Luận văn đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở vùng ven thành phố sơn tây hà
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-
NGUYỄN VŨ HOÀNG LONG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VÙNG VEN THÀNH PHỐ SƠN TÂY - HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ NGUYÊN HẢI
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày… tháng… năm 2008
Tác giả luận văn
Nguyễn Vũ Hoàng Long
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp và quý báu của thầy giáo TS Đỗ Nguyên Hải, của các thầy cô giáo trong Khoa Đất và Môi trường, Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân phường Phú thịnh, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê thành phố Sơn Tây, Ủy ban nhân dân các xã, phường thuộc thành phố Sơn Tây đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Hà nội, ngày… tháng… năm 2008
Tác giả luận văn
Nguyễn Vũ Hoàng Long
Trang 42.1 Sản xuất nông nghiệp và những phương hướng phát triển sản
2.2 Hệ thống nông nghiệp và hệ thống sử dụng đất thích hợp 92.3 Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 162.4 Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững 232.5 Thực trạng và định hướng phát triển nông nghiệp thành phố Sơn
3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
Trang 54.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 34
4.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội có tác động tới sản xuất nông nghiệp 444.1.5 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp 484.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp và kết quả chuyển dịch cơ cấu
4.2.1 Hiện trạng và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 554.2.2 Giá trị sản xuất nông được thể hiện qua bảng 4.8 sau: 584.2.3 Kết quả điều tra đánh giá các loại hình sử dụng đất chính theo
hướng sản xuất hàng hóa ở thành phố Sơn Tây 59
4.3 Những sản phẩm cây trồng có giá trị hàng hoá tại vùng ven thành
4.3.1 Nhóm cây rau xanh, thực phẩm và đậu đỗ 63
4.3.5 Tình hình phát triển trang trại và ngành chăn nuôi 704.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất 764.4.1 Đánh giá hiệu quả của LUT trồng trọt 764.4.2 Đánh giá hiệu quả của LUT thuộc trang trại chăn nuôi và kết hợp
4.5 Đánh giá hiệu quả xã hội đối với các loại hình sử dụng đất chính
Trang 64.7 Tiêu thụ nông sản và dịch vụ sản xuất nông nghiệp 864.8 Tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
4.8.1 Những lợi thế cho phát triển mô hình sản xuất hàng hóa tập trung
874.8.2 Những khó khăn, hạn chế và thách thức 894.8.3 Định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng sản
4.8.4 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
924.9 Các giải pháp thực hiện cho xây dựng các đề xuất 93
Trang 7Danh mục các chữ viết tắt
CN - XD : Công nghiệp - xây dựng
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
SXKD : Sản xuất kinh doanh
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
TBKT : Tiến bộ kỹ thuật
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
Trang 8DANH MỤC BẢNG
4.1 Các loại đất chính của thành phố Sơn Tây 374.2 Tốc độ tăng trưởng của GDP thành phố Sơn Tây 45
4.4 Giá trị thu nhập và cơ cấu ngành nông nghiệp (giá hàng hóa) 464.5 Tổng hợp phân vùng theo biện pháp tiêu thành phố Sơn Tây 514.6 Một số chỉ tiêu bình quân của thành phố so với tỉnh Hà Tây (cũ) 554.7 Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp của Sơn Tây 574.8 Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX nông nghiệp 584.9 Một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của thành phố 614.10 Biến động sản xuất ngành chăn nuôi thành phố Sơn Tây 714.11 Biến động sản xuất ngành thuỷ sản thành phố Sơn Tây 754.12 Đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất ở các tiểu
4.13 Đánh giá hiệu quả kinh tế của LUT trang trại 794.14 Đánh giá hiệu quả LUT có hiệu quả bền vững 84
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
4.1 LUT cây rau đậu thực phẩm tại phường Viên Sơn 64
4.8 Cảnh trang trại chăn nuôi lợn của hộ ông Chính tại xã Cổ Đông
734.9 Cảnh trang trại chăn nuôi gà của hộ ông Lập tại xã Sơn Đông 73
4.11 Cảnh quan chợ nông sản thành phố Sơn Tây 86
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Các loại đất chính của thành phố Sơn Tây 38
Sơ đồ 4.1 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thành phố 46Biểu đồ 4.2 Giá trị ngành nông nghiệp thành phố qua các năm 47Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ các loại đất chính của thành phố qua các năm 57Biểu đồ 4.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá CĐ 94) 59
Sơ đồ 4.3 Kết quả chuyển dịch cơ cấu GTSX nông nghiệp 59
Trang 101 MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đối với tất cả các quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quýgiá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là bộ phận hợp thành quan trọng của môitrường sống, là địa bàn phân bố và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, anninh quốc phòng Trong nông nghiệp, đất đai không những là đối tượng laođộng mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế
Do sức ép của gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội, đất nôngnghiệp đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất lượng.Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện pháp hợp
lý để bảo vệ đất đai Hiện nay, việc sử dụng đất đai một cách hiệu quả, bềnvững đang là vấn đề mang tính toàn cầu
Nền sản xuất nông nghiệp nước ta với những đặc trưng như: sản xuất cònmanh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng còn chưa cao, khả năng hợptác, liên kết cạnh tranh trên thị trường và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất hànghóa còn yếu Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do sức ép củaquá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng caohiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là hướng đi hếtsức cần thiết nhằm tạo ra hiệu quả cao về kinh tế đồng thời tạo ra tính đột phácho phát triển nông nghiệp của từng địa phương cũng như cả nước
Thành phố Sơn Tây, nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Tây (nay thuộc thànhphố Hà Nội), cách thành phố Hà Đông và trung tâm Hà Nội hơn 40 km vềphía Tây - Bắc theo quốc lộ 32 và đường Láng - Hoà Lạc Tổng diện tích tựnhiên là 11.346,85 ha; dân số gần 13 vạn dân Quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đã và đang gây sức ép đến việc sản xuất nông nghiệp làm diệntích đất nông nghiệp giảm mạnh trong một số năm gần đây, hiện diện tích này
Trang 11chỉ còn chiếm 41,61% tổng diện tích đất tự nhiên Việc chuyển dịch cơ cấutrong nông nghiệp diễn ra còn rất chậm, hiệu quả sử dụng đất sản xuất nôngnghiệp còn thấp (bình quân mới đạt 30,5 triệu đồng/ha) Quá trình đô thị hoátrên địa bàn đã gây sức ép rất lớn đến diện tích đất nông nghiệp ở các xã,phường ven đô Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chocác nông hộ ven đô theo hướng sản xuất hàng hóa là hướng đi hết sức cần thiếtcho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đồng thời giải quyết đượcyêu cầu của thị trường tiêu thụ trong thời gian tới
Từ những lý do nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng ven thành phố Sơn Tây – Hà Nội ”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp cóhiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện sản xuất nôngnghiệp ở vùng ven đô thành phố Sơn Tây
- Định hướng và đề xuất những giải pháp phát triển các loại hình cótriển vọng thành những mô hình sử dụng đất có hiệu quả cao theo hướng sảnxuất hàng hóa cho phát triển kinh tế nông hộ trong vùng nghiên cứu
1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Góp phần bổ sung lý luận về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sảnxuất hàng hóa có hiệu quả ở vùng đồng bằng sông Hồng
- Đóng góp xây dựng định hướng các mô hình sản xuất nông nghiệphàng hoá có hiệu quả cho các nông hộ vùng ven thành phố Sơn Tây
Trang 122 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Sản xuất nông nghiệp và những phương hướng phát triển sản xuất
trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Tổng quát về tình hình và những phương hướng phát triển sản xuất
nông nghiệp trên thế giới
2.1.1.1 Tổng quát về tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Nông nghiệp là một ngành sản xuất chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơcấu kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới Đặc biệt ở các nước đang pháttriển, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩmcho con người mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) [48], tổng sản lượng lươngthực sản xuất hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6 tỉ người trên thế giới,tuy nhiên sản lượng sản xuất ra có sự phân bổ không đồng đều giữa các vùng.Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỉ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khaithác được 1,5 tỉ ha; còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiềukhó khăn Qui mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: châu Mỹ chiếm35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châuĐại Dương chiếm 6% [43]
Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho con người trong hiện tại vàtương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất cây trồng trong điềukiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị nghèo về độ phì, đòi hỏi phải bổsung cho đất một lượng dinh dưỡng cần thiết qua con đường sử dụng phân bón.Hiện tượng suy thoái đất có liên quan chặt chẽ đến chất lượng đất và môitrường Báo cáo của Viện Tài nguyên thế giới [43], cho thấy gần 20% diện tíchđất đai châu Á bị suy thoái do những hoạt động của con người Trong đó hoạtđộng sản xuất nông nghiệp là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất
2.1.1.2 Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới
Trang 13Nông nghiệp nhiệt đới chiếm khoảng 1/3 diện tích lục địa với diện tíchđất nông nghiệp có ích khoảng 1,4 tỷ ha Điều kiện khí hậu - đất đai đặc biệtvới hoàn cảnh kinh tế xã hội tạo cho nông nghiệp nhiệt đới có những nét riêngbiểu hiện trên các hệ thống cây trồng, vật nuôi Vùng nhiệt đới nóng ẩm, mưanhiều và tập trung gây dòng chảy và xói mòn nghiêm trọng Đất đai so vớivùng ôn đới thì không tốt bằng vì ít chất mùn và bị khoáng hoá mạnh Khí hậu
và đất nhiệt đới phần lớn thích hợp cho việc trồng cây lâu năm, cà phê, chè, cacao và các loại cây ăn quả nhiệt đới Đối với những vùng đất trũng, đất phù sa,đất giàu chất hữu cơ… rất thích hợp cho việc gieo trồng các giống cây ngắnngày, cây lương thực Hiện nay, tại các vùng nhiệt đới, việc sử dụng đất nôngnghiệp theo đã hướng vào thâm canh cao, tăng năng suất, tăng vụ Áp dụngmạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Đây là những nguyênnhân gây tình trạng thoái hoá đất, đất bị mất khả năng sản xuất Điều đó đặt ravấn đề là phát triển sản xuất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ cải tạo đất, xâydựng nông nghiệp bền vững [43]
Khi nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của một số nướcĐông Nam Á cho thấy [5]:
- Các nước đang chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu nôngnghiệp theo hướng tập trung phát triển ngành hàng dựa vào lợi thế và cải tổ đểđương đầu với những thách thức mới của thế kỷ XXI
+ Thái Lan: phát huy thế mạnh sẵn có, phát triển mạnh sản xuất nôngnghiệp và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt rủi
ro thị trường và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến
+ Malaixia: Tập trung sản xuất hàng hoá có lợi thế cạnh tranh cao đểxuất khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mạihoá cao Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệpdựa vào tài nguyên của từng địa phương
Trang 14+ Inđônêxia: hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá các mặt hàng có lợi thếnhư: hạt tiêu, hoa quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm đông lạnh và cá ngừ.
+ Philipin: Phát huy thế mạnh sẵn có xây dựng các vùng chuyên canhgắn với công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin, ứng dụng và tiếp thị Tăngcường đầu tư cho nghiên cứu chuyển giao, áp dụng công nghệ và khuyếnnông Thay đổi chiến lược chính sách nông nghiệp từ bảo trợ sản xuất sangtăng cường cạnh tranh
2.1.1.3 Những phương hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới
Theo Đường Hồng Dật (1995) [9], trên con đường phát triển nôngnghiệp, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau, nhưngphải giải quyết vấn đề chung sau:
- Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trongnông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư;
- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá trìnhphát triển nông nghiệp Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao độngchân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản
lý và tổ chức;
- Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường
Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triểnnông nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng:
* Nông nghiệp công nghiệp hoá: Sử dụng nhiều thành tựu và kết quả
của công nghiệp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng trang thiết bị máy móc,sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suấtcây trồng vật nuôi và năng suất lao động cao Khoảng 10% lao động xã hộitrực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuấtkhẩu Nông nghiệp công nghiệp hoá gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêmtrọng, gây ô nhiễm môi trường làm giảm tính đa dạng sinh học, làm hao hụt
Trang 15nguồn gen thiên nhiên [2]
* Nông nghiệp sinh thái: đưa ra nhằm khắc phục những nhược điểm
của nông nghiệp công nghiệp hoá, nông nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảmbảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học trong nông nghiệp, với mục tiêu:Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn; Nâng cao độ phì nhiều của đất bằngphân bón hữu cơ, tăng chất mùn trong đất…; Hạn chế mọi dạng ô nhiễm môitrường với đất, nước, môi trường, thức ăn
Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nghiệp bền vững, đó làmột dạng của nông nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuất nông nghiệp đi đôivới giữ gìn bảo vệ môi trường đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững,lâu dài
Trong thực tế đã có những khuynh hướng phát triển trong sản xuấtnông nghiệp được coi như những cuộc cách mạng làm thay đổi cục diện củanền sản xuất nhằm đáp ứng cho nhu cầu của con người Cụ thể như :
- “Cách mạng xanh’’ đã được thực hiện ở các nước đang phát triển ởchâu Á, Mỹ la tinh và đã đem lại những bước phát triển lớn ở những nước đóvào những năm của thập kỷ 60 Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếuvào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất lúa cao (lúa nước, lúa
mì, ngô ) xây dựng hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều loại phân hoá học “Cách mạng xanh” đã dựa vào cả một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hoáhọc và cả thành tựu của công nghiệp
- “Cách mạng trắng’’ được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống giasúc có tiềm năng cho sữa cao, vào những tiến bộ khoa học đạt được trong việctăng năng suất và chất lượng các loại gia súc, trong các phương thức chănnuôi mang ít nhiều tính chất công nghiệp Cuộc cách mạng này đã tạo đượcnhững bước phát triển lớn trong chăn nuôi ở một số nước và được thực hiệntrong mối quan hệ chặt chẽ với “cách mạng xanh”
Trang 16- “Cách mạng nâu’’ diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ của nôngdân với ruộng đất Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân đối với đấtđai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trongnông nghiệp [9].
Cả ba cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ những khókhăn trước mắt, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nôngnghiệp lâu dài và bền vững Giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lênphải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ Nông nghiệp trí tuệ làbước phát triển ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học,công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp, với điều kiện cụ thể củamỗi nước, mỗi vùng [9]
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển thành công về sản xuấtnông nghiệp và tăng trưởng về mức sống, nhiều nước đã đẩy mạnh chuyểnđổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hoá sản xuất Như: Philipin năm 1987-1992chính phủ đã có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá câytrồng nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển; Thái Lan những năm 1982-1996
đã có những chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp; Ấn Độ kể từ thập kỷ
80, khi sản xuất lương thực đã đủ đảm bảo an ninh lương thực thì các chínhsách phát triển nông nghiệp của chính phủ cũng chuyển sang đẩy mạnhchuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá sản xuất, phát triển nhiều cây trồngngoài lương thực
2.1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á, nhưngdân số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vàohàng thứ 9 trong khu vực Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/01/2006diện tích đất nông nghiệp cả nước là 24.583,8 nghìn ha; diện tích đất sản xuấtnông nghiệp là 9.412,2 nghìn ha Bình quân diện tích đất sản xuất nông
Trang 17nghiệp đạt 1.118,42m2/người (chi tiết được trình bày ở phụ lục số 1)
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đãgắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang dầntừng bước xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá vàphục vụ xuất khẩu
Phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam những nămtới sẽ là:
- Tập trung vào sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành hàng, nhómsản phẩm [12], xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trongnước, thế giới và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng [40]
- Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế,
xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định
cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sảnhàng hoá [12]
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chănnuôi, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực Giảm tỷtrọng lao động nông nghiệp xuống dưới 50% [12] Tăng quỹ đất nông nghiệpbình quân trên một lao động nông nghiệp [40] Đồng thời đẩy mạnh côngnghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ngoài nông nghiệp.Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nôngnghiệp để giải quyết lao động nông nhàn
Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong hơn 10 nămqua, từ năm 1997, Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuấtkhẩu gạo Rau quả, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu đều tăng về sản lượng, khốilượng và kim ngạch xuất khẩu Về chăn nuôi, trong thời gian trên, các đàn giasúc, sản lượng thịt, trứng, sữa đều tăng Thuỷ hải sản nuôi trồng, khai thác cũngđều tăng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 11 năm gần đây
Trang 18bình quân tăng mỗi năm 20% đã đạt và vượt 11 tỷ USD.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp Việt Nam cũng tồn tại
Đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm,
do dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt tư liệu cơ bản để pháttriển sản xuất nông nghiệp Diện tích đất đai bị xói mòn, thoái hóa do việcphá rừng gây ra cũng đang ngày càng tăng lên
- Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số địaphương do chất thải công nghiệp, do sử dụng bừa bãi phân hóa học, hóa chấttrừ sâu, diệt cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước mặt, nước ngầm và để
dư lượng chất độc hại trong nông sản thực phẩm
- Đói nghèo đang cũng tồn tại ở nhiều vùng miền núi cũng như vùngnông thôn đồng bằng
2.2 Hệ thống nông nghiệp và hệ thống sử dụng đất thích hợp
2.2.1 Các khái niệm liên quan đến hệ thống
Theo Phạm Chí Thành [30] hệ thống là một tổng thể có trật tự của cácyếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại Một hệ thống có thể xácđịnh như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằngnhiều mối tương tác
Quan điểm hệ thống không phải đơn thuần là phép cộng mà là xem xétcác phần tử trong hệ thống, mối tương tác của từng thành phần, các cấu trúcthứ bậc trong hệ thống, tính toàn cục và tính trội của nó
Trang 19* Hệ thống nông nghiệp
Dẫn theo Shaner [34], hệ thống nông nghiệp là một phức hợp của đấtđai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, lao động, các nguồn lợi và đặc trưngkhác trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý tuỳ theo sở thích, khả năng và
kỹ thuật có thể có
Nhìn chung hệ thống nông nghiệp là một hệ thống hữu hạn trong đócon người đóng vai trò trung tâm, con người quản lý và điều khiển các hệthống theo những quy luật nhất định, nhằm mang lại hiệu quả cao cho hệthống nông nghiệp
Trong hệ thống nông nghiệp có 3 đặc trưng đáng quan tâm sau:
- Tiếp cận từ “dưới lên” và xác định các vấn đề cần can thiệp để giảiquyết cản trở
- Coi trọng mối quan hệ xã hội như những nhân tố của hệ thống
- Coi trọng sự phân tích động thái của sự phát triển
* Hệ thống canh tác
Theo Sectisan M 1987 [17] hệ thống canh tác là sản phẩm của 4 nhómbiến số: môi trường vật lý, kỹ thuật sản xuất, sự chi phối của nguồn tàinguyên và điều kiện kinh tế - xã hội Trong hệ thống canh tác vai trò của conngười được đặt vào vị trí trung tâm của hệ thống và quan trọng hơn bất kìnguồn tài nguyên nào kể cả đất canh tác Muốn phát triển một vùng sản xuấtnông nghiệp thì kỹ năng của người nông dân có tác dụng hơn độ phì nhiêucủa đất Hệ thống canh tác được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tựnhiên, sinh học và kinh tế - xã hội phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn vànguồn lực của nông hộ [17]
Theo quan điểm của FAO [46]: hệ thống sử dụng đất (Land Use System
- LUS) là sự kết hợp của các hợp phần đơn vị bản đồ đất đai (LMU) và các loạihình sử dụng đất (LUT) Như vậy (LUS) có một hợp phần đất đai và một hợp
Trang 20phần sử dụng đất đai Trong đó hợp phần đất đai là các đặc tính đất đai củaLMU ví dụ như thời vụ cây trồng, độ dốc, thành phần cơ giới đất… Hợp phần
sử dụng đất là sự mô tả LUT bởi các thuộc tính Các đặc tính của LMU và cácthuộc tính của LUT đều ảnh hưởng đến tính thích hợp của đất đai
Cấu trúc hệ thống sử dụng đất được thể hiện qua sơ đồ 2.1 sau:
Sơ đồ 2.1: Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT) là loại hình đặc biệt của
sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định Các thuộc tính đó baogồm: quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như làm đất, đầu tưvật tư kỹ thuật và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như định hướng thịtrường, vốn, thâm canh, lao động, vấn đề sở hữu đất đai Không phải tất cảcác thuộc tính trên đều được đề cập như nhau trong việc đánh giá đất mà việclựa chọn các thuộc tính và mức độ mô tả chi tiết phụ thuộc vào tình hình sửdụng đất của địa phương cũng như cấp độ, yêu cầu chi tiết và mục tiêu củacông tác đánh giá đất
Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp trong thực tế bao gồm: hệ thống sửdụng đất trồng trọt (LUT cây trồng), hệ thống sử dụng đất chăn nuôi (các
HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT (LAND USE SYSTEM) Loại hình sử dụng đất
(Land Utilization Type) Đơn vị bản đồ đất đai(Land Mapping Unit)
Cải tạo đất đai (Land Improvement)
Đầu tư (Inputs)
Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirements) Chất lượng đất đai(Land Qualities)
Năng suất, thu nhập ( Outputs )
Trang 21LUT vật nuôi) và hệ thống sử dụng đất lâm nghiệp (các LUT cây lâm nghiệp).Nói cách khác hệ thống sử dụng đất nông nghiệp bao hàm hệ thống cây trồng
và hệ thống vật nuôi Vấn đề đặt ra là chúng ta tiến hành nghiên cứu các đặctrưng, khả năng thích hợp và tính hiệu quả, bền vững của các hệ thống sửdụng đất nông nghiệp hiện tại để làm căn cứ đề xuất hướng sử dụng đất hợp
lý cho quy hoạch
2.2.2 Một số đặc trưng của hệ thống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất
nông nghiệp
Hệ thống cây trồng, vật nuôi mang tính khách quan và được hình thành
do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội
Hệ thống cây trồng, vật nuôi phải đảm bảo các mối quan hệ cân đối vàđồng bộ giữa các bộ phận trong một tổng thể, mà tổng thể đó là một hệ thốnglớn bao trùm những hệ thống nhỏ, mỗi hệ thống nhỏ lại bao gồm nhiều hệthống nhỏ hơn gắn bó với nhau một cách chặt chẽ trong mối quan hệ cân đối
và đồng bộ
Hệ thống cây trồng, vật nuôi không ngừng vận động, biến đổi và pháttriển theo xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn, mở rộng hơn và có hiệu quả hơn.Quá trình vận động, biến đổi chính là quá trình điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấucây trồng, vật nuôi
Việc xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi cho một vùng hay một khu vựcđảm bảo hiệu quả kinh tế, ngoài việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa hệ thốngcây trồng, vật nuôi với các điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, quần thể sinh vật,tập quán canh tác còn có mối quan hệ chặt chẽ với phương hướng sản xuất ởvùng, khu vực đó
Chuyển đổi hệ thống cây trồng, vật nuôi cần phải theo hướng tăng nhanhcác sản phẩm có tính hàng hoá, song song với việc nâng cao chất lượng nôngsản
Trang 22Quan điểm chuyển đổi hệ thống cây trồng, vật nuôi:
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng, vật nuôi trên quan điểm sản xuất hànghoá và đạt hiệu quả cao
- Sản xuất luôn luôn phải gắn với thị trường, do đó trong cơ chế củakinh tế thị trường, yếu tố sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có một hệ thống câytrồng phù hợp Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng sẽ quyếtđịnh việc chuyển đổi hệ thống cây trồng Quá trình sản xuất nông nghiệp phảigắn với chuyên môn hoá và tập trung hoá Chuyên môn hoá đòi hỏi người sảnxuất phải đạt trình độ cao, tập trung vào một vài sản phẩm chủ yếu Nhữngsản phẩm đó chứa một dạng tri thức khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý,nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh vàtiêu thụ được sản phẩm [11]
- Trong nền kinh tế thị trường, hộ gia đình trở thành một đơn vị kinh tế
tự chủ độc lập, người dân tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinhdoanh Điều đó đã kích thích các hộ gia đình khai thác hết mọi tiềm năng vềđất đai, vốn và con người của mình nhằm tạo ra hiệu quả cao trong sản xuất,nâng cao được tỉ suất hàng hoá thông qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đadạng hoá cây trồng Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, do đó vấn đề áp đặtmột hệ thống cây trồng là không hợp lý, mà chỉ khuyến khích vận động để họchủ động nắm bắt và nhanh chóng áp dụng những mô hình canh tác tiến bộ.Các hộ nông dân căn cứ vào khả năng của gia đình mình để quyết định lựachọn hệ thống cây trồng thích hợp [6]
2.2.3 Nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp và các hệ thống sử dụng đất
thích hợp ở Việt Nam
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho pháttriển sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bìnhquân đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế
Trang 23giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 nước Đông Nam Á Mặt khác,dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tụcgiảm Tốc độ tăng dân số bình quân trên năm là 2,0% Theo dự kiến nếu tốc
độ tăng dân số là 1-1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vàonăm 2015 [32] Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảmnhanh do chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho công cuộc CNH - HĐH đấtnước Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiếtđối với Việt Nam trong những năm tới [34]
Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề
về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp [8], việc nghiêncứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống câytrồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp vớitừng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vàosản xuất Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến côngtrình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang vàPhạm Dương Ưng (1993) [23], đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quanđiểm sinh thái và phát triển lâu bền của Trần Anh Phong (1995) [31]
Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm44%, diện tích tự nhiên trong vùng Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng
để trồng trọt [11] Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả nước[11], là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần địnhhướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp Ởvùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3-4
vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô,tưới tiêu chủ động Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng,trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như: hoa,cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp
Trang 24Việc quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩmnông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhàkhoa học như: Vũ Năng Dũng, Trần An Phong, Hà Học Ngô, Phùng Văn Phúc[10], [20], [24], [26] Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khíhậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch
cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế
kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tếsản xuất tổ chức ngành hàng trong nông nghiệp cũng như trong nông hộ của:Phạm Vân Đình, Nguyễn Ích Tân, Đỗ Văn Viện [13], [28], [33]
Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trênđây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sửdụng và bảo vệ đất, cũng như xác định các chỉ tiêu cho đánh giá sử dụng đất,quản lý đất đai bền vững trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam
Tóm lại, trong nguyên cứu đánh giá các hệ thống sử dụng đất nôngnghiệp cần xuất phát từ những cách tiếp cận chính sau:
- Nghiên cứu cấu trúc của hệ thống sử dụng đất nông nghiệp và hệthống canh tác thích hợp từ lý thuyết hệ thống kết hợp với phương pháp tiếpcận hệ thống và tổng hợp cả 2 hình thức nghiên cứu là vĩ mô và vi mô
- Sự hình thành các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp phải được bắtđầu bằng việc đánh giá các yếu tố bên ngoài có tác động trực tiếp đến hệthống như những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và những yếu tố bên trong:đất đai, lao động, tiền vốn, kỹ năng nghề nghiệp của người nông dân
- Nghiên cứu phát triển hệ thống sử dụng đất nông nghiệp phải từ sựphân tích sâu đối với hệ thống trồng trọt hiện tại, tìm ra những nhược điểm vànghiên cứu các giải pháp khắc phục để hình thành một hệ thống sử dụng đấtnông nghiệp tiến bộ và bền vững hơn
Trang 252.3 Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
2.3.1 Sự cần thiết xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá
Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản của mỗiquốc gia Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của sảnxuất công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn, nôngnghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng những khó khăn, trở ngại trong nôngnghiệp đã gây ra không ít những xáo động trong đời sống xã hội và ảnhhưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, thậm trígây nên những cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc Để nông nghiệp có thểthực hiện vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế quốc dân đòi hỏinông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc
Đặc biệt ngày nay khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO.Hai mươi năm nay, hàng nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước,nhiều mặt hàng nằm trong tốp đứng đầu thế giới như gạo mỗi năm xuất khẩu4,5-5 triệu tấn, cà phê 6000 tấn, hồ tiêu 100000 ngàn tấn, hạt điều chế biến50.000 tấn Vào WTO, trong vòng 5-7 năm, thuế nhập khẩu bình quân giảm
từ 17,4% xuống còn 13,4% ; riêng hàng nông sản trong 5 năm tới thuế nhậpkhẩu giảm từ 23,5% hiện xuống còn 20,9% Chúng ta phải nhanh chóng đổimới nền nông nghiệp để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đảm bảo chấtlượng Con đường tất yếu để phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay là phảichuyển từ sản xuất nhỏ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá
Theo TS Nguyễn Quốc Vọng [41], kim ngạch xuất khẩu nông lâm sảnnăm 1995 của Việt Nam là 1,3 tỉ USD, năm 2005 đã đạt 5,7 tỉ USD So vớiThái Lan, Malaixia, Philipin-các nước có tiềm năng tương tự Việt Nam, họ đãđạt và vượt mức này từ lâu Mailaixia đạt kim ngạch xuất khẩu 14 tỉ USD từnăm 1986, Thái Lan đạt 10 tỉ USD năm 1987, Philipin năm 1992 Hiện naykim ngạch xuất khẩu của Thái Lan, Malaixia, Philipin đều lớn hơn Việt Nam
Trang 26Ở Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nông sản đã chiếm tới 30-40% tổngkim ngạch xuất khẩu cả nước [24] Một số mặt hàng tăng trưởng cả về sốlượng và kim ngạch xuất khẩu như cà phê 7% về lượng và 56% về kim ngạchxuất khẩu, cao su tăng lần lượt là 45% và 121% [24] Theo số liệu của Tổngcục Thống kê, diện tích trồng rau trên đất nông nghiệp cả năm 2006 của ViệtNam là 644,0 nghìn ha, tăng 29,5% so với năm 2000 Năng suất cao nhất từtrước tới nay (149,9 tạ/ha) Tổng sản lượng rau cả nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt
144 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% GDP của ngành nông nghiệp, trong khi diệntích chỉ chiếm 6%
Sản xuất hàng hoá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế xã hội, tựnhiên, môi trường, do đó khả năng rủi ro trong sản xuất là không thể tránhkhỏi Mặt khác chúng ta chưa hình thành một nền nông nghiệp hàng hoá theođúng nghĩa cũng như chưa có công nghệ để giải quyết vấn đề này Chuyểnsang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là sự tiến hoá hợp quy luật, đó là quátrình chuyển nông nghiệp truyền thống, manh mún, lạc hậu thành nền nôngnghiệp hiện đại Sản xuất hàng hoá là quy luật khách quan của mọi hình tháikinh tế xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển sản xuất của xã hội đó [39].Theo V.I Lênin thì nguồn gốc của sản xuất hàng hoá là sự phân công lao động
xã hội [43] Vì thế phân công lao động xã hội càng sâu sắc thì sản xuất hànghoá càng phát triển
Nền sản xuất hàng hoá có đặc trưng là dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuậthiện đại, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ văn hoá của người lao động cao
Đó là nền sản xuất nông nghiệp có cơ cấu sản xuất hợp lý, được hình thànhtrên cơ sở khai thác tối đa thế mạnh sản xuất nông nghiệp từng vùng Vì thế
nó là nền nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, khối lượng hàng hoá nhiều vớinhiều chủng loại phong phú và có chất lượng cao
Đưa nông nghiệp sang phát triển hàng hoá là quá trình lâu dài và đầy
Trang 27những khó khăn phức tạp, cần phải gắn liền với việc hình thành các vùng sảnxuất tập trung chuyên canh và thâm canh ngày càng cao và phải gắn nôngnghiệp với lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và được thực hiệnthông qua việc phân công lại lao động, xã hội hoá sản xuất, ứng dụng các côngnghệ tiến bộ mới vào sản xuất.
Vậy sản xuất hàng hoá là gì?
- Đối với hộ nông dân, những sản phẩm được đưa bán ra ngoài thì gọi
là sản phẩm hàng hoá [27]
- Đối với hệ thống trồng trọt, nếu mức hàng hoá sản xuất được bán ra thịtrường dưới 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá một phần, nếutrên 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá (sản xuất theo hướnghàng hoá) [5]
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động dùng để bán và trao đổi Sản xuấthàng hoá là sản xuất ra sản phẩm đem bán để thu về giá trị của nó trong đó cóphần giá trị thặng dư để tái sản xuất và mở rộng quy mô [38]
Nền kinh tế thị trường ra đời làm nảy sinh mối quan hệ cung cầu trên thịtrường Đối với sản xuất nông nghiệp thì khả năng “cung” cho thị trường là cácloại nông sản phẩm còn “cầu” cho nông nghiệp là các yếu tố đầu vào nhưphân bón, thuốc trừ sâu Hiện nay, nếu chủ hộ không chuyên môn hoá caotrong việc sản xuất kinh doanh, không thay đổi cơ cấu giống và thâm canh tăng
vụ thì kết quả sản xuất cũng chỉ để thoả mãn nhu cầu của mình mà không cósản phẩm đem ra bán ở thị trường, hoặc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầucủa thị trường và sẽ không có tích luỹ để đề phòng rủi ro Trong sản xuất hànghoá rủi ro về thị trường luôn là mối lo ngại nhất của người sản xuất
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn[14], thị trường và hoạt động tiêu thụ nông sản phẩm ở nước ta gặp một sốvấn đề sau:
Trang 28- Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp thường bị tồn đọng, nhất là vàothời vụ thu hoạch.
- Trong tất cả các kênh phân phối liên quan đến sản xuất nông nghiệpđều có sự tham gia rất phổ biến của tư thương Phân phối qua nhiều khâutrung gian đã làm chậm quá trình lưu thông sản phẩm, thậm chí gây ách tắcdẫn đến tồn đọng giả tạo Điều này đã được khẳng định trong thời gian gầnđây khi cơn sốt gạo và xi măng xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Hệ thống kinh doanh thương mại Nhà nước đang lâm vào thế lúngtúng Thị trường đầu ra không ổn định gây khó khăn thường xuyên cho nôngnghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm và bao cung vật tư sản xuất
- Đối với nông dân, trong sản xuất nông nghiệp vẫn phổ biến là “bán cáimình có chứ không phải bán cái thị trường cần”, hoạt động sản xuất kinh doanhchủ yếu sử dụng cái sẵn có chứ chưa chủ động khai thác các yếu tố của nềnkinh tế thị trường
Từ những vấn đề trên cho thấy: xây dựng nền nông nghiệp sản xuấthàng hoá là hướng đi đúng, là sự vận động phát triển phù hợp quy luật Vìvậy, tìm kiếm thị trường và những giải pháp sản xuất và đầu tư hợp lý để sảnxuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có hiệu quả cao, ổn định là rất cầnthiết
2.3.2 Các yếu tố chi phối đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát
triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá
Cơ sở định hướng cho mục đích sản xuất hàng hóa trong sản xuất nôngnghiệp phụ thuộc vào:
- Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết ) có ảnh hưởng trựctiếp đến sản xuất nông nghiệp Bởi vì, các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tàinguyên để sinh vật tạo nên sinh khối Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự
Trang 29nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp và địnhhướng đầu tư thâm canh đúng [27].
- Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, câytrồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất
để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Đây là những vấn đề thểhiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường vàthể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất Lựa chọn các tác động kỹthuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật
tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sảnxuất nông nghiệp hàng hoá
- Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
+ Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất
Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên,dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quyhoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhânlực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường Đó là cơ sở để pháttriển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý,đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trunghoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá
+ Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể táchrời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệvào sản xuất Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải khôngngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm…[38]
- Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như
Trang 30ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cungcầu chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lựcnhư: đất, lao động, vốn, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất
và tiêu thụ nông sản [6]
+ Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trườngnông dân lựa chọn hàng hoá để sản xuất Trong cơ chế thị trường, các nông
hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ
có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hànghoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếucủa khách hàng Muốn mở rộng thị trường trước hết phải phát triển hệ thống
cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn , quyhoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sảnxuất cái gì, bán ở đâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì
Trong quá trình nông nghiệp chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoáhội nhập quốc tế thì nguồn động lực quan trọng trước hết vẫn là những lợi íchchính đáng của nông dân được bảo vệ bằng các chính sách đã ban hành, đồngthời tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các chính sách mới như: miễn thuế sử dụngđất nông nghiệp, miễn thủy lợi phí cho nông dân…
2.3.3 Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp phát triển sản xuất
hàng hoá ở Việt nam
Những năm gần đây Chính phủ đã ban hành một số chính sách vềchuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Theo đó 10năm tới những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nước tacần phát triển theo định hướng sau:
- Về sản xuất lương thực: Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh, sảnlượng ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm Cây màu lương thực chủ yếu là ngô,cần phát triển đạt mức 5 - 6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu làm thức ăn chăn
Trang 31- Về cây công nghiệp ngắn ngày: Phát triển mạnh cây có dầu (Lạc, đậutương, vừng, hướng dương…) để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi (dâutằm, bông…) gắn với ngành ươm tơ dệt lụa
- Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao, tậptrung phát triển cà phê, chè; sản lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng600.000 tấn/năm Phát triển mạnh cây điều ở miền trung, diện tích cây cao su.Bên cạnh đó phát triển mạnh công nghiệp chế biến các sản phẩm mủ từ cao su,
gỗ cao su
- Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống, pháttriển các loại rau cao cấp mới như: Các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn,nấm dược liệu… là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trườngtiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải,nhãn, dứa, thanh long … gắn với công nghiệp chế biến
- Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừngphòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất Cụ thể là phát triển các loại tre trúc,keo thông, các loại bạch đàn… làm nguyên liệu cho phát triển ngành giấy.Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất gỗ ván nhân tạo gồm ván ghép thành,ván dăm, ván sợi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, thủ công mỹ nghệ…Phát triển các loại quế hồi… các loại cây quý hiếm như giáng hương, sao,lim, lát, pơmu, tếch… các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ để làm nguyên liệu đểchế biến sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Về Chăn nuôi: Phát triển đàn lợn phù hợp với nhu cầu cảu thị trườngtiêu dùng trong nước, một số vùng chăn nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu.Phát triển đàn bò sữa, nâng cao chất lượng và năng suất sữa Phát triển đàngia cầm chủ yếu là chăn nuôi gà vịt ngan
- Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư
Trang 32phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Tôm là ngành chủ lực trong nuôitrồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ và tôm nước ngọt Đồng thời phát triển mạnhnuôi các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác [14]
Ở Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã góp phần làmtăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp: năm 1990-1992 tăng 4,21%, GTSXnông nghiệp tăng 5,83%, trong đó trồng trọt tăng 5,88%, chăn nuôi tăng 5,98%.Năm 1999, cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp tính theo giá hiện hành cho thấy:ngành trồng trọt chiếm 79,39%, chăn nuôi chiếm 18,22%, dịch vụ chiếm2,39% Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt năm 1999 (tính theo giá cố định 1994)cây lương thực chiếm 63,7%, cây rau đậu chiếm 7,3%, cây công nghiệp chiếm20,5% và cây ăn quả chiếm 7,5% Mặt khác, cơ cấu mùa vụ ở nhiều vùng đã có
sự chuyển đổi, đã hình thành một số vùng chuyên canh tập trung sản xuất cácsản phẩm nông nghiệp có chất lượng đáp ứng yêu cầu cho xuất khẩu [18], [41]
Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khoá IX (2001)
đã chỉ rõ định hướng phát triển vùng ĐBSH là “Phát triển nền nông nghiệphàng hoá đa dạng, cùng với lương thực đưa vụ đông thành một thế mạnh, hìnhthành các vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, hoa và phát triển chăn nuôi ”
2.4 Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững
2.4.1 Sự cần thiết phải sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm phát triển
Trang 33+ Duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá và địa hoá học
+ Phân phối nước
+ Dự trữ và phân phối vật chất
+ Tính đệm
+ Phân phối năng lượng
Những chức năng trên đảm bảo cho khả năng điều chỉnh sự cân bằngcủa hệ sinh thái tự nhiên trước những thay đổi trong quá trình sử dụng đất đaicon người đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động vào khí quyển,
để tạo thành ngày một nhiều hơn lương thực, thực phẩm và hậu quả là đất đai
và các nhân tố tự nhiên khác bị suy thoái ngày một theo chiều hướng xấu đi
Vì vậy cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để duy trì khả năng hiện
có của đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở hiện tại và tương lai
Theo tài liệu của FAO/UNESCO [dẫn theo 42]: trên thế giới hàng năm
có khoảng 15% diện tích đất bị suy thoái vì lý do tác động con người, trong
đó suy thoái vì xói mòn do nước chiếm khoảng 55,7% diện tích, do gió 28%diện tích, mất chất dinh dưỡng do rửa trôi 12,2% diện tích Ở Trung Quốc,diện tích đất bị suy thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có36,67 triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng; 6,67 triệu ha đất bị chua mặn; 4 triệu
ha đất bị úng, lầy Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng 860 hađất đã bị hoang mạc hoá làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người.Theo kết quả điều tra của FAO, 1992 [46], do chế độ canh tác không tốt đãgây xói mòn đất nghiêm trọng dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt ở vùng nhiệt đới
và vùng đất dốc Mỗi năm lượng đất bị xói mòn tại các châu lục là: Châu Âu,Châu Úc, Châu Phi: 5 -10 tấn/ha, Châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; Châu Á: 30tấn/ha
Những vấn đề môi trường đã trở nên mang tính toàn cầu và được phânthành 2 loại chính: một loại gây ra bởi công nghiệp hoá và các kỹ thuật hiện
Trang 34đại, loại khác gây ra bởi lối canh tác tự nhiên Hệ sinh thái nhiệt đới vốn cânbằng một cách mỏng manh rất dễ bị đảo lộn bởi các phương thức canh tácphản tự nhiên, buộc con người phải sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụngtài nguyên và bảo vệ môi trường, thoả mãn các yêu cầu của thế hệ hiện tạinhưng không làm phương hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai, đó là mụctiêu của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững và đó cũng làhướng đi trong tương lai [42].
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho pháttriển sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bìnhquân đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thếgiới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á Mặt khác, dân sốlại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm
Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh dochuyển mục đích sử dụng Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệgiữa người và đất đai Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp lý[47] Mục tiêu đặt ra là sử dụng tối đa và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất của quốcgia, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội Việc sửdụng đất dựa trên nguyên tắc là ưu tiên đất đai cho sản xuất nông nghiệp
2.4.2 Quan điểm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho
sự tồn tại và tương lai phát triển của loài người Chính vì vậy việc nghiên cứu
và đưa ra các giải pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhàkhoa học đất và các tổ chức quốc tế quan tâm Thuật ngữ “sử dụng đất bềnvững” (Sustainable Land Use) đã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay
Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế để tạo môi trường bền
Trang 35vững cho cuộc sống của con người Mục đích của nông nghiệp bền vững làxây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khảnăng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, khônglàm ô nhiễm môi trường Nông nghiệp bền vững phải coi thiên nhiên là môitrường lý tưởng để phát triển một cách hoà hợp với thiên nhiên.
Hệ thống canh tác lấy năng lượng, nguyên liệu từ môi trường, nếu khaithác cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo được, hoặc khai thác quá khảnăng phục hồi của nguồn tài nguyên này sẽ dẫn đến không còn nguyên liệu,năng lượng Phải loại bỏ khả năng sản xuất hoặc triệt tiêu hệ thống canh tác
Do vậy khi bố trí các hệ thống canh tác các nhà khoa học bao giờ cũng phảicân nhắc đến hiệu quả kinh tế và môi trường
Không có ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chínhnhững người sinh ra và lớn lên ở đó Vì vậy, xây dựng nông nghiệp bền vữngcần thiết phải có sự tham gia của người nông dân trong vùng nghiên cứu Pháttriển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, địnhhướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức hợp lý đểđạt đến sự thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, củanhững thế hệ hôm nay và mai sau [45]
FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tươnglai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làmviệc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp
- Duy trì và tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyênthiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được màkhông phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở cân bằng tự nhiên,không phá vỡ bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn,
Trang 36hoặc không gây ô nhiễm môi trường
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòngtin trong nông dân
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển đã họp tạiRio De Janerio - Braxin, đã định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tếchiến lược về môi trường và phát triển bền vững để bước vào thế kỷ 21 UNDP
đã đưa ra cách thức sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất)
- Giảm mức rủi ro đối với sản xuất (an toàn)
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại được sựthoái hoá đối với chất lượng đất và nước (bảo vệ)
- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi)
- Được sự chấp nhận của xã hội (sự chấp nhận)
Năm nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất bềnvững và là những mục tiêu cần đạt được Thực tế nếu các nguyên tắc trên diễn
ra đồng bộ so với các mục tiêu đặt ra thì khả năng bền vững sẽ đạt được, nếuchỉ đạt một hay một vài mục tiêu đặt ra mà không phải tất cả thì khả năng bềnvững chỉ mang tính bộ phận
Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên màcòn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội
Năm nguyên tắc trên nếu trong thực tế đạt được đầy đủ thì sự bền vữngtrong sử dụng đất sẽ thành công, ngược lại sẽ chỉ đạt được khả năng bền vữngmột số bộ phận hay chỉ bền vững có điều kiện Theo quan điểm và nguyên tắcFAO thì sử dụng đất bền vững áp dụng vào điều kiện ở Việt Nam cần phải thểhiện ở ba nguyên tắc sau:
+ Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và đượcthị trường chấp nhận
Trang 37+ Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đấtđai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên
+ Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đờisống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức
đa dạng trên nhiều vùng đất khác nhau Vì vậy khái niệm sử dụng đất bềnvững thể hiện nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên nhiều vùng đấtxác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người Đất đai trong sảnxuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì cácchức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách
ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian vàviệc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của conngười và sinh vật
Ở Việt Nam nền văn minh lúa nước đã hình thành từ hàng ngàn nămnay, có thể coi là một mô hình nông nghiệp bền vững ở vùng đồng bằng, thíchhợp trong điều kiện thiên nhiên ở nước ta Gần đây, những mô hình sử dụngđất như VAC (vườn, ao, chuồng), mô hình nông - lâm kết hợp trên đất đồi thựcchất là những kinh nghiệm truyền thống được đúc rút ra từ quá trình lao độngsản xuất lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển
2.5 Thực trạng và định hướng phát triển nông nghiệp thành phố Sơn
Tây
Thực trạng và hướng phát triển hàng hóa chính trong sản xuất nôngnghiệp ở thành phố Sơn Tây đã được định hướng và xác định trong các nghịquyết của thành phố cho các đối tượng sản xuất cây trồng và chăn nuôi cụ thể:
a Trồng trọt:
- Ổn định diện tích cây công nghiệp ngắn ngày đến năm 2010: lạc 550
-600 ha, đậu tương -600 ha Thay thế các giống đậu tương mới có năng suất cao
Trang 38gấp đôi các giống cũ hiện nay.
- Cây rau thực phẩm: Phát triển ổn định ở mức 500 ha gieo trồng, chủyếu theo hướng sản xuất rau an toàn, rau cao cấp và rau gia vị…
- Cây ăn quả: Do có lợi thế là vùng đồi gò, đất đai thích hợp để pháttriển trồng cây ăn quả, tuy nhiên diện tích không còn nhiều do đó trong nhữngnăm tới giữ ổn định diện tích tích hiện có, trồng bổ sung những diện tích sẽchuyển đổi sang đất phi nông nghiệp Khu vực trồng tập trung vườn đồi vàkết hợp các mô hình VAC ở ven 2 bên đường 21A
- Trồng hoa, cây cảnh: Dự kiến diện tích hoa + sinh vật cảnh là 100 ha
b Chăn nuôi
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi với tốc độ cao như phát triểnđàn bò thịt, bò sữa, bò lai sind, nuôi gà công nghiệp hướng trứng, thịt và gà thảvườn, phát triển lợn theo hướng giống lợn nạc và các con đặc sản Phát triểnchăn nuôi theo mô hình nông hộ theo định hướng đến năm 2010:
Đàn bò đạt 9 nghìn con; Đàn lợn đạt 50 nghìn conĐàn gia cầm có mặt thường xuyên năm 2010 là 500 nghìn con Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 10 nghìn tấn (năm2010), tăng bình quân 11,46%/năm
- Trồng cỏ, chăn nuôi bò sữa: vào năm 2010 cần diện tích cỏ thâm canhkhoảng 100-120 ha Trước mắt cần làm tốt việc Sind hoá đàn bò bằng phươngpháp thụ tinh nhân tạo hoặc dùng đực giống ngoại để có đàn cái nền, đáp ứngyêu cầu giống cho nuôi bò sữa
- Dành quỹ đất xây dựng vùng chăn nuôi tập trung, trung bình 05 ha tạimỗi xã vùng ngoại ô thành phố
c Nuôi thả thuỷ sản
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hướng tới đạt 226,2 ha vào năm 2010.Toàn bộ diện tích canh tác thấp trũng một vụ (thường xuyên bị ngập úng) cầnđầu tư vào mục đích phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng nuôi trồng
Trang 39thủy sản có giá trị hàng hóa cao.
- Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp
để phục vụ các quần thể du lịch của vùng
3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên địa bàn 06 xã, phường ven
đô thành phố Sơn Tây - Hà Nội
- Đối tượng nghiên cứu: Đất sản xuất nông nghiệp và những loại hình
sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở vùng ven thành phố SơnTây
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng
nguồn tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng ven thành phố Sơn Tây
- Đánh giá điều kiện tự nhiên về: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình,thuỷ văn
- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong sản xuất nông nghiệp, tình hình dân số, lao động, yêu cầu của thị trườngtiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, )
- Những thuận lợi và hạn chế trong sản xuất, phát triển sản xuất nôngnghiệp hàng hóa ở Sơn Tây
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Trang 40số loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu.
- Xác định các loại hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá ởcác xã, phường ven đô (theo các tiểu vùng khác nhau) và hiệu quả kinh tế củacác loại hình
- Đánh giá hiệu quả sử dụng bền vững của những loại hình lựa chọntheo các tiêu chí:
+ Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất
+ Hiệu quả môi trường của loại hình sử dụng đất
+ Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của loại hình sử dụng đất
3.2.3 Đánh giá khả năng phát triển của những loại hình sử dụng đất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa ở vùng ven thành phố Sơn Tây
- Định hướng phát triển thị trường nông nghiệp trong tương lai
- Tiềm năng và những trở ngại đối với sản xuất nông nghiệp ở vùngven thành phố Sơn Tây
3.2.4 Xu hướng phát triển một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng hàng hóa ở vùng ven thành phố Sơn Tây
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài sẽ lựa chọn những vùng sản xuất đặc trưng ở các xã ven thànhphố (xã, phường đại diện cho các tiểu vùng) để tiến hành điều tra