Chương 1: Tổng quan về thanh tra lao động 1.1: Thanh tra lao đông là gì Thanh tra lao động( còn gọi là Thanh tra Lao động Thương binh và Xã hội) là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lí việc thực hiện theo pháp luật lao động của tổ chức cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác. 1.2: Mục đích và vai trò của thanh tra lao động Mục đích của thanh tra lao động nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật lao động nhằm kiến nghị lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đưa ra các biện pháp khắc phục: phòng ngừa, phát hiện để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động, phát huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. vai trò của thanh tra là nói tới những tác động, ảnh hưởng của thanh tra đối với quản lý nhà nước, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động của mình; đối với xã hội thông qua việc thực hiện chức năng thanh tra. Vai trò của thanh tra thể hiện trên những điểm sau: Thanh tra có vai trò trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật; thanh tra là phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước; thanh tra góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.Thanh tra Lao động Thương binh và Xã hội còn có vai trò đặc thù trong hoạt động quản lý nhà nước về lao động; trong hoạt động xây dựng pháp luật; trong sự phát triển kinh tế xã hội; trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.