1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Ứng dụng NCTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu học

19 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 642,49 KB

Nội dung

SKKN Ứng dụng NCTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu họcSKKN Ứng dụng NCTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu họcSKKN Ứng dụng NCTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu họcSKKN Ứng dụng NCTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu họcSKKN Ứng dụng NCTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu họcSKKN Ứng dụng NCTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu họcSKKN Ứng dụng NCTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu họcSKKN Ứng dụng NCTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu họcSKKN Ứng dụng NCTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu học

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

"ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới ph-ơng pháp dạy - học

môn tiếng Anh ở tiểu học”

Mụn : Tiếng Anh

NĂM HỌC : 2015 – 2016

MÃ SKKN

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

I Lý do chọn đề tài 1

II Mục đích nghiên cứu 2

III Đối tượng nghiên cứu: 2

IV Kế hoạch nghiên cứu 2

V Phương pháp nghiên cứu 2

B NỘI DUNG 3

I Cơ sở lý luận 3

1 Vai trò của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp: 3

2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Anh văn: 4

II Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học tiếng Anh 5

1 Đặc điểm tình hình: 5

2 Kết quả khảo sát: 6

III Các biện pháp: 6

1 Xác định quy trình thiết kế có ứng dụng công nghệ thông tin: 6

2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy từ mới: 7

3 Ứng dụng vào việc dạy mẫu câu: 8

4 Ứng dụng vào việc dạy kĩ năng nghe cho học sinh: 9

IV Đảm bảo đặc trưng bộ môn khi ứng dụng công nghệ thông tin: 10

V Kết quả thực nghiệm: 14

C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hòa nhập với mục tiêu của đề án ngoại ngữ 2020 Một học sinh tốt nghiệp tiểu học sẽ

có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương với bằng A1 châu Âu, sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành một nước công nghiệp,hội nhập với cộng đồng quốc tế.Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới cần chú trọng tới vấn đề giáo dục.Nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hoá,hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người,là nguồn nhân lực

Từ năm học 2015-1016, Bộ giáo dục-Đào tạo đã lấy chủ điểm “Đổi mới phương pháp quản lý”, “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy-học”.Đó là một chủ điểm thiết thực,có ý nghĩa và có tầm quan trọng lớn.Thực tế

đã và đang được giáo viên hưởng ứng tích cực và bước đầu thu được một số kết quả.Do có sự phát triển nhanh,mạnh,với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ,có nhiều thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao vào thực tế nên có tác động không nhỏ tới quá trình dạy-học

Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục:Những kết quả nghiên cứu tâm sinh lý học sinh gần đây trên thế giới và ở nước ta cho thấy thanh-thiếu niên

có những thay đổi trong sự phát triển tâm sinh lý.Trong điều kiện phát triển các phương tiện truyền thông ,trong bối cảnh hội nhập,mở rộng giao lưu,học sinh được tiếp cận những nguồn thông tin đa dạng,phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống,có hiểu biết nhiều hơn,linh hoạt và thực tế hơn.Trong học tập,các em không thoả mãn với vai trò tiếp thu thụ động,mà là người chủ động tiếp nhận,lĩnh hội tri thức-học sinh phải được phát triển năng lực của mỗi cá nhân,tích cực,chủ động trong việc học tập

Do yêu cầu xã hội và mục tiêu đào tạo,hiện nay,nhiều thành tựu mới của khoa học tự nhiên,xã hội,công nghệ,thiết bị dạy-học đang được ứng dụng vào trong công tác giảng dạy và trở thành điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình đổi mới phương pháp dạy-học.Việc sử dụng phương tiện dạy học,thiết bị dạy học có ý nghĩa tích cực cho việc đổi mới phương pháp và hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học

Thế giới bước vào kỉ nguyên mới nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, có thể nói chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, công nghệ thông tin được ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực Trong giáo dục-đào tạo,công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hoá phương tiện,thiết

bị dạy-học,góp phần đổi mới phương pháp dạy học

Trang 4

Dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn trên,từ chỗ xác định yêu cầu,mục tiêu của việc dạy học,mục đích của đề tài sáng kiến kinh nghiệm này,tôi xin trình bày một số ý kiến của mình về vấn đề "ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TIỂU HỌC”

II Mục đích nghiên cứu

Nhằm mở rộng,các kiến thức và kĩ năng thực hành được củng cố,nâng cao.Tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức,hướng dẫn của thầy giáo đã và đang là mục tiêu chính của giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học

III Đối tượng nghiên cứu:

- Môn tiếng Anh lớp 3

- Học sinh lớp 3

IV Kế hoạch nghiên cứu

- Năm học 2015-2016

V Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thực hành

Trang 5

B NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

1 Vai trò của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp:

- Xác định phương tiện,thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc dạy.Phương tiện dạy học,thiết bị dạy học không chỉ minh hoạ,còn là nguồn tri thức.Chú trọng sử dụng phương tiện dạy học mới,công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp học tập

- Theo quan điểm thông tin,học là một quá trình thu nhận thông tin có định hướng,có sự tái tạo và phát triển thông tin;dạy là phát thông tin và giúp người học quá trình trên một cách có hiệu quả.Thông tin được hiểu càng có giá trị nếu

nó gây ra được sự bất ngờ càng lớn.Nếu nội dung bài học chỉ được truyền tới người học dưới dạng văn bản thì học sinh sẽ kém hứng thú.Nếu chỉ truyền tin theo một chiều không có sự hỏi đáp thì thông tin thu được của người học sẽ không đạt được như mong muốn

- Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng phương tiện dạy học sau đây:

- Phim chiếu để giảng bài với máy chiếu

- Phần mềm hỗ trợ bài giảng

Dạy học với phương tiện hiện đại có rất nhiều ưu điểm như:

- Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần có thể sử dụng được nhiều lần

- Tăng tính năng động cho người học, làm cho học sinh tích cực khai thác nội dung bài học

- Tạo điều kiện để giáo viên trình bày sinh động hơn,dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại

- Các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với những phần khó giảng, làm cho lao động của giáo viên trên lớp nhẹ nhàng hơn, tập trung hơn và hiệu quả hơn

- Học sinh không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe để luyện tập

- Sử dụng công nghệ thông tin làm phương tiện hỗ trợ dạy học một cách hợp

lý sẽ cho hiệu quả cao bởi lẽ khi sử dụng công nghệ thông tin bài giảng sẽ sinh động hơn, sự tương tác hai chiều được thiết lập, giáo viên và học sinh giải phóng khỏi những công việc thủ công vụn vặt,tốn thời gian như viết bảng phụ với những câu văn, đoạn văn ngữ liệu cần tìm hiểu, nên có điều kiện đi sâu vào bài học

- Sử dụng công nghệ thông tin để dạy học,phương pháp cũng thay đổi.Giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn thuần là người rót

Trang 6

thông tin vào đầu học sinh Giáo viên cũng phải học tập thường xuyên để nâng cao trình độ về công nghệ thông tin,sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.Chú trọng phát huy vai trò của người thầy trong quá trình sử dụng công nghệ thông tin như một thiết bị dạy học.Phát huy tác dụng của giáo viên nhưng không hoàn toàn giống như trong dạy học thông thường.Giáo viên cần coi trọng việc chuẩn bị bài giảng và những hoạt động của mình trong giờ dạy; bên cạnh đó còn phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học chu đáo,sưu tầm tài liệu có liên quan đến nội dung bài học

- Sử dụng công nghệ thông tin góp phần làm thay đổi phương pháp dạy học

2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Anh văn:

a/ Phân biệt giáo án điện tử và bài giảng điện tử:

- Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết cho một môn học hay bài học cụ thể Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử chính là thiết kế của bài giảng điện tử

- Bài giảng điện tử là bản trình diễn nội dung bài giảng đã được chương trình hoá trong giáo án điện tử, thực hiện dạy học với sự hỗ trợ của máy tính Bài giảng điện tử không đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi chép vào vở mà

đó là toàn bộ hoạt động dạy và học Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế bảng đen, phấn trắng

b/ Ưu điểm của bài giảng điện tử:

- Sử dụng công nghệ đa phương tiện: kênh chữ, kênh hình,âm thanh,phim minh hoạ,

- Chương trình hoá nội dung dạy học

- Giảm thuyết giảng,tăng cường đối thoại với người học

- Thu hút người học, kích thích hứng thú

c/ Yêu cầu đối với một bài giảng điện tử:

* Yêu cầu về phần nội dung:

- Trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng được minh hoạ sinh động và có tính tương tác cao mà các phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả.Phải thể hiện được các phương pháp sư phạm truyền thống và đồng thời phải có kĩ năng về tin học để thực hiện các minh hoạ, mô phỏng hoặc tận dụng chọn lọc từ tư liệu điện

tử có sẵn

- Ghi nội dung cơ bản một cách ngắn gọn, vừa đủ, tránh rườm rà, tránh cộc lốc

Trang 7

- Nội dung phải rõ ràng, học sinh dễ quan sát

* Yêu cầu về phần câu hỏi-giải đáp:

- Bài giảng điện tử cần thể hiện một số câu hỏi với mục đích:

+ Giới thiệu một chủ đề mới

+ Kiểm tra, dánh giá xem học sinh có hiểu nội dung vừa trình bày không + Liên kết chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp

- Câu hỏi cần thiết kế sử dụng đa phương tiện để kích thích người học tìm câu trả lời

- Phần giải đáp cũng phải được thiết kế sẵn trong bài giảng điện tử, đảm bảo: + Với câu trả lời đúng: thể hiện sự tán thưởng, cổ vũ bằng tiếng vỗ tay

+ Với câu trả lời sai: thông báo lỗi và gợi ý tìm chỗ sai bằng cách nhắc nhở, đưa ra một gợi ý hoặc chỉ ra chỗ sai để người học suy nghĩ tìm câu trả lời

Cuối cùng phải đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh

* Yêu cầu về phần thể hiện khi thiết kế:

- Kết hợp ý tưởng thiết kế nội dung và kĩ thuật vi tính:

+ Chuẩn bị dữ liệu và nội dung giáo án điện tử

VD:- Dạy một tiết đọc giáo viên phải sưu tầm các hình ảnh có liên quan đến chủ đề của bài, các thông tin cập nhật, các thông tin có liên quan đến bài

- Dạy một bài luyện tập, phải chuẩn bị ngữ liệu, cấu trúc, tình huống, bài tập, + Xác định những nội dung chính cần chuyển vào các Slide sẽ trình chiếu

- Chú ý đặc trưng bộ môn để thiết kế bài giảng cho phù hợp

- Bảo đảm tính khoa học, thẩm mĩ và thuận tiện trong việc sử dụng

- Xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, trả lời câu hỏi: ứng dụng những gì? ứng dụng khi nào và bằng cách nào?

+ Hình ảnh nào? động hay tĩnh? Chú ý việc lựa chọn hình ảnh, hình ảnh phải phù hợp với nội dung bài dạy

+ Âm thanh ?

+ Các hiệu ứng, thứ tự xuất hiện các hiệu ứng, kiểu xuất hiện,

- Phần thể hiện thiết kế cần đảm bảo 3 yêu cầu sau:

+ Đầy đủ: đủ yêu cầu nội dung bài học

+ Chính xác: đảm bảo không có thông tin sai sót

+ Trực quan: hình vẽ, âm thamh sinh động, hấp dẫn học sinh

II Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học tiếng Anh

1 Đặc điểm tình hình:

a/ Thuận lợi:

- Học sinh hứng thú với bài giảng điện tử, yêu thích học môn Anh

Trang 8

- Chương trình sách giáo khoa được sử dụng trên nguyên tắc tích hợp và tích cực hoá hoạt động của học sinh

- Tranh ảnh, thiết bị dạy học luôn tạo hứng thú, kích thích tư duy học tập của học sinh

- Nhà trường và phòng giáo dục đã bước đầu đầu tư các phương tiện như: máy tính, máy chiếu và khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy

b/ Khó khăn:

- Một số học sinh học lệch, thiên về các môn toán tiếng việt

- Học sinh luyện tập thực hành nghe, nói Tiếng Anh đạt kết quả chưa cao, ứng dụng vào thực tế còn lúng túng

- Việc kiểm tra trình độ nghe nói của một số học sinh còn hạn chế

2 Kết quả khảo sát:

thú với bài học

Hiểu bài

Ghi bài tốt

Hiểu bài chưa rõ

Ghi bài không đầy đủ

Ít hứng thú 3G+3B+3C 192 120 140 152 46 30 62

III Các biện pháp:

1 Xác định quy trình thiết kế có ứng dụng công nghệ thông tin:

Qui trình thiết kế:

-Trước hết giáo viên cần lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp, không phải chủ đề nào cũng cần tới bài giảng điện tử Trong trường hợp chủ đề dạy học chỉ cần tới các thiết bị truyền thống thì không nên sử dụng CNTT và truyền thông vì như vậy không chỉ gây ra tốn kém mà còn giảm hiệu quả của tiết học.Chủ đề dạy học thích hợp là những chủ đề có thể dùng bài giảng điện tử để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt hơn so với sử dụng thiết bị dạy học truyền thống

* Chuẩn bị trên giấy:

- Soạn bài dạy trên giấy: chú ý việc chuẩn bị bài giảng trên giấy, từ bài giảng

đó, giáo viên có căn cứ để tạo nội dung trên máy tính

- Lập đề cương cho phần trình bày, tạo các đề mục cần thiết, phù hợp cho từng phần của nội dung

- Lập kịch bản cho các Slide và dự kiến các hiệu ứng

* Soạn trên máy tính:

- Soạn nội dung trên các Slide

- Tạo các hiệu ứng theo kịch bản đã dự kiến

Trang 9

- Trình diễn thử và chỉnh sửa

* Một số vấn đề cần lưu ý:

- Giáo viên nên hạn chế đưa màu sắc quá loè loẹt, hình ảnh làm phân tán sự chú ý của học sinh

- Không đưa quá nhiều chữ trong một Slide

- Hình ảnh minh hoạ chèn vào Slide phải phù hợp với nội dung

- Tránh lạm dụng hiệu ứng âm thanh

- Phối hợp với các phương tiện khác: phấn, bảng, giấy to,máy chiếu,

- Không nên quá lạm dụng công nghệ thông tin ở những nội dung mà thuyết trình sẽ chiếm lợi thế

2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy từ mới:

- Đối với bộ môn Anh văn, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy có hiệu quả rất lớn, học sinh không những hứng thú với bài học mà khả năng tiếp thu và vận dụng của các em còn có kết quả rõ rệt Nếu như trước đây các phương pháp dạy từ mới, đơn thuần làm cho giáo viên rất vất vả, không giúp học sinh học và sử dụng thành thạo được từ ngay trên lớp các con chỉ nghe và nhắc lại rất nhàm chán, học sinh chỉ đọc được từ ngay lúc đấy, nhưng ra khỏi lớp thì quên ngay Từ ý tưởng của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã nói:

"Nghe thì quên, nhìn là nhớ" VẬy nên tôi ứng dụng việc dùng công nghệ thông tin vào việc dạy từ mới bằng những hình ảnh ấn tượng, giúp học sinh nhớ mãi về hình ảnh liên quan đến từ đó Ví dụ như bài ở lớp 3(sách mới) - Unit 13 Lesson 2: Where is my book?, từ mới là từ "Wall", "Door", "Under", "On", "Near",

"Behind", tôi thiết kế những slide như sau:

Trang 10

Và khi học sinh nhìn đƣợc những hình ảnh này, các con không những đọc đƣợc,

sử dụng đƣợc mà còn nhớ rất lâu

3 Ứng dụng vào việc dạy mẫu câu:

Đối với học sinh tiểu học, những mẫu câu đƣợc dạy trong một tiết hay một bài rất đơn giản, khối lƣợng cung cấp thông tin ít, vì yêu cầu phải để học sinh nhớ đƣợc ngay và sử dụng đƣợc luôn Nhƣng trong một tiết dạy 35-40 phút mà chỉ

sử dụng một mẫu câu đơn giản nhƣ " What your's name?" hay nhƣ bài Unit 13 Lesson 2 sách lớp 3 tôi trình bày ở trên thì chỉ có một mẫu câu: "Where is ?" Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh sẽ tự cho là biết rồi, đọc cái là nhớ luôn, không thực hành nữa, nếu giáo viên có gọi lên đọc thì học sinh vẫn đứng lên trả lời đƣợc, nhƣng không rèn luyện nhiều lần thì các con sẽ quên ngay, nếu rèn luyện chỉ hỏi và đáp đơn thuần thì giờ học sẽ rất nhàm chán, học sinh không hứng thú,

mà yêu cầu của bài học là phải đào sâu sử dụng thành thạo nhƣ một bản năng, chứ không phải kỹ năng, để các con luyện tập đƣợc nhiều, bật ra một cách tự nhiên Để giải quyết vấn đề này, tôi thấy ứng dụng thông tin vào giảng dạy giúp tôi rất nhiều Tôi lồng ghép nhiều hình ảnh vào các Slide tôi trình chiếu, hoặc các trò chơi tôi thiết kế trên máy, học sinh luyện tập mẫu câu rất nhiều mà vẫn hứng thý, và phấn khích để thực hành, các em đƣợc chơi nhƣng vẫn học, không

bị ép buộc Ví dụ nhƣ Unit 13-Lesson 2 sách lớp 3 nhƣ tôi trình bày ở trên, tôi phải dạy mẫu câu " Where is my book?", tôi thiết kế để đƣa nhƣng slide có nhiều vị trím để các con có nhiều tình huống để nói

Ngày đăng: 20/04/2018, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w