Những phát hiện của các nghiêncứu này cho thấy sự khác biệt về CBTT chủ yếu là do các nhân tố bao gồm đặcđiểm công ty tức lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, loại ngành công nghiệp, kíchthướ
Trang 1chỉnh sửa, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn Quý thầy cô trường Đại Học Duy Tân đã truyền đạt kiến thức quýbáu cho tôi khi học tại trường
Lời cảm ơn sau cùng con xin dành cho Cha Mẹ, anh chị em trong gia đình đã hếtlòng quan tâm và động viên con (em)
Tác giả luận văn
Phạm Quỳnh Tân Vũ
Trang 2Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùnglặp với các đề tài khác.
Tác giả luận văn
Phạm Quỳnh Tân Vũ
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC CÔNG THỨC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN 7
1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN 7
1.1.1 Khái niệm về công bố thông tin 7
1.1.2 Phân loại công bố thông tin 9
1.2 YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN 11
1.2.1 Yêu cầu công bố thông tin kế toán trong chuẩn mực kế toán 11
1.2.2 Yêu cầu công bố thông tin trong báo cáo tài chính 14
1.2.3 Yêu cầu công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết 15
1.2.4 Ảnh hưởng của thông tin kế toán đối với người sử dụng 17
1.3 ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP .18 1.3.1 Một số lý thuyết về đo lường mức độ công bố thông tin 18
1.3.2 Các chỉ số đo lường mức độ công bố thông tin 19
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN 26
1.4.1 Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin 26
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin 28
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 34
2.1 YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 34
2.1.1 Giới thiệu về Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh 34
2.1.2 Yêu cầu công bố thông tin kế toán tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh 37
Trang 42.2.3 Chỉ tiêu đánh giá 38
2.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 40
2.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 40
2.3.2 Giả thiết nghiên cứu 40
2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá 44
2.4 CHỌN MẪU 46
2.4.1 Kích thước mẫu 46
2.4.2 Đặc điểm mẫu 47
2.4.3 Thu thập và xử lý dữ liệu 47
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN YẾT GIÁ TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 55
3.1 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN YẾT GIÁ TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH 55
3.1.1 Phân tích tổng hợp mức độ công bố thông tin 55
3.1.2 Phân tích chi tiết mức độ công bố thông tin 58
3.1.3 Kết luận chung về mức độ CBTT của DN hoạt động trong ngành bất động sản yết giá tại HOSE 67
3.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN 68
3.2.1 Thống kê mô tả các biến độc lập 68
3.2.2 Phân tích tương quan các biến trong mô hình 69
3.2.3 Phân tích hồi quy 69
3.2.4 Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin 73
Trang 53.3.2 Hoàn thiện các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính 803.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 88KẾT LUẬN 91TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
Trang 6BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
Trang 71.1 Bảng tổng hợp đo lường các chỉ số chất lượng 191.2 Bảng một số mục thông tin để tính chỉ số phạm vi 241.3 Bảng tổng hợp một số nhân tố dự kiến ảnh hưởng đến CBTT 32
3.1 Bảng Chỉ số công bố thông tin của 50 doanh nghiệp niêm yết 553.2 Bảng tổng hợp mức độ CBTT của các doanh nghiệp 57
3.3 Bảng chi tiết mức độ CBTT về đặc điểm hoạt động doanhnghiệp, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ, chuẩn mực và chế độ kế
toán
583.4 Bảng chi tiết mức độ CBTT về chính sách kế toán áp dụng 593.5 Bảng chi tiết mức độ CBTT về BCĐKT và thuyết minh
3.15 Bảng phân tích hồi quy sau khi loại trừ biến ROE 73
3.19 Bảng Kết quả kiểm tra giả thiết phương sai sai số thay đổi 75
3.21 Giả thuyết và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp 77
Trang 81.1 Độ bao phủ (COV) 20
1.4 Dấu hiệu kinh tế và chỉ số đo lường (ESM) 21
2.1 Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CBTT 45
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trường Bất Động Sản (BĐS) là một trong những thị trường quan trọng củanền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp đến một lượng tài sản cựclớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân
Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải xã hội ở các nước có khác nhau nhưng thườngchiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước, các hoạt động liên quanđến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế
Và đối với những nhà đầu tư, BĐS gần như là mối quan tâm thường trực mỗikhi tiềm lực tài chính được cải thiện hoặc vào lúc cần sắp xếp lại cơ cấu tài sản nắmgiữ Đặc tính này càng thể hiện rõ hơn khi nền kinh tế có những bước tiến tích cực,của cải tích lũy của người dân nhiều hơn Đã có những thời điểm xã hội xem BĐSnhư một phương tiện lưu trữ giá trị ưa thích bên cạnh vàng và ngoại tệ mạnh (phổbiến là đô la Mỹ) Xu hướng tăng giá BĐS cũng là động lực quan trọng khiến thịtrường này ngày càng một sôi động và lấn át các hình thức đầu tư và tiết kiệmtruyền thống
Ra đời từ giữa năm 2000, TTCK mang lại một phương thức mới để sử dụngnguồn vốn thặng dư trong xã hội, không chỉ lưu trữ giá trị mà còn có khả năngmang lại nguồn lợi nhuận đáng kể trong thời gian ngắn Trong khoảng 6 năm hoạtđộng đầu tiên, TT này chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các tác nhân trongnền kinh tế Tuy nhiên, với sự thăng hoa của TTCK từ nửa cuối năm 2006 và trongnăm 2007, đầu tư trên TTCK thực sự trở thành sự lựa chọn luôn được đưa ra cânnhắc cùng với BĐS
Mặc dù vậy, mối quan hệ tương quan giữa BĐS và chứng khoán ở Việt Namkhông thực sự rõ ràng Các hoạt động có khi cùng chiều, có lúc lại ngược chiều dochịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tâm lý Khi TTCK rơi vào trạng thái suy giảm, cảlượng giao dịch và mức giá trên TT BĐS đều suy giảm mạnh, hiện tượng này phầnnào phản ánh tính bầy đàn của công chúng đầu tư
Trang 10Chính vì vậy, việc công bố thông tin một cách trung thực cấp thiết và đầy đủ,đặc biệt là thông tin kế toán được trình bày dưới dạng BCTC là một vấn đề vô cùngquan trọng, không chỉ bởi nó là nhân tố quyết định giúp các nhà đầu tư đánh giákhách quan nhất trước khi ra quyết định, mà còn ảnh hưởng đến quá trình hoạt động
và phát triển của TTCK
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu mức độcông bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất ĐộngSản yết giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh” để nghiên cứu và viết luậnvăn tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận về công bố thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởngđến công bố thông tin
Phân tích, đánh giá mức độ CBTT kế toán của các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực BĐS yết giá tại HOSE và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếnmức độ CBTT đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn mức độ CBTTcủa các công ty niêm yết
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu CBTT bao gồm đo lường mức độ công bố, các nhân tốquyết định việc công bố từ BCTC của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcBất Động Sản được niêm yết trên sàn HOSE
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp tiếp cận mục tiêu,phương pháp thống kê và mã hóa dữ liệu trên BCTC của các doanh nghiệp như sửdụng phần mềm Excel, SPSS 16.0 và vận dụng phương pháp định lượng để đolường mức độ CBTT và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC củacác doanh nghiệp niêm yết Cụ thể:
- Thu thập BCTC của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn giaodịch chứng khoán TP HCM
- Thiết lập chỉ số phản ánh mức độ CBTT trong BCTC
- Đo lường mức độ CBTT qua chỉ số CBTT
- Thiết lập các biến, đo lường ảnh hường của các biến mức độ CBTT trongBCTC của các công ty niêm yết thông qua mô hình hồi quy bội
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công bố thông tin kế toán
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công bố thôngtin kế toán của các doanh nghiệp BấtĐộng sản yết giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và một số kiến nghị
6 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
CBTT nói chung và CBTT kế toán nói riêng là sự quan tâm hàng đầu của cácnhà đầu tư, các công ty chứng khoán và các đối tượng liên quan khác Nội dungCBTT đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia, trong nhiều thời điểm và với phạm vikhác nhau Và một trong những nguồn thu thập thông tin để phân tích mức độCBTT là Báo cáo tài chính của các công ty
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là mức độ CBTT của các công ty niêm yết hiện nayđang ở mức độ nào, phải chăng trên TTCK còn tồn tại hiện tượng lãnh đạo doanhnghiệp che dấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi hoặc cung cấpthông tin một cách không công bằng đối với nhà đầu tư, và yếu tố nào ảnh hưởng
Trang 12trực tiếp đến BCTC của công ty niêm yết Để giải thích cho vấn đề này, có nhiềunghiên cứu trong và ngoài nước có thể kể đến như sau:
Các nghiên cứu ngoài nước:
Hầu hết các chỉ số được sử dụng trong các lý thuyết công bố thực nghiệm cânnhắc đến phạm vi (hay độ bao phủ) như một sự đại diện cho chất lượng thông tin
(Cooke, 1989) [14] Các mục thông tin được đo lường trong các biến giả, nếu được
công bố nhận giá trị 1 hay không công bố nhận giá trị 0
Nghiên cứu cụ thể về mức độ CBTT có thể kể đến nghiên cứu của Urquiza,
F.B, Navarro, M.C.A and Trombetta, M., (2009) [25] đề cập đến vấn đề thiết kế
các chỉ số công bố - có hay không sự khác biệt Trong đó, tác giả đã hệ thống hóacác chỉ số dùng để đo lường thông tin công bố dựa trên các BCTC của 35 công tytại Tây Ban Nha Các chỉ số được so sánh và phân tích dựa vào phân tích mô tả vàphân tích tương quan.Và cũng các tác giả trên là Urquiza, F.B, Navarro, M.C.A andTrombetta, M., (2010) [26] có nghiên cứu cụ thể về lý thuyết CBTT và các cách đolường CBTT
Còn lại phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ CBTT mà chủ yếu tập trung ở các quốc gia Hoa Kỳ và EU Bắt đầu ở Mỹ(Louwer, 1996; Gowthorpe và Flynn, 1997), sau đó mở rộng qua các nước Châu Âunhư Đức (Marston và Polei, 2004), Anh (Marston và Leow, 1998; Craven Marston,1999), và Tây ban Nha (Laurran và Giner,2002) Những phát hiện của các nghiêncứu này cho thấy sự khác biệt về CBTT chủ yếu là do các nhân tố bao gồm đặcđiểm công ty (tức lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, loại ngành công nghiệp, kíchthước kiểm toán, tính thanh khoản và đòn bẩy), và đặc điểm quản trị công ty (tức làquy mô của Hội đồng quản trị, thành phần Hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu).Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT ở các nước đangphát triển được xem xét trong một vài nghiên cứu như Xiao (2004), Zhang (2007)
và Wang (2008) nghiên cứu ở Trung Quốc, Davey và Homkajohn (2004) nghiêncứu ở Thái Lan, Hamid (2005) ở Malaysia…
Trang 13Ngoài ra, có nghiên cứu của Dulacha G Barako về “Determinants of voluntary
disclosure in Kenyan companies annual reports” năm 2007 [18], trong đó nhân tố
ảnh hưởng được phân vào ba loại: Quản trị công ty, các yếu tố liên quan đến cấutrúc sở hữu và các yếu tố liên quan đến tính chất công ty như quy mô, đòn bẩy tàichính, mức độ sinh lời, khả năng thanh toán…Trong đó các nhân tố được lý luậnchặt chẽ và logic, có thể được ứng dụng cho nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay
Các nghiên cứu trong nước:
Các nghiên cứu trong nước cũng thể hiện một sự quan tâm sâu sắc của các nhàchuyên môn đối với vấn đề CBTT kế toán trong BCTC đặc biệt là của các công tyniêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT, chưa
có nghiên cứu hệ thống hóa về mức độ CBTT
Đầu tiên, có thể kể đến nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam” của tác giả
Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010) [7] phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CBTTtrực tuyến tại trang web điện tử Nghiên cứu này giới thiệu một phương pháp ghinhận chỉ số công bố tuy nhiên mẫu nghiên cứu chỉ có 50 công ty, một con số khánhỏ so với tổng thể hơn 250 doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên mỗi sàn giao dịchchứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Trong đó, qua phân tích mô hình,tác giả Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010) cho rằng nhân tố khả năng sinh lời vànhân tố kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ CBTT, còn nghiên cứu của tác giả LêThị Trúc Loan (2012) [5] có kết quả chỉ là khả năng sinh lời là nhân tố ảnh hưởngđến mức độ CBTT
Ngoài ra, năm 2008 tác giả Lê Trường Vinh đã nghiên cứu về tính minh bạch
của thông tin được công bố từ các doanh nghiệp niêm yết Đề tài “ Các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư” [10] đi theo một hướng khác, đó là dùng đánh giá của nhà đầu tư
có được qua việc phát bảng câu hỏi để thành lập nên chỉ số đại diện cho mức độminh bạch của thông tin Tuy nhiên, đối tượng sử dụng thông tin từ báo cáo của các
Trang 14công ty niêm yết không giới hạn chỉ ở bộ phận nhà đầu tư mà cần có một thang đokhách quan cho mọi đối tượng sử dụng thông tin Đây là một hướng mới cho cácnghiên cứu về sau.
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu khác trong nước đã đưa ra những nhậnđịnh về thực trạng về CBTT của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay Trong đó phải
kể đến nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thúy Hằng (2011) [6] “ Thực trạng và giải
pháp cho vấn đề CBTT kế toán của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam” đã đưa
ra cái nhìn chung về những hạn chế của thực trạng công bố hiện tại và có giải phápkhắc phục, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở lập luận lý thuyết, chưa có sự định hướng
rõ ràng, thuyết phục
Như vậy, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về mức độ CBTT của các doanhnghiệp, đặc biệt là ở Việt Nam, các nghiên cứu chỉ mới đi sâu vào phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp và hơn hết vẫn chưa thốngnhất về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT, có thể do nguyên nhân về đo lường hoặc
do chọn mẫu
Và hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập tới mức độ CBTT của mộtngành cụ thể ví dụ như ngành kinh doanh bất động sản
Do đó, kế thừa các nghiên cứu trước đây, kết hợp với cơ sở lý thuyết về CBTT
và các quy định hiện hành của Việt Nam về CBTT sẽ làm cơ sở để hình thành luận
văn với đề tài: “ Nghiên cứu mức độ công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản yết giá tại sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh”
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN 1.1.1 Khái niệm về công bố thông tin
Theo quan điểm của Bộ Tài Chính, được thể hiện trong sổ tay công bố thôngtin dành cho các công ty niêm yết, công bố thông tin được hiểu là phương thức đểthực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đông vàcông chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và đồng thời Trongđịnh nghĩa này, chúng ta thừa nhận minh bạch thông tin “ là sự công bố thông tinkịp thời và đáng tin cậy, cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể đánhgiá chính xác về tình hình và hiệu quả của một đơn vị, hoạt động kinh doanh và rủi
ro liên quan đến các hoạt động này”( Theo International Finance Coporation, publicdisclosure and transparency, Yeveran, May 2006)
Cụ thể hơn, “công bố thông tin kế toán (Accounting Disclosures) là toàn bộ
thông tin được cung cấp thông tin qua hệ thống các báo cáo tài chính của một công
ty trong thời kỳ nhất định ( bao gồm cả các báo cáo giữa niên độ và báo cáo thường niên)” [6].
Công bố thông tin bao gồm hai loại là các công bố bắt buộc và các công bố tựnguyện hay không bắt buộc Công bố bắt buộc (Madatory Disclosure) là nhữngcông bố kế toán được yêu cầu bởi luật pháp và những quy định của một quốc giahoặc một vùng lãnh thổ Những công bố này phải được trình bày theo những quyđịnh của Luật kinh doanh, Uỷ ban chứng khoán, Các cơ quan quản lý về kế toán,GAAP và sự lựa chọn của doanh nghiệp, không bắt buộc Có nghĩa là một công ty
có thể hoặc không cần phải công bố các thông tin kế toán mà luật pháp không yêucầu Theo Adina P and Ion P (2008) [11], công bố tự nguyện chỉ như là các thôngtin được cung cấp thêm nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng thông tin bênngoài doanh nghiệp như các nhà phân tích tài chính, các công ty tư vấn, các nhà đầu
tư là các tổ chức…Theo xu hướng hiện này thì các công bố tự nguyện đang thu hút
Trang 16mối quan tâm lớn của người sử dụng thông tin vì tính ảnh hưởng của nó, và cáccông ty cũng ngày càng được khuyến cáo là sẽ thu được nhiều lợi ích hơn khi công
bố các thông tin dạng này
Công bố thông tin là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến công bố hiệuquả các nguồn lực của xã hội và giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa doanhnghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp ( Adian, Ion-2008) Chính vì thế mà mọi nền kinh tế, tác động của hành vì công bố thông tin, đặcbiệt của các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán là vô cùng
to lớn Ảnh hưởng này không chỉ giới hạn ở tầm vi mô trong tình hình tài chính củatừng đơn vị, từng nhà đầu tư mà lan rộng trong cả nền kinh tế Đó là lý do vì sao màcác nghiên cứu về công bố thông tin, tác động và các yếu tố ảnh hưởng khôngngừng được thực hiện bởi các nghiên cứu trên khắp thế giới Việc nghiên cứu ảnhhưởng của việc công bố thông tin kế toán đến việc ra quyết định vẫn đã và đang làmối quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhàquản trị doanh nghiệp không chỉ ở các nước phát triển mà còn cả các nước đangphát triển
Các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt của các doanh nghiệp niêm yết trênsàn giao dịch chứng khoán có thể tiếp cận qua nhiều kênh như website của cácdoanh nghiệp, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng… Nguồn thông tin màcác nhà đầu tư, các cơ quan quản lý… có thể sử dụng bao gồm một hệ thống đadạng các báo cáo thường niên, báo cáo công bố thông tin bất thường khi niêm yết,khi tái chào bán chứng khoán hoặc có các sự kiện bất thường xảy ra trong quá trình
hoạt động của đơn vị… (được trình bày ở phụ lục 3- Bảng tổng hợp các phương tiện
CBTT)
Như vậy, CBTT kế toán là việc công khai thông tin hoạt động kinh tế tài chínhcủa doanh nghiệp, được cung cấp thông qua các BCTC của các DNNY trong mộtthời kỳ nhất định và các thông tin khác về hoạt động có thể ảnh hưởng đến hoạtđộng của doanh nghiệp Để đơn giản, thuận tiện trong việc nghiên cứu, các vấn đề
Trang 17về CBTT dưới đây được hiểu là CBTT kế toán mà chủ yếu là CBTT thuộc BCTCcủa doanh nghiệp.
1.1.2 Phân loại công bố thông tin
Có thể phân loại thông tin công bố trên thị trường qua nhiều tiêu thức sau:
1.1.2.1 Phân loại thông tin theo tính chất bắt buộc hoặc tự nguyện
Thông tin bắt buộc
Là các thông tin mà công ty niêm yết bắt buộc phải công bố theo quy định củacác văn bản pháp luật của một quốc gia, như Luật doanh nghiệp, Chuẩn mực kếtoán, Chế độ kế toán và các quy định về công bố thông tin của UBCKNN vàSGDCK
Thông tin tự nguyện
Là các thông tin mà các doanh nghiệp niêm yết tự nguyện công bố ngoài cácthông tin bắt buộc công bố để các nhà đầu tư, đối tượng sử dụng thông tin có thểhiểu rõ hơn về tình hình tài chính cũng như hoạt động của doanh nghiệp.Việc CBTT
tự nguyện nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng thông tin như các nhà đầu tư, cáccông ty tư vấn, các nhà phân tích…Và chỉ khi việc CBTT mang lại lợi ích chodoanh nghiệp thì các doanh nghiệp mới sẵn sàng công bố
1.1.2.2 Phân loại thông tin theo tính chất định kỳ hoặc bất thường
Thông tin định kỳ
Các loại thông tin kế toán công bố định kỳ thường là : BCTC năm, BCTC bánniên, BCTC quý ( nếu có) Việc lập BCTC tuân thủ theo quy định tại quyết định số12/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính quy định về chế độ kế toándoanh nghiệp, Luật kế toán , các chuẩn mực kế toán…
Thông tin bất thường
Bao gồm CBTT bất thường theo quy định như tài khoản của công ty tại ngânhàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa và CBTTbất thường theo yêu cầu gồm thông tin mà công ty niêm yết phải công bố khi nhậnđược yêu cầu của UBCKNN, SGDCK trong các sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọngđến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư…
Trang 181.1.2.3 Phân loại thông tin theo mức độ xử lý
Thông tin ban đầu
Là những BCTC do doanh nghiệp công bố trên thị trường Đây là những thôngtin sơ cấp mà người sử dụng có thể có được mà chưa qua phân tích
Thông tin đã được xử lý
Là những thông tin được thống kế lại từ những thông tin ban đầu nhằm nhiềumục đích sử dụng khác nhau Ví dụ như thông qua phân tích các chỉ số trên BCTCcủa doanh nghiệp để đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp…Việc xử lýthông tin sơ cấp để thành các đánh giá hoặc báo cáo chung thường được thực hiệnbởi các nhà đầu tư hoặc các chuyên gia phân tích trên thị trường
1.1.2.4 Phân loại theo phạm vi bao quát
Thông tin đơn lẻ của từng nhóm chứng khoán
Thông tin ngành, thông tin nhóm ngành
Thông tin nhóm cổ phiếu đại diện và tổng thể thị trường
Thông tin của SDGCK hay cả quốc gia, thông tin có tính quốc tế
1.1.2.5 Phân loại thông tin theo thời gian
Thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin dự báo cho tương lai
Thông tin theo thời gian (phút, ngày… )
Thông tin tổng hợp theo thời gian (tuần, tháng, quý, năm…)
1.1.2.6 Phân loại theo nguồn thông tin
Thông tin trong nước và quốc tế
Thông tin của các tổ chức tham gia thị trường: Tổ chức niêm yết, công tychứng khoán và thông tin của SGDSK
Thông tin tư vấn của các tổ chức tư vấn đầu tư và tổ chức xếp hạng tín nhiệm.Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, truyền hình, mạngInternet…)
Trang 191.2 YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.2.1 Yêu cầu công bố thông tin kế toán trong chuẩn mực kế toán
Trong IASB Framework- Khuôn mẫu lý thuyết, yêu cầu đối với thông tinđược công bố thể hiện cụ thể tổng hợp trong bốn tính chất quan trọng của thông tin
kế toán:
- Tính có thể hiểu được (understandability)
Người lập BCTC giả định rằng người sử dụng có một kiến thức nhất định vềkinh doanh, các hoạt động kinh tế và kế toán Tuy nhiên, không có nghĩa là cácthông tin phức tạp nhưng thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sửdụng lại có thể không trình bày trên BCTC với lý do là chúng được cho là quá khóhiểu đối với người sử dụng
- Tính thích hợp (Relevance)
Thông tin được cho là thích hợp khi nó ảnh hưởng đến quyết định của người
sử dụng, giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai, xác định hayđiều chỉnh các đánh giá trong quá khứ của họ Thông tin thích hợp chịu ảnh hưởngbởi bản chất và tính trọng yếu của nó:
Về bản chất, trong một vài trường hợp chỉ riêng bản chất cũng đủ để xác địnhtính thích hợp của chúng Ví dụ, báo cáo của một chi nhánh mới có thể ảnh hưởngđến việc đánh giá rủi ro và cơ hội mà đơn vị đang đối mặt, không cần xét đến tínhtrọng yếu của kết quả đạt được của chi nhánh mới trong kỳ báo cáo Trong trườnghợp khác, cả bản chất và mức trọng yếu của thông tin đều quan trọng.Ví dụ, giá trịcủa mỗi loại hàng hóa tồn kho đều quan trọng đối với doanh nghiệp
Về tính trọng yếu, thông tin được xem là trọng yếu nếu thiếu hay sai lệchthông tin có thể ảnh hưởng đến người sử dụng khi họ dựa trên BCTC để ra quyếtđịnh kinh tế Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn của khoản mục, hay sai sót đượcđánh giá trong từng trường hợp cụ thể
- Tính đáng tin cậy (Reliability)
Trang 20Để hữu ích, thông tin phải đáng tin cậy, thông tin đạt chất lượng đáng tin cậykhi chúng không có các sai sót hay thiên lệch trọng yếu và được trình bày trungthực Để đạt chất lượng đáng tin cậy, thông tin cần:
+ Trình bày trung thực (Faithful representation) các nghiệp vụ hay sự kiện
theo đúng nội dung xảy ra hay dự đoán hợp lý Cần lưu ý, phần lớn các thông tin tàichính có thể trình bày thiếu trung thực không phải vì thiên lệch mà do khó khantrong việc xác định nghiệp vụ hay sự kiện cũng như đo lường giá trị của nghiệp vụ
+ Tôn trọng nội dung hơn hình thức (Substance over form)
Các nghiệp vụ hay sự kiện phải được tính toán và trình bày theo nội dung vàtính chất kinh tế chứ không phải đơn thuần theo hình thức pháp lý Nội dung vàhình thức pháp lý không phải lúc nào cũng nhất quán
+ Khách quan (Neutrality): Thông tin trình bày trên BCTC phải khách quan,
không bị xuyên tạc Thông tin không được trình bày nhằm đạt được kết quả đã đượcxác định trước
+ Thận trọng (Prudence): Người lập BCTC phải đối mặt với các trường hợp
không chắc chắn Thận trọng là việc cân nhắc trong các điều kiện không chắc chắn.Nguyên tắc thận trọng không cho phép khai thiếu tài sản và thu nhập hay khaikhống nợ phải trả và chi phí
+ Đầy đủ (Completeness): Thông tin trình bày trên BCTC phải đầy đủ trong
giới hạn của tính trọng yếu và chi phí Việc thiếu thông tin có thể dẫn đến thông tinsai lệch hay chệch hướng và thông tin có thể trở nên không đáng tin cậy hay khôngthích hợp
- Tính có thể so sánh được (Comparability)
Người sử dụng BCTC phải có thể so sánh các BCTC của một đơn vị trongmột khoản thời gian nhằm xác định xu hướng về tình hình tài chính và kết quả hoạtđộng các đơn vị khác nhau với nhau nhằm đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạtđộng và sự thay đổi tình hình tài chính của các bên
Vì vậy, việc đo lường và diễn giải tác động tài chính của các nghiệp vụ và sựkiện phải được thực hiện một cách nhất quán trong toàn đơn vị, qua các thời kỳ
Trang 21khác nhau cũng như giữa các doanh nghiệp khác nhau Tuân thủ theo các IFRS,việc công bố các chính sách kế toán sử dụng bởi các đơn vị cũng sẽ giúp nâng caokhả năng có thể so sánh được của thông tin.
Ngoài ra, theo Chuẩn mực kế toán VAS 01- Chuẩn mực chung, các yêu cầu
về thông tin kế toán được trình bày tóm lược nhưng vẫn thể hiện tính tương đồngcao với chuẩn mực kế toán quốc tế:
Thứ nhất là trung thực, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và
báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiệntrạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Thứ hai là khách quan, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và
báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo
Thứ ba là đầy đủ, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ
kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót
Thứ tư là kịp thời, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ
Thứ năm là dễ hiểu, các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài
chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây được hiểu
là người có hiểu biết về kinh doanh, kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình.Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trìnhtrong phần thuyết minh
Thứ sáu là có thể so sánh, các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán
trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tínhtoán và trình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trongphần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữacác kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin
dự toán, kế hoạch
Để trở nên hữu ích, thông tin tài chính phải thể hiện từng tính chất trong mộtchừng mực tối thiểu.Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa các tính chất sơcấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ định là ưu tiên hơn
Trang 22Hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có được những tính chấtkhác mà không làm giảm sự hữu ích của thông tin.
1.2.2 Yêu cầu công bố thông tin trong báo cáo tài chính
Theo VAS 01: Chuẩn mực chung cũng quy định rõ các yếu tố cơ bản của báocáo tài chính Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằngcách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành cácyếu tố của báo cáo tài chính Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tìnhhình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trongBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, Thu nhập khác, Chi phí và Kếtquả kinh doanh
Yêu cầu lập và trình bày BCTC
Trang 23Trung thực và hợp lý:
Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩnmực kế toán
Nguyên tắc lập và trình bày BCTC gồm:
Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, bù trừ, có thể só sánh
Kết cấu và nội dung chủ yếu của BCTC
Những thông tin chung về doanh nghiệp cần phải được trình bày trong từngBCTC
Kỳ báo cáo
Kết cấu và nội dung bảng cân đối kế toán
Kết cấu và nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Kết cấu và nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Kết cấu và nội dung của bản thuyết minh BCTC
1.2.3 Yêu cầu công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
Đối với công ty niêm yết, khi mà đối tượng chủ sở hữu được mở rộng đồngthời khoảng cách giữa chủ sở hữu và quản lý trở nên lớn hơn, áp lực CBTT tăng lênnhiều lần Để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, sự phát triển bền vững của thịtrường và đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà Nước , Luật chứng khoán yêu cầu một
sự CBTT cao hơn Cụ thể:
Các yêu cầu của CBTT được quy định lần đầu tiên tại Thông tư BTC.Thông tư 38/2007/TT-BTC đã quy định cụ thể hơn các yêu cầu của việcCBTT Đến thông tư 52/2012/TT-BTC càng nhấn mạnh việc CBTT phải đảm bảo
57/2004/TT-tính đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật, hoạt động CBTT
phải do giám đốc hoặc người ủy quyền CBTT thực hiện, giám đốc hoặc tổng giámđốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được ủy quyền
Thông tư 52/2012/TT-BTC quy định cụ thể là:
- Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định củapháp luật
Trang 24- Việc công bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công tyhoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện Người đại diện theo phápluật của công ty phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ vềthông tin do người được ủy quyền công bố thông tin công bố.
- Trường hợp thực hiện công bố thông tin thông qua người được ủy quyềncông bố thông tin, công ty đại chúng, tổ chức phát hành, công ty chứng khoán, công
ty quản lý quỹ phải đăng ký một (01) người được ủy quyền thực hiện công bố thôngtin theo phụ lục I kèm theo Thông tư này Trường hợp thay đổi người được ủyquyền công bố thông tin phải thông báo bằng văn bản cho UBCKNN, SGDCK ítnhất năm (05) ngày làm việc trước khi có sự thay đổi
- Trường hợp có bất kỳ thông tin nào làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán thìngười đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền công bố thôngtin phải xác nhận hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ,
kể từ khi nhận được thông tin đó hoặc theo yêu cầu của UBCKNN, SGDCK
- Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáoUBCKNN, SGDCK về nội dung thông tin công bố, cụ thể như sau:
+ Công ty đại chúng, tổ chức phát hành, công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ khi thực hiện công bố thông tin phải đồng thời báo cáo UBCKNN, SGDCK,TTLKCK khi thực hiện công bố thông tin phải đồng thời báo cáo UBCKNN đối vớinhững thông tin phát sinh từ SGDCK, TTLKCK
+ Tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán thành viên, công
ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng dạng đóng và công ty đầu tư chứng khoánđại chúng khi thực hiện công bố thông tin phải đồng thời báo cáo UBCKNN,SGDCK
+ Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm công bố thông tin về hoạt động của quỹđại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do mình quản lý theo quy địnhcủa pháp luật có liên quan Trường hợp công ty quản lý quỹ là công ty đại chúng thìphải thực hiện trách nhiệm công bố thông tin áp dụng cho công ty đại chúng
Trang 25- Ngày công bố thông tin là ngày thông tin xuất hiện trên phương tiện công bốthông tin, ngày báo cáo về việc công bố thông tin là ngày gửi fax, gửi dữ liệu điện
tử (qua email hoặc qua hệ thống công nghệ thông tin tiếp nhận báo cáo), ngàyUBCKNN; SGDCK nhận được thông tin công bố bằng văn bản
- Ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin trên thị trường Chứng khoán ViệtNam phải là Tiếng Việt Trường hợp pháp luật quy định công bố thông tin bố sungbằng ngôn ngữ khác, ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin bao gồm Tiếng Việt vàngôn ngữ khác theo quy định
- Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, các đối tượngcông bố thông tin theo quy định tại Điều 1 Thông tư này phải đồng thời báo cáo và
có văn bản giải trình cho UBCKNN; SGDCK (trường hợp là tổ chức niêm yết, đăng
ký giao dịch)
- Các đối tượng công bố thông tin thực hiện bảo quản, lưu giữ thông tin đã báocáo, công bố theo quy định của pháp luật
1.2.4 Ảnh hưởng của thông tin kế toán đối với người sử dụng
Nhìn chung, thông tin kế toán chính là cầu nối giữa công ty với các đối tượng
sử dụng thông tin khác nhau, kể cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Các thôngtin kế toán sẽ ảnh hưởng phần lớn đến các quyết định của chủ doanh nghiệp và ảnhhưởng đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin, cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp: thông tin kế toán giúp cho nhà quản lý đánh giá đượckết quả hoạt động trong kỳ, tốc độ tăng trưởng so với kỳ trước, tình hình thực hiện
so với kế hoạch đã đề ra…Từ đó, có những quyết định phù hợp đối với doanhnghiệp như xây dựng kế hoạch cho kỳ kế tiếp, vạch ra các chiến lược kinh doanhhoặc có các biện pháp để tăng cường quản trị công ty (về lợi nhuận hoặc chi phí)
- Đối với các tổ chức niêm yết: Việc công bố thông tin một cách chính xác,đầy đủ và kịp thời sẽ khẳng định uy tín của công ty trên thị trường Một doanhnghiệp CBTT thiếu minh bạch, không thống nhất sẽ làm giảm sút niềm tin của nhàđầu tư và làm hình ảnh của công ty xấu đi Tuy nhiên, do công ty niêm yết chính làngười quyết định sẽ đưa thông tin nào ra thị trường và mức độ CBTT đến đâu, nên
Trang 26dựa vào kẽ hở của Nhà Nước, một số công ty chỉ công bố các thông tin có lợi chodoanh nghiệp nhằm thu hút tối đa các nhà đầu tư hoặc giảm thiểu rủi ro tài chính.
- Đối với nhà đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng: là đối tượng mà các doanhnghiệp niêm yết hướng đến vì nhà đầu tư là những người có vai trò quyết định quantrọng đến nguồn vốn của doanh nghiệp Đối với nhà đầu tư, thông tin chính là cơ sởhình thành nên quyết định đầu tư Từ những thông tin thu thập trên thị trường, nhàđầu tư sẽ theo dõi, nhận định và phân tích thông tin để đi đến quyết định đầu tư choriêng mình Một thị trường với hệ thống CBTT từ tổ chức niêm yết chặt chẽ và hiệuquả sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư
- Đối với cơ quan quản lý: Thông qua hoạt động CBTT, các cơ quan quản lý
và điều hành thị trường có thể đảm bảo được tính công khai, công bằng và hiệu quảcác hoạt động giao dịch Ngoài ra, thông qua các tác động của thị trường, các tổchức niêm yết buộc phải nâng cao trách nhiệm và hoạt động của mình
1.3 ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1 Một số lý thuyết về đo lường mức độ công bố thông tin
Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độCBTT, trong đó có một số ít nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độCBTT của doanh nghiệp tại TTCK Việt Nam như bài viết của tác giả Đoàn NguyễnTrang Phương (2010), Lê Thị Trúc Loan (2012)
Từ các nghiên cứu trước, đặc biệt là phương pháp được Fracisco, Maria vàMarco [19] sử dụng nghiên cứu “ Thiết kế các chỉ số công bố - có hay không sựkhác biệt? ” lấy báo cáo tài chính được công bố bởi các doanh nghiệp, ba chỉ số sau
để đo lường mực độ công bố thông tin:
- Chỉ số chất lượng
- Chỉ số phạm vi
- Chỉ số số lượng
Trang 271.3.2 Các chỉ số đo lường mức độ công bố thông tin
1.3.2.1 Chỉ số chất lượng
Chỉ số chất lượng được thiết kế theo Beretta và Bozzolan (2005) hướng tới cả
số lượng và chất lượng của thông tin hiện hành được công bố bởi các công ty, phânbiệt hai phương diện được đo lường bởi hai chỉ số khác nhau: Chỉ số số lượng cóliên quan và chỉ số giàu có của thông tin, được hệ thống trong bảng 1.1
Bảng 1.1 Bảng tổng hợp đo lường chỉ số chất lượng
Phần dư chuẩn hóa của một hàm hồi quy kích thước(OLS) (kích thước và ngành nghề của biến độc lập)
Chỉ số giàu cócủa thông tin(RCN)
Độ rộng(WID)
Độ bao phủ (COV)
Độ phân tán (DIS)
Độ sâu (DEP)
Các dấu hiệu kinh tế đo lường (ESM):Loại đo lường (tài chính hay phi tàichính, định lượng hoặc không thể địnhlượng) và dấu hiệu kinh tế (tích cực,tiêu cực hay trung bình ) Tài liệu đầu
ra (OTL): tình hình kinh doanh hiệntại, các giả thiết, kỳ vọng quản trị, kếhoạch hành động, các quyết định, sựkiện đã xảy ra
- Chỉ số số lượng liên quan (RQT) được tính toán bởi sự khác nhau giữa công
bố thực hiện và công bố kỳ vọng, nó được ước tính thông qua phần dư được chuẩnhóa của hồi quy OLS, sử dụng kích cỡ và ngành công nghiệp như một biến độc lập.Nhiều nghiên cứu thực nghiệm thể hiện sự ủng hộ cho ảnh hưởng của cả kích cỡ,ngành công nghiệp trong công bố Sự khác nhau giữa số lượng của thông tin đượccông bố và giá trị mong đợi của nó càng lớn thì chỉ số giá trị càng cao trong nghiêncứu
Trang 28- Chỉ số độ giàu của thông tin (RCN): mục đích để nhắm đến chất lượng công
bố Nó bao gồm hai phương diện khác: độ rộng và độ sâu của thông tin
+ Độ rộng (WID) phụ thuộc vào cả độ bao phủ (COV) của những chủ đề quantrọng (chủ đề được công bố ít nhất một lần được chia thành tổng số chủ đề đượcxem xét) và độ phân tán (DIS) của sự công bố (dùng để đo lường sự tập trung củacác mục đích được công bố).Các công bố hiện tại được phân loại vào tài khoản – đềnghị trong báo cáo của Jenkins (AICPA, 1994) Những mục đích được chọn:
Giá trị của phương tiện độ rộng được tiếp cận như là ý nghĩa số học của giá trị
độ bao phủ và độ phân tán
(Công thức 1.3)
Trang 29Cả độ bao phủ và độ phân tán được kết hợp tạo ra độ giàu của thông tin Theogiả thiết rằng số chủ đề được công bố cao hơn sẽ dẫn đến tăng độ rộng từ đó tăng độgiàu của thông tin Đồng thời, số lượng thông tin cung cấp ở mỗi chủ đề càng caothì chất lượng thông tin sẽ càng cao thay cho việc chỉ công bố một vài đơn vị thôngtin trong chúng (tính phân tán cao hơn) Vì phương tiện độ bao phủ (COV) đượcxây dựng trên những cách tương tự như hầu hết các chỉ số được chấp nhận trong cácnghiên cứu lý thuyết trước, sự đo lường này cũng được kiểm tra một cách độc lập,
ty trên toàn cầu Vì thế, những đặc trưng này được mong đợi để tăng độ giàu củathông tin
Đầu tiên, dấu hiệu kinh tế và chỉ số đo lường (ESM) được tính toán như sau:
(Công thức 1.4)
Với:
+ tổng số công bố (số câu) trong báo cáo của công ty i
+ mang giá trị 1 nếu một đo lường của j thông tin hiện hành ( địnhlượng hay định tính ) được công bố trong báo cáo thường niên của công ty hoặc 0nếu ngược lại
+ mang giá trị 1 nếu thông tin tài chính j được công bố trong báo cáothường niên của công ty hoặc 0 nếu trường hợp khác
Trang 30Thứ hai, chỉ số quan điểm trích lược (OLT) được tính:
(Công thức 1.5)
Với:
+ là chỉ số về quan điểm trích lược của công ty i
+ là mang giá trị 1 nếu j thông tin hiện hành được công bố bởi công tyliên quan đến việc ra quyết định, hành vi hay chương trình hoặc 0 nếu trường hợpkhác
+ mang giá trị 1 nếu j thông tin hiện hành được công bố bởi công ty i hữudụng cho dự đoán của nhà đầu tư (doanh thu, thu nhập và dữ liệu tài chính khác)
Độ sâu được tính trung bình của dấu hiệu kinh tế, chỉ số đo lường và chỉ sốquan điểm trích lược
(Công thức 1.6)
Tiếp đến, độ giàu thông tin là trung bình của độ rộng và độ sâu Do vậy, chỉ sốnày được đưa ra ở nhiều phương diện liên quan đến chất lượng
(Công thức 1.7)
- Cuối cùng, chỉ số chất lượng (QLI) là trung bình giữa chỉ số số lượng và chỉ
số về độ giàu thông tin Cách tính lấy trung bình một cách đơn giản xuất phát từviệc không có bằng chứng hay một động cơ nào về lý thuyết để tạo trọng số cho cácchỉ số Giá trị của chỉ số sẽ thuộc dãy 0 đến 1
(Công thức 1.8)
Trang 31Điều này bao gồm nhiều phương diện khác nhau, liên quan đến cả số lượng vàchất lượng của thông tin được công bố.Theo lập luận này, nó là một bước quantrọng cần hướng đến để đạt đến việc CBTT thật chất lượng.
1.3.2.2 Chỉ số phạm vi
Chỉ số phạm vi (SCI) là một chỉ số tự xây dựng, nó tương tự với các chỉ số đãđược chấp nhận trong các nghiên cứu lý thuyết trước Dựa theo một danh sách cáckhoản mục, chỉ số được tính bằng cách chia số thông tin hiện hành được công bố.Danh sách này được chọn dựa trên sự hướng dẫn của các chuyên gia và kế hoạchphân loại được đề xuất bởi Robb, Single và Zarzeski (2001) Nơi mà thông tin hiệnhành được chia thành ba nhóm: Bối cảnh phối hợp, môi trường và các chiến lược
Ba loại này được đưa vào đểđạt đến một chỉ số phức tạp hơn: thông tin liên quanđến chính sách cổ tức, các vấn đề về đầu tư và tổ chức Kể từ đây, sáu loại thông tinhiện hành sẽ được xem xét
+ Môi trường (các văn bản luật, điều kiện tự nhiên, hệ thống kinh tế…)
+ Sự phát triển của công ty (vị trí trong thị trường, thu nhập của công ty)+ Mục tiêu, chiến lược và chính sách kinh doanh
+ Thông tin về đầu tư trong tương lai
+ Tổ chức và cấu trúc hợp nhất
Ngoài ra, giá trị cao hơn bổ nhiệm cho những thông tin định lượng hơn lànhững thông tin chỉ mang tính chất tường thuật, theo giả thiết cho rằng các thông tinđịnh lượng rõ ràng hơn những thông tin chỉ mang tính định tính Thủ tục này tươngđồng với các nghiên cứu trước (Botosan, 1997) Những thông tin định lượng dườngnhư đưa đến một trách nhiệm pháp lý lớn hơn và do đó tạo ra sự tăng lên trong chiphí thuộc về thương hiệu (Bhrojraj, 1999) Những thông tin chỉ mang tính tườngthuật thường dễ bị điều chỉnh, bóp méo hơn (Balata & Breton, 2005) Tuy nhiên, chỉ
số phạm vi không phải là một chỉ số được cân đo, tầm quan trọng của mỗi thành tố
là như nhau Sự chấm câu cho mỗi mục thông tin từ 0 – nếu không phải thông tinhiện hành, 0.5 nếu thông tin mang tính tường thuật và 1 nếu thông tin định lượng(bảng 1.2)
Trang 32(Công thức 1.9)
Trang 33Bảng 1.2 Một số mục thông tin dùng để tính chỉ số phạm vi
công bố
Thông tintường thuật
Thông tinđịnh lượngMôi trường
0.50.50.50.50.50.5
111111
Chỉ số này tương tự độ bao phủ (CPV) của chỉ số Beretta và Bozzolan (2005).Tuy nhiên có một sự khác nhau nổi bật: nó không chỉ đo lường độ bao phủ Mộtcông ty công bố thông tin ở tất cả các mục nhưng không phải thông tin định lượngthì nó sẽ có giá trị tối đa trên phương diện độ bao phủ (COV) nhưng chỉ đạt một nửa
số điểm ở chỉ số phạm vi ( SCI) Ngoài ra, các phân loại thông tin không hoàn toànnhư nhau.Tuy nhiên, thiết kế khá tương tự, giống như hầu hết các chỉ số đượcnghiên cứu trước đó, kết quả là một sự đồng thuận trong đó đo lường thông tin đượcmong đợi
1.3.2.3 Chỉ số số lượng
Chỉ số số lượng (QNI) được thiết kế để đo lường số lượng thông tin được công
bố bởi công ty, nhắm vào chỉ số đơn vị (số câu) thông tin hiện hành Từng câuthông tin sẽ được xem xét Nó là một chỉ số đơn giản chỉ nắm bắt số lượng tuyệt đốicủa công bố Chỉ số này được tiêu chuẩn hóa để làm cho nó liên quan với mẫu (vídụ), được tính như sau:
(Công thức 1.10)
Trang 34Với :
- là số câu thông tin được công bố bởi công ty i
- max là số câu lớn nhất của thông tin hiện hành được công bố trong mẫu
- min là số câu ít nhất của thông tin hiện hành được công bố trong mẫu
- Chỉ số số lượng cũng được xếp từ 0 đến 1
Đó là những phương pháp đo lường mức độ công bố thông tin cả về số lượng
và chất lượng mà tác giả đã tham khảo trong các nghiên cứu trước Nhưng trongluận văn tác giả chỉ đề cập cũng như chỉ sử dụng chỉ số đo lường công bố thông tin
về lượng
Theo nghiên cứu của ThS Lê Thị Trúc Loan (2012)thì phương pháp số hóacác thông tin công bố dựa trên mục lục CBTT và cung cấp phương pháp đo lường
có giá trị và tin cậy bằng phương pháp cho điểm- là dữ liệu chính cần được thu thập
để đo lường CBTT và theo cách tiếp cận của các nghiên cứu trước, chỉ số CBTTcủa mỗi công ty sẽ được tính như sau:
(Công thức 1.11)
Với:
: Chỉ số công bố thông tin của công ty j, 0
= 1 nếu mục thông tin i được công bố, = 0 nếu mục thông tin i khôngđược công bố
n = số lượng mục thông tin mà công ty j có thể công bố
Điều quan trọng ở đây là các mục thông tin tham gia vào việc tính chỉ số công
bố trên góc độ bình đẳng như nhau để tính ra giá trị trung bình.Các mục thông tinđược chỉ ra ở phụ lục 1 – Các chỉ mục công bố thông tin
Trang 351.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.4.1. Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
Theo các nghiên cứu trước, lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độcông bố thông tin bao gồm: Lý thuyết đại điện, lý thuyết dấu hiệu, lý thuyết chi phíchính trị, lý thuyết về chi phí sở hữu
1.4.1.1 Lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện cho rằng một doanh nghiệp không phải là thực thể thốngnhất, duy nhất.Lý thuyết đại điện đã chỉ ra được mối quan hệ doanh nghiệp cổ đông,nhà quản lý và các chủ nợ Có mục tiêu chung đó là lợi ích Nhưng không phải lúcnào lợi ích cũng giống nhau Nếu cả hai bên tối đa hóa lợi ích thì nhà quản lý có thểđiều hành quản lý dưới sự giám sát của cổ đông Do đó mức độ công bố thông tincàng nhiều, càng chi tiết rõ ràng giảm bớt chi phí nhà quản lý và giảm sự nghi ngờgiữa lợi ích của nhà quản lý và cổ đông Một số các nhân tố ảnh hưởng đến công bốthông tin liên quan đến lý thuyết này như quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính,khả năng sinh lời qua các nghiên cứu của Wallace (1995), Owusu – Ansah (1998).Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường công bố thông tin nhiều hơn.Chi phí đạidiện phụ thuộc vào kích cỡ doanh nghiệp Vì vậy các doanh nghiệp có quy mô lớnthường công bố thông tin nhiều hơn để giảm chi phí này Tương tự những doanhnghiệp có đòn bẩy tài chính cao, theo lý thuyết này thì thường phải làm rõ, chi tiếtcác thông tin của chủ nợ Vì vậy, sẽ cung cấp thông tin nhiều hơn các doanh nghiệp
có đòn bẩy tài chính thấp Chính vì sự xung đột lợi ích có thể xảy ra khi thông tinkhông đầy đủ, bất đối xứng nên lợi nhuận cao, mức sinh lời cao cũng cần phải công
bố thông tin nhiều hơn để hạn chế xảy ra vấn đề này
1.4.1.2 Lý thuyết dấu hiệu
Lý thuyết dấu hiệu được giả định là thông tin không bằng nhau có sẵn cho cácbên cùng một lúc và thông tin không đối xứng có thể dẫn đến giá trị thấp cho một
Trang 36chính sách đầu tư tối ưu khác Lý thuyết dấu hiệu cho rằng các quyết định tài chínhcủa công ty là các dấu hiệu được gửi đi bởi các nhà quản lý cho các nhà đầu tư đểxem xét những thông tin phản hồi và dấu hiệu này là nền tảng cho chính sách truyềnthông tài chính Lý thuyết tín hiệu giả định rằng các công ty có kết quả hoạt độngtốt thường sử dụng thông tin tài chính như là một công cụ truyền tín hiệu đến thịtrường (Ross, 1997) Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thì có xu hướngcông bố thông tin nhiều hơn các doanh nghiệp có khả năng sinh lời thấp, việc công
bố thông tin nhiều để tạo niềm tin và thu hút nhà đầu tư (Singhvi, Desai, 1971) Quy
mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời và mức độ tăng trưởng là các nhân tố ảnhhưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp, việc công bố nhiều sẽ làmột tín hiệu hướng các nhà đầu tư quan tâm đến doanh nghiệp
1.4.1.3 Lý thuyết chi phí chính trị
Lý thuyết về ảnh hưởng của chính trị cho rằng các nhà quản lý nhà nước raquyết định có liên quan đến lợi ích của công ty (chẳng hạn chính sách thuế, hạn chếđộc quyền, cạnh tranh…) dựa trên thông tin được công bố bởi các công ty (Watts vàZimmerman, 1986) Các công ty sẽ công bố thông tin tình nguyện nhiều hơn để hạnchế chi phí chính trị này.Kích thước và độ sinh lời khuyến khích các công ty công
bố nhiều thông tin hơn để giảm các chi phí này.Các công ty lớn hơn phải chịu chiphí chính trị cao hơn, dẫn đến mức độ CBTT lớn hơn (Watts và Zimmerman, 1986).Một mức độ CBTT cao hơn mong đợi sẽ ủng hộ cho mức lợi nhuận lớn hơn chocông ty vì vậy tránh đi trách nhiệm pháp lý ( Lang và Lundholm, 1993) và cũng nhưmột sự biện minh cho mức độ lợi nhuận của công ty (Giner, 1997) Chi phí chính trị
và môi trường cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến mức độ thông tin công bố trong mộtlĩnh vực (Mora và Rees, 1996)
1.4.1.4 Lý thuyết chi phí sở hữu
Các chi phí sở hữu được xem xét như một hạn chế quan trọng của việc CBTT.Những bất lợi của cạnh tranh ảnh hưởng đến quyết định cung cấp các thông tinriêng tư Nhiều nhà nghiên cứu giả thuyết rằng việc công bố thông tin nhiều hơnđến nhà đầu tư có thể làm tổn hại đến vị trí cạnh tranh của công ty trên thị thị
Trang 37trường ( Verecchina (1983), Darrough và Stoughton (1990), Feltham và Xie (1992),Newman và Sansing (1993), Dorough (1993) và Gigler (1994)) Các nghiên cứunày cho rằng các doanh nghiệp được khuyến khích không công bố thông tin để màlàm giảm vị thế cạnh tranh của họ mặc dù chi phí huy động vốn có thể cao hơn.
Lý thuyết này được mở rộng trong nghiên cứu của Verrecchina (2001) và Dye(2001), lý thuyết này giả định rằng không có mâu thuẫn giữa nhà quản trị và chủ sởhữu và các công bố tự nguyện là luôn luôn có thể tin cậy được
Các nghiên cứu trước cũng xem xét chi phí bắt nguồn từ việc tập hợp và chuẩn
bị thông tin như một sự cản trở trong việc tiết lộ nhiều hơn thông tin tình nguyện.Kích cỡ công ty đóng một vai trò quan trọng để hạn chế tối thiểu những chi phí này,
nó giảm đi đối với những công ty lớn (Land và Lundholm, 1993)
Dựa vào các lý thuyết nêu trên, và những nghiên cứu trước đây đã dùng cácbiến như quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, chất lượng kiểm toán,…để giải thíchmức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
Các nghiên cứu trước đây trên thế giới cho rằng mức độ công bố thông tin củadoanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố Các nhà nghiên cứu trước đâycũng đã vận dụng những lý thuyết trên với những lập luận khác nhau để lý giải cho
sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin nói chung và công bốthông tin trong báo cáo tài chính nói riêng
Dựa vào các lý thuyết đã nêu trên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tốnhư quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, mức độ sinh lời, khả năng thanh toán,chủ thể kiểm toán, tài sản cố định, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, …đượcdùng để giải thích mức độ CBTT của các công ty niêm yết trên TTCK, có thể cụ thểnhư sau:
1.4.2.1 Quy mô doanh nghiệp
Dựa trên lý thuyết chi phí sở hữu, các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ công bốnhiều thông tin hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ bởi vì, các doanh nghiệp cóquy mô càng nhỏ công bố càng nhiều thông tin sẽ dẫn đến bất lợi và làm tổn hại đến
Trang 38lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường Đồng thời, lý thuyết về chi phí chínhtrị cũng cho rằng các doanh nghiệp lớn hơn phải chịu chi phí chính trị cao hơn Do
Đồng thời, các doanh nghiệp lớn có khả năng tự nguyện tiết lộ thêm thông tin
để giảm chi phí chính trị và chi phí huy động vốn (Lang và Lundhodm, 1993) Mặckhác, do các công ty lớn có nhu cầu vốn lớn và thường thông qua TTCK để tìmkiếm nguồn tài chính bên ngoài, các công ty này thường công bố nhiều thông tinhơn các công ty nhỏ nhằm tập hợp sự ủng hộ của nhà đầu tư
Nghiên cứu của Singhvi và Desai (1971) [28], Cooke (1989, 1992), Wallace
và cộng sự (1994) [30]… đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ thuậnchiều giữa quy mô công ty và mức độ CBTT Nghiên cứu của Đoàn Nguyễn TrangPhương (2010) và Lê Thị Trúc Loan (2012) không tìm thấy mối liên hệ giữa quy
mô công ty và mức độ CBTT
1.4.2.2 Đòn bẩy tài chính
Các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thường có mức độ công bố thôngtin nhiều hơn bởi vì các chủ nợ yêu cầu công bố thông tin nhiều hơn Điều này đượcthể hiện qua nghiên cứu của Naser (1998) [22], Bradbury(1990)[13]
Tuy nhiên Roberts & Gray (1995) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa đònbẩy tài chính và công bố thông tin của các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh ĐoànNguyễn Trang Phương (2010) và Lê Thị Trúc Loan (2012) cũng dẫn chứng bằng tàiliệu cho rằng không có mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính và công bố thông tin củadoanh nghiệp
Trang 391.4.2.3 Mức độ sinh lời
Các công bố trước đây đã kiểm chứng thực nghiệm mối quan hệ giữa mứcsinh lời và mức độ CBTT như Singhvi và Deasi (1971), Naser (1994), OwusuAnsah (1998), Barako (2007) Nhiều lập luận được đưa ra để giải thích cho mốiquan hệ này
- Theo lý thuyết đại diện, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nhà quản trị sẽchủ động CBTT nhiều hơn nhằm đến cải thiện thỏa thuận về mức thưởng cho họ(Singhvi và Deasi (1971)) cũng như nâng cao giá trị của họ trên thị trường lao động(Barako (2007))
- Các doanh nghiệp có mức sinh lời cao sẽ CBTT nhiều để tác động tích cựcđến giá cổ phiếu của nó trên thị trường vốn
- Các doanh nghiệp hoạt động kém sẽ công bố nhiều để giải thích về thựctrạng của doanh nghiệp với cổ đông
Theo Lang và Lundholm (1993) mối quan hệ này không rõ ràng và tùy thuộcvào mức độ sinh lời cũng như bối cảnh thực tế của doanh nghiệp Chẳng hạn,nghiên cứu cứu của Wallace và Naser (1994), Barako (2007) cho kết quả nghịch,Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010) không tìm thấy mối quan hệ, nghiên cứu củaSinghvi (1968) [27], Lê Thị Trúc Loan (2012) lại thấy ảnh hưởng thuận chiều giữahai đối tượng nghiên cứu này
1.4.2.4 Khả năng thanh toán
Tính thanh toán đề cập đến khả năng đáp ứng tình hình nợ của doanh nghiệptrong ngắn hạn.Tính thanh khoản có liên quan đến người sử dụng thông tin kếtoán.Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao sẽ tiết lộthông tin nhiều hơn để tăng cường hình ảnh của công ty Chính vì vậy mà có lậpluận cho rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì công bố thông tin nhiềuhơn các doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp Ngược lại, lý thuyết đại diện lạicho rằng các công ty có khả năng thanh toán thấp hơn có thể cung cấp thông tinnhiều hơn để đáp ứng nhu cầu thông tin của các chủ nợ và các cổ đông Các nghiêncứu đã cho thấy các kết quả khác nhau giữa khả năng thanh toán và mức độ công bố
Trang 40thông tin của các doanh nghiệp Singhvi và Desai (1971), Raffaournier (1995) [24]cho rằng công ty có khả năng thanh toán càng cao thì mức độ CBTT càng cao, nhưWallace (1994) lại khẳng định công ty có khả năng thanh toán thấp thì càng công bốnhiều thông tin hơn Nghiên cứu của Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010) có kết quả
là khả năng thanh toán hiện hành không ảnh hưởng đến mức độ CBTT của doanhnghiệp
1.4.2.5 Chủ thể kiểm toán
Chủ thể kiểm toán là một phần không thể thiếu trong BCTC của các doanhnghiệp niêm yết Chính vì thế những doanh nghiệp được thực hiện bởi các công tykiểm toán lớn như Big 4 (Doilotte, PWC, E & Y, KPMG) thì một ý kiến kiểm toánviên là việc gián tiếp xác nhận chủ quan về mức độ tin cậy BCTC của doanhnghiệp Khi nhận được những ý kiến kiểm toán uy tín, chuyên nghiệp thì doanhnghiệp tự tin và sẵn sang công bố thông tin và mức độ công bố sẽ cao hơn Kết quảnghiên cứu của Ahmed [12], Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010) đã xác định rằngloại kiểm toán có liên hệ mật thiết đến mức độ công bố thông tin bắt buộc củadoanh nghiệp, Trong khi đó, nghiên cứu của Singhvi (1968), Owusu- Ansah, Lê ThịTrúc Loan lại chứng minh không có ảnh hưởng
1.4.2.6 Tài sản cố định
Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao, hiệu quả sử dụng tài sản caothì mức độ công bố thông tin nhiều hơn để giúp cho người bên ngoài đưa ra đượcquyết định đầu tư Điều này dẫn đến mối liên hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản vàmức độ công bố thông tin Mặt khác, cũng có thể lập luận rằng các công ty có nhiềutài sản bị cầm cố không có nhu cầu công bố thông tin tài chính Chính bởi tài sản bịcầm cố có thể làm giảm đi mâu thuẫn về quyền sở hữu vì người cho vay sẽ nắmquyền sở hữu tài sản cố định trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.Việc giảmmâu thuẫn về quyền sở hữu có thể giảm nhu cầu công bố thông tin cho nên có thể
có mối liên hệ ngược chiều giữa tài sản cầm cố và mức độ công bố thông tin
1.4.2.7 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp