“… Thiếu kĩ năng sống, mãi là người khuyết tật “ Tô Vĩnh Hà. Thật vậy, Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người, là năng lực tâm lý xã hội, giúp cá nhân giải quyết những thách thức của cuộc sống. Nó có thể hình thành một cách tự nhiên thông qua giáo dục hoặc tự rèn luyện của con người, đó là những kỹ năng thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn, nhưng lại cực kì cần thiết trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi trong cuộc sống. Kỹ năng sống giúp con người sống, học tập và làm việc hiệu quả. Thiếu hoặc nhận định sai về kĩ năng sống, làm cho bản thân khó thích nghi với môi trường xung quanh, không đáp ứng nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Hay nói khác hơn, khiếm khuyết về kỹ năng sống sẽ là một tai họa lâu dài. Khác với học sinh lớp 1 và 2, học sinh lớp 3, do tố chất của các em đã phát triển tương đối đầy đủ, các mối quan hệ được mở rộng ra môi trường xung quanh bên ngoài ghế nhà trường. Việc tiếp xúc với cộng đồng, dưới mọi hình thức sinh hoạt văn hóa, vui chơi hay bắt đầu đón nhận những lượng thông tin từ phía bên ngoài, mà không có bậc phụ huynh hoặc thầy cô bên cạnh, nên việc hình thành kỹ năng sống cho các em là rất quan trọng.Kỹ năng sống giúp các em kịp thời nhận định những điều cần thiết đối với bản thân, đem đến sự tự tin và xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống, có ảnh hưởng tốt đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Vì thế, học sinh lớp 3 cần được trang bị, định hướng đúng một số kiến thức cần thiết về kỹ năng sống thích hợp với hoàn cảnh sinh hoạt, học tập và độ tuổi các em, tạo tiền đề nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học trong hoàn cảnh kinh tế ngày một nâng cao, xã hội ngày một phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả trong việc giáo dục về kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 trên thực tế chưa được cụ thể hóa. GIỚI THIỆU 1. HIỆN TRẠNG : Từ năm học 2010 2011 Bộ giáo dục Đào tạo đã đưa nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động ngoại khóa ở bậc Tiểu học, đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn, được mọi người ủng hộ. Tuy nhiên, thực tế đến nay cho thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm khó, không phải muốn là làm được và kết quả đòi hỏi nhiều yếu tố kết hợp từ phía gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần ở các bài giảng trên lớp của giáo viên mà làm nên việc. Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục Đào tạo là định hướng chung trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học song hình như chúng ta còn cứng nhắc, không sáng tạo hoặc nghiên cứu thực tế địa bàn hoạt động của nhà trường tại địa phương để áp dụng cho thích hợp. Vì học sinh ở các vùng miền khác nhau thì cần trang bị những kỹ năng sống khác nhau . Căn cứ vào tình hình thực tế, đa số học sinh dù sinh sống ở thành thị, nông thôn, miền núi cao hay biển đảo đều có hiện tượng chung trong hai môi trường có hai hoàn cảnh khác nhau: Một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định. Hoàn cảnh này cho thấy Phụ huynh thường thích làm thay cho con em mà không hề hay biết tác hại của những hành động trên dù nó thật đơn giản đối với các em. Tự các bậc phụ huynh, biến con em mình thành những đứa trẻ có lớn mà chưa có khôn, khờ dại, vụng về khi đối diện với vô vàn tình huống mang tính “nguy cơ” trong một xã hội ngày càng phát triển, ngày càng phức tạp. Hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc sống mưu sinh, mồ côi cha mẹ, cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, tư tưởng “ trời sinh voi sinh cỏ “, đưa đến tình trạng phụ huynh bỏ mặc con cái cho nhà trường và xã hội. Có lẽ đây là sự ngộ nhận lớn nhất của phụ huynh, bởi giáo dục kỹ năng sống trước hết phải bắt đầu từ mỗi gia đình, từ vai trò, trách nhiệm làm cha mẹ, không gì có thể thay thế được. Môi trường, hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nói chung hay học sinh lớp 3 nói riêng, qua học tập sinh hoạt ở trường là điều hết sức cần thiết. Rút kinh nghiệm cho bài học đau lòng không lâu khi một nghiên cứu được ngành giáo dục công bố : có 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do thiếu kỹ năng thực hành xã hội (khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, giao tiếp...); 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống ?... đã để lại cho người làm công tác giáo dục nhiều suy ngẫm. Qua nhiều năm thực hiện tôi nhận thấy như sau : Kỹ năng sống có được là những gì trãi nghiệm qua thực tế, không chỉ dừng ở các bài giảng trên lớp ( học ) mà phải cụ thể hóa cho học sinh tận tường chứng kiến, xử lý ( hành ) mới đem lại hiệu quả như mong muốn . Phải biết sáng tạo, khai thác, áp dụng các kỹ năng sống đúng theo hoàn cảnh, địa bàn hoạt động của trường, của lớp mình. Còn nhiều giáo viên cứ nhầm tưởng “ môn Đạo đức là môn có trách nhiệm giảng dạy kỹ năng sống “. Là giáo viên chủ nhiệm và dạy lớp với hai môn chính Toán – Tiếng việt, tôi có được sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 . “