1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN CAO SU KRÔNG BUK – đăk lăk

116 278 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

2.2 Kế hoạch kinh doanh năm 2013 của xí nghiệp Thương mại 2.6 Tình hình thực hiện sản xuất năm 2013 của NTCS Tam 2.7 Tình hình thực hiện chi phí sản xuất chi phí khai thác mủ 2.8 Kế hoạc

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Phương

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

6 Bố cục đề tài 4

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 9

1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 9

1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm 9

1.1.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm 10

1.2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 11

1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 13 1.3.1 Hình thành các trung tâm trách nhiệm 13

1.3.2 Tổ chức báo cáo của các trung tâm trách nhiệm 18

1.3.3 Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BUK 36

2.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BUK 36

2.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk 36

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty 38

Trang 4

2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY TNHH

MTV CAO SU KRÔNG BUK 52

2.2.1 Nhận diện các trung tâm trách nhiệm 52

2.2.2 Bộ máy kế toán phục vụ kế toán trách nhiệm 55

2.2.3 Hệ thống báo cáo của các trung tâm trách nhiệm 56

2.2.4 Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm 73

2.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BUK 79

2.3.1 Ưu điểm 79

2.3.2 Tồn tại 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 82

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BUK 83

3.1 TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 83

3.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 87

3.2.1 Tổ chức hệ thống báo cáo dự toán của các trung tâm trách nhiệm ở Công ty 87

3.2.2 Tổ chức hệ thống báo cáo thực hiện của các trung tâm trách nhiệm ở Công ty 90

3.3 TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 99

3.3.1 Trung tâm chi phí 99

3.3.2 Trung tâm lợi nhuận 100

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

Trang 7

2.2 Kế hoạch kinh doanh năm 2013 của xí nghiệp Thương mại

2.6 Tình hình thực hiện sản xuất năm 2013 của NTCS Tam

2.7 Tình hình thực hiện chi phí sản xuất (chi phí khai thác mủ)

2.8 Kế hoạch chi phí quản lý năm 2013 của phòng Quản lý chất

Đánh giá thành quả của các nông trường, xí nghiệp tại công

3.1 Báo cáo dự toán của trung tâm lợi nhuận 88

3.3 Báo cáo thực hiện sản xuất của trung tâm chi phí tiêu chuẩn 913.4 Báo cáo thực hiện chi phí sản xuất của trung tâm chi phí tiêu

Trang 8

3.7 Báo cáo thực hiện của trung tâm đầu tư 98

Trang 9

sơ đồ, đồ thị

Sơ đồ 1.1 Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ

Sơ đồ 1.2 Mô hình hệ thống các trung tâm trách nhiệm

Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của Công ty năm 2013 45

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 55

Sơ đồ 3.1 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong công ty

Đồ thị 2.1 Tình hình kinh doanh của công ty TNHH MTV

Cao su Krông Buk, giai đoạn từ 2011 đến 2013 40

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán, bắt nguồn từ kếtoán chi phí Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các nhà quản trị cầnthông tin nhiều hơn, phong phú hơn nên kế toán quản trị đã ra đời Như vậy,

kế toán quản trị ra đời nhằm giải quyết những nhu cầu thông tin trong tìnhhình mới mà kế toán tài chính không thể cung cấp được Kế toán quản trị đãphát triển mạnh tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20, hiện nay kế toán quản trị được vậndụng ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường và nó đã trở thành mộtcông cụ quan trọng nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin một cách linhhoạt, kịp thời, hữu ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ cho cácnhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức, thực hiện kế hoạch

và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, được đề cậpđầu tiên ở Mỹ vào năm 1950, sau đó lan rộng sang các nước Anh, Úc,Canada… nơi có nền kinh tế thị trường phát triển Hiện nay, kế toán tráchnhiệm đã trở thành một công cụ quản lý kinh tế, tài chính quan trọng và có vịtrí, vai trò rất lớn trong việc quản lý doanh nghiệp Khi vận dụng kế toán tráchnhiệm thì hệ thống sẽ được phân thành các trung tâm trách nhiệm và các trungtâm này sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của mình, căn cứ vào

đó để nhà quản lý có thể đánh giá thành quả được giao cho các trung tâmtrách nhiệm một cách cụ thể, chính xác Như vậy, việc áp dụng kế toán tráchnhiệm sẽ đem lại những lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp Tuy nhiên, ở ViệtNam hiện nay, kế toán trách nhiệm còn là một lĩnh vực khá mới mẻ do đó,việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong thực tiễn của các doanh nghiệp còn

Trang 11

chưa nhiều và chưa phát huy hết được những lợi ích mà kế toán trách nhiệmđem lại.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Krông Buk – ĐăkLăk là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại vớinhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau Trong công ty cũng đã hình thànhcác cấp quản lý khác nhau với các phòng ban, các đơn vị phụ thuộc, đơn vị sựnghiệp, tuy nhiên lại chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm, các báo cáo

và đánh giá thành quả của các bộ phận cũng chưa thật sự hoàn chỉnh, do đóchưa thật sự phát huy hiệu quả trong toàn Công ty Mặt khác cũng chưa có đềtài nào nghiên cứu về kế toán trách nhiệm tại Công ty Do đó việc nghiên cứu

về kế toán trách nhiệm trong công ty để nâng cao hơn nữa kết quả, hiệu quảhoạt động của toàn Công ty là điều cần thiết

Xuất phát từ thực tiễn khách quan trên, tác giả đã chọn đề tài: “Kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Krông Buk – Đăk Lăk” để làm luận văn tốt nghiệp.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm áp dụng tại công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Krông Buk, nhận diện những tồntại về công tác kế toán trách nhiệm ở Công ty, qua đó đưa ra những giải phápnhằm tăng cường vận dụng kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên cao su Krông Buk

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung về kế toán trách nhiệm và tổchức vận dụng kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên cao su Krông Buk

Trang 12

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêncao su Krông Buk, bao gồm văn phòng công ty và các đơn vị, bộ phận trựcthuộc

- Thời gian nghiên cứu: số liệu được minh họa về kế toán trách nhiệm ởCông ty là số liệu của năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp quan sát, so sánh, giải thích, lập luậnlogic

Phương pháp quan sát: phương pháp này được vận dụng bằng cách quansát thực tế và tìm hiểu trực tiếp các cá nhân trong Công ty để thu thập cácthông tin sơ cấp về thực trạng kế toán trách nhiệm ở Công ty

Phương pháp so sánh: được vận dụng để so sánh, đánh giá giữa thực tiễn

áp dụng kế toán trách nhiệm của Công ty với lý thuyết đã nghiên cứu, đồngthời so sánh giữa tình hình thực hiện các mục tiêu với kế hoạch, dự toán… màCông ty đã đề ra

Phương pháp giải thích được vận dụng để giải thích cách thức mà Công

ty sử dụng để đo lường thành quả của các trung tâm trách nhiệm

Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm các nghiên cứu và lý thuyết từ sách, báo về

kế toán trách nhiệm; các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp có liên quan;các báo cáo tài chính và các báo cáo, tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất,kinh doanh của Công ty Luận văn sử dụng số liệu năm 2013 để minh họatrong quá trình phân tích

Phương pháp lập luận logic: trên cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm

và thực trạng kế toán trách nhiệm ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên cao su Krông Buk, tác giả sử dụng phương pháp lập luận logic nhằm đưa

Trang 13

ra các giải pháp góp phần hoàn thiện vận dụng kế toán trách nhiệm tại Côngty.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn giúp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su KrôngBuk tăng cường vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty thông qua việc tổchức các trung tâm trách nhiệm cho phù hợp với công ty, tổ chức các báo cáotrách nhiệm cho phù hợp với từng trung tâm trách nhiệm và có các cách đánhgiá thành quả của các trung tâm trách nhiệm một cách phù hợp nhất

6 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.Chương 2: Kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH MTV cao su KrôngBuk

Chương 3: Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH MTV cao

su Krông Buk

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Tài liệu của các tác giả Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (2010) về

Kế toán quản trị đã trình bày các nội dung cơ bản về kế toán trách nhiệm như

khái niệm, mục tiêu, cấu trúc và quá trình của hệ thống kế toán trách nhiệm.Đồng thời cuốn sách cũng trình bày các vấn đề liên quan đến các trung tâmtrách nhiệm như khái niệm trung tâm trách nhiệm, các quan điểm và phươngpháp đánh giá trung tâm trách nhiệm Trong phương pháp đánh giá trung tâmđầu tư, cuốn sách đã đưa ra nhiều phương pháp đánh giá hơn so với các sáchkhác như phương pháp giá trị thị trường của tài sản của doanh nghiệp, tối đahóa lợi ích của cổ đông Tuy nhiên, cuốn sách này không đề cập đến trungtâm doanh thu

Trang 14

Các tác giả Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng và Lê Đình Trực (2013)cũng đã khái quát những lý thuyết cơ bản của kế toán trách nhiệm đồng thờiđưa ra được cách đánh giá thành quả cũng như báo cáo thành quả tương ứngđối với từng trung tâm theo các cách đánh giá thành quả Trong cuốn sách nàycũng đã nêu ra báo cáo thành quả của trung tâm doanh thu trong trường hợptrung tâm được toàn quyền định giá bán Ngoài ra cuốn sách cũng đã nêu rõviệc đánh giá thành quả của các trung tâm chỉ được dựa trên chi phí, doanhthu và lợi nhuận có thể kiểm soát được.

Nghiên cứu của tác giả Trần Hải Long (2014), “Kế toán trách nhiệm

trong quản lý kinh tế ở doanh nghiệp” đã nêu lên những quan điểm khác nhau

về kế toán trách nhiệm, trên cơ sở đó tác giả đã trình bày bản chất của kế toántrách nhiệm, xác định các trung tâm trách nhiệm và vai trò của kế toán tráchnhiệm Bằng phương pháp giải thích, lập luận logic, tác giả đã làm rõ đượcvai trò của kế toán trách nhiệm trong quản lý kinh tế như kế toán trách nhiệmtạo điều kiện, thúc đẩy và khuyến khích việc phát huy năng lực của nhà quảnlý; giúp nhà quản lý kiểm soát và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận

Nghiên cứu của tác giả Ngô Hà Tấn (2014), “Vận dụng kế toán trách

nhiệm ở các công ty điện lực trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đà Nẵng” đã phân tích các cơ sở và chỉ ra những nội

dung cần thiết cho việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty Điệnlực cấp tỉnh Bằng phương pháp so sánh, giải thích, lập luận logic, tác giả đãchỉ rõ được sự phân cấp trong Công ty trên cơ sở đó tổ chức các trung tâmtrách nhiệm phù hợp với phân cấp quản lý, đồng thời tác giả cũng đã tổ chức

kế toán và lập báo cáo phục vụ đánh giá trách nhiệm tại Công ty

Nghiên cứu của tác giả Phùng Lệ Thủy (2014), “Nâng cao hiệu quả

quản lý doanh nghiệp bằng kế toán trách nhiệm” đã khái quát lý luận về kế

toán trách nhiệm và tìm hiểu thực trạng vận dụng kế toán trách nhiệm ở một

Trang 15

số doanh nghiệp nhỏ và vừa Bằng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, lậpluận logic, tác giả đã đưa ra được các ưu điểm (như phân công nhiệm vụ cụthể, các báo cáo được lập đầy đủ…) và nhược điểm trong các công ty nghiêncứu (như chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm, chưa tổ chức hệ thốngthông tin) Trên cơ sở đó tác giả cũng đã đưa ra được những vấn đề cần lưu ýkhi vận dụng kế toán trách nhiệm vào những công ty này.

Nghiên cứu của tác giả Thái Anh Tuấn (2014) về đề tài “Vận dụng kế

toán trách nhiệm trong trường đại học” đã hệ thống lý thuyết về kế toán trách

nhiệm và đưa ra cách thức vận dụng kế toán trách nhiệm trong trường đại học.Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin, lập luận logic,giải thích để làm rõ sự cần thiết của kế toán trách nhiệm trong trường đại học,đồng thời trình bày rõ việc xác định trung tâm chi phí, đánh giá thành quả củatrung tâm chi phí trong trường đại học Tuy nhiên nghiên cứu này chưa đưa racách thức và chỉ tiêu đánh giá thành quả với các trung tâm trách nhiệm kháctrong trường đại học

Nghiên cứu của Lưu Đức Tuyên (2014), “Bàn về nội dung kế toán trách

nhiệm” đã hệ thống các khái niệm liên quan đến kế toán trách nhiệm và năm

vấn đề thuộc kế toán trách nhiệm Để thực hiện được nghiên cứu này, tác giả

đã sử dụng phương pháp giải thích và lập luận logic, thông qua đó làm rõđược các nội dung như kế toán trách nhiệm gắn liền với các trung tâm tráchnhiệm, xác định các chỉ tiêu đánh giá Tuy nhiên theo tác giả thì ngoài bốntrung tâm (chi phí, doanh thu, lợi nhuận, đầu tư) thì còn có thêm trung tâmđánh giá, trung tâm thu nhập, việc xác định các chỉ tiêu đánh giá cũng mới chỉ

đề cập của trung tâm doanh thu, trung tâm đầu tư mà chưa đề cập đến các chỉtiêu của các trung tâm còn lại

Về luận văn cao học, có nhiều đề tài đã thực hiện ở từng đơn vị trong các

ngành kinh tế khác nhau Đề tài của Dương Thị Cẩm Dung (2007), “Hoàn

Trang 16

thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty vận tải quốc tế I.T.I” đã hệ

thống hóa lý luận về kế toán trách nhiệm, phân tích thực trạng kế toán tráchnhiệm trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tạiCông ty Sử dụng các phương pháp cụ thể như so sánh đối chiếu, hệ thống cấutrúc, phân tích, đề tài đã làm rõ được thực trạng, ưu điểm, nhược điểm và hạnchế về kế toán trách nhiệm tại công ty I.T.I, đưa ra các cách để đánh giá thànhquả của các trung tâm trong đó có sử dụng phương pháp Bảng cân đối chỉ tiêu

đo lường và đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh (BSC), đồngthời đề tài cũng đã đưa ra được các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toántrách nhiệm tại công ty vận tải quốc tế I.T.I

Đề tài của Nguyễn Thị Kim Đính (2012), “Tổ chức kế toán trách nhiệm

tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25” đã kế thừa lý luận trong và ngoài nước để

nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25,đồng thời đưa ra cách tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Đề tài đã sửdụng phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân tích số liệu thực

tế, so sánh, đối chiếu… để thấy rằng tại Công ty chưa hình thành các trungtâm trách nhiệm, công tác lập kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện củaCông ty chưa được đầy đủ, rõ ràng Trên cơ sở đó, đề tài đã triển khai một sốgiải pháp để khắc phục như xây dựng mô hình các trung tâm trách nhiệm, tổchức lại hệ thống báo cáo…

Nguyễn Tấn Đạt (2012) với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán trách

nhiệm tại Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco5)”

nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty xây dựng côngtrình giao thông 5, trên cơ sở đó rút ra ưu, nhược điểm và đề xuất giải phápgóp phần hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Sử dụng phương phápthu thập thông tin, phân tích tổng hợp, so sánh… đề tài đã cho thấy hệ thống

kế toán trách nhiệm tại Công ty chưa được triển khai rõ ràng, phương pháp

Trang 17

xây dựng giá thành dự toán, giá trị giao khoán còn sơ xài, các báo cáo kếhoạch cũng chưa chú trọng đến hiệu quả công tác xây lắp… Từ thực trạng đó,tác giả đã đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tạiCông ty

Như vậy các nghiên cứu trên đã hệ thống được các lý thuyết cơ bản liênquan đến kế toán trách nhiệm và đều nhằm đưa ra giải pháp nhằm tổ chức hayhoàn thiện kế toán trách nhiệm tại các đơn vị mà các tác giả đó nghiên cứu.Việc nghiên cứu này là rất hữu ích vì nó giúp các đơn vị quản lý tốt hơn cácnguồn lực, kiểm soát và đánh giá trách nhiệm ở các cấp quản trị một cáchchính xác hơn

Mặc dù kế toán trách nhiệm là đề tài được nhiều tác giả nghiên cứu, tuynhiên các đề tài đó đều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau vàchưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là cao su Do đó việcnghiên cứu kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp cao su là điều cần thiết,đồng thời đề tài “Kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên cao su Krông Buk” là một đề tài hoàn toàn mới so với các côngtrình nghiên cứu trước đây

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm được đề cập lần đầu tiên vào năm 1950 ở Mỹ Từ

đó đến nay có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này và kế toán tráchnhiệm cũng đã được vận dụng trong thực tế Các nhà nghiên cứu đã đưa ranhững khái niệm khác nhau nhưng đều có chung một quan điểm về kế toántrách nhiệm

Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker, RobertS.Kaplan và S.Mark Young (được trích trong nghiên cứu “Vận dụng kế toán

trách nhiệm trong trường đại học” thì: “KTTN là một bộ phận của hệ thống

kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các thông tin liên quan đến trách nhiệm của nhà quản lý các cấp trong tổ chức Qua đó để cung cấp các thông tin liên quan đến chi phí, thu nhập, kết quả hoạt động của từng bộ phận mà họ có trách nhiệm kiểm soát” [14]

Theo nhóm tác giả Weygandt, Kieso và Kimmel (được trích trongnghiên cứu “Một số vấn đề về kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp niêm

yết”) thì lại cho rằng: “KTTN là một bộ phận của KTQT mà liên quan đến

việc tích lũy, báo cáo về thu nhập và chi phí trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết định trong hoạt động hằng ngày về các vấn đề đó” [7]

Theo tác giả James R.Martin (được trích trong nghiên cứu “Vận dụng kế

toán trách nhiệm trong trường đại học”) định nghĩa: “KTTN là hệ thống kế

toán cung cấp thông tin và kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong tổ chức Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những

Trang 19

bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận đều có quyền và trách nhiệm riêng biệt” [14]

Theo nhóm tác giả David F.Hawkins, Jacob Cohen, Michele Jurgens vàV.G Narayanan (được trích trong nghiên cứu “Vận dụng kế toán trách nhiệm

trong trường đại học”) cho rằng: “KTTN không chỉ được đề cập đến các

trung tâm trách nhiệm ở góc độ về chi phí, thu nhập hay tính kiểm soát mà KTTN còn được là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính về những hoạt động thực tế và lập kế hoạch của những trung tâm trách nhiệm trong một đơn vị Trung tâm trách nhiệm là những đơn vị thuộc tổ chức mà người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị đó” [14]

Như vậy hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về kế toán tráchnhiệm Sự khác nhau đó là do cách nhìn nhận của mỗi tác giả về đặc điểm, ýnghĩa của kế toán trách nhiệm nhưng sự khác nhau đó không mang tính chấtđối nghịch mà nó lại bổ sung cho nhau để chúng ta hiểu rõ hơn về kế toántrách nhiệm trong doanh nghiệp Tuy nhiên quan điểm về kế toán trách nhiệmtương đồng nhau, đều nhấn mạnh đến cách phân cấp quản lý và gán tráchnhiệm cho các bộ phận chức năng, được đánh giá thông qua số liệu kế toán

Từ các quan điểm trên có thể rút ra: kế toán trách nhiệm là một bộ phận của

kế toán quản trị nhằm phân chia hệ thống thành các trung tâm khác nhau và người đứng đầu mỗi trung tâm chỉ phải chịu trách nhiệm về kết quả của trung tâm mà mình quản lý Để có thể đo lường thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm thì cần phải thiết lập các chỉ tiêu để đo lường thành quả

1.1.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổchức thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lương biểu hiện củachúng Nói cách khác, kế toán trách nhiệm là một “công cụ” để đo lường về

Trang 20

kết quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhàquản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khácnhau Theo PGS.TS Phạm Văn Đăng (2011) thì vai trò của kế toán tráchnhiệm thể hiện như sau:

- Kế toán trách nhiệm giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộphận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức

- Kế toán trách nhiệm cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng

về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận

- Kế toán trách nhiệm được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động củacác nhà quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi củacác nhà quản lý này

- Kế toán trách nhiệm thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộphận của mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản củatoàn bộ tổ chức

1.2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

Kế toán trách nhiệm chỉ được hình thành trên cơ sở có sự phân cấp quản

lý Nếu không có sự phân cấp quản lý thì sẽ không tồn tại hệ thống kế toántrách nhiệm hay hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ không có ý nghĩa gì Nóicách khác hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ tồn tại, hoạt động có hiệu quảnhất trong các tổ chức phân quyền Vậy phân cấp quản lý là gì?

Phân cấp quản lý là giao bớt một phần quyền quản lý cho cấp dưới trong

hệ thống quản lý chung

Như vậy các cấp quản lý khác nhau sẽ có quyền ra quyết định và chịutrách nhiệm về các quyết định trong phạm vi quyền hạn cho phép Có thể nóiphân cấp quản lý là biểu hiện chủ yếu của sự phân quyền trong hệ thống quản

lý của một tổ chức

Khi phân cấp quản lý thì có thể chia tổ chức thành các cấp như sau:

Trang 21

- Quản lý cấp cao

- Quản lý cấp trung

- Quản lý cấp thấp

Những thuận lợi và hạn chế của phân cấp quản lý

- Thuận lợi của phân cấp quản lý

Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết định cho nhiều cấp quản lý, dovậy ban quản lý cấp cao hơn không phải giải quyết các vấn đề vụ việc chi tiếtxảy ra hàng ngày, họ tập trungvào những công việc chiến lược, việc lập các

kế hoạch dài hạn và điều phối các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức,đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chung

Sự phân cấp quản lý còn giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lậptương đối trong điều hành công việc của mình, phát triển kỹ năng, nâng caokiến thức chuyên môn, tăng nhanh khả năng ứng xử các tình huống để tăngtốc độ hoạt động của mỗi bộ phận, toàn tổ chức và tập dợt về kỹ năng quản lýkhi được thăng tiến trong tổ chức

Bên cạnh đó, sự phân cấp quản lý còn giúp cho nhà quản lý ở các cấp có

sự hài lòng trong công việc từ đó động viên được năng lực, đóng góp tích cựccủa người quản lý trong việc nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình và sựphân cấp quản lý gắn liền với xác định nhiệm vụ ở các cấp quản lý, nên có cơ

sở để đánh giá thành quả ở các cấp quản lý tốt hơn

Ngoài ra, việc ra quyết định tốt nhất là ở ngay cấp phát sinh vấn đề Bởi

vì nhà quản lý bộ phận là những chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý, do đó

họ sẽ quản lý bộ phận của họ hiệu quả hơn

- Hạn chế của phân cấp quản lý

Khó đạt được sự thống nhất và hướng đến mục tiêu chung bởi vì sự phâncấp tạo nên một sự độc lập tương đối ở các bộ phận, nên các nhà quản lý ởtừng bộ phận thường không biết được các quyết định của họ ảnh hưởng như

Trang 22

thế nào đến các bộ phận trong tổ chức Hơn nữa họ thường quan tâm đếnthành quả của bộ phận mình hơn là tính hiệu quả chung của tổ chức Để đạtđược sự hướng tới mục tiêu chung, các nhà quản lý khác nhau trong tổ chứcphải hướng đến mục tiêu của người quản lý cấp cao hơn Các nhà quản lýkhông những phải có tầm nhìn chiến lược đối với các mục tiêu tổ chức củamình mà còn phải có động cơ tích cực để đạt được chúng Nhiệm vụ của kếtoán quản trị trong việc thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm là cung cấp cácchỉ tiêu, công cụ để làm động cơ tích cực cho các nhà quản lý các bộ phậntrong tổ chức, hướng họ đến việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức Hệthống kế toán trách nhiệm được coi là tốt hơn khi nó thiết lập được một hệthống chỉ tiêu, công cụ, báo cáo thành quả mà hướng được sự cố gắng của nhàquản lý đến các mục tiêu chung của tổ chức nhiều hơn.

1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 1.3.1 Hình thành các trung tâm trách nhiệm

Trong một tổ chức phân quyền dẫn đến hình thành các trung tâm tráchnhiệm Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức mà các nhàquản lý của nó chịu trách nhiệm đối với kết quả tài chính của các hoạt độngthuộc phạm vi mình quản lý

Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chứcquản lý thể hiện thông qua Sơ đồ 1.1:

Trang 23

“Nguồn: Th.S Huỳnh Lợi, TS Võ Văn Nhị 2003, trang 211”

Sơ đồ 1.1: Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ

chức quản lý

Sơ đồ 1.1 cho thấy hệ thống kế toán trách nhiệm gồm có bốn loại trungtâm trách nhiệm đó là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm kinhdoanh (lợi nhuận) và trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư

Trung tâm kinh doanh

Trung tâm doanh thu

Trung tâm chi phí

Chỉ tiêu đánh giá

- RI

- ROI

- Chênh lệch lợi nhuận

- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn

- Chênh lệch doanh thu

- Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh

thu

- Chênh lệch chi phí

- Tỷ lệ chi phí trên doanh thu

Trang 24

a Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là trung tâm có quyền điều hành và chịu trách nhiệm

sự phát sinh của chi phí trong phạm vi mình quản lý, không có quyền kiểmsoát về doanh thu, lợi nhuận hay vốn đầu tư

Nhiệm vụ của trung tâm chi phí là lập dự toán chi phí, phân loại chi phíthực tế phát sinh, lập các báo cáo dự toán chi phí và các báo cáo đánh giá biếnđộng giữa chi phí thực hiện so với định mức hoặc dự toán

Tùy theo loại hình tổ chức doanh nghiệp để xây dựng trung tâm chi phí,

có thể có một số trung tâm chi phí được kết hợp từ nhiều trung tâm chi phínhỏ hơn và trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tácnghiệp

Trung tâm chi phí có thể chia thành hai nhóm:

- Trung tâm chi phí tiêu chuẩn: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí

và các mức hao phí để sản xuất ra một sản phẩm đều được xây dựng địnhmức cụ thể Chỉ tiêu chi phí định mức cho một đơn vị sản phẩm là cơ sở đểxác định tổng chi phí tiêu chuẩn Nhà quản trị trung tâm chi phí ngoài việcđảm bảo về kế hoạch sản xuất còn phải chịu trách nhiệm về các khoản chi phívượt quá định mức bất hợp lý trong quá trình sản xuất

- Trung tâm chi phí tùy ý: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phíđược dự toán và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ được giao tính chung Đặcđiểm của loại chi phí này là khó có thể định lượng và xác định cụ thể, chínhxác cho từng công việc hay hoạt động của từng bộ phận hay cá nhân Nhàquản trị trung tâm có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh sao chophù hợp với chi phí dự toán đồng thời hoàn thành nhiệm vụ được giao

Trang 25

b Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị có quyềnđiều hành và chịu trách nhiệm đối với doanh thu trong phạm vi quản lý,không chịu trách nhiệm về lợi nhuận hay vốn đầu tư

Nhiệm vụ của trung tâm doanh thu là quyết định việc bán hàng trongkhung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp

Trung tâm doanh thu thường gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ

sở, được xếp vào loại trung tâm doanh thu là phòng kinh doanh, bộ phậnmarketing, chi nhánh tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ Việc đánh giá trách nhiệmcủa trung tâm dựa trên cơ sở báo cáo so sánh doanh thu giữa kỳ thực hiện và

kỳ dự toán của trung tâm

c Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý có tráchnhiệm đối với lợi nhuận đạt được trong đơn vị đó Do lợi nhuận bằng doanhthu trừ chi phí nên các nhà quản lý của trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm cả

về doanh thu và chi phí phát sinh ở bộ phận đó

Nhà quản trị trung tâm lợi nhuận có quyền quyết định những vấn đề liênquan đến lợi nhuận như định giá sản phẩm, marketing, số lượng bán ra, nguồncung cấp và tiêu thụ, cơ cấu hàng bán, phân bổ nguồn lực trong sản xuất… Trung tâm lợi nhuận thường gắn với bậc quản lý cấp trung, tuy nhiênnhà quản trị trung tâm này có thể quyết định toàn bộ các vấn đề từ chiến lượchoạt động đến thực hành tác nghiệp của tổ chức Trung tâm lợi nhuận baogồm các đơn vị kinh doanh trong tổ chức như các công ty, chi nhánh phụthuộc… Việc đánh giá trách nhiệm của trung tâm dựa trên cơ sở báo cáo sosánh lợi nhuận đạt được của kỳ thực tế so với dự toán

Trang 26

d Trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị ngoài quyềnđiều hành và trách nhiệm đối với doanh thu, chi phí, lợi nhuận của trung tâm,còn có quyền và trách nhiệm đối với vốn đầu tư và khả năng huy động cácnguồn tài trợ từ bên ngoài cho mục đích hoạt động kinh doanh của toàn đơn

vị

Trung tâm đầu tư là đơn vị có quyền lực cao nhất trong tổ chức Đượcxếp loại vào trung tâm đầu tư là Hội đồng quản trị, các công ty con độc lập Việc đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu

về hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ hoàn vốn…

Tóm lại: mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ xác định quyền kiểm soát và tráchnhiệm tương ứng với từng đối tượng cụ thể của nhà quản trị các cấp, tuynhiên tất cả các trung tâm trách nhiệm sẽ phải cùng làm kế hoạch ngân sách,cân đối với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn lực Ngoài ra, việclựa chọn một trung tâm thích hợp nhất cho một đơn vị trong tổ chức là điềukhông dễ dàng Để xác định một bộ phận trong tổ chức là trung tâm loại gì thìcần căn cứ vào loại nguồn lực hoặc trách nhiệm mà nhà quản lý trung tâmtrách nhiệm đó được giao Trên thực tế, việc phân biệt rõ ràng loại trung tâmtrách nhiệm cho từng bộ phận, đơn vị trong một tổ chức chỉ mang tính tươngđối và phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản trị cấp cao nhất Để có thể phânloại các bộ phận, đơn vị trong tổ chức vào các loại trung tâm trách nhiệm hợp

lý nhất thì nên căn cứ vào nhiệm vụ chính của bộ phận, đơn vị đó

Các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức được thể hiện rõ ở Sơ đồ1.2 dưới đây:

Trang 27

“Nguồn: PGS.TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương 2010, trang 271”

Sơ đồ 1.2: Mô hình hệ thống các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức

1.3.2 Tổ chức báo cáo của các trung tâm trách nhiệm

Báo cáo kết quả bộ phận là một báo cáo phản ánh kết quả về các chỉ tiêutài chính chủ yếu đạt được ở từng trung tâm trách nhiệm tại một thời điểm

Ban Kiểm soát

Ban Giám đốcTrung tâm lợi nhuận

Trung

tâm chi

phí tùy ý

Trung tâm chi phí tiêu chuẩn

Phòng sản xuất

Phòng kỹ thuật

PX 1

PX 2

BP ISO

BP

Trang 28

nhất định, bằng cách so sánh các chỉ tiêu giữa thực hiện và dự toán của từngtrung tâm.

Các trung tâm trách nhiệm, từ cấp quản lý thấp nhất phải lập báo cáo kếtquả để trình lên cấp quản lý cao hơn để các cấp quản lý cấp trên nắm đượchoạt động của các bộ phận thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình, trên

cơ sở đó kiểm soát hoạt động của các đơn vị trực thuộc

Báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm về phương diện tàichính thường thể hiện gắn liền với từng trung tâm Các báo cáo này về cơ bảnthể hiện những vấn đề tài chính sau:

- Kết quả tài chính thực hiện được so với kế hoạch về mặt quy mô

- Kết quả tài chính thực hiện được so với kế hoạch về mặt hiệu suất (hiệuquả)

Ngoài ra trong mỗi báo cáo thành quả còn phải giải thích các nguyênnhân gây nên thành quả nhằm làm sáng tỏ hơn những vấn đề cần quan tâmquản lý, khắc phục để có thể hướng các trung tâm về mục tiêu chung của tổchức

a Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí được tách biệt thành báo cáotrách nhiệm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn và báo cáo trách nhiệm củatrung tâm chi phí tùy ý

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn là bảng so sánhgiữa chi phí thực tế với chi phí định mức và xác định mức chênh lệch giữa chiphí thực tế với chi phí định mức theo từng khoản mục chi phí cả về yếu tốlượng, yếu tố giá và tổng chi phí Ngoài ra, trong trường hợp có những chênhlệch bất lợi thì còn cần phân tích các chênh lệch đó theo từng nhân tố cấuthành chi phí

Trang 29

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn thường gắn vớikhối sản xuất và được trình bày theo các cấp quản lý tương ứng với các bộphận thuộc trung tâm Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tiêu chuẩnđược minh họa ở Bảng 1.1.

Bảng 1.1: Báo cáo chi phí của trung tâm chi phí tiêu chuẩn

Đơn vị: Phân xưởng 1 Tháng… năm…

(Đơn vị tính: …)

Yếu tố

chi phí

Định mức Thực tế Thực tế/ Định mức Lượng Giá Chi

phí Lượng Giá

Chi phí

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tùy ý

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tùy ý là một bảng báo cáo thểhiện sự so sánh giữa chi phí thực tế với chi phí dự toán theo từng yếu tố chiphí và cũng thể hiện mức chênh lệch giữa chi phí thực tế với chi phí dự toán

để cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong việc phân tích các biến động củachi phí

Trang 30

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tùy ý thường được lập chokhối quản lý, khối văn phòng và được trình bày theo cấp quản lý tương ứngvới các bộ phận của trung tâm Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tùy

ý được minh họa ở Bảng 1.2

Bảng 1.2: Báo cáo chi phí của trung tâm chi phí tùy ý

b Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu nhằm phục vụ cho việcđánh giá thành quả của trung tâm doanh thu dựa trên sản lượng tiêu thụ vàdoanh thu thực tế mà trung tâm thực hiện được Báo cáo này thể hiện sự sosánh giữa sản lượng tiêu thụ và doanh thu thực tế so với dự toán, trên cơ sở đóxác định sự chênh lệch Ngoài ra, báo cáo này còn giúp cho nhà quản trị trongviệc phân tích các nguyên nhân của sự chênh lệch

Tùy theo cơ cấu tổ chức của các công ty mà báo cáo trách nhiệm củatrung tâm doanh thu sẽ được lập theo chi nhánh, khu vực địa lý, cửa hànghoặc chi tiết theo sản phẩm, nhóm sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu củanhà quản trị Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu được minh họa ởBảng 1.3

Bảng 1.3: Báo cáo doanh thu

Đơn vị: … Tháng… năm…

Trang 31

phẩm

Dự toán Thực tế Chênh lệch Sản

lượng tiêu thụ

Doanh thu

Sản lượng tiêu thụ

Doanh thu

Sản lượng tiêu thụ

Doanh thu

A

B

Cộng

c Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận dùng để đánh giá thành quảquản lý của các nhà quản trị trung tâm lợi nhuận Thông tin đưa vào báo cáo

để đánh giá chỉ là lợi nhuận có thể kiểm soát bởi nhà quản trị ở từng trungtâm lợi nhuận Do lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí nên chỉ

có doanh thu có thể kiểm soát và chi phí có thể kiểm soát mới được đưa vàobáo cáo Chi phí có thể kiểm soát được phân loại theo biến phí và định phí khiđưa vào báo cáo Như vậy, báo cáo thành quả được sử dụng để đánh giá thànhquả quản lý của các nhà quản trị trung tâm lợi nhuận là báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh được trình bày dưới hình thức số dư đảm phí, nhưng chỉ baogồm doanh thu và chi phí có thể kiểm soát bởi các nhà quản trị trung tâm lợinhuận Bằng việc so sánh thông tin thực tế với thông tin dự toán, các nhàquản trị có thể biết được chênh lệch nào là có lợi, chênh lệch nào là bất lợi.Mẫu báo cáo này được minh họa ở Bảng 1.4

Bảng 1.4: Báo cáo lợi nhuận

Đơn vị: … Tháng… năm…

Trang 32

4 Số dư đảm phí

5 Định phí của trung tâm lợi nhuận

6 Lợi nhuận có thể kiểm soát

d Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư

Báo cáo này dùng để đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâmđầu tư do đó trong báo cáo phải thể hiện được các chỉ tiêu để đánh giá như chỉtiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, lãi thặng dư Tương tự như các báo cáo trước thìbáo cáo này cũng phải thể hiện sự so sánh giữa số thực tế với số dự toán vàmức chênh lệch giữa thực tế với dự toán để đánh giá thành quả quản lý củacác nhà quản trị trung tâm đầu tư Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tưđược minh họa ở Bảng 1.5

Trang 33

Bảng 1.5: Báo cáo đầu tư

Chênh lệch

- Tài sản cố định (giá trị còn lại)

9 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) (%) [(7): (8)]

10 Tỷ suất hoàn vốn tối thiểu (tỷ lệ lãi suất)

11 Lãi thặng dư (RI) [(7) – (8)x(10)]

Như vậy, báo cáo trách nhiệm là sản phẩm cuối cùng của kế toán tráchnhiệm Các báo cáo trách nhiệm sẽ được tổ chức, thiết kế riêng cho từng trungtâm, do đó nội dung trong các báo cáo sẽ khác nhau để phục vụ cho việc đánhgiá thành quả của các trung tâm một cách phù hợp Đồng thời mức độ chi tiếtcủa các báo cáo này cũng khác nhau theo từng cấp quản lý nhưng nhìn chungcàng lên cao thì mức độ chi tiết của các báo cáo càng giảm và ngược lại

1.3.3 Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm

a Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí được tổ chức thành hai loại là trung tâm chi phí tiêuchuẩn và trung tâm chi phí tùy ý, hệ thống báo cáo cũng được tổ chức riêngcho hai loại này Do đó việc đánh giá thành quả cũng được tiến hành riêngtheo từng loại

Trang 34

a1 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí tiêu chuẩn

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn là bảng so sánhgiữa chi phí thực tế với chi phí định mức và xác định mức chênh lệch giữa chiphí thực tế với chi phí định mức Ngoài ra, trong trường hợp có những chênhlệch bất lợi thì còn cần phân tích các chênh lệch đó theo từng nhân tố cấuthành chi phí

Nội dung đánh giá:

Nhà quản trị trung tâm chi phí tiêu chuẩn có trách nhiệm điều hành hoạtđộng sản xuất ở trung tâm sao cho đạt được kế hoạch sản xuất được giao,đồng thời đảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí tiêuchuẩn Do vậy, khi đánh giá thành quả của trung tâm chi phí tiêu chuẩn thìcần đánh giá theo các nội dung sau:

- Sản lượng sản xuất thực hiện so với dự toán

- Chi phí thực tế phát sinh so với định mức

-Số lượngsản phẩm

Chi phí theo định

Nếu nhà quản trị hoàn thành kế hoạch sản xuất nhưng chi phí thực tếphát sinh vượt quá định mức chi phí tiêu chuẩn thì cần phân tích các yếu tốgây biến động chi phí theo công thức (1.3) và (1.4)

Biến động

về giá =

Lượngthực tế x

Giáthực tế -

Lượng

Trang 35

Kết quả so sánh biến động giữa thực tế và định mức được đánh giá nhưsau:

Kết quả dương: thực tế > định mức, nói chung là không tốt vì chi phíthực tế cao hơn định mức Tuy nhiên để đi đến kết luận cuối cùng thì phảiphân tích nguyên nhân, xác định biến động tăng do nguyên nhân khách quanhay nguyên nhân chủ quan

Kết quả âm: thực tế < định mức, đánh giá tốt nếu chất lượng sản phẩmvẫn bảo đảm

Kết quả = 0: thực tế = định mức, bảo đảm thực hiện đúng định mức

Trang 36

quản lý cần quan tâm là giải thích những nguyên nhân nhằm tìm ra những khókhăn khi hoàn thành trách nhiệm và mục tiêu chung của tổ chức.

a2 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí tùy ý

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tùy ý là một bảng báo cáo thểhiện sự so sánh giữa chi phí thực tế với chi phí dự toán theo từng yếu tố chiphí và cũng thể hiện mức chênh lệch giữa chi phí thực tế với chi phí dự toán

để làm cơ sở cho nhà quản trị cấp trên phân tích, đánh giá thành quả quản lýcủa trung tâm chi phí tùy ý

Nội dung đánh giá

Tương tự như trung tâm chi phí tiêu chuẩn, nhà quản trị trung tâm chiphí tùy ý có trách nhiệm điều hành hoạt động ở trung tâm, sao cho hoàn thànhnhiệm vụ được giao đồng thời đảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vượtquá chi phí dự toán Do vậy, khi đánh giá thành quả của trung tâm chi phí tùy

ý thì sẽ căn cứ vào hai nội dung như sau:

- Đánh giá về mức độ hoàn thành các nhiệm vụ, công tác được giao

- Chi phí thực tế phát sinh so với dự toán

Phương pháp đánh giá

Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí theo dự toán (1.5)Nếu chi phí thực tế phát sinh lớn hơn so với chi phí dự toán thì cần tiếnhành phân tích để xác định mức biến động về chi phí so với dự toán

Đánh giá trách nhiệm

- Đơn vị có hoàn thành được nhiệm vụ, công tác được giao hay không?

- Đơn vị có hoàn thành được dự toán chi phí đã đề ra hay không?

- Ảnh hưởng của việc thực hiện nhiệm vụ công tác và thực hiện chi phíđến kết quả tiêu thụ chung cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp

- Xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ảnh hưởng đếntình hình thực hiện nhiệm vụ, công tác và chi phí dự toán

Trang 37

Trong nội dung đánh giá cần lưu ý về đặc điểm của trung tâm chi phí tùy

ý, do đây là các bộ phận phục vụ trong một tổ chức như phòng kế toán, phòng

tổ chức… nên sản phẩm của các bộ phận này có hình thái vật chất như cácvăn bản, báo cáo nhưng cũng có thể chỉ là chất lượng phục vụ như đạt tiêuchuẩn về vệ sinh, mức độ hài lòng của khách hàng… nên rất khó định lượng

để áp đặt định mức chi phí tiêu chuẩn (dự toán chi phí) cho từng hoạt động

Do vậy, khi đánh giá trung tâm chi phí tùy ý, trước tiên nên đánh giá trungtâm có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không thể hiện qua khối lượngcông việc hoặc các tiêu chuẩn thực hiện công việc vô hình, sau đó mới đánhgiá đến việc thực hiện chi phí giữa thực hiện so với dự toán

Trung tâm chi phí tùy ý được xem là kiểm soát và đáp ứng tốt mục tiêucủa tổ chức khi đạt được một dấu hiệu chênh lệch âm về chi phí Đồng thờivẫn phải bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao Nếu nhà quản trị trungtâm chi phí tùy ý hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chi phí thực tế phátsinh vượt quá chi phí dự toán thì nhà quản lý cần phân tích, xác định biếnđộng về mức chi phí so với dự toán để tìm ra nguyên nhân

Trang 38

b Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu nhằm phục vụ cho việcđánh giá thành quả của trung tâm doanh thu dựa trên sự so sánh giữa sảnlượng tiêu thụ và doanh thu thực tế mà trung tâm thực hiện được với dự toán

đã đề ra, trên cơ sở đó xác định sự chênh lệch Ngoài ra, báo cáo này còn giúpcho nhà quản trị trong việc phân tích các nguyên nhân của sự chênh lệch

Nội dung đánh giá:

- Doanh thu thực hiện so với dự toán

- Chi phí hoạt động thực tế để tạo ra doanh thu so với chi phí dự toán

Chi phí hoạtđộng dự toán (1 7)Nếu có chênh lệch giữa doanh thu thực tế so với dự toán thì cần phântích các nhân tố gây biến động doanh thu theo công thức (1.8)

Doanh thu

thực hiện

=

Doanh thu thựchiện

x

Doanh thu thựchiện theo giá dự

Doanh thu

dự toán

Doanh thu thựchiện theo giá dựtoán

Doanh thu dự toán

Đánh giá trách nhiệm:

- Đơn vị có hoàn thành được doanh thu so với dự toán đề ra hay không?

- Chi phí hoạt động có vượt quá chi phí dự toán hay không?

- Xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan gây biến động đếndoanh thu thực hiện và doanh thu dự toán, giữa chi phí hoạt động thực hiện sovới chi phí dự toán

Trang 39

Trung tâm doanh thu được xem là đạt được thành quả tài chính trongviệc đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức khi đạt được mức chênh lệchdương về doanh thu Ngược lại, nếu thành quả của trung tâm doanh thu là dấuhiệu chênh lệch âm thì đây là điều bất lợi Dấu hiệu này thể hiện một số biến

cố bất thường về tình hình kiểm soát, thực hiện quá trình tiêu thụ về mặt sốlượng sản phẩm, giá cả, chính sách tiêu thụ tại trung tâm Thông thường đây

là những biến cố phức tạp, nó ảnh hưởng tổng hợp từ những nhân tố kháchquan từ tình hình thị trường, chính sách kinh tế của Nhà nước, chính sách tiêuthụ của công ty cần phải xem xét một cách tổng hợp, tránh nhưng quy chụp,gán ghép, dễ dẫn đến những phản ứng tiêu cực

c Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận dùng để đánh giá thành quảquản lý của các nhà quản trị trung tâm lợi nhuận Thông tin đưa vào báo cáo

để đánh giá chỉ là lợi nhuận có thể kiểm soát bởi nhà quản trị ở từng trungtâm lợi nhuận Báo cáo này được lập theo hình thức của báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh dưới dạng số dư đảm phí và báo cáo này cũng phải thể hiệnđược sự so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu dự toán để làm cơ sở cho sựphân tích của các nhà quản trị

Nội dung đánh giá:

Trung tâm lợi nhuận là tổng hợp của trung tâm doanh thu và trung tâmchi phí, nên ngoài các chỉ tiêu được sử dụng ở hai trung tâm trên còn sử dụngchỉ tiêu như sau:

- Lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận dự toán

Phương pháp đánh giá:

Chênh lệch lợi

Lợi nhuậnthực tế -

Đánh giá trách nhiệm:

Trang 40

- Đơn vị có hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận trong kỳ hay không?

- Tỷ suất lợi nhuận thực tế so với dự toán tăng hay giảm?

- Tốc độ tăng của lợi nhuận có cao hơn so với tốc độ tăng vốn hoạt độngkhông?

- Xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan gây biến động đếnlợi nhuận thực tế bao gồm các biến động do nhân tố doanh thu, chi phí hoạtđộng…

Ngoài ra đối với trung tâm lợi nhuận trách nhiệm còn được thể hiện ởviệc hoàn thành trách nhiệm về chi phí, doanh thu như ở trung tâm chi phí vàtrung tâm doanh thu

Một dấu hiệu tích cực về thành quả của trung tâm lợi nhuận khi đạt đượcmức chênh lệch dương về lợi nhuận Ngược lại, nếu thành quả của trung tâmlợi nhuận là một dấu hiệu chênh lệch âm thì đây là dấu hiệu bất lợi mà nhàquản lý cần phải giải thích những bất lợi về doanh thu, chi phí, về mức vốnphân cấp cho quản lý, sử dụng

d Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư

Để đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm đầu tư thì trongbáo cáo của trung tâm đầu tư phải thể hiện được các chỉ tiêu để đánh giá nhưchỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), lãi thặng dư (RI) Mặt khác, báo cáonày cũng phải thể hiện sự so sánh giữa số thực tế với số dự toán và mứcchênh lệch giữa thực tế với dự toán

Nội dung đánh giá

Ngoài các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuậntrên vốn đầu tư bình quân, nội dung đánh giá trách nhiệm còn tập trung vàochỉ tiêu quan trọng sau:

Ngày đăng: 02/04/2018, 20:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[11] PGS.TS. Ngô Hà Tấn (2014), “Vận dụng kế toán trách nhiệm ở các công ty điện lực trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên điện lực Đà Nẵng”, Tạp chí kế toán và kiểm toán, (số 05/2014), tr.06-09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng kế toán trách nhiệm ở các côngty điện lực trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênđiện lực Đà Nẵng”, "Tạp chí kế toán và kiểm toán
Tác giả: PGS.TS. Ngô Hà Tấn
Năm: 2014
[12] TS. Phạm Châu Thành, TS. Phạm Xuân Thành (2012), Giáo trình môn học Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mônhọc Kế toán quản trị
Tác giả: TS. Phạm Châu Thành, TS. Phạm Xuân Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
Năm: 2012
[13] TS. Lưu Đức Tuyên (2014), “Bàn về nội dung kế toán trách nhiệm”, Tạp chí kế toán và kiểm toán, (số 05/2014), tr. 12-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về nội dung kế toán trách nhiệm”, "Tạpchí kế toán và kiểm toán
Tác giả: TS. Lưu Đức Tuyên
Năm: 2014
[14] Vận dụng kế toán trách nhiệm trong trường đại học, http://www.tapchitaichinh.vn/Dien-dan-khoa-hoc/Van-dung-ke-toan-trach-nhiem-trong-truong-dai-hoc/47591.tctc, ngày truy cập 25/04/2014 Link
[15] Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, http://qlkh.tnu.edu.vn/theme/details/1588/xay-dung-mo-hinh-ke-toan-trach-nhiem-tai-cong-ty-co-phan-gang-thep-thai-nguyen, ngày truy cập 15/04/2014 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w