CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VÀ HÌNH THỨC NGÔN NGỮ BIỂU HIỆN KHÁI NIỆM I Khái niệm a) Khái niệm: là hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh hiện thực khách quan với những dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật hiện tượng hay lớp sự vật hiện tượng. b) Đặc điểm của khái niệm: o Khái niệm nằm ở giai đoạn tư duy trừu tượng của con người.Nói cách khác, khái niệm là hình thức phản ánh hiện thực khách quan ở trình độ cao. Mọi khoa học đều thể hiện một tư tưởng xác định về một đối tượng khách quan được mọi người thừa nhận và dùng nó để trao đổi tư tưởng với nhau. Cho nên, khái niệm trở thành công cụ để con người nhận thức thế giới. o Khái niệm hình thành từ hoạt động thực tiễn của con người.Hoạt động thực tiễn của con người ngày càng rộng mở, phong phú, trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng cao thì ngày càng có khả năng phát hiện ra những dấu hiệu bản chất của đối tượng. Do đó, có nhiều khả năng hình thành khái niệm mới sâu sắc hơn khái niệm cũ. Vì vậy, khái niệm cũng vận động theo thời gian, theo trình độ nhận thức của con người. Có khái niệm già đi, có khái niệm mới sinh ra. Ví dụ: +)Khái niệm “phao” là vật dùng để giúp người nổi trên mặt nước. Hiện nay khái niệm “phao” còn được hiểu với nghĩa là tài liệu được thí sinh mang vào phòng thi để quay cóp. +)Khái niệm “Ôsin” trước đây là tên riêng cô một người phụ nữ Nhật Bản. Hiện nay khái niệm “Ôsin” được hiểu với nghĩa là người giúp việc trong gia đình. +)Khái niệm “máy vi tính” cũng là một khái niệm mới so với những thế kỉ trước khi máy vi tính chưa ra đời. o Khái niệm có tính uyển chuyển, mềm dẻo. o Trên thực tế, khái niệm phản ánh đúng hiện thực khách quan là khái niệm chân thực. Khái niệm không có nội dung khách quan mà do trí tượng của con người đặt ra là những khái niệm giả dối. Ví dụ: +)“mặt trăng”, “máy móc”, “đồng bằng”….là những khái niệm chân thực. +)“thiên đàng”, “thiên thần”, “phù thuỷ” ….. là những khái niệm giả dối.