinh tế được hình thành như Mỹ Nhật Bản, Mỹ Trung Quốc, Liên minh chiến lược châu Á ( Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN),… đồng thời cũng xuất hiện những tham vọng, những đối trọng chính trị khó giải quyết. Tất cả đã góp phần làm sinh động hơn bức tranh mọi mặt của châu Á Thái Bình Dương cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Những ưu thế của Mỹ có ảnh hưởng sâu sắc đến khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng như các khu vực khác của thế giới. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, đang ngày càng nâng cao vị thế địa chính trị bởi chính sự phát triển của đất nước cũng như chính sách ngoại giao thân thiện, cởi mở và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm tới, khu vực châu Á Thái Bình Dương tiếp tục được dự báo sẽ thu hút sự quan tâm chú ý của các nước, nhất là các cường quốc lớn và dự kiến các nước này đều có những điều chỉnh chiến lược, nhằm tăng cường ảnh hưởng, bảo vệ lợi ích của mình ở đây. Các nước lớn đang tiếp tục điều chỉnh chính sách với khu vực này. Việc nhận diện chiều hướng phát triển của tình hình, chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương, hiểu rõ được tình hình hiện tại và dự báo triển vọng của các mối quan hệ quốc tế và các tranh chấp, xung đột tiềm tàng tại khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng trong chính sách châu Á Thái Bình Dương của Mỹ là yêu cầu hết sức cấp thiết nhằm đảm bảo lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam trong tình hình mới. Vì những lí do trên, học viên đã chọn đề tài “Chính sách của Mỹ với châu Á Thái Bình Dương từ năm 2009 đến năm 2016” nhằm nghiên cứu nội dung chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương và làm rõ những mục tiêu Mỹ muốn giành được trong quá trình triển khai chính sách. Bên cạnh đó, phân tích chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong tổng thể chính sách với khu vực châu Á Thái Bình Dương; dự báo xu hướng vận động của chính sách châu Á Thái Bình Dương của Mỹ trong thời gian tới; tác động của chính sách đối với Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đây là chủ đề được nhiều cơ quan nghiên cứu quốc tế, khu vực và trong nước thường xuyên khảo sát qua từng thời kỳ. Đó là các công trình bảo vệ luận văn Tiến sĩ và Thạc sĩ hay các tài liệu, các nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương. Có thể kể đến các sách, các đề tài nghiên cứu chính sách của Mỹ với châu Á Thái Bình Dương trong nước tiêu biểu như: Đề tài “Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á Thái Bình Dương” do tập thể các nhà nghiên cứu thuộc học viện Quan hệ Quốc tế Bộ Ngoại giao thực hiện, Tiến sĩ Vũ Dương Huân chủ biên. Nội dung cuốn sách tập trung trình bày tình hình khu vực châu Á Thái Bình Dương trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, mối quan hệ giữa Mỹ với các cường quốc trong khu vực. Báo cáo “Đánh giá chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương” 2013, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Một số nội dung chính trong báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện chiến lược này trên các lĩnh vực quân sự, ngoại giao, kinh tế, mực độ can dự vào các thể chế khu vực… của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Cũng phải kể đến đề tài “Chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương sau sự kiện 1192001 và những tác động đối với Việt Nam” của tác giả Nguyễn Việt Dũng, Học viện Quan hệ quốc tế. Đề tài đã nêu lên chính sách của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương sau sự kiện 1192001, phân tích những tác động của sự kiện trên với khu vực trong đó có Việt Nam và dự báo những vấn đề đặt ra đối với an ninh khu vực. Gần đây nhất, PGS. TS Vũ Văn Hà Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam và PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, có bài đăng trên Tạp chí cộng sản: “Vai trò của Việt Nam trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương”, tháng 122010. Bài viết đã nêu vị trí và tầm quan trọng của khu vực châu Á Thái Bình Dương; quan điểm chiến lược của các nước lớn ( Mỹ, Nga, Trung Quốc); vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: “Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống G.W. Bush” của Trần Bá Khoa, tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 08102001. Nguyễn Kim Lân (2002), “Tác động của sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ đến an ninh ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (số 12). Nguyễn Văn Lan (2006), “Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ và tác động của nó đối với tình hình thế giới”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 02 2006, Hà Nội. Phạm Văn Đức (Chủ biên) (2007), Toàn cầu hóa trong bối cảnh Châu Á Thái Bình Dương, một số vấn đề triết học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Hà Mỹ Hương (2007), “An ninh Đông Nam Á trong chiến lược của Mỹ”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 20092007. Nguyễn Thái Yên Hương (2008), “Mỹ và các vấn đề toàn cầu thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí nghiên cứu Quốc tế, (Số 72). Nguyễn Đức Thắng (2008), châu Á Thái Bình Dương trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, Tạp chí Cộng sản số 14. Phương Trà (2017), “châu Á Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của chính quyền Dolnad Trump”, Tạp chí cộng sản, ngày 1052017. Bên cạnh những đề tài trong nước còn có những đề tài, cuốn sách ở ngoài nước nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với châu Á Thái Bình Dương như: Cuốn sách về: “Chính sách châu Á của Bill Clinton” của tác giả người Ấn Độ MV. Rappai, Trung tâm thông tin khoa học công nghệ môi trường Bộ Quốc phòng đã nêu lên chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đối với các khu vực và quốc gia ở châu Á, khẳng định sự can thiệp ngày càng tăng của Mỹ vào khu vực châu Á Thái Bình Dương. “Chính sách ngoại giao của Mỹ trong một thế kỷ mới” của Ivoh Daaelder James Linsayd, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 062003. Han Sung Joo, Tonny Koh, C.Raja Mohan (2008), “Tổng quan về quan điểm của Châu Á trong vai trò của Mỹ ở Châu Á năm 2008”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay. Warren Christopher, Diễn văn về chiến lược Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 2881995. Ivo H. Daalder và James M. Lindsay (2006), “Toàn cầu hóa chính trị: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cho một thế kỷ mới”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay. James Kelly (2003), “Chống khủng bố ưu tiên tối cao của Mỹ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương”, bài phát biểu điều trần trước ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 25032003. Các công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương dưới thời các Tổng thống Mỹ. Do phạm vi nghiên cứu các công trình trên mới chỉ nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời các Tổng thống Bill Clinton, G.W Bush và một số là bài tạp chí chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về chính sách châu Á Thái Bình Dương của Mỹ từ năm 2009 đến nay, tức là khi tổng thống Obama lên cầm quyền. Đây cũng là những nét mới cần được xem xét từ góc độ quan hệ giữa các nước lớn và chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu đã có để phát triển sâu hơn, phong phú hơn đề tài của mình.

Ngày đăng: 23/04/2018, 15:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w