1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng đạo đức hồ chí minh với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở thành phố quy nhơn hiện nay

117 444 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 556,5 KB

Nội dung

TRẦN VIỆT QUANGTƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠ

Trang 1

TRẦN VIỆT QUANG

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Hồng Lưu

Đà Nẵng, năm 2014

Trang 2

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Trần Việt Quang

Trang 3

KTTT Kinh tế thị trường

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 3

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7

7 Kết cấu của luận văn 7

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 8

1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 8

1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 13

1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân 13

1.2.2 Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình 14

1.2.3 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư 17

1.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng 18

1.3 VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 20

1.3.1 Khái niệm cán bộ và đảng viên 20

1.3.2 Vai trò của đạo đức người cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay .22

Trang 5

người cán bộ, đảng viên 231.4.2 Yêu cầu về đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN HIỆN NAY 39

2.1 VÀI NÉT VỀ THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 39 2.2 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở QUY NHƠN HIỆN NAY 40

2.2.1 Thực trạng đạo đức cán bộ, đảng viên ở Quy Nhơn hiện nay 402.2.2 Nguyên nhân của thực trạng đạo đức cán bộ, đảng viên ở QuyNhơn hiện nay 57

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN HIỆN NAY 69

3.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP 69 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THÀNH PHỐ QUY NHƠN HIỆN NAY 78

3.2.1 Phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tạo môi trường thuận lợi choviệc xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên 783.2.2 Nâng cao tính tiền phong gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốttrong công tác, trong đạo đức, lối sống ở Quy Nhơn 843.2.3 Đổi mới công tác giáo dục đạo đức cách mạng, tăng cường giáodục đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên ở Quy Nhơn 873.2.4 Nâng cao tính tự giác rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ,đảng viên ở Quy Nhơn hiện nay 94

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đạo đức cách mạng là sự tích hợp nhiều giá trị đạo đức truyền thống dântộc và đạo đức nhân loại Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt,đạo đức đã sớm xuất hiện trong lịch sử loài người và khẳng định vai trò to lớntrong việc đảm bảo sự ổn định, phát triển của mỗi chế độ xã hội Chính vìvậy, việc xây dựng đạo đức của con người nói chung, cán bộ lãnh đạo nóiriêng là vấn đề mà mọi chế độ xã hội từ trước tới nay đều quan tâm

Ở mỗi thời kỳ cách mạng, đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọng, là nhân

tố có sức mạnh to lớn đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xâydựng đất nước ta Đạo đức - từ lâu đã trở thành nền tảng tinh thần của xã hội

ta, một di sản văn hóa vô cùng quý báu, đã và đang là động lực tinh thần tolớn cho toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nhằm mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Để lãnh đạo quản lý nhà nước, thúc đẩy đất nước phát triển theo mụctiêu của Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, người cán bộ cách mạng phải có cảđức lẫn tài, trong đó đức là gốc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cũng nhưsông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải cógốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không cóđạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giảiphóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tựmình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cònlàm nổi việc gì?" [56, tr.253]

Thực tế cho thấy, sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới do ĐảngCộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được nhữngthành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Việc thực hiện dân chủ trong Đảng và

Trang 8

trong xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân có nhiều tiến bộ Đa sốcán bộ, đảng viên phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu, năng động,sáng tạo trong công tác, rèn luyện phẩm chất, năng lực, đóng vai trò nòng cốttrong công cuộc đổi mới Tuy nhiên, Đảng ta cũng đang đối mặt với nhữngsuy thoái về đạo đức, lối sống đang diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảngviên Đáng chú ý là sự suy thoái này ngày một gia tăng Điều đó Đảng ta đã

khẳng định qua các kỳ Đại hội: Tại Đại hội Đảng lần thứ VI nhận định: "Tình

trạng vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật nhà nước nghiêm trọng kéo dài chưa

giảm"[15, tr.9] Đến Đại hội Đảng lần thứ VII chỉ ra: "Số đảng viên vi phạm

kỷ luật trong số được kiểm tra tăng lên nhiều hơn"[16, tr.10] Đại hội Đảng lần thứ VIII cũng khẳng định: "Điều đáng lo ngại là không ít cán bộ, đảng

viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về phẩm chất, đạo đức"[17, tr.27]

Đến Đại hội Đảng lần thứ IX Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Tình trạng tham

nhũng, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán

bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng"[21, tr.76] Đại hội X của Đảng, một lần

nữa nhấn mạnh: "Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủchốt, yếu kém về phẩm chất và năng lực, vừa thiếu tính tiên phong, gươngmẫu, vừa không đủ trình độ hoàn thành nhiệm vụ” [24, tr.65]

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: "Tình trạng suy thoái về chính trị, tư

tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tìnhtrạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa đượcngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp… làm giảm lòng tin củanhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”[25, tr.173]

Còn tại Đại hội IX, khi đánh giá về những khuyết điểm, yếu kém trong

công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Đảng ta đã chỉ rõ: "Tình trạng suy thoái

về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ

Trang 9

quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ranghiêm trọng"(5) Thậm chí, một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán

bộ chủ chốt, yếu kém về phẩm chất và năng lực, vừa thiếu tính tiên phong,gương mẫu, vừa không đủ trình độ hoàn thành nhiệm vụ được giao

Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về một số vấn đề cấp bách về xây

dựng Đảng hiện nay Nghị quyết chỉ rõ: “Đa số cán bộ, đảng viên có ý thứcrèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có ý thức phục vụnhân dân, được nhân dân tin tưởng” Bên cạnh kết quả đạt được, “Một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trílãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng,

sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiềntài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc ”[26, tr.22]

Đó là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ, trong

đó, đạo đức cán bộ, đảng viên ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cũngkhông nằm ngoài tình trạng chung đó Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi

chọn đề tài: “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở thành phố Quy Nhơn hiện nay” làm

luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản

và toàn diện về đạo đức, bao gồm: vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức; nhữngphẩm chất đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới;yêu cầu rèn luyện đạo đức với mỗi người cách mạng

Trang 10

Vấn đề đạo đức nói chung và xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ,đảng viên nói riêng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoahọc và có nhiều cá nhân và tập thể tác giả quan tâm nghiên cứu ở những khía

cạnh khác nhau, với những cách tiếp cận khác nhau như: "Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976; "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng", Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986; Nguyễn Ngọc Long: "Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trong việc đổi mới tư duy", "Tư tưởng đạo đức cách mạng - truyền thống, dân tộc, nhân loại", Vũ Khiêu (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993;

"Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cán bộ", Đức Vượng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; "Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, Thang Văn Phúc (chủ biên); "Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường", Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Trần Thành: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức", Nxb Chính trị quốc gia, 1996; Nguyễn Tĩnh Gia: "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2/1997; Nguyễn Chí Mỳ: "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Nguyễn Ngọc Long (chủ biên): "Giáo trình đạo đức học", Nxb Chính trị quốc gia, 2000; Nguyễn Văn Lý: "Kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế trị trường Việt Nam hiện nay",

Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,

2000; Nguyễn Thế Thắng: "Tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh", Nxb Lao động, Hà Nội, 2002; Trần Hồng Lưu “Nâng cao trình độ

nhận thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên”, In trong sách Công tác lý

luận thời kỳ đổi mới- Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 04 NXB Chính trị

Trang 11

quốc gia, 2010; Trần Hồng Lưu “Hồ Chí Minh kế thừa và cải tạo đạo đức Nho giáo xây dựng và phát triển nền đạo đức mới toàn diện” tại Hội thảo

Quốc tế: Nho giáo Việt Nam truyền thống và đổi mới - Viện Triết học ViệtNam và Viện KTXH Đài Loan tổ chức tại Huế ngày 5-6/9/2011.Trần Văn

Phòng: "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, số 5-2003; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cán bộ đảng viên", Phạm Quốc Thành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2004

Một số luận văn tiến sĩ và thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề xây dựng đạo

đức cho cán bộ, đảng viên của các tác giả như: "Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay", Hà Nguyên Cát - Luận án tiến sĩ triết học, 2000; Đặng Thanh Giang:

"Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho cán bộ cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" (qua thực tế ở tỉnh Thái Bình), Luận văn Thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2001; "Quan hệ cá nhân - xã hội trong tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ quản lý lãnh đạo hiện nay", Phạm Huy Kỳ, Luận án tiến sĩ triết học, 2001; Dương Xuân Lộc: "Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên hiện nay" (qua thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn Thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2001; Trương Thế Thắng: "Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh

Hà Giang hiện nay", Luận văn Thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2003; "Vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng cho người cán bộ chủ chốt cơ sở ở tỉnh Đăk Lăk trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay", Nguyễn Tuyên Quang, Luận văn

thạc sĩ triết học, 2003

Những công trình trên chính là nguồn tư liệu quý giá; là cơ sở giúp tácgiả luận văn đi sâu vào nghiên cứu đề tài đặt ra

Trang 12

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Trên cơ sở phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và từ thực trạngđạo đức cán bộ, đảng viên ở Quy Nhơn, luận văn đề ra những giải pháp chủyếu nhằm nâng cao đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở thành phố Quy Nhơnhiện nay

3.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:

- Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

- Trình bày thực trạng đạo đức cán bộ, đảng viên ở thành phố Quy Nhơn

- Đề xuất cơ sở và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức cho cán

bộ, đảng viên ở thành phố Quy Nhơn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

- Đạo đức cán bộ, đảng viên ở thành phố Quy Nhơn

Trang 13

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích

và tổng hợp; thống kê, phương pháp điều tra xã hội học đã được sử dụng đểthực hiện mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Hệ thống hóa các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạođức Đánh giá khách quan về thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên thànhphố Quy Nhơn Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cho cán bộ,đảng viên thành phố Quy Nhơn

- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực trong việc rèn luyện phươngpháp nghiên cứu khoa học và vận dụng vào công tác thực tiễn, góp phần nângcao đạo đức cho tác giả và những người quan tâm Sau khi hoàn thành đề tài

có thể được dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy tư tưởng

Hồ Chí Minh trong các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho các cán bộ, đảngviên các cấp, trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh”

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 9 tiết

Trang 14

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã NamLiên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình

đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu Với tinh thầnyêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ

về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ vàquyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu nước, cứu dân

Ngày 05/6/1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộcvận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấutranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình Năm 1917, thắng lợi vang dội củaCách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩaMác – Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóngdân tộc và giải phóng xã hội

Ngày 03/02/1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản họptại Cửu Long (gần Hương Cảng) Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt,Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo

Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sựnghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trongnhững điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn

Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước, triệu tậpHội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ĐôngDương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồngminh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn

Trang 15

cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩagiành chính quyền trong cả nước

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 02/9/1945, tại Quảng

trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố

thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vàođiều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng ViệtNam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sánglập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế Người là tấm

gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định:

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc

về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng

và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,

kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinhhoa văn hoá nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giaicấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân,của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhànước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lựclượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nângcao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạngcho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa

là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân

Trang 16

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân tagiành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta” [21, tr.83].Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, nhưng Người đã để lại chodân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng

về đạo đức Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời vềđạo đức Người để lại rất nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết chuyên về đạo đức.Ngay trong tác phẩm lý luận đầu tiên Người viết để huấn luyện những người

yêu nước Việt Nam trẻ tuổi, cuốn Đường Kách mệnh, vấn đề đầu tiên Người

đề cập là tư cách người cách mệnh Tác phẩm sau cùng bàn sâu về vấn đề đạođức được Người viết nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng

(3/2/1969), đăng trên báo Nhân dân là bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân Trong Di chúc thiêng liêng, khi nói về Đảng, Bác

cũng căn dặn Đảng phải rất coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạngcho cán bộ, đảng viên

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức củadân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấutranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởngđạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin Đó là sự tiếp thu có chọn lọc

và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông

và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cáchmạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóngdân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản

và toàn diện về đạo đức, bao gồm vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức, nhữngphẩm chất cơ bản của đạo đức, yêu cầu rèn luyện đạo đức với mỗi người cáchmạng

Trang 17

Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc

“tư cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạođức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc.Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sựnghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấutranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi

được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới

hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [57, tr.283]

Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Người viết:

“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.[55, tr.252-253]

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàngtrong mọi thử thách Người viết: “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn,gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫngiữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ,vui sau thiên hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặthưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủhóa” [53, tr.466]

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của ngườicách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cáchmạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành đượcnhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng

Trang 18

lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốthay kém” [55, tr.269] Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không cónghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài màkhông có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gìcũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau đểhoàn thành nhiệm vụ cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàngtrong mọi thử thách Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức

mà người đảng viên phải giữ gìn cho đúng, đó là:

+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân

+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng

+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luônluôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục

+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trênhết

+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quầnchúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng

Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhândân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xâydựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” Ngườithường nhắc lại ý của V.I.Lênin: Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ,danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại

- Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện Ngườinêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trênmọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả

ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người, đối với việc Tưtưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ,

Trang 19

đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền Trong bản Di chúc

bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán

bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính,

chí công vô tư” [59, tr.510]

1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân

Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩmchất khác Trung, hiếu là đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam vàphương Đông, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điềukiện mới Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đứctruyền thống của xã hội phong kiến, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dungmới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước, hiếu vớidân” Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức Trung với nước,hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc.Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nângcao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đấtnước

“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự

do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khănnào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [58, tr.350] Câu nói đó củaNgười vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đứccho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạngtrước mắt, mà còn lâu dài về sau

Từ nội dung và ý nghĩa của vấn đề đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “trung vớinước, hiếu với dân” là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất, đó chính

là tiêu chuẩn số một của người cách mạng, là tiêu chí để phân biệt những kẻ

Trang 20

cơ hội, những kẻ giả danh cách mạng chỉ tìm mọi cách thu vén lợi ích cánhân, “trung với nước, hiếu với dân” thể hiện phẩm chất đạo đức hàng đầucủa người cách mạng, là giá trị văn hóa cao đẹp nhất, điển hình của người cán

bộ, đảng viên và còn là mối quan hệ rộng lớn của mỗi con người với Tổ quốc,với dân tộc, với toàn thể nhân dân Như vậy, trung với nước, trung với Đảng

là yêu cầu hàng đầu trong phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ,đảng viên, là biểu hiện cao nhất thể hiện sự trung thành tuyệt đối với mục tiêu

lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc, trung thành với chế độ xã hội chủnghĩa, trung thành với lợi ích của nhân dân

Người đã dạy: Mỗi người có ba trách nhiệm trước Đảng, trước dân, trướccông việc Trong đó, trước hết cần có ý thức trách nhiệm cao trước công việc,trước nhân dân làm cho thật tốt rồi đem kết quả đó báo cáo với Đảng, với cấptrên Theo Người, xây dựng Tổ quốc là một cuộc chiến đấu khổng lồ cần phảidựa vào sức mạnh của nhân dân, sự nghiệp xây dựng Tổ quốc muốn thànhcông thì nhân tố hàng đầu là phải phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tậpthể, đẩy mạnh tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cánhân, tư tưởng thực dụng, cục bộ địa phương Đó là tinh thần trách nhiệm, ýthức chính trị của chúng ta trước yêu cầu mới của cách mạng Đồng thời, phảiđẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, côngchức có phẩm chất đạo đức cách mạng, trong giai đoạn cách mạng mới, làmcho Đảng trong sạch vững mạnh, hoàn thành sứ mệnh vĩ đại là lãnh đạo nhândân, giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Đây

là mục đích cao cả, lợi ích thiêng liêng của Đảng và của nhân dân ta

1.2.2 Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình

Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từtruyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn củanhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Hồ Chí Minh coi yêu thương con

Trang 21

người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Yêu thương con người thể hiện mốiquan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo HồChí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩmchất đạo đức cao đẹp nhất Người dành tình yêu thương rộng lớn cho nhữngngười cùng khổ Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôichỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta đượchoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn

áo mặc, ai cũng được học hành" [54, tr.161]

Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt

họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái không phân biệtmột ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trongtấm lòng nhân ái của Người

Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầmkhuyết điểm Với tấm lòng bao dung của một người cha, Chủ tịch Hồ ChíMinh cho rằng, mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biếtlàm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phầnxấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng Đối với những người cóthói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phảigiúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở đểđẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời

Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu

lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêuthương con người

Yêu thương con người thể hiện trước hết là tình yêu thương với đại đa sốnhân dân, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột Phải làm mọi việc để

Trang 22

phát huy sức mạnh của mỗi người; đoàn kết để phấn đấu cho đạt được mụctiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Yêu thương con người thì phải tin vào con người Với mình thì chặt chẽ,nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con ngườilên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm.Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹphơn Phải thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữakhuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ Yêu thương conngười phải biết và dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người Đối vớingười cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: học tập chủ nghĩa Mác – Lênin

để thương yêu nhau hơn Người viết: “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phảisống với nhau có tình, có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không cótình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được”[59, tr.554]

Hồ Chí Minh – Bác Hồ kính yêu của chúng ta, Người đã cống hiến cảđời mình cho non sông, đất nước, cho dân tộc; đem lại độc lập, tự do, ấm no,hạnh phúc cho nhân dân Cả cuộc đời mình Bác chỉ có một ham muốn duynhất, lớn nhất: đó là làm sao cho đất nước được độc lập tự do, đồng bào aicũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Qua những câu chuyện kể

về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đều khắc họa đậm nét tình thương yêubao la của Bác đối với con người - một tấm lòng vị tha, bao dung…

Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về yêu thương con người, sống

có nghĩa có tình, mỗi cán bộ, đảng viên cần đẩy mạnh việc học tập và làmtheo tấm gương đạo đức của Bác

Trong mối quan hệ giữa người với người phải khoan dung, độ lượng,

chân thành, tránh ác cảm, thù hằn, cá nhân Phải có tình yêu nhân dân, tôntrọng nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, bảo vệ những quyền lợi chínhđáng của nhân dân; không được coi mình là quan cách mạng để nhũng nhiễu,

Trang 23

gây khó dễ cho nhân dân Phải luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu để cùng cảmthông, cùng chia sẻ nhất là khi nhân dân gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

Đối với đồng sự phải có lòng yêu thương, trương trợ, giúp đỡ nhau để

cùng tiến bộ và ngày càng tốt đẹp hơn Luôn thực hiện nghiêm túc nguyên tắc

tự phê bình và phê bình, trên tinh thần thẳng thắn và chân thật, không “lựa gió

bẻ măng”, “vơ đũa cả nắm”, nâng cao quan điểm để “đánh một đòn cho tớichết”

Khi nhận xét, đánh giá một con người phải có tính bao quát, tránh nhìn

nhận, đánh giá một cách phiến diện, chỉ nói đến khuyết điểm mà không thấy

ưu điểm của con người Đối với những hành vi sai trái phải nghiêm khắc phêbình, xử lý nhưng cũng tạo cơ hội để đồng chí mình sửa chữa, khắc phục vàvươn lên Trong đấu tranh phê bình phải cụ thể, rõ ràng, không nói chungchung kiểu ai hiểu thế nào cũng được

1.2.3 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là nền tảng của đời sống mới, làphẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức của HồChí Minh, là mối quan hệ “với tự mình”

- Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của conngười, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người giải thích cặn kẽ, cụthể nội dung từng khái niệm

+ Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có

năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,không ỷ lại, không dựa dẫm Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng,

là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”

+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân,

của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ,không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức ”

Trang 24

Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trongcông tác

+ Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”,

“không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”;

“không tham địa vị, không tham tiền tài , không tham tâng bốc mình ”

+ Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực Đối với mình

không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dốitrá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết Đối với việc thì

để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà Được giao nhiệm vụ gìquyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏmấy cũng tránh”

Liêm, chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành công vụ

- Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòngriêng, thiên tư, thiên vị "tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán", đem lòng chícông, vô tư đối với người, với việc “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩđến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vuisau thiên hạ” Muốn "chí công, vô tư" phải chiến thắng được chủ nghĩa cánhân

Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người "giữ cán cân công lý",không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật

- Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công,

vô tư Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công, vô tư Ngược lại, đã chícông vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện đượccần, kiệm, liêm, chính

1.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng nhữngquan niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi toàn nhân loại,

Trang 25

vì Người là “người Việt Nam nhất” đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất của thếgiới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sảnquốc tế

Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minhthể hiện trong các điểm sau:

- Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranhgiải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột

- Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mụctiêu chung, “bốn phương vô sản đều là anh em”

- Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội

- Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nướcchân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiệncủa chủ ngĩa sô vanh, vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc

Tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằngmệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với cácdân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dàycông vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng

sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân ViệtNam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến

bộ xã hội, vì những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác vàhữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêunước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vôsản trong sáng

Trang 26

1.3 VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.3.1 Khái niệm cán bộ và đảng viên

Cán bộ - theo Từ điển tiếng Việt - có hai nghĩa cơ bản sau:

Thứ nhất, là khái niệm chỉ "người làm công tác có nghiệp vụ chuyên

môn trong nhà nước" [77, tr.121] như: cán bộ nhà nước; cán bộ khoa học; cán

bộ chính trị

Thứ hai, là khái niệm chỉ "người làm công tác có chức vụ trong một cơ

quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ" [77,tr.121]

Trong khuôn khổ đề cập của luận văn này chúng ta hiểu cán bộ theo cảhai nghĩa như trên

Đảng viên - theo Từ điển tiếng Việt - có hai nghĩa sau:

Thứ nhất, "người ở trong tổ chức của một chính đảng" [77, tr.291].

Thứ hai, "đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (nói tắt)" [77, tr.291].

Trong khuôn khổ của luận văn này chúng ta hiểu đảng viên theo nghĩathứ hai

Hiện nay ở nước ta, khái niệm cán bộ thường kèm theo từ công chức

hoặc viên chức, được dùng để chỉ những người làm việc trong cơ quan nhà

nước, thuộc diện biên chế nhà nước Trong điều kiện Đảng cầm quyền, ngườicán bộ thường là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nên có thêm cụm từghép cán bộ, đảng viên Như vậy, ở một góc độ nhất định, khái niệm cán bộcông chức và cán bộ, đảng viên có nghĩa gần giống nhau Vừa là cán bộ côngchức vừa là đảng viên cộng sản

* Một số đặc điểm hoạt động của người cán bộ, đảng viên:

Khi đi sâu vào xem xét, phân tích cho thấy, hoạt động của cán bộ, đảngviên có những đặc điểm sau:

Trang 27

- Phạm vi tác động của người cán bộ, đảng viên là rất rộng, bởi vì, mọi

lĩnh vực, tất cả các vùng miền, đơn vị sản xuất, kinh doanh, lực lượng vũtrang; nghiên cứu khoa học, văn hóa nghệ thuật của đất nước đều được đặtdưới sự lãnh đạo của Đảng và đều cần có sự hiện diện, tác động của ngườicán bộ, đảng viên Bất kỳ ở đâu, từ đồng bằng, thành thị, cho đến hải đảo,vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nếu có con người lao động sản xuất,học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì tại đấy có tổ chức cơ sở đảng, và cónhững cán bộ, đảng viên đứng mũi chịu sào, tổ chức, lãnh đạo và hướng dẫnnhân dân thực hiện nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước Tóm lại, phạm vi hoạt động và tác động của người cán bộ,đảng viên là rộng lớn, bao gồm tất cả các vùng, miền, khu vực và địa hạt hoạtđộng của người dân trên toàn quốc

- Đối tượng tác động của người cán bộ, đảng viên bao gồm tất cả các

tầng lớp nhân dân ở mọi lĩnh vực trong xã hội, từ người lao động trí óc, đếnnhững người lao động chân tay có trình độ văn hóa, nhận thức, điều kiện,hoàn cảnh, tâm sinh lý khác nhau trong các tầng lớp dân cư Để thu được kếtquả tốt đẹp trong công tác, người cán bộ, đảng viên phải biết hòa mình vớiquần chúng, được quần chúng tin yêu, ủng hộ; đồng thời, phải "xứng đáng làngười lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân" [53, tr.510]

- Phương thức hoạt động của người cán bộ, đảng viên rất phong phú, đa

dạng Người cán bộ, đảng viên trước hết phải luôn gương mẫu đi đầu trongcông việc, đồng thời phải biết vận động, tập hợp, đoàn kết quần chúng để thựchiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng là những côngviệc cần thiết đối với bất kỳ người cán bộ, đảng viên nào Ở đây, đòi hỏingười cán bộ, đảng viên phải khổ công học tập, đúc rút kinh nghiệm, phải nói

và làm nhiều điều để làm gương cho quần chúng học tập, tin theo

Trang 28

Như vậy, đối tượng, phạm vi tác động và phương thức tác động củangười cán bộ, đảng viên trong công việc rất đa dạng trên phạm vi cả nước, cóliên quan trực tiếp đến quần chúng nhằm thực hiện, hoàn thành nhiều mụctiêu ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Đặc điểm này là dấu hiệu đặcthù trong hoạt động của người cán bộ, đảng viên, đòi hỏi công tác cán bộ cầnquán triệt và có những kế hoạch cụ thể trong bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán

bộ, đảng viên cho từng giai đoạn cách mạng

1.3.2 Vai trò của đạo đức người cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "cán bộ là gốc của mọi công việc",

"công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" Đảng ta đã chỉ

rõ, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đảng là nhiệm vụ thenchốt Trong xây dựng đảng, công tác cán bộ là một lĩnh vực quan trọng nhất,khâu then chốt của vấn đề then chốt Do đó, việc xây dựng và nâng cao đạođức cách mạng cho đội ngũ cán bộ này là vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì:

Thứ nhất, đạo đức người cán bộ, đảng viên có tác dụng giáo dục, nêu

gương, góp phần xây dựng nếp sống mới và các quan hệ xã hội mới tại địaphương

Thứ hai, đạo đức người cán bộ, đảng viên là nhân tố tác động tích cực

trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác hiện nay

Thứ ba, đạo đức người cán bộ, đảng viên có vai trò quan trọng trong việc

nâng cao năng lực công tác và gìn giữ phẩm chất chính trị của người cộngsản

Thứ tư, việc xây dựng và nâng cao đạo đức cách mạng cho người cán bộ,

đảng viên còn xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của bản thân đội ngũ này trongđiều kiện hiện nay

Trang 29

1.4 YÊU CẦU VỀ ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.4.1 Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến sự biến đổi đạo đức người cán bộ, đảng viên

Kinh tế thị trường là nền kinh tế ra đời và phát triển dựa trên sự phâncông lao động xã hội và có sự phân chia về lợi ích giữa các chủ thể kinh tế.Nền kinh tế thị trường khác với nền kinh tế tự nhiên, nó là giai đoạn phát triểncao hơn nhiều Nếu như nền kinh tế tự nhiên chủ yếu tồn tại trong các giaiđoạn thấp của xã hội loài người, như xã hội nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô

lệ, xã hội phong kiến, thì nền kinh tế thị trường chiếm ưu thế trong xã hội tưbản Mối quan hệ giữa người với người trong nền kinh tế tự nhiên là quan hệtrực tiếp, quan hệ huyết thống, mà hình thức thể hiện của nó là quan hệ giađình, họ hàng, quan hệ địa phương, làng xã Những quan hệ này gắn kết kháchặt chẽ trong từng cộng đồng nhỏ, nhưng sự liên kết ở phạm vi quốc gia,quốc tế lại không được thường xuyên và gắn bó Còn trong nền KTTT, quan

hệ giữa người với người là quan hệ kinh tế Mọi người đều mưu cầu lợi íchkinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, quan hệ giữa người với ngườikhông mang tính chất trực tiếp mà thông qua trao đổi hàng hóa Quan hệ giữanhững cá nhân, những chủ thể trong nền KTTT là sự cạnh tranh nhau để đạttới lợi ích riêng của cá nhân, của chủ thể Chính đặc điểm này mà quan hệgiữa người với người lại được mở rộng và phát triển trên phạm vi quốc gia vàquốc tế

Đại hội XI của Đảng tổng kết những kinh nghiệm quý báu từ Đại hội VIđến Đại hội X và khẳng định những thành tựu to lớn trên các mặt, nhất là vềkinh tế trong quá trình đổi mới Đại hội chỉ rõ, chúng ta xây dựng CNXH ởmột nước mà trình độ kinh tế còn thấp kém, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.Trong quá trình hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế, chúng ta không chỉ

Trang 30

thấp kém hơn trình độ so với các nước trong khu vực, mà trình độ khoa họccông nghệ của nước ta còn thuộc loại thấp so với hầu hết các đối tác Nhữngđặc điểm đó không cho phép chúng ta tiến thẳng lên CNXH mà phải trải quamột thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường và nhiều hình thức tổ chứckinh tế - xã hội có tính chất quá độ Đại hội coi chủ trương xây dựng và pháttriển nền KTTT nhiều thành phần theo định hướng XHCN là thể hiện sự vậndụng sáng tạo của Đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất

và trình độ của lực lượng sản xuất Đó là mô hình tổng quát của nước ta trongthời kỳ quá độ lên CNXH

Mục đích của nền KTTT định hướng XHCN là phát triển lực lượng sảnxuất, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm xâydựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, nâng cao đời sống nhân dân Pháttriển lực lượng sản xuất gắn liền với quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả bamặt sở hữu, quản lý và phân phối Các thành phần kinh tế khác nhau hợpthành nền kinh tế quốc dân thống nhất, vừa hợp tác vừa cạnh tranh nhau đểcùng phát triển Trong đó, cái đảm bảo định hướng XHCN về mặt kinh tế làvai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước với nhiều hình thức tổ chức phù hợp Ởđây, tất yếu phải có sự quản lý của Nhà nước Nhà nước quản lý nền kinh tếbằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách Đồng thời sửdụng cơ chế KTTT, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lýcủa KTTT để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tíchcực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi íchcủa nhân dân lao động Như vậy, định hướng XHCN là định hướng chính trịcăn bản cho sự phát triển nền KTTT

Xung quanh vấn đề tác động của KTTT đến đạo đức xã hội nói chung vàđạo đức người cán bộ, đảng viên nói riêng có nhiều cách lý giải khác nhau

Có quan niệm cho rằng, KTTT tất yếu phải trả giá bằng sự "trượt dốc" về mặt

Trang 31

xã hội, sự suy đồi về mặt đạo đức Ngược lại, có quan niệm khác cho rằng,KTTT sẽ tạo ra khả năng đẩy mạnh sự tiến bộ trong mọi lĩnh vực của đờisống Xây dựng KTTT sẽ nâng cao đạo đức của xã hội, những hiện tượngphản đạo đức chỉ là "sản phẩm phụ" trong buổi đầu xây dựng KTTT, chúngkhông có mối liên hệ tất yếu với KTTT và sẽ mất đi khi KTTT hoàn thiện,cho dù đó là một quá trình khó khăn và lâu dài Nhìn chung, các quan niệmnày tuy dựa vào một số căn cứ nhất định, nhưng nhược điểm chung là ở chỗ

đã tuyệt đối hóa mặt tiêu cực hoặc tích cực của KTTT tác động đến đời sốngđạo đức xã hội

Thực tiễn xây dựng KTTT định hướng XHCN những năm qua cho thấy:KTTT tác động tới đạo đức theo hai hướng cả tích cực và tiêu cực

- Tác động tích cực: KTTT kích thích phát triển kinh tế - xã hội Nó

chẳng những không đối lập mà còn là nhân tố khách quan cần thiết trong việcxây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN Ý nghĩa đạo đức củaquá trình chuyển sang KTTT định hướng XHCN ở nước ta trong thời gianqua là ở chỗ nó góp phần to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất của xã hội,tăng năng suất lao động, tạo tiền đề vật chất để nâng cao đời sống của nhândân, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân dân KTTT kích thích tính tíchcực và tiềm năng sáng tạo của con người, hình thành một cách phổ biến cácnhân cách độc lập, phát triển tính tự chủ của cá nhân KTTT đề cao tráchnhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm về mặt vật chất của người cán bộ, đảngviên làm công tác điều hành, quản lý Đảm bảo tốt trách nhiệm cá nhân là mộtchuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên Chuẩn mực này không phải

là điều gì mới mẻ Nhưng điều muốn nói là ở chỗ, trong nền KTTT chuẩnmực đó trở nên cụ thể hơn, rõ ràng hơn Tinh thần trách nhiệm của người cán

bộ, đảng viên phải được biểu hiện ở hiệu quả của công tác quản lý, lãnh đạo

Từ đó, một mặt, khắc phục được cách xem xét, đánh giá tinh thần trách nhiệm

Trang 32

của người cán bộ, đảng viên một cách chung chung, trừu tượng Mặt khác,làm cho "đức" và "tài" gắn bó với nhau, hòa quyện vào nhau Nếu người cán

bộ, đảng viên không tự phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng nhucầu công việc thì sớm muộn cũng bị KTTT đào thải

KTTT với sự tác động mạnh mẽ của quy luật giá trị, quy luật cạnhtranh là yếu tố kích thích con người không ngừng vươn lên để tự khẳng địnhmình; là tác nhân mạnh mẽ buộc các chủ thể kinh tế phải năng động, sáng tạo,thường xuyên chú ý cải tiến và đổi mới kỹ thuật để đạt hiệu quả cao Đồngthời, KTTT xóa bỏ chủ nghĩa bình quân, thực hiện phân phối theo lao động,tạo cơ sở khách quan để thực hiện tự do, bình đẳng và xóa bỏ đặc quyền, đặclợi Trước đây, nhiều người quan niệm "người nghèo thì tốt", đến nay quanniệm đó đã trở thành lỗi thời vì không thể xây dựng một đời sống đạo đức tốtđẹp trong điều kiện đời sống vật chất yếu kém, đời sống nhân dân gặp nhiềukhó khăn

Tuy nhiên, không phải đời sống kinh tế nâng cao là đời sống đạo đức tốtđẹp hơn mà còn tùy thuộc một cách quyết định vào việc giải quyết quan hệ lợiích thông qua việc thực thi các chính sách kinh tế - xã hội như thế nào

Tóm lại, KTTT tạo điều kiện khách quan cho việc phát huy tính tích cực,chủ động và sáng tạo của con người, là nhân tố cơ bản góp phần nâng caonăng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân

- Tác động tiêu cực: Bên cạnh những tác động tích cực, KTTT còn tác

động tiêu cực đến đời sống đạo đức xã hội nói chung, đạo đức của người cán

bộ, đảng viên nói riêng Điều này biểu hiện như sau:

Thứ nhất, KTTT kích thích mạnh mẽ việc tìm kiếm lợi nhuận, do đó chủ

nghĩa cá nhân có môi trường phát triển Lối sống "vì mình, quên người", "vìlợi, bỏ nghĩa" có nguy cơ lan rộng và bào mòn nhân tính của con người Quan

hệ giữa người với người dễ bị che khuất trong quan hệ trao đổi hàng - tiền

Trang 33

Trong KTTT, nếu hướng nội dung hoạt động của mình vào mục tiêu lợinhuận bằng mọi cách thì con người sẽ phát triển một cách phiến diện, trởthành "con người méo mó".

Thứ hai, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hóa theo cơ

chế thị trường, tệ sùng bái đồng tiền xuất hiện cùng những hành vi phản đạođức gây tác hại nghiêm trọng đến việc xây dựng các quan hệ xã hội lànhmạnh Đồng tiền trở thành mục tiêu, mục tiêu này là ma lực lôi cuốn conngười lao theo cơn lốc lợi nhuận bằng bất cứ giá nào Không ít trường hợp vìđồng tiền và chức vụ đã làm biến dạng quan hệ giữa người với người Trong

cơ chế thị trường, tất cả mọi cái đều có thể trở thành hàng hóa, đều có thểmua bán được Đây là một trong những nguyên nhân gây nên những tệ nạn xãhội và sự băng hoại về đạo đức ở một số người Và cũng từ đây, không ít cán

bộ, đảng viên đánh mất nhân phẩm của mình, đồng thời tự cho mình cáiquyền chà đạp lên nhân phẩm người khác Họ định giá trị của con người căn

cứ vào của cải của người đó; sử dụng con người và quan hệ với con ngườidựa trên chủ nghĩa thực dụng, tính toán ích kỷ Trong lối sống, do sẵn cóđồng tiền làm ra không mấy vất vả (lợi dụng chức quyền tham ô, thamnhũng ), họ tiêu xài lãng phí theo kiểu "vứt tiền qua cửa sổ", sa đọa, trụy lạc,gây bầu không khí độc hại trong xã hội Vụ Dương Chí Dũng, nguyên là Cụctrưởng Cục hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổngcông ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - là một ví dụ điển hình

Thứ ba, KTTT kích thích sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân, với triết lý

"sống chết mặc bay" trái ngược với đạo đức đích thực của con người Chủnghĩa cá nhân mâu thuẫn với chủ nghĩa tập thể và là kẻ thù của chủ nghĩa tậpthể

Chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ cực đoan đẩy người cán bộ, đảng viên rơi vàotình trạng tha hóa bản chất: Lợi dụng chức quyền mưu lợi ích riêng Thực ra

Trang 34

kinh tế thị trường không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng này,nhưng bản thân kinh tế thị trường "cũng là môi trường thuận lợi để nảy sinh

và phát triển nhiều loại tệ nạn xã hội" [9, tr.155] Trên thực tế việc lợi dụngchức quyền của cán bộ, đảng viên thể hiện trong tất cả mọi lĩnh vực của đờisống con người như kinh tế, văn hóa, chính trị, nghệ thuật, giáo dục, y tế Việc lợi dụng chức quyền làm ăn phi pháp không chỉ dừng lại ở mức độ viphạm phẩm chất đạo đức đơn thuần mà đã trở nên nghiêm trọng trong một sốcán bộ đảng viên, làm cho nhân dân hết sức bất bình, căm phẫn

Thứ tư, kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, bên cạnh những mặt tích

cực như làm cho nền kinh tế sống động, phát triển mạnh mẽ, tiếp cận đượcvới công nghệ tiên tiến của nhiều nước , còn đưa lại những ảnh hưởng tiêucực của văn hóa phương Tây, của lối sống thực dụng tư sản Bằng nhiều conđường, ngõ ngách, thông qua mở cửa, phim, băng hình, sách báo, tranh ảnh cónội dung đồi trụy, bạo lực, tuyên truyền lối sống thực dụng ồ ạt vào nước ta.Chúng trực tiếp hay gián tiếp "gặm nhấm, ăn mòn" những nguyên tắc đạo đứcXHCN, những giá trị truyền thống của dân tộc

Như vậy, đối với đạo đức của xã hội nói chung và đạo đức của người cán

bộ, đảng viên nói riêng, kinh tế thị trường có sự tác động hai mặt: tích cực vàtiêu cực Ảnh hưởng tiêu cực của nó tuy khó tránh khỏi, nhưng không phải làmột tất yếu phải cam chịu như một định mệnh Một nền kinh tế thị trườnghoàn thiện, lành mạnh, bản thân nó đã chứa đựng sự ràng buộc luân lý trongquan hệ giữa người với người Vả lại, đời sống kinh tế không phải là toàn bộđời sống của con người Đời sống con người mang những giá trị nhiều mặt

Vì vậy, khi chủ động, tự giác từng bước xây dựng và hoàn thiện kinh tế thịtrường theo định hướng XHCN cần phải tăng cường công tác giáo dục, bồidưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng cho người dân, trước hết cho đội ngũ cán

bộ, đảng viên Có như vậy, chúng ta mới phát huy được những tác động tích

Trang 35

cực và ngăn chặn, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thịtrường.

1.4.2 Yêu cầu về đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên

Đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản nằm trong dòng chảy chung của

sự phát triển tư tưởng nhân loại; được ra đời trong đấu tranh cách mạng củagiai cấp vô sản; là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc và phát triển tư tưởngđạo đức trong lịch sử nhân loại; là sản phẩm của quá trình xây dựng xã hộimới; là kết quả nỗ lực của quá trình giáo dục, tự giáo dục của cán bộ, đảngviên Trong nội dung đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên cácphạm trù đạo đức cơ bản, các nguyên tắc đạo đức được nâng lên một tầm caomới Phần lớn cán bộ, đảng viên nước ta đều thể hiện bản lĩnh chính trị vữngvàng, có ý thức tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, có trình độ và năng lựcngày càng thích nghi với cơ chế mới Đại đa số có lối sống lành mạnh, trongsáng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có tác phong làm việc khoa học, sâusát quần chúng Tuy nhiên, bên cạnh đó có không ít người có đạo đức xuống

cấp và đã gây tổn hại đến lòng tin của dân với Đảng Đúng như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhận định: "Tình trạng tham nhũng và sự

suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏcán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính

sách của Đảng gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân" [21, tr.67].

Thực trạng cán bộ, đảng viên như vậy, cùng với yêu cầu của sự nghiệp đẩymạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra nhiều vấn đề chocông tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngang tầm nhiệm vụ Để xâydựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng những nhu cầu của nhiệm vụ mới,

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (khóa VIII) đã đề ra

những tiêu chuẩn chung cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là:

Trang 36

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp côngnhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Có năng lực dự báo và định hướng sự pháttriển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật,thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện; có ý thức và khả năng đấu tranhbảo vệ quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong dân chủ khoa học, cókhả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ

- Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý, đã học tập có hệ thống ởcác trường Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân, trải qua hoạt động thực tiễn

Thứ nhất: Có lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, vào con đường đi lên CNXH; phấn đấu tích cực góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đây là phẩm chất hết sức quan trọng đối với người cán bộ, đảng viên; làchuẩn mực và giá trị cao nhất về đạo đức cách mạng Trung với Đảng, vớiNước không chỉ bằng tình cảm, lý tưởng đạo đức cách mạng mà phải bằng cảhành động cách mạng Hành động cách mạng thiết thực nhất của người cán

bộ, đảng viên hiện nay là việc thực hiện sáng tạo, có hiệu quả đường lối chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nói và làm việc theo

Trang 37

nghị quyết, thực hiện các nguyên tắc của Đảng, chống mọi biểu hiện daođộng, nhạt phai lý tưởng XHCN, bảo vệ thành quả cách mạng Bởi vậy, sự tựrèn luyện để có tình cảm cách mạng tốt đẹp của mỗi cán bộ, đảng viên là côngviệc không thể thiếu Đánh giá về công tác tư tưởng của cấp ủy Đảng và đội

ngũ cán bộ, đảng viên, báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Quy Nhơn có nêu: "Nhìn chung cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự

lãnh đạo của Đảng, ủng hộ sự nghiệp đổi mới, kiên định con đường đi lên chủnghĩa xã hội, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, đoànkết nhất trí thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ thành phố”[8, tr.9].Người cán bộ, đảng viên phải phấn đấu tích cực góp phần vào sự nghiệpCNH, HĐH, phát huy mọi tiềm năng của đất nước, tự lực, tự cường vươn lêngóp phần từng bước xây dựng đất nước Làm sao để trái tim, tình cảm củamỗi cán bộ, đảng viên rung động trước niềm vui, nỗi buồn của quần chúngnhân dân, coi việc của dân như chính của bản thân mình, chịu khó suy nghĩ,tìm tòi sáng tạo, hăng say, gương mẫu trong phong trào hoạt động thực tiễncủa quần chúng, lắng nghe ý kiến của dân, tôn trọng nhân dân và thực sự vìnhân dân phục vụ

Thứ hai: Người cán bộ, đảng viên phải trau dồi chủ nghĩa tập thể; chống chủ nghĩa cá nhân, thói quan liêu cửa quyền hách dịch, đặc quyền đặc lợi.

Trong quá trình xây dựng đạo đức cách mạng cho người cán bộ, đảngviên, nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đối lập chủ nghĩa tập thể với chủnghĩa cá nhân, có khi Người coi đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể Ngườiluôn dạy đội ngũ cán bộ, đảng viên phải biết: "Lo trước thiên hạ, vui sau thiênhạ", "chí công vô tư" Người nói: "Tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói tóm tắt làphải đặt lợi ích chung của cả nước lên trên hết, lên trên lợi ích của cá nhânmình Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng cá nhân chủ nghĩa chống đối

Trang 38

nhau, nếu cứ lo cho mình không lo cho làng nước thì không thể có tư tưởng

xã hội chủ nghĩa được" [58, tr.24] Người còn nói: "Đạo đức cách mạng làđạo đức tập thể, nó phải thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân"[60, tr.21] Chủnghĩa tập thể đòi hỏi mọi người phải gắn bó, đoàn kết để tạo sức mạnh to lớncho cách mạng Sự đoàn kết gắn bó chặt chẽ phải đi liền với sự tôn trọng cánhân, không lấy danh nghĩa tập thể mà coi thường cá nhân Chủ nghĩa tập thểphải tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tiến bộ, đúng hướng của cánhân, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo và phát triển nhân cách của mỗingười

Quá trình đổi mới hiện nay rất cần người cán bộ, đảng viên biết cách giảiquyết hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể Kinh tế thị trường tácđộng và là môi trường kích thích chủ nghĩa cá nhân phát triển; vì vậy, để giữcho xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng phải kiên quyết chống chủ nghĩa

cá nhân, vì chủ nghĩa cá nhân là thứ bệnh rất nguy hiểm Trong điều kiện hiệnnay, mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động tiêu cực đối với đạođức cán bộ, đảng viên, nó "đẻ" ra hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác như:tham ô, hối lộ, hủ hóa, đặc quyền, đặc lợi, công thần địa vị, cơ hội, xu nịnh,quan liêu, vô tổ chức kỷ luật cùng rất nhiều biểu hiện sâu xa tệ hại như:mệnh lệnh, cửa quyền, giấy tờ, quan cách, độc quyền, ức hiếp, xa rời quầnchúng, vô trách nhiệm, bảo thủ Ngày nay, chủ nghĩa cá nhân, bệnh quanliêu là "kẻ địch" ở trong mỗi cán bộ, đảng viên, "một thứ giặc trong lòng ta"

Nó thường ẩn náu kín đáo hơn nữa còn được bao che bởi chính chúng ta Do

đó, yêu cầu đạo đức quan trọng đối với với mỗi cán bộ, đảng viên phải kiênquyết chống lại "kẻ thù bên trong", "tự gột rửa mình" Muốn củng cố nângcao phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên phải kiên quyếtchống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng Đây là công việc vừa cần

Trang 39

thiết, vừa cấp bách vừa mang tính cơ bản trong chiến lược xây dựng và nângcao chất lượng tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên hiện nay.

Thứ ba, người cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mọi cán bộ, đảng viên cần phảicần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thiếu một trong những đức tính trênkhó trở thành người lãnh đạo được dân tin yêu Mỗi một đức tính trên tronglời dặn của Người được các Đảng bộ và mọi cán bộ, đảng viên quán triệt,thấm nhuần sâu sắc trong mỗi công việc, hoàn cảnh và cương vị công tác của

mình Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) (khóa VIII) xác định: "Cán bộ,

đảng viên phải tự giác rèn luyện đạo đức, lối sống cần kiệm, liêm chính, chícông vô tư" [20, tr.28]

+ "Cần" là cần cù, chịu khó trong lao động, đây là đức tính quan trọngcủa mỗi con người nói chung và mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng Cán bộ,đảng viên phải là người cần mẫn, tận tụy trong công việc, phải thực sự là

"công bộc" của nhân dân, không nề hà gian khổ, hết lòng phục vụ nhân dân.Trong xu thế hội nhập và phát triển, người cán bộ, đảng viên cần phải chuyêncần trong học tập, nâng cao trình độ về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, chính trị,đạo đức…, đặc biệt là về chuyên môn nghiệp vụ Trước yêu cầu nhiệm vụngày càng cao và nặng nề, người cán bộ, đảng viên hiện nay chỉ chăm chỉ,siêng năng thôi chưa đủ, mà phải sáng tạo, tìm tòi ra những kinh nghiệm, sángkiến hay vận dụng vào công việc của mình một cách có hiệu quả Đảng ta đãkhẳng định: "Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên Lười học, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới,

những hiểu biết mới cũng là biểu hiện của suy thoái" [16, tr.141]

+ "Kiệm" là tiết kiệm không xa xỉ, hoang phí, mục đích của tiết kiệm lànâng cao hiệu quả của lao động sản xuất Mọi người trong xã hội đều phải

Trang 40

tiến hành tiết kiệm, nhưng hơn ai hết, cán bộ, đảng viên phải là những ngườigương mẫu trong thực hành tiết kiệm

Tình hình lãng phí hiện nay là đáng báo động, thể hiện rõ nhất là việcphung phí công quỹ trong mua sắm, tiếp khách, xây dựng công sở, hội họp, xeriêng Trong thực hành tiết kiệm, người cán bộ, đảng viên ngoài việc gươngmẫu, đi đầu trong phong trào, còn phải biết vận động quần chúng thành phongtrào tiết kiệm trong khu phố, làng xã, đồng thời phải kịp thời phê phán, lên án,những hiện tượng xa hoa, lãng phí Người cán bộ, đảng viên cần tạo thêmnhiều ngành nghề mới, khôi phục nghề truyền thống nhằm tạo thêm nhiềucông ăn, việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nhân dân Đây làviệc làm mang tính xã hội sâu sắc, vừa khắc phục tình trạng dư thừa lao động,vừa tránh lãng phí lao động

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu đúng và đủ chữ "kiệm" nếu không sẽdẫn đến cực đoan Chữ "kiệm" hiện nay không đồng nghĩa với "thắt lưngbuộc bụng", "hà tiện" Cái chúng ta cần giáo dục và đấu tranh là chống sự xa

xỉ, lãng phí, chạy theo thị hiếu, mua sắm những trang thiết bị "xịn" chưa thực

sự cần thiết hoặc không phù hợp với điều kiện kinh tế cho phép của đất nước.+ "Liêm" là không tham ô, không lợi dụng chức quyền để thu lợi bấtchính dưới tất cả mọi hình thức Liêm là một đức tính rất cần thiết đối vớingười cán bộ, đảng viên hiện nay

Đất nước ta bước vào cơ chế thị trường có nhiều thuận lợi, nhưng cũngkhông ít khó khăn thử thách Công tác quản lý nhà nước còn nhiều sơ hở, cơchế kiểm tra giám sát còn thiếu sót Do vậy, việc đề cao chữ "liêm" của ngườicán bộ, đảng viên cũng đặc biệt quan trọng Vì nhờ đó mà hạn chế, ngăn chặn,đẩy lùi được bệnh tham ô, hối lộ, tư lợi, chạy chức quyền hiện nay

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng,

Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 về tổ

Ngày đăng: 06/04/2018, 21:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấyvấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
14. Thành Duy (2000), "Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng trong xây dựng chỉnh đốn Đảng", Tạp chí Cộng sản, (2), tr.12-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng trong xây dựngchỉnh đốn Đảng
Tác giả: Thành Duy
Năm: 2000
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BanChấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BanChấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2)Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BanChấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ Đảng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTƯĐảng khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2012
27. Vũ Đăng Đồng (2013), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên”, Tia sáng, 03:26-02/07/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên
Tác giả: Vũ Đăng Đồng
Năm: 2013
28. Nguyễn Tĩnh Gia (1997), "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý", Nghiên cứu lý luận, (2), tr.25-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đốivới đạo đức người cán bộ quản lý
Tác giả: Nguyễn Tĩnh Gia
Năm: 1997
29. Đặng Thanh Giang (2001), Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho cán bộ cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế Thái Bình), Luận văn Thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho cán bộ cơsở trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (qua thực tếThái Bình)
Tác giả: Đặng Thanh Giang
Năm: 2001
30. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hiệnnay
Tác giả: Tô Tử Hạ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
31. Phạm Văn Hùng (2000), Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay (qua thực tế Kiên Giang), Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cánbộ lãnh đạo quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay (qua thực tế KiênGiang)
Tác giả: Phạm Văn Hùng
Năm: 2000
32. Phạm Huy Kỳ (2001), Quan hệ cá nhân - xã hội trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ quản lý lãnh đạo hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ cá nhân - xã hội trong tư tưởng đạo đứcHồ Chí Minh với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ quản lýlãnh đạo hiện nay
Tác giả: Phạm Huy Kỳ
Năm: 2001
33. Nguyễn Thế Kiệt (chủ nhiệm đề tài) (2003), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và xu hướng biến động, Kỷ yếu đề tài cấp Bộ (2002-2003), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức người cán bộ lãnhđạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, thựctrạng và xu hướng biến động
Tác giả: Nguyễn Thế Kiệt (chủ nhiệm đề tài)
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w