MỤC LỤC
- Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp để phục vụ các quần thể du lịch của vùng. - Xác định các loại hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá ở các xã, phường ven đô (theo các tiểu vùng khác nhau) và hiệu quả kinh tế của các loại hình. - Tiềm năng và những trở ngại đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng ven thành phố Sơn Tây.
- Các giải pháp cho định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Thu thập số liệu, tài liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các phòng ban có liên quan khác. + Tiến hành phỏng vấn điển hình và phỏng vấn nông hộ theo mẫu phiếu điều tra với số lượng 200 phiếu (gồm cả trồng trọt và chăn nuôi) được chia ra làm 2 tiểu vùng (tiểu vùng đồng bằng với 100 phiếu điều tra trên địa bàn 03 xã, phường là Đường Lâm, Phú Thịnh và Viên Sơn; tiểu vùng chuyển tiếp với 100 phiếu điều tra trên địa bàn 03 xã phường là Cổ Đông, Kim Sơn và Xuân Khanh). - Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp theo hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất (LUT) và các kiểu sử dụng đất.
+ CPSX là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất của 1 LUT trong thời gian 1 năm. - Bền vững về mặt kinh tế: Các hệ thống sử dụng đất (LUS), các loại hình sử dụng đất (LUT) có hiệu quả cao (dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, thu nhập trên công lao động và hiệu quả đồng vốn). - Bền vững về mặt môi trường: Duy trì, cải thiện được độ phì nhiêu của đất sản xuất nông nghiệp đảm bảo cho mục tiêu sản xuất lâu dài theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
Dựa vào sự hiểu biết, kinh nghiệm của người dân, của các nhà phụ trách kỹ thuật và tham khảo ý kiến của chuyên gia về đánh giá khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp và các vấn đề ưu tiên và khả thi đối với những biện pháp đề xuất. Đô thị loại III Sơn Tây là trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng phía Bắc thủ đô Hà Nội; cách thành phố Hà Đông và trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 40 km về phía Tây - Bắc theo quốc lộ 32 và đường Láng - Hoà Lạc. Sơn Tây nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác kinh tế phía Bắc (Hà Nội (cũ) - Hải Phòng - Quảng Ninh) và nằm trong vành đai ảnh hưởng và phát triển của Thủ đô Hà Nội (cũ), gắn với hàng lang quốc lộ 21A là khu vực phát triển kinh tế, sinh thái và du lịch.
Thành phố Sơn Tây hiện có 9 phường: Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh, Viên Sơn, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm và 6 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông và Cổ Đông. Thành phố có nhiều trường sỹ quan, đại học, dạy nghề của quân đội và các Bộ, ngành đóng trên địa bàn thu hút hàng chục nghìn học sinh, sinh viên đến học tập, nghiên cứu: Trường Sỹ quan lục quân I; trường Đại học biên phòng; Cao đẳng Việt - Hung; Học viên Phòng không - Không quân …. Điều kiện khí hậu ở khu vực Sơn Tây thuận lợi cho phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, do địa hình khu vực phân chia thành các dạng khác nhau (đồng bằng và chuyển tiếp) nên đã tạo ra nhiều vùng vi khí hậu thích hợp cho phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp.
Sơn Tây là thành phố có địa hình trung du đa dạng, vừa có vùng đất đồi thấp, vùng đất bãi ven sông, vùng đồng bằng và vùng trũng thấp hay bị úng ngập khi mưa. - Vùng đồng bằng: gồm các xã, phường còn lại, diện tích tự nhiên chiếm 30,64% tổng diện tích toàn thành phố, tuy nhiên đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 41,86% đất tự nhiên toàn vùng, phần còn lại là đất phi nông nghiệp.
- Hướng gió chủ đạo trong năm là hướng Đông - Nam về mùa nóng và Đông - Bắc về mùa lạnh. Sơn Tây là thành phố có địa hình trung du đa dạng, vừa có vùng đất đồi thấp, vùng đất bãi ven sông, vùng đồng bằng và vùng trũng thấp hay bị úng ngập khi mưa. Đất đai không đồng nhất về tính chất lý, hoá học. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông. thành phố Sơn Tây có hai dạng địa hình chính:. - Vùng đồng bằng: gồm các xã, phường còn lại, diện tích tự nhiên chiếm 30,64% tổng diện tích toàn thành phố, tuy nhiên đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 41,86% đất tự nhiên toàn vùng, phần còn lại là đất phi nông nghiệp. Trên địa bàn thành phố có các loại đất chính theo hệ thống phân loại phát sinh đã được phân chia với đặc điểm, tính chất và phân bố như sau :. Lân dễ tiêu ở tầng mặt biến động từ khá đến giàu, phần lớn diện tích loại đất này đều có hàm lượng trên 22 mg/100 g đất. Kali tổng số tầng mặt ở phần lớn các phẫu diện đều có hàm lượng khá và đạt trên 1,2 %. Đây là loại đất tốt, có độ phì thực tế cao, thích hợp với phần lớn các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày như đậu đỗ, lạc, dâu. Tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao khi bố trí lịch thời vụ thích hợp cho cây trồng tránh bị ngập lũ trong thời kỳ sinh trưởng. Các loại đất chính của thành phố Sơn Tây. TT Loại đất Ký hiệu Toàn thành phố. Các loại đất chính của thành phố Sơn Tây 2) Đất phù sa không được bồi: (ký hiệu P). Phân bố ở địa hình trung bình phía trong đê, tập trung ở các xã, phường: Đường Lâm, Viên Sơn, Phú Thịnh và Trung Hưng. Do vị trí nằm ở phía trong đê, không được bổ sung phù sa mới, hình thái phẫu diện đã có sự phân hoá, những nơi canh tác lâu năm đã hình thành nên tầng đế cày, đất thường có màu sắc từ nâu sẫm đến nâu nhạt.
Những nơi thường xuyên trồng các loại cây màu và cây trồng cạn, đất thường tơi xốp hơn những nơi trồng hai vụ lúa/ năm hoặc 1 lúa- 1 màu/năm. Trên loại đất này phần lớn diện tích đã được khai thác trồng lúa nước hai vụ, một phần diện tích trồng các loại cây trồng cạn ngắn ngày như ngô, khoai lang, đậu.
Hiện tại phần lớn diện tích loại đất này được khai thác trồng lúa nước hai vụ, để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng lúa trên loại đất này cần bổ sung lân và vôi để làm giảm độ chua cho đất.
- Hướng sử dụng: Loại đất này hiện đang được khai thác trồng cây dài ngày hoặc trồng rừng, tuy nhiên đây là loại đất phân bố ở địa hình tương đối cao nên cần có biện pháp chống xói mòn rửa trôi cho đất.
Những nơi có độ dầy tầng đất khá cần khai thác trồng các loại cây ăn quả như nhãn, vải, na. Còn lại ở những nơi đất có tầng mỏng (< 50 cm) có thể trồng rừng, trồng cỏ kết hợp chăn nuôi đại gia súc.
Là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Hà Tây (cũ), đã được công nhận là đô thị loại III. Thành phố Sơn Tây có diện tích chỉ bằng 5,18% so với toàn tỉnh Hà Tây (cũ) nhưng có đóng góp tương đối trong nền kinh tế chung của tỉnh. Một số chỉ tiêu bình quân của thành phố so với tỉnh Hà Tây (cũ).
Ngành nông nghiệp của thành phố cũng đóng góp trong công cuộc phát triển kinh tế chung của tỉnh cũng như của Thành phố. Về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 5,0%, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả tỉnh (4,9%). Đây là sự phấn đấu rất lớn trong sản xuất nông nghiệp của thành phố trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp thấp và ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá.
Bước đầu đã hướng vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, có tính hàng hoá. Quỹ đất này trong những năm tới cần có biện pháp cải tạo để đưa một phần vào sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội.