1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thành viên gia đình một số vấn đề lý luận và thực tiễn

85 127 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 727,79 KB

Nội dung

Trong lĩnh vực pháp luật, chuyên ngành Luật Hôn nhân và gia đình đã có nhiều bài viết về các khía cạnh của gia đình như: Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng; quan hệ cha mẹ con, … Một số đề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ VĂN TRUNG

THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ

MÃ SỐ: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS NGÔ THỊ HƯỜNG

HÀ NỘI 2012

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa sau đại học – Trường Đại học luật Hà nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất có thể để em hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong thời gian học cao học tại nhà trường

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Dân sự - Trường Đại học luật Hà Nội đã không quản ngại vất vả, nhiệt tình giảng dạy cho em Đặc biệt, cho em trân trọng gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới giáo viên TS.Ngô Thị Hường – người cô giáo rất thân tình đã tận tâm chỉ bảo, nghiêm khắc trong công việc, nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn này

Lê Văn Trung

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng Luận văn này là công trình nghiên cứu hoàn toàn của tôi dưới sự hộ trợ của giáo viên hướng dẫn Các nội dung nghiên cứu

và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về Luận văn này nếu có

sự tranh chấp

Hà nội, ngày 11 tháng 04 năm 2012

Lê Văn Trung

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU … ……….… ……… 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ……… ……… 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài ……… ……….…… 2

3 Điểm mới của luận văn ……… ……… 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ……… … 4

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……… ……… 4

6 Phương pháp nghiên cứu ……… ……… 5

7 Kết cấu luận văn ……… ……… 5

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIA ĐÌNH VÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH ……… 6

1.1 KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH ……… ……… 6

1.1.1 Gia đình theo quan điểm triết học ……… 6

1.1.2 Gia đình theo quan điểm xã hội học ……… 8

1.1.3 Gia đình theo quan điểm luật học ……… 11

1.1.3.1 Gia đình theo quan điểm của luật La Mã ……….…… …… 11

1.1.3.2 Gia đình theo pháp luật Việt Nam ……….… ………… ……… 13

1.2 KHÁI NIỆM THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH ………….……… 16

Trang 5

1.4.THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM …….… 25

1.4.1 Thành viên gia đình theo pháp luật Việt Nam trước năm 1945 … 25 1.4.2 Thành viên gia đình theo pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay ……… 29

1.4.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 ……….…… ……… 29

1.4.2.2 Giai đoạn 1954 đến năm 1975 …….……….……….……… 31

1.4.2.3 Giai đoạn 1975 đến nay ……….………….……… 33

Chương 2: THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ……….… 35

2.1.THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 ……… ……….……… 35

2.1.1 Cơ sở pháp lý xác định thành viên gia đình ………… ……….…35

2.1.1.1 Những người có quan hệ hôn nhân ……… … 35

2.1.1.2 Những người có quan hệ huyết thống ……… … 36

2.1.1.3 Những người có quan hệ nuôi dưỡng ……… 39

2.1.2 Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ……….… 42

2.1.2.1 Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng ……… 42

Trang 6

2.1.2.4 Quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu …….……… … 53

2.2 THỰC TẾ XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH ……… 55

2.2.1 Nhận xét chung ……… … 55

2.2.2 Thực tiễn xác định quan hệ giữa các thành viên gia đình trong một số trường hợp cụ thể ……… …… … 56

2.2.2.1 Quan hệ vợ chồng ……… ……… … 56

2.2.2.2 Quan hệ cha mẹ và con ………….……… ……… … 58

2.2.2.3 Quan hệ giữa ông bà và cháu ……… 60

2.2.2.4 Quan hệ giữa anh chị em …….……… 62

2.2.2.5 Quan hệ giữa những người khác ……… … 63

2.2.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định thành viên gia đình 65

2.2.3.1 Kiến nghị quy định thành viên gia đình ……….……… 65

2.2.3.2 Kiến nghị quy định thành viên gia đình ……… 66

2.3 DỰ BÁO VỀ MÔ HÌNH GIA ĐÌNH VÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH TRONG TƯƠNG LAI ……… ……….…… 68

2.3.1 Dự báo về sự tăng lên về thế hệ và mở rộng thành viên gia đình Việt Nam ……… … 68

Trang 7

KẾT LUẬN ……… … 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm

quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng

con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”

Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Mỗi ngành khoa học có cách nhìn khác nhau, nghiên cứu về gia đình với những mục tiêu khác nhau Nói đến gia đình là nói đến các thành viên gia đình cùng chung sống, đùm bọc và giúp đỡ nhau Dưới góc độ pháp lý, nghiên cứu về gia đình nhằm xác định thành viên gia đình, mối quan hệ giữa những thành viên gia đình để từ đó quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng đối với mỗi thành viên Trải qua các thời kỳ khác nhau thành viên gia đình cũng có sự thay đổi nhất định Tuy nhiên, xác định quan hệ gia đình vẫn dựa trên các mối quan hệ chính là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng

Theo pháp luật hiện hành, quan hệ gia đình được hiểu theo nghĩa rất hẹp Chẳng hạn, quan hệ hôn nhân chỉ được hiểu là quan hệ giữa người nam và người nữ có đăng ký kết hôn Quan hệ huyết thống dường như cũng chỉ được hiểu là quan hệ giữa những người có cùng huyết thống về trực hệ và những người có họ trong phạm vi ba đời Trong quan hệ nuôi dưỡng cũng chỉ có quan hệ giữa cha mẹ và các con của người nhận nuôi với người con nuôi Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành không sử dụng các thuật ngữ mà trong đời sống hàng ngày người Việt Nam vẫn sử dụng như quan hệ

họ hàng, thân thích, thân thuộc

Trang 9

Như vậy, có thể nhận thấy có sự không phù hợp giữa lý luận và đời sống thực tiễn trong việc xác định thành viên gia đình Do không phù hợp với thực tiễn nên dẫn đến tình trạng nhiều người cùng sống trong một gia đình nhưng không có quy phạm pháp luật điều chỉnh, chẳng hạn như quan hệ cụ và chắt, quan hệ giữa con dâu và cha mẹ chồng Từ việc không có quy phạm pháp luật điều chỉnh nên không định hướng cho hành vi của các thành viên trong gia đinh, dẫn đến các thành viên gia đình có thể có những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhau Hơn nữa, Việt Nam hiện đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, trong đó sự tương đồng của các quy phạm pháp luật cũng là điều cần thiết và tạo điều kiện tốt hơn cho hội nhập Tìm hiểu quy định của pháp luật một số nước ở Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, In-Đô-Nê-Xi-a cũng dễ dàng nhận ra quy định về thành viên gia đình của những nước này rất rộng Nói cách khác, quan hệ gia đình được hiểu theo nghĩa rộng Quy định của một số nước lại phù hợp với cách hiểu trong thực tiễn của nước ta Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng đã quy định quyền và nghĩa vụ của “các thành viên khác trong gia đình” tại Điều 4 và Điều 49, nhưng không giải thích các thành viên khác trong gia đình cụ thể là ai

Trước thực tiễn đó đòi hỏi phải nghiên cứu để làm sáng tỏ về gia đình và

về thành viên gia đình, phải có sự nghiên cứu và tìm hiểu về mối quan hệ giữa những thành viên gia đình, để từ đó xây dựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, sao cho các hành vi của các thành viên gia đình phải đúng chuẩn mực đạo đức xã hội Nghiên cứu đề tài “Thành viên gia đình – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để phục vụ cho mục đích đó

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay đã có nhiều học giả nghiên cứu về gia đình, không chỉ có riêng ngành luật mà nhiều ngành khoa học khác cũng tham gia vào vấn đề này

Trang 10

Trong lĩnh vực pháp luật, chuyên ngành Luật Hôn nhân và gia đình đã có nhiều bài viết về các khía cạnh của gia đình như: Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng; quan hệ cha mẹ con, … Một số đề tài hiện đã đề cập đến thành viên

gia đình như: Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam , Tập I – Gia đình , NXB Trẻ TP.HCM của TS.Nguyễn Ngọc Điện (2002); Việt Nam

dân luật lược giảng – Luật gia đình Quyển tập 1, tập 1 của Vũ Văn Mẫu

(1973); Tuy nhiên, những tác phẩm này còn phân tích một cách rời rạc và chưa tạo ra cách nhìn có hệ thống về thành viên gia đình, chưa nêu ra được khái niệm về gia đình và thành viên gia đình mà chỉ tập trung phân tích những quy định trong pháp luật về hôn nhân và gia đình

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về thành viên gia đình một cách có

hệ thống và hoàn chỉnh, có sự so sánh đối chiếu với một số ngành khoa học khác, có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đưa ra được khái niệm về gia đình và thành viên gia đình một cách phù hợp nhất Công trình là cái nhìn xuyên suốt các quy phạm pháp luật quy định về thành viên gia đình trong hệ thống pháp luật Việt Nam

3 Điểm mới của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn về thành viên gia đình qua các thời kỳ của xã hội Việt Nam Luật Hôn nhân và gia đình là ngành luật độc lập với những nét đặc thù của nó, song Luật Hôn nhân và gia đình lại có liên quan mật thiết với nhiều ngành khoa học khác khi nghiên cứu về vấn đề gia đình Luận văn có một số điểm mới sau:

- Xây dựng khái niệm khoa học về gia đình và thành viên gia đình

Trang 11

- Xác định các cơ sở pháp lý của mối quan hệ giữa các thành viên gia đình theo pháp luật hiện hành, so sánh với các quan niệm về thành viên gia đình trong thực tiễn cuộc sống

- So sánh quy định về thành viên gia đình của một số nước, với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

- Dự báo về các thế hệ và số thành viên gia đình Việt Nam trong những năm tới Dự báo về sự xuất hiện kiểu gia đình của những người cùng giới tính trong tương lai gần

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về những thành viên gia đình và mối quan hệ giữa những thành viên gia đình qua các thời kỳ được pháp luật điều chỉnh

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn bao gồm những quy định pháp luật về thành viên gia đình về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về thành viên gia đình, trên cơ sở đó chỉ ra những điểm hợp lý và bất cập trong các quy định đó, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật đối với các quy định về thành viên gia đình

Nhiệm vụ của Luận văn là phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thành viên gia đình, những vấn đề lý luận cơ bản về thành viên gia đình Nghiên cứu quy định pháp luật về thành viên gia đình và các quy định điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên gia đình, thực tiễn áp dụng các quy

định này trong cuộc sống hiện tại

Trang 12

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng làm

cơ sở cho quá trình nghiên cứu đề tài Ngoài ra, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp cũng được sử dụng khi thực hiện

đề tài

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: Phần mở đầu, kết luận và 02 chương:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về gia đình và thành viên gia đình Chương 2 Thành viên gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình và thực tiễn áp dụng

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIA ĐÌNH VÀ THÀNH VIÊN GIA

ĐÌNH

1.1 KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH

1.1.1 Gia đình theo quan điểm triết học

Triết học nghiên cứu gia đình trong quá trình phát triển của lịch sử và các hình thái kinh tế - xã hội Theo quan điểm triết học, hôn nhân và gia đình không ngừng vận động và phát triển Theo C.Mac – Ph.Anghen thì có ba hình thức hôn nhân chính tương ứng với ba giai đoạn phát triển của nhân loại: Ở thời đại mông muội có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh có chế độ một vợ một chồng [2 tr55-129] Gia đình là một phạm trù lịch sử, các hình thái và chức năng của gia đình

là do tính chất của quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội cũng như trình độ phát triển văn hóa của xã hội quyết định Trong lịch sử đã trải qua bốn hình thái gia đình, đó là gia đình huyết tộc, gia đình pu-na-lu-an, gia đình cặp đôi, gia đình một vợ một chồng

Gia đình huyết tộc là hình thái gia đình đầu tiên trong lịch sử Lúc này

các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ: Trong phạm vi gia đình, tất cả ông và bà đều là vợ chồng với nhau; các con của ông bà tức là các người cha

và các bà mẹ cũng là vợ chồng với nhau; đến lượt con cái của những người này tức là cháu của ông bà cũng hợp thành một nhóm vợ chồng thứ ba; đến lượt con cái của những người con ấy là chắt của ông bà nói đầu tiên lại hợp thành nhóm vợ chồng thứ tư Như vậy, những người cùng thế hệ là vợ chồng của nhau, những người khác thế hệ không có quyền và không có nghĩa vụ vợ chồng với nhau

Trang 14

Gia đình pu-na-lu-an: Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định,

một hay nhiều nhóm chị em gái trở thành hạt nhân của một cộng đồng, còn những anh em trai cùng mẹ của họ lại trở thành hạt nhân của một cộng đồng khác Bằng cách này mà từ hình thái gia đình huyết tộc đã xuất hiện hình thái gia đình pu-na-lu-na Theo hình thái gia đình pu-na-lu-an, một số chị em gái cùng mẹ hay xa hơn đều là vợ chung của những người chồng chung, trừ những anh em trai của những người này Khi các anh em trai cùng có vợ chung thì họ trở thành chồng chung Lúc đó, những người này không cần coi

nhau là anh em mà gọi nhau là “người bạn đường” hay “người cùng hội cùng

thuyền” Một cách tương tự, một số anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn, đều lấy

chung một số vợ không phải là chị em gái của họ và những người vợ ấy đều gọi nhau là pu-na-lu-a Đây là hình thức cổ điển của một kết cấu gia đình có đặc trưng là: Chung chồng, chung vợ với nhau trong phạm vi một gia đình nhất định, nhưng phải loại trừ những anh em trai của các người vợ, đồng thời cũng loại trừ những chị em gái của những người chồng

Gia đình cặp đôi: Một loại hình thức kết hôn từng cặp, lúc bấy giờ, trong

số những người vợ của mình, người đàn ông có một vợ chính, và trong số nhiều người chồng khác, anh ta là người chồng chính của người đàn bà ấy Do

thị tộc ngày càng phát triển và những nhóm “anh em trai” và “chị em gái”

không còn có thể lấy nhau được nữa ngày càng nhiều, càng mở rộng và phát triển hơn nữa thì tất cả những người bà con họ hàng cùng dòng máu đều không được lấy nhau Trong tình trạng cấm kết hôn ngày càng phức tạp thì chế độ quần hôn ngày càng không thể thực hiện được, chế độ ấy đang bị gia đình cặp đôi ngày càng lấn át và thay thế Một người đàn ông sống với một người đàn bà với một sự gắn bó với nhau rất lỏng lẻo, mối liên hệ vợ chồng vẫn có thể bị bên này hay bên kia cắt đứt một cách dễ dàng và con cái lúc này cũng chỉ thuộc về người mẹ

Trang 15

Gia đình một vợ một chồng: Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia

đình cặp đôi, nó đánh dấu cho buổi ban đầu của thời đại văn minh Gia đình

ấy dựa trên sự thống trị của người chồng, nhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng không ai tranh cãi được và sự rõ ràng về dòng dõi đó là cần thiết, vì những đứa con đó sau này sẽ được thừa hưởng tài sản của người cha với tư cách là người kế thừa trực tiếp Gia đình một vợ một chồng khác với gia đình cặp đôi ở chỗ là quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn nhiều, hai bên không còn có thể tùy ý bỏ nhau được nữa

Qua bốn hình thái gia đình trên ta thấy triết học không nghiên cứu gia đình cụ thể ở từng giai đoạn mà nghiên cứu sự vận động và phát triển của nó theo các hình thái kinh tế - xã hội Các hình thái gia đình cũng vận động và phát triển theo quy luật của sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế -

xã hội

1.1.2 Gia đình theo quan điểm xã hội học

Rất nhiều ngành cùng tham gia nghiên cứu về gia đình cố gắng đưa ra khái niệm về gia đình như các nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học, văn hóa… nhưng chưa có ngành nào nghiên cứu về gia đình nhiều như ngành xã hội học Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về gia đình Tùy vào từng lĩnh vực nghiên cứu mà mỗi nhà khoa học lại có một khái niệm gia đình riêng phù hợp với lĩnh vực mà mình nghiên cứu Có thể nói, chưa có ngành nào lại đưa ra nhiều khái niệm gia đình như ngành xã hội học Trong Tập bài giảng Xã hội học của Trường Đại học luật Hà nội, nhóm tác giả đã nêu hai khái niệm về gia đình để phục vụ cho việc giảng dạy:

Gia đình là một thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống) Gia đình là một phạm trù biến đổi mang

Trang 16

tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tộc và thời đại Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội [8 tr335]

Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung [8 tr335]

Môn Xã hội học được giảng dạy ở trường Đại học luật là môn học nhằm mục đích giúp người học hiểu biết hơn về xã hội nhằm nhanh chóng tiếp cận hiểu biết pháp luật Thực hiện ba chức năng cơ bản là chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng tư tưởng Khái niệm gia đình được nhóm tập thể đưa ra cũng không nằm ngoài ba chức năng trên Do đó, hai khái niệm trên của tập thể tác giả đã chưa phản ánh một cách đầy đủ về gia đình Ngoài hai khái niệm trên thì còn có những khái niệm khác nhau của các tác giả xã hội học khác khi nghiên cứu về gia đình

Trong cuốn “Gia đình trong bối cảnh đổi mới”, gia đình được định nghĩa

như sau: Gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân,

huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có chung ngân sách [31 tr114] Do trong thực

tiễn tồn tại nhiều loại mô hình gia đình nên việc nghiên cứu gia đình và giới trong thời kỳ đổi mới nhằm thực hiện quản lý xã hội của các nhà quản lý cũng chỉ nghiên cứu những gia đình mang tính chất tiêu chuẩn Do vậy, khái niệm nêu trên cũng chưa thực sự đầy đủ và bao quát hết mọi gia đình trong xã hội Khi nghiên cứu xã hội học về “Một số lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học”, nhóm tác giả đã đưa ra khái niệm về gia đình cho lĩnh vực mình nghiên

cứu như sau Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù,một nhóm xã hội nhỏ

Trang 17

mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan

hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi,bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người

[35 tr310] Khái niệm do tác giả đưa cũng chưa phản ánh đầy đủ về gia đình

bởi hình thức gia đình rất đa dạng Khái niệm này khá tương đồng với quy định tại khoản 10 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Mặc dù chưa có một khái niệm chung về gia đình nhưng các nhà xã hội học đều ghi nhận gia đình là một nhóm xã hội nhỏ, trong đó các thành viên có quan hệ quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng, cùng chung sống Bởi tính đa dạng của gia đình mà làm cho bất cứ một khái niệm nào về gia đình cũng trở nên lỏng lẻo, điều này đã tạo nên nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học, nó đã và đang thách thức các nhà khoa học xã hội học đưa ra một định nghĩa đầy đủ về khái niệm gia đình

Xã hội học coi gia đình là một thể chế xã hội luôn vận động và phát triển

Vì gia đình là một thể chế nên mỗi con người từ khi sinh ra đã đặt vào những quan hệ nhất định Gia đình là một cơ thể sống, nằm trong quá trình phát triển không ngừng, gắn với sự phát triển chung của xã hội Khi xã hội phát triển, sự phân chia lao động càng được đẩy mạnh, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ dẫn đến sự xé nhỏ gia đình, từ gia đình lớn trong đó có nhiều thế hệ chuyển sang gia đình nhỏ chỉ có bố mẹ và con cái Sự phát triển

từ gia đình gia trưởng sang gia đình hạt nhân trở thành một quá trình có tính quy luật

Nhìn chung thì các nhà xã hội học vẫn nhìn nhận gia đình là một thiết chế xã hội gồm những người dựa trên ba mối quan hệ truyền thống là quan hệ

Trang 18

hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng mà chưa có nhà xã hội học nào mở rộng ba mối quan hệ trên khi nghiên cứu về gia đình

1.1.3 Gia đình theo quan điểm luật học

1.1.3.1 Gia đình theo luật La Mã

Nhà nước La Mã rộng lớn ra đời, phát triển và tồn tại trong một thời kỳ dài của lịch sử Sự xuất hiện gia đình La Mã là một hiện tượng xã hội tự nhiên

mà theo đó Nhà nước luôn có những quy định nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình theo từng thời kỳ phát triển của lịch sử Do trải qua nhiều thời kỳ khác nhau nên những quy định trong các thời kỳ cũng có nhiều sự khác nhau

Qua nghiên cứu của nhiều học giả, gia đình La Mã là loại hình gia đình phụ hệ với quyền lực của người chủ Pater familias Đó là sự thống nhất giữa

vợ, con cái, họ hàng, kẻ làm thuê và nô lệ dưới sự điều khiển của gia chủ Pater familias – chủ hộ theo chế độ hôn nhân và gia đình La Mã – là thể nhân

có toàn quyền (manus) duy nhất trong gia đình Pater familias tập trung trong tay mọi quyền lực và quyết định tất cả mọi vấn đề liên quan đến mọi thành viên gia đình Chủ gia – Pater familias trong gia đình La Mã là công dân đầy

đủ quyền hạn Thuật ngữ familia lúc đầu được dùng để chỉ nô lệ trong thành phần kinh tế gia đình, sau đó được dùng để gọi tất cả những gì thuộc về kinh

tế gia đình: Tài sản và lực lượng lao động, lực lượng lao động trong gia đình

La Mã bao gồm vợ, con, họ hàng, nô lệ, kẻ làm thuê

Chế độ gia đình La Mã cổ xưa cũng như chế độ quyền sở hữu lúc đó còn mang dấu ấn của một hình thái đầu tiên, tiền nhà nước – chế độ công xã nguyên thủy mà đặc điểm cơ bản là sở hữu chung về phương tiện sản xuất và sản phẩm lao động Cùng với sự xuất hiện của nhà nước đã xảy ra sự phân

Trang 19

hóa tài sản trong thị tộc: Quyền lực dần dần rơi vào tay những gia đình giàu

có mà đứng đầu những gia đình này là các gia chủ đầy quyền lực Lúc đầu gia chủ có quyền lực như nhau (manus) đối với vợ, con, nô lệ, đồ vật Sau đó quyền lực nói trên được tách riêng thành quyền lực đối với vợ (manus mariti)

và quyền đối với con cái (manus patria potertas) Gia đình đối ngẫu với sự phụ thuộc vào một gia chủ đã là sự biểu hiện rõ nhất về quyền lực gia chủ Pater familias Trong trường hợp con gái đã đi lấy chồng thì không còn quan

hệ với gia đình đối ngẫu nữa

Vào thời cổ xưa quyền lực của gia chủ là vô hạn Tuy nhiên, dần dần quyền lực đó cũng bắt đầu có những giới hạn nhất định, manus Pater familias – nội dung quyền lực của chủ hộ qua từng thời kỳ tồn tại phát triển của nhà nước La Mã cũng thay đổi Tư cách của những người phụ thuộc vào gia chủ

đã được công nhận trong luật dân sự, những thành viên gia đình về sau đã có quyền tư pháp Sự suy yếu quyền lực của gia chủ là hậu quả của những biến đổi các quan hệ sản xuất của sự tan rã gia đình phụ hệ, sự phát triển thương mại và tiếp theo là sự khẳng định vai trò của những thành viên lớn tuổi trong gia đình, những người này đã có sự độc lập tương đối Quan hệ họ hàng dần dần đã thay thế cho các quan hệ đối ngẫu Như vậy, hình thái gia đình La Mã

là hình thái chuyển tiếp của chế độ gia đình phụ hệ với đặc thù quyền lực tập trung trong tay chủ hộ

Với các đặc trưng của thời kỳ bấy giờ nên khái niệm gia đình trong thời

kỳ La Mã theo các tư liệu lịch sử cổ đại là sự liên minh, liên kết giữa chồng,

vợ, con, những người thân thuộc ruột thịt và cả nô lệ dưới quyền của chủ hộ

[6 tr39]

Từ khái niệm trên của gia đình La Mã cho ta thấy trong gia đình của người La Mã có các thành viên: Chủ hộ, vợ, con cái, họ hàng, nô lệ và người

Trang 20

làm thuê Trong đó chủ hộ (pater familias) là người có quyền lực tuyệt đối, những thành viên khác trong gia đình như vợ, con cái, những người thân thuộc ruột thịt và nô lệ được coi là lực lượng lao động trong gia đình

1.1.3.2 Gia đình theo pháp luật Việt Nam

Luật học nhìn nhận gia đình là sự liên kết của nhiều người có quan hệ với nhau do có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng

Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng, là tiền đề để xây dựng gia

đình Khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 giải thích: “Hôn

nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” Quan hệ hôn nhân giữa

hai bên nam, nữ được xác lập khi tuân thủ các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn Như vậy, khi một người nam và một người nữ kết hôn với nhau thì giữa hai người này tồn tại quan hệ hôn nhân và hai người trở thành những thành viên của gia đình

Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa cha mẹ và con; ông bà và cháu; cụ

và chắt; cô, dì, chú, bác, cậu và cháu; anh chị em với nhau… phát sinh do sự kiện sinh đẻ Cụ là người sinh ra ông bà và các anh em của ông bà, thế hệ ông

bà là thế hệ tiếp theo của cụ; ông bà là người sinh ra cha mẹ và các anh em của cha mẹ như cô dì chú bác cậu, thế hệ này lại là thế hệ tiếp theo của ông bà; đến lượt cha mẹ là người sinh ra các con, các con trở thành thế hệ tiếp theo của cha mẹ Do giữa những người này có những sự kiện là sinh đẻ để tạo

ra thế hệ tương lai hoặc cùng được sinh ra từ một gốc, nên giữa họ có quan hệ huyết thống với nhau

Trang 21

Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ phát sinh do sự kiện nuôi con nuôi Do việc nhận nuôi con nuôi, người nhận con nuôi được gọi là cha mẹ nuôi và người được nhận làm con nuôi được gọi là con nuôi Người con nuôi trở thành thành viên gia đình của người nuôi, bình đẳng với những người con đẻ

của người nuôi Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Kể từ ngày

giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa

vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha

mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan” Theo quy định trên người con nuôi có đầy đủ quyền và

nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và gia đình Người con nuôi sẽ bình đẳng với mọi người con khác trong gia đình về quyền và nghĩa vụ Những người này có quan hệ với nhau do cùng quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, cùng nhau xây dựng kinh tế gia đình và cũng cùng nhau vun đắp phát triển khối tài sản chung của gia đình Trong trường hợp, nếu một trong số những người này có khối tài sản riêng thì người đó phải đóng góp tài sản để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tiễn của mình Những thành viên gia đình là những người tích cực trong việc giúp đỡ nhau về mặt tinh thần, là chỗ dựa tinh thần của nhau, là nơi động viên, an ủi những thành viên khác tốt nhất khi gặp khó khăn, thất bại trong cuộc sống Đồng thời, gia đình cũng là nơi để các thành viên gia đình chia sẻ thành công của nhau một cách chân tình nhất Các thành viên gia đình có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, nghĩa vụ của người này là quyền của người kia và ngược lại

Không phải gia đình nào cũng có đầy đủ các mối quan hệ nêu trên, trong từng trường hợp cụ thể, gia đình có thể chỉ có một mối quan hệ như chỉ

Trang 22

có quan hệ hôn nhân hoặc chỉ có quan hệ nuôi dưỡng, cũng có thể có hai, ba hoặc có nhiều mối quan hệ

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 không giải thích về gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

tại khoản 10 Điều 8 đã giải thích: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó

với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”

Theo Từ điển luật học thì gia đình là: “Tập hợp những người gắn bó với

nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình.Gia đình Việt nam thường bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống như: ông bà, cha mẹ, con cháu … Họ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, sinh đẻ hay nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các thế

hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt nam Gia đình có các chức năng cơ bản: 1) chức năng sinh đẻ; 2) chức năng giáo dục; 3) chức năng kinh tế Bên cạnh chức năng cơ bản đó, gia đình còn phải thực hiện chức năng quan tâm

và chăm sóc người cao tuổi” [1 tr282] Giải thích trên về gia đình tương đồng

với khoản 10 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Từ điển đã giải thích ngắn gọn về gia đình Việt Nam trong đó có các thành viên của nhiều thế

hệ chung sống, chăm sóc và giúp đỡ nhau, cùng với đó là nêu lên chức năng

cơ bản của gia đình

Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình của Trường Đại học luật Hà Nội đã

đưa khái niệm về gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình như sau: “Gia đình

Trang 23

theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội”

Khái niệm gia đình trên theo Luật Hôn nhân và gia đình, mục đích để giảng dạy môn Luật Hôn nhân và gia đình do đó khái niệm gia đình này phù hợp với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình

Như vậy các khái niệm gia đình trên đều chưa bao quát được các trường hợp trong thực tiễn khi nghiên cứu về thành viên gia đình Trong thực tiễn, gia đình không chỉ có ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng

mà còn có những mối quan hệ khác phát sinh từ ba mối quan hệ trên Để phục

vụ cho việc nghiên cứu đề tài, em mạnh dạn đưa ra khái niệm gia đình của mình:

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng hay những người không có ba mối quan hệ trên nhưng từ ba mối quan hệ đó mà cùng sống chung với nhau, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa những người này với nhau theo quy định của pháp luật

1.2 KHÁI NIỆM THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH

Tìm hiểu gia đình trong thưc tế cho thấy thành viên gia đình được xác định dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng nhưng phạm vi xác định rộng hơn so với quy định của pháp luật

Pháp luật Việt Nam có quy định về các thành viên gia đình có quyền và nghĩa vụ với nhau nhưng không quy định rõ thành viên gia đình bao gồm

Trang 24

những người nào Tuy nhiên, thực tiễn xác định thành viên gia đình dựa trên

ba cơ sở

Những người có quan hệ hôn nhân trong thực tiễn không chỉ những người có đăng ký kết hôn mà bao gồm cả những người chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Giữa những người này có tổ chức đám cưới hoặc không tổ chức đám cưới, họ chung sống với nhau với mục đích xây dựng hạnh phúc gia đình lâu bền Những người đã từng có quan hệ hôn nhân, nhưng vì những nguyên nhân khác nhau vợ chồng đã ly hôn Nhưng nay họ quay lại sống cùng nhau, cùng nuôi dạy các con do họ đã sinh

ra, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn thì họ vẫn được xem là thành viên của gia đình Hiện nay số người sống với nhau không kết hôn đang chiếm tỷ lệ khá cao trong đời sống hôn nhân gia đình, theo khảo sát cho thấy có 57/424 người trả lời chấp nhận sống với nhau không kết hôn, chiếm 13,5% [38 tr164] Người có quan hệ với những người có quan hệ hôn nhân sống cùng nhà với nhau vẫn được xem là thành viên của gia đình Một trong những loại phổ biến của quan hệ này là con dâu sống cùng cha mẹ chồng, con rể sống cùng bố mẹ

vợ Người mà trước đây với con trai của cha mẹ chồng đã từng có quan hệ hôn nhân, nhưng nay người con trai này đã chết, hôn nhân giữa người con dâu

và người con trai đã chấm dứt, nhưng người con dâu vẫn được coi là con trong gia đình và là thành viên của gia đình Thực tiễn ghi nhận có nhiều trường hợp sau khi chồng chết con dâu đã sống cùng cha mẹ chồng, chăm sóc cha mẹ chồng cho đến khi cha mẹ chồng chết để trọn đạo làm con thay cả chồng Cũng có trường hợp cha mẹ chồng không còn thì người con dâu còn

về nhà anh trai chồng sinh sống để nhờ cậy chăm sóc con cái, trong quan điểm người Việt Nam cho rằng khi đã lấy chồng là thuộc về nhà chồng và là người của dòng họ chồng, nếu chồng chết thì anh em bên nhà chồng sẽ có nghĩa vụ thay chồng chăm sóc nuôi dạy các cháu Khi đó, người con dâu và

Trang 25

các con trở thành thành viên gia đình trong nhà anh trai chồng Như vậy, quan

hệ hôn nhân đưa đến những người được xem là thành viên gia đình bao gồm: những người có quan hệ hôn nhân, những người đang tồn tại hôn nhân thực tế

và những người do quan hệ hôn nhân đưa lại

Những người được hiểu là có quan hệ huyết thống, cũng giống như quan

hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống trong trong thực tiễn được hiểu rộng hơn

nhiều Khi môt người trong anh họ hàng đến nhà “người thân” sống nhờ vì

nhiều nguyên nhân khác nhau như bố mẹ chết, bố mẹ không có khả năng nuôi, đến để sống và học tập… hay một người già đến sống cùng con cháu trong họ để nương nhờ khi tuổi già sức yếu Những người này đều được xem

là thành viên của gia đình họ sống nhờ Do đặc điểm của người Việt nam là tính cộng đồng rất lớn nên những người thuộc chi, nhánh, họ đều được xem là

có cùng huyết thống Theo quy khoản 12 và 13 Điều 8 luật Hôn nhân và gia đình quy định về những người cùng dòng máu trực hệ và những người có họ trong phạm vi ba đời mà không quy định những người được coi là họ hàng Những người cùng dòng máu trực hệ hiển nhiên được xem là thành viên gia đình nếu họ có nơi sinh sống chính ở trong gia đình đó Trong trường hợp nhưng người có cùng dòng máu trực hệ này chuyển đi đến nơi khác sống một thời gian thì tư cách thành viên trong gia đình chính không bị mất đi, như con cái đi học đại học, bố mẹ đi công tác một thời gian nhất định Những người có

họ trong phạm vi ba đời, những người trong họ hàng (trừ những người trên) thì chỉ được xem là thành viên gia đình khi họ cùng sống chung trong gia đình Như vậy tư cách thành viên gia đình của những người có cùng dòng máu trực hệ thì luôn được ghi nhận, từ cách thành viên gia đình của những người còn lại có quan hệ huyết thống chỉ được ghi nhận khi họ cùng sống chung trong một gia đình Những người có quan hệ huyết thống trực hệ, trong phạm vi ba đời, họ hàng ở trên suy cho cùng thì họ có chung nguồn gốc

Trang 26

Do có sự kiện nhận nuôi con nuôi nên hình thành quan hệ nuôi dưỡng Người con nuôi là thành viên của gia đình người nhận nuôi con nuôi, có đầy

đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi Nhưng nếu người nuôi con nuôi chết, quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt, giữa người con nuôi và những thành viên còn lại trong gia đình không có quan hệ Nhưng thực tiễn thì người con này vẫn là thành viên của gia đình nếu người con này vẫn sống với những thành viên còn lại trong gia đình Như vậy những người có quan hệ nuôi dưỡng hay đã từng có quan hệ nuôi dưỡng khi sống cùng nhau thì tư cách thành viên gia đình vẫn được thừa nhận trong thực tiễn Pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình của các nước quy định quan hệ thân thuộc, họ hàng mà không quy định thành viên gia đình Tuy nhiên, Luật phòng chống bạo lực gia đình của một số nước thì có quy định thành viên gia đình

Tại khoản 2 Điều 2 Luật đặc biệt về trừng phạt hành vi bạo lực trong gia

đình của Hàn Quốc giải thích thành viên gia đình như sau: “Các thành viên

trong gia đình là những người có bất kỳ điều kiện nào sau đây:

a) Vợ, chồng (bao gồm cả người có hôn nhân thực tế) hoặc bất cứ người nào có quan hệ hôn nhân;

b) Bất cứ người nào đang có quan hệ hoặc đã từng có quan hệ tổ tiên (bao gồm những người có chung huyết thống hoặc những người được nhận làm con nuôi một cách hợp pháp);

c) Bất cứ người nào có quan hệ là con với cha kế hay mẹ kế hoặc là con ngoài giá thú của người phụ nữ mà người này lại kết hôn hợp pháp với cha của người đó;

d) Bất cứ người nào có quan hệ họ hàng và chung sống cùng nhau.”

Trang 27

Phải nói rằng quan điểm của luật pháp Hàn Quốc về thành viên gia đình rất rộng Ngoài công nhận hôn nhân có đăng ký kết hôn thì luật Hàn Quốc đã công nhận hôn nhân thực tế, tức là công nhận khi người đàn ông và người đàn

bà chung sống với nhau như vợ chồng thì họ được pháp luật công nhận là vợ chồng của nhau Không những thế, luật Hàn Quốc còn công nhận bất cứ người nào có quan hệ hôn nhân, điều này có nghĩa là những người đã từng có quan hệ hôn nhân nhưng nay đã không còn nữa thì cũng được xem là thành viên của gia đình khi họ sống cùng nhau Thành viên gia đình còn được thừa nhận đối với những người đang có quan hệ hoặc từng có quan hệ tổ tiên hoặc những người có quan hệ họ hàng và chung sống cùng nhau Khi quy định về thành viên gia đình, luật Hàn Quốc đưa ra các điều kiện để được coi là thành viên của gia đình, khi một người thỏa mãn điều kiện do luật định thì trở thành thành viên của gia đình Với cách quy định này, thì việc xác định thành viên gia đình tương đối dễ dàng Nhìn chung quy định của pháp luật Hàn Quốc về các mối quan hệ để xác định thành viên gia đình rất rộng Quy định này phù hợp với văn hóa của người Hàn Quốc và tinh thần mở rộng gia đình và giúp

đỡ những người yếu thế trong xã hội của Liên hợp quốc

Tại Điều 3 Luật phòng ngừa và hiệu chỉnh bạo lực gia đình B.E – Thái

Lan quy định: “Thành viên gia đình gồm có vợ, chồng hoặc vợ chồng đã ly

hôn, vợ chồng theo hôn nhân thực tế, con trong giá thú, con nuôi, thành viên trong gia đình cũng bao gồm bất kỳ người nào sống trong cùng gia đình, trừ trường hợp đó là người thuê nhà” Theo quy định này cũng cho thấy thành

viên gia đình của luật Thái Lan cũng được quy định rộng hơn thành viên gia đình theo quy định pháp luật Việt Nam Cũng giống như quy định về thành viên gia đình trong pháp luật Hàn Quốc thì vợ chồng đã ly hôn và những người sống với nhau như vợ chồng (là hôn nhân thực tế theo cách quy định của điều luật) cũng được xem là thành viên của gia đình Pháp luật Thái Lan

Trang 28

còn thừa nhận thành viên gia đình bao gồm bất kỳ người nào sống trong cùng gia đình, trừ trường hợp đó là người thuê nhà Với quy định này thì rõ ràng những người anh em họ hàng bên nội, bên ngoại hay kể cả người không thuộc

cả bên hai bên nhưng khi sống chung cùng gia đình đều được thừa nhận là thành viên của gia đình Thậm chí cả người giúp việc của gia đình cũng được thừa nhận là thành viên gia đình Cũng với cách quy định chung này thì cho ta thấy thành viên của gia đình trong pháp luật Thái Lan còn rộng hơn cả pháp luật Hàn Quốc

Qua xem xét quy định về thành viên gia đình của một số nước cho thấy thành viên gia đình của các nước được quy định rất rộng, không giới hạn bởi

ba quan hệ là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành Hôn nhân của nhiều nước đã thừa nhận “hôn nhân thực tế”, tức là kết hôn theo tập quán mà không theo nghi thức nhà nước

Trên cơ sở thực tiễn và kết hợp với quy định của một số nước về thành viên gia đình đã được phân tích ở trên, em rút ra khái niệm thành viên gia đình như sau:

Thành viên gia đình bao gồm những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng cùng sống chung hoặc không cùng sống chung với nhau và những người do hôn nhân thực tế hay quan hệ hôn nhân đem lại, quan hệ huyết thống do có cùng một gốc hoặc

có quan hệ nuôi dưỡng thực tế hay từng có quan hệ nuôi dưỡng mà giữa họ cùng sống chung trong gia đình, thành viên gia đình quan tâm và giúp đỡ nhau về vật chất hoặc tinh thần, nuôi dạy thế hệ tương lai, có quyền và nghĩa

vụ tương ứng đối với nhau

Trang 29

1.3 VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA GIA ĐÌNH

1.3.1 Vị trí của gia đình

Gia đình là một hiện tượng xã hội có tính chất tự nhiên Bất cứ xã hội nào cũng đều có gia đình, tập hợp các gia đình để hình thành nên xã hội Ngược lại, xã hội muốn tồn tại và phát triển thì cần có gia đình Theo quy luật

tự nhiên, mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, lớn lên trong gia đình đó Khi trưởng thành lại thành lập một gia đình mới Gia đình hình thành và phát triển không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, theo quy luật, thế hệ này đến thế hệ khác hình thành nên các gia đình theo quy luật phát triển của xã hội, mang tính chất tự nhiên Lấy hiện tượng ấy làm căn bản, Luật Hôn nhân

và gia đình tất nhiên phải chú trọng đến các điều kiện tự nhiên hơn là đến ý chí các đương sự Nói một cách khác, vai trò của ý chí chỉ được pháp luật công nhận, một khi các điều kiện tự nhiên được hội đủ

Gia đình có địa vị rất quan trọng và thường được coi là nền tảng quốc gia Trên nguyên tắc, các vấn đề liên quan đến gia đình thường có tính chất cưỡng chế: Các thành viên gia đình không thể tự ý thỏa thuận gạt bỏ các điều khoản ấy được Mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội Để góp phần xây dựng quốc gia vững mạnh thì mỗi gia đình phải vững mạnh Để xây dựng gia đình vững mạnh thì mỗi thành viên gia đình phải có cách xử sự phù hợp

Để mọi người trong gia đình nói riêng và trong cả cộng đồng xã hội nói chung

có cách xử sự phù hợp thì cần có những quy định chung cho cách xử sự đó

Do đó, bất kỳ quốc gia nào cũng đều dùng pháp luật để điều chỉnh vấn đề gia đình và bắt buộc mọi người trong xã hội phải tuân theo Nếu có bất cứ thành viên nào không tuân theo thì phải chịu những chế tài do pháp luật dự liệu Chẳng hạn, Luật Hôn nhân và gia đình quy định nữ từ 18 tuổi trở lên được

Trang 30

đăng ký kết hôn thì khi nữ chưa được 18 tuổi thì các bên không được thỏa thuận kết hôn khi chưa đạt độ tuổi luật định

Trong gia đình, luân thường đạo lý là yếu tố quan trọng giữ vững trật tự gia đình mà ở đó mỗi thanh viên gia đình phải tuân theo Trong mỗi cộng đồng hay dân tộc đều đỏi hỏi phải có đạo đức, luân thường đạo lý của cộng đồng, dân tộc đó, song chưa có nơi nào luân thường đạo lý lại được thể hiện

rõ nét như trong gia đình Trong mỗi gia đình thì luân thường đạo lý như một đạo luật thường trực trong mỗi thành viên của gia đình, thậm chí nó còn là của chung một cộng đồng xã hội hay của cả một quốc gia Lịch sử nhân loại chứng tỏ rằng nền tảng và tổ chức gia đình chỉ bền vững, nếu được căn cứ vào một nền đạo lý nghiêm chỉnh Cũng vì lẽ ấy, ở các quốc gia mà gia đình có một tổ chức bền vững, các điều khoản trong luật gia đình thường cũng có thể coi như những quy chế trong đạo lý Các điều được quy định trong luật có tính chất luân thường đạo lý như vợ chồng chung thủy, con cái phải thương yêu kính trọng ông bà, cha mẹ đã nói lên điều đó

1.3.2 Chức năng xã hội của gia đình

Ở bất kỳ thiết chế xã hội nào thì gia đình cũng có các chức năng cơ bản sau:

Chức năng sinh đẻ (hay còn gọi một cách khác là chức năng tái sản xuất

con người): Là chức năng quyết định, đảm bảo duy trì và phát triển thế hệ tương lai Gia đình, là nơi các thế hệ tiếp theo được sinh ra, tồn tại và phát triển, là nơi tái sản xuất ra con người để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội Chức năng sinh đẻ giúp con người duy trì nòi giống từ thế

hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo một mạch sống liên tục của con người trên hành tinh, duy trì sự phát triển và ổn định của xã hội loài người Nếu không

Trang 31

thực hiện chức năng sinh đẻ, gia đình một ngày nào đó bị tuyệt vong do thế hệ trước chết đi, không còn thế hệ sau để thay thế Nhìn rộng ra cả một dân tộc, nếu các gia đình không thực hiện chức năng sinh đẻ thì các gia đình dần dần

sẽ bị lụi tàn, dẫn đến dân tộc đó cũng không thể tồn vong Tương tự như vậy, quốc gia bị diệt vong nếu các gia đình trong quốc gia đó không thực hiện chức năng sinh đẻ Nói một cách khác, chức năng sinh đẻ có tính chất quyết định sự tồn vong của một dân tộc, một quốc gia và nói rộng ra là của cả loài người

Chức năng giáo dục: Là chức năng chủ yếu của gia đình, nó rất quan

trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách của các thế hệ trong gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ Giáo dục trong gia đình phải kết hợp với giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài xã hội Tuy nhiên, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên đối với mỗi con người Gia đình là nơi mỗi con người từ khi sinh

ra được học những bài học đầu tiên, trong quá trình hình thành và phát triển con người được các thành viên gia đình đó giáo dục, chỉ dạy những điều đúng, sai để nhận thức và hình thành nên nhân cách của con người Do vậy, gia đình thực hiện chức năng giáo dục có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhận thức của các thế hệ đi trước Trong mỗi gia đình, nhận thức về các sự vật, hiện tượng trong xã hội cũng có thể không giống nhau, đặc biệt là các thế

hệ đi trước Thế hệ trước nhận thức một cách đúng đắn thì sẽ truyền lại cho thế hệ sau sự nhận thức đó, thế hệ sau có cơ hội tiếp thu tư tưởng đúng đắn Ngược lại, nhận thức sai lầm của thế hệ trước có thể dẫn đến việc truyền thụ những nhận thức sai lầm đó cho thế hệ sau Do đó, nhân cách của con người được hình thành và phát triển thông qua chức năng giáo dục của gia đình, gia đình có chức năng giáo dục để hình thành tư duy của các thành viên gia đình

đó một cách đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực của xã hội

Trang 32

Chức năng kinh tế: Gia đình được coi như một đơn vị kinh tế cơ bản, độc

lập của xã hội Mỗi gia đình trong xã hội điều tham gia vào quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất Của cải vật chất này trước hết dùng để nuôi sống các thành viên gia đình, sau nữa là làm giàu cho xã hội Mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, trong đó đa phần các thành viên gia đình tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra khối tài sản chung cho cả gia đình Khối tài sản chung này trước hết được dùng vào việc phục vụ nhu cầu chung của tất cả các thành viên gia đình, sau đó là tạo ra tài sản dự trự cho gia đình Các thành viên gia đình tùy theo khả năng và năng lực của từng người có trách nhiệm tạo dựng khối tài sản ngày càng lớn hơn Trong một cộng đồng cùng chung sống nhưng các gia đình điều có cách tạo dựng kinh tế cho gia đình hoàn toàn độc lập với các gia đình khác và độc lập với cộng đồng xã hội Ngoài đảm bảo cơ sở vật chất, kinh tế gia đình còn góp phần tích cực vào việc gia đình thực hiện các chức năng xã hội như sinh đẻ, nuôi dạy, giáo giục các thành viên gia đình Như vậy, chức năng kinh tế giúp gia đình tạo dựng cơ sở vật chất để đảm bảo cuộc sống của các thành viên, giúp thực hiện tốt các chức năng khác của gia đình

1.4 THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1.4.1 Thành viên gia đình theo pháp luật Việt Nam trước năm 1945

Trước năm 1945, nước ta đã trải qua một thời kỳ dài lịch sử với nhiều triều đại phong kiến thay thế nhau cai trị Các tư liệu về luật cổ đến nay không còn nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau Trước thời kỳ Pháp thuộc nước ta

có hai bộ luật tiêu biểu của triều đại phong kiến là Quốc triều hình luật được ban hành dưới thời Lê và Hoàng Việt luật lệ được ban hành dưới thời Nguyễn Thời kỳ Pháp thuộc, năm 1931 đã ban hành Bộ dân luật Bắc kỳ, năm

Trang 33

1936 ban hành Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật Hoàng Việt Trung kỳ Hộ Luật

về nội dung giống như Bộ dân luật Bắc Kỳ, các điều trong này được chép nguyên văn hoặc được thay đổi về cách viết, thuật ngữ Trước khi tìm hiểu về thành viên gia đình trong thời kỳ này, ta đi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến đến pháp luật Việt Nam trước năm 1945 và một số đặc trưng của pháp luật giai đoạn này đã có ảnh hưởng đến thành viên gia đình

Thứ nhất, pháp luật thời kỳ này được quyết định bởi điều kiện kinh tế -

xã hội phong kiến Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên nó chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế - xã hội của thời kỳ này Trong xã hội phong kiến, sự phân hóa giàu nghèo rất sâu sắc, đặc biệt là hai giai tầng trong

xã hội lúc bấy giờ, giai cấp phong kiến và giai nông dân Điều này dẫn đến thành viên gia đình của hai giai tầng xã hội này cũng rất khác nhau Cùng với

sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội là chế độ trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng đến pháp luật thời kỳ này là bất bình đẳng giữa nam và nữ, vai trò của người chồng được đề cao và quyền lực gia đình tập trung trong tay người chồng

Thứ hai, pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hưởng không nhỏ của Nho giáo

và pháp luật Trung Hoa Nho giáo đã vào Việt Nam rất sớm, nhưng mãi đến những năm 1460 nhờ vua Lê Thánh Tông mà Nho giáo đã trở thành một tôn giáo lớn và cũng trở thành nền tảng tư tưởng thời bấy giờ Nho giáo đã giúp giai cấp thống trị củng cố địa vị thống trị được vững chắc hơn Tư tưởng của Nho giáo đã được nhà làm luật của thời kỳ này đưa vào các quy định của pháp luật và các chế định về hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài quy luật đó Do đó, các quy định về hôn nhân và gia đình cũng chịu chung tư tưởng này Trong thời kỳ phong kiến, nước ta nhiều lần bị Trung Hoa đô hộ, thêm vào đó nhà làm luật cũng đã tham khảo hệ thống luật Trung Hoa để soạn

Trang 34

thảo nên đã bị ảnh hưởng những tư tưởng của luật này, nhưng các Bộ luật của

ta thời bấy giờ đã được lọc bỏ, sửa đổi và sáng tạo đi rất nhiều để phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam Cũng vào thời kỳ này, văn hóa Trung Hoa đang có ảnh hưởng rất lớn đối với rất nhiều nước trong đó có Việt Nam

Thứ ba, pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán

Phong tục tập quán ảnh hưởng đến pháp luật không kém gì ảnh hưởng của Nho giáo vì nhiều nguyên nhân khác nhau như trình độ dân trí thấp, người dân gắn liền với đồng ruộng và lũy tre làng nên ít giao lưu với thế giới bên ngoài Những kiến thức thế hệ sau có được là do học hỏi từ ngay chính những người của thế hệ trước trong làng về các quy phạm đạo đức, lối sống, … nên

hệ tư tưởng của họ trở thành phong tục tập quán điều chỉnh các hành vi trong gia đình

Do những yếu tố ảnh hưởng trên mà pháp thời kỳ này có những nét đặc trưng có ảnh hưởng đến thành viên gia đình là thừa nhận và bảo vệ chế độ đa thê cùng với bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ông trong gia đình

Ở nước ta, tục nhiều vợ (đa thê) đã có từ lâu đời, điều này đã được pháp

luật ghi nhận tại Điều 79 Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 “có hai cách giá thú

hợp phép: giá thú về chính thất và giá thú về thứ thất”, Điều 80 quy định

“chưa lấy vợ chính thì không được lấy vợ thứ” Điều này là do quan niệm có

nhiều con là có phúc và phúc là điều đầu tiên để chúc nhau; cần con trai để nối dõi tông đường; để có thêm lao động, gia đình quan lại giàu có thì đây là hãnh diện Trong quan niệm của người xưa, việc người đàn ông có nhiều vợ

là chuyện bình thường “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một

chồng” Do đó, trong nhà vào thời bấy giờ, nhất là những nhà giàu có, thường

có rất nhiều vợ; không chỉ lấy vợ hai mà còn lấy vợ ba, vợ tư… Ngoài vợ ra,

Trang 35

người đàn ông còn có thể có thêm nàng hầu và cũng có thể có nhiều nàng hầu trong nhà

Quyền gia trưởng được pháp luật phong kiến bảo vệ nên người cha, người chồng là chủ gia đình có nhiều ưu thế Điều 204 Bộ dân luật Bắc Kỳ

năm 1931 quy định “Quyền chủ tế đối với tất cả mọi người đồng cư trong nhà

là quyền của người gia trưởng…” Gia trưởng là người đứng đầu trong gia

đình đối với tất cả mọi người cùng chung sống trong nhà, kể cả những người

có quan hệ bằng hợp đồng như người hầu, người học nghề, …, con cháu ở cùng nhà với ông bà nội, cha mẹ thì phải thuộc quyền gia trưởng trong nhà Với quy định này, những người thuộc quyền quản lý của gia trưởng đều là thành viên của gia đình Gia đình phong kiến được chia thành hai mô hình: Đại gia đình và tiểu gia đình Đại gia đình là một mô hình gia đình lớn, gồm một tập thể những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan

hệ nuôi dưỡng cùng chung sống với nhau mấy đời liên tiếp, trong đại gia đình

có nhiều thế hệ cùng chung sống, thậm chí đến năm đời gọi là “ngũ đại đồng

đường” Tiểu gia đình là mô hình gia đình nhỏ gồm có vợ chồng và con cái

Mô hình gia đình cổ phổ biến là đại gia đình, gồm các tôn thuộc như các cụ, ông bà, cha mẹ, chú bác và ty thuộc như con, cháu, chắt

Như vậy, do ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế - xã hội, Nho giáo và pháp luật Trung Hoa cũng như ảnh hưởng tập quán mà đặc trưng của gia đình Việt Nam lúc bấy giờ phổ biến là đại gia đình Trong gia đình đó đặt dưới sự quản

lý của người gia trưởng là các thành viên của gia đình Thành viên của gia đình gồm các bậc bề trên gọi là tôn thuộc và các bậc bề dưới gọi là ty thuộc Điểm đặc biệt trong các thành viên của gia đình thời bấy giờ là có nhiều người được gọi là vợ, ngoài vợ còn có nàng hầu những người này đều có quan

hệ hôn nhân Trong các con có con chính hay có giá thú mà sinh ra, con

Trang 36

hoang, con nuôi Ngoài những thành viên gia đình có quan hệ như trên thì trong gia đình còn có những thành viên khác như người hầu, người học nghề…

1.4.2 Thành viên gia đình theo pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta đã trải quan nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử, thời kỳ đấu tranh chống thực dân, thời kỳ chống

đế quốc xâm lược Đứng trước muôn vàn khó khăn về kinh tế, chính trị nhưng Nhà nước ta đã không ngừng ban hành các văn bản pháp luật để ổn định đời sống chính trị cho nhân dân Trong những văn bản pháp luật đó thì Luật Hôn nhân và gia đình được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Điều này

được thể hiện qua lời dạy của Bác Hồ vào tháng 4 năm 1959: “Luật hôn nhân

và gia đình là Luật liên quan đến mọi người trong xã hội Sau Hiến pháp, nó quan trọng thứ nhì, cho nên phải tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được góp ý về nội dung và kỹ thuật thể hiện” [37 tr45] Từ năm 1945 đến nay có thể

chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, Giai đoạn tiếp theo là từ năm 1954 đến năm 1975, Giai đoạn cuối là từ năm 1975 đến nay Tương ứng với từng giai đoạn này của lịch sử ta đi tìm hiểu về thành viên gia đình trong các thời kỳ này theo quy định của pháp luật

1.4.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954

Giai đoạn nước ta trải qua thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đây là giai đoạn nước ta vô cùng khó khăn về mọi mặt Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại, việc xóa bỏ các tàn tích phong kiến lạc hậu không dễ dàng Các chế độ hôn nhân và gia đình lạc hậu ăn sâu vào trong đời sống và tiềm thức của nhân dân Thêm vào đó, thực dân Pháp lại âm mưu trở lại xâm lược nước ta một lần nữa Năm 1946 kháng chiến chống Pháp đã bùng nổ

Trang 37

Đứng trước tình hình đó Nhà nước ta chưa ban hành một đạo luật cụ thể nào

để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình Thay vào đó Sắc lệnh 90 –

SL ngày 10/10/1945 quy định vẫn cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động Cùng với đó

tiến hành phong trào “vận động đời sống mới” để vận động nhân dân tự

nguyện xóa bỏ những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được ban hành

Điều 9 Hiến pháp 1946 quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi

phương diện”, đây là cơ sở pháp lý để giải phóng phụ nữ và đấu tranh xóa bỏ

các chế độ hôn nhân và gia đình lạc hậu Một biểu hiện rất rõ lúc bấy giờ là phụ nữ đã tham gia vào các công việc xã hội đồng thời cũng thoát khỏi những ràng buộc của chế độ đại gia đình phong kiến Năm 1950, Nhà nước ta đã ban hành hai Sắc lệnh điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình là Sắc lệnh 97 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, Sắc lệnh 159 quy định về vấn đề ly hôn Hai Sắc lệnh này đã góp phần không nhỏ vào cuộc cách mạng văn hóa, xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, giải phóng con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội

Như vậy, với việc chưa ban hành một văn bản pháp luật cụ thể về hôn nhân và gia đình, cùng với việc cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc, cho thấy đây còn là thời kỳ cách mạng văn hóa đấu tranh tư tưởng cho việc xóa bỏ các tàn tích lạc hậu Do đó, những thành viên gia đình trong thời kỳ này đã có nhiều sự thay đổi, nhiều người đã thoát khỏi

sự ràng buộc trước đây trong tư tưởng cũ để tham gia vào các công việc xã hội, đặc biệt là phụ nữ Điểm thay đổi nhiều nhất giữa các thành viên gia đình

là vấn đề tư tưởng, tư tưởng về gia trưởng và đa thê đã từng bước bị xóa bỏ Một thành viên gia đình vào thời kỳ này mới được thừa nhận trở thành thành

Trang 38

viên gia đình so với trước đây là người con hoang Điều 9 Sắc lệnh 97 – SL

quy định: “Người con hoang vô thừa nhận được phép thưa trước toà án để

truy nhận cha hoặc mẹ của mình” Với quy định này thì người con hoang khi

được truy nhận cha mẹ thì trở thành thành viên của gia đình So với Điều 174

Bộ dân luật Bắc Kỳ: “Phàm con hoang vô thừa nhận thì không được phép

thưa trước tòa án để truy nhận gốc tích cha mẹ là ai” thì đây là một sự thay

đổi lớn, vì điều này đã ngăn cấm người con hoang trở thành thành viên của gia đình

1.4.2.2 Giai đoạn 1954 đến năm 1975

Đây là giai đoạn đất nước ta thực hiện hai nhiệm vụ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam Mặc dù năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhưng nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị hoàn toàn khác biệt Miền Bắc đã trải qua một số sự kiện làm thay đổi sâu sắc đời sống các gia đình trong xã hội là cuộc cải cách ruộng đất năm 1957, ban hành Hiến pháp năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Điều 24 Hiến pháp

năm 1959 ghi nhận: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình

đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” Luật hôn nhân

và gia đình năm 1959 ghi nhận bốn nguyên tắc: Nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng; nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình; nguyên tắc bảo vệ

Trang 39

quyền lợi của con cái Những sự kiện này đã khẳng định bản chất pháp luật của nhà nước dân chủ cộng hòa, mục đích là để phục vụ lợi ích của nhân dân lao động Quyền lợi của các thành viên gia đình được bảo đảm và được Nhà nước bảo vệ Từ các quan hệ ngoài xã hội cho đến các quan hệ trong gia đình, bình đẳng nam nữ đã được đưa lên một tầm cao mới Người phụ nữ trước đây chỉ biết phục tùng thì nay đã có các quyền như nam giới Không chỉ có người

vợ trong gia đình mà quyền lợi của các con cũng đã được ghi nhận và bảo vệ Như vậy quan hệ giữa các thành viên gia đình đã có nhiều thay đổi,

người vợ từ người “vô năng lực về mặt hộ” đã trở thành người có quyền năng đầy đủ như người chồng “Trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng về mọi

mặt” [21 Điều 12] Không chỉ người vợ mà các con cũng được pháp luật ghi

nhận và bảo vệ quyền lợi, giữa cha mẹ và con đã được ghi nhận “Cha mẹ có

nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ” [21 Điều 17], các con trong gia đình cũng

không còn sự phân biệt con trai hay con gái “Con trai và con gái có quyền lợi

và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình” [21 Điều19]

Không giống với miền Bắc, Miền Nam lúc này đặt dưới chính quyền Ngụy Sài Gòn cũng đã ban hành các văn bản pháp luật như: Luật gia đình

1959, Sắc luật số 15/64, Bộ dân luật năm 1972 Các văn bản pháp luật này đều cho thấy đã nghiêm cấm chế độ đa thê, nhưng vẫn quy định chế độ bất bình đẳng giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền gia trưởng, phân biệt đối xử giữa các con… Một trong những quy định không phù hợp với thực tiễn là cấm ly hôn Với những quy định này thì quan hệ giữa các thành viên gia đình cũng

đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ phong kiến Nhưng quan hệ giữa các thành viên gia đình nhìn chung vẫn là sự bất bình đẳng, do đó không thể tránh khỏi

sư xâm phạm quyền lợi giữa các thành viên

Trang 40

1.4.2.3 Giai đoạn 1975 đến nay

Đây là giai đoạn nước ta hoàn toàn độc lập, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI đã thống nhất đặt tên nước, cùng với đó Nghị quyết 76/1977/CP của Hội đồng chính phủ quy định về việc thực hiện pháp luật thống nhất trên phạm vi cả nước

Năm 1980, Quốc hội khóa VI, kỳ hợp thứ 7 đã chính thức thông qua bản Hiến pháp thứ ba Bản Hiến pháp này dành bốn Điều 38, 47, 63, 64 để quy định về các nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa Lúc này tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi, nhiều quan hệ xã hội nói chung

và quan hệ trong gia đình nói riêng đã không còn như những năm 1959 Luật Hôn nhân và gia đình 1959 đã hoàn thành vai trò của nó Đòi hỏi của thực tiễn cần có luật hôn nhân và gia đình mới phù hợp để thúc đẩy xã hội phát triển Năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình mới được thông qua, gọi là Luật Hôn nhân và gia đình 1986 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 đã kế thừa luật hôn nhân và gia đình 1959 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 được xây dựng trên năm nguyên tắc, một số nguyên tắc đã được sửa đổi cho phù hợp với thực

tế Đó là: Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng; nguyên tắc vợ chồng bình đẳng; bảo vệ quyền lợi của cha

mẹ và con; bảo vệ bà mẹ và trẻ em Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa thật sự dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, góp phần thúc đẩy

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Luật Hôn nhân và gia đình 1986 đã dành một chương VIII với 6 điều quy định chế độ đỡ đầu, với những quy định này thì trong gia đình người nhận đỡ đầu có thêm một thành viên nữa là người được đỡ đầu

Ngày đăng: 31/03/2018, 21:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tư pháp (2007), Từ điển luật học, NXB Tư Pháp – NXBTĐ Bách Khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển luật học
Tác giả: Bộ tư pháp
Nhà XB: NXB Tư Pháp – NXBTĐ Bách Khoa
Năm: 2007
2. C.Mác và Ph.Ăng – Ghen toàn tập, Tập 21. Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, NXB Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
5. Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa (2003), Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam , NXB Công An Nhân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Tác giả: Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa
Nhà XB: NXB Công An Nhân Dân
Năm: 2003
6. Đại học quốc gia Hà Nội (1994), Luật La Mã 7. Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật La Mã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật La Mã" 7. Đại học luật Hà Nội
Tác giả: Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1994
8. Đại học luật Hà Nội (2001), Tập bài giảng Xã hội học, NXB Công An Nhân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Xã hội học
Tác giả: Đại học luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công An Nhân Dân
Năm: 2001
15. Quốc hội Nước VNDCCH (1946), Hiến pháp 16. Quốc hội Nước VNDCCH (1959), Hiến pháp 17. Quốc hội Nước CHXHCNVN (1980), Hiến pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp" 16. Quốc hội Nước VNDCCH (1959)," Hiến pháp 17. " Quốc hội Nước CHXHCNVN (1980)
Tác giả: Quốc hội Nước VNDCCH (1946), Hiến pháp 16. Quốc hội Nước VNDCCH (1959), Hiến pháp 17. Quốc hội Nước CHXHCNVN
Năm: 1980
26. Quốc hội nước CHXHCNVN (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 27. Quốc triều hình luật(1991), NXB Pháp Lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội nước CHXHCNVN (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCNVN (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 27. Quốc triều hình luật
Nhà XB: NXB Pháp Lý
Năm: 1991
29. Trường Đại học luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an Nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an Nhân dân
Năm: 2008
30. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội XI, Ban soạn thảo luật phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật phòng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới, NXB Tư Pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật phòng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới
Tác giả: Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội XI, Ban soạn thảo luật phòng, chống bạo lực gia đình
Nhà XB: NXB Tư Pháp
Năm: 2007
31. Viện khoa học xã hội việt nam – viện gia đình và giới (2009), Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới. NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới
Tác giả: Viện khoa học xã hội việt nam – viện gia đình và giới
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2009
32. LS,Ths Nguyễn Văn Cừ - Ths Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: LS,Ths Nguyễn Văn Cừ - Ths Ngô Thị Hường (2002), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Tác giả: LS,Ths Nguyễn Văn Cừ - Ths Ngô Thị Hường
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
33. TS.Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam , Tập I – Gia đình , NXB Trẻ TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Tác giả: TS.Nguyễn Ngọc Điện
Nhà XB: NXB Trẻ TP.Hồ Chí Minh
Năm: 2002
34. ThS.Đinh Thị Mai Phương (2005), Tìm hiểu pháp luật Việt Nam và những quy định của Đài Loan về quan hệ hôn nhân và gia đình, NXB Tư Pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu pháp luật Việt Nam và những quy định của Đài Loan về quan hệ hôn nhân và gia đình
Tác giả: ThS.Đinh Thị Mai Phương
Nhà XB: NXB Tư Pháp
Năm: 2005
35. GS. Phạm Tất Long – TS. Lê Ngọc Hùng (1999), Xã hội học, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Tác giả: GS. Phạm Tất Long – TS. Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1999
36. Vũ Văn Mẫu (1973), Việt Nam dân luật lược giảng – Luật gia đình. Quyển tập 1, tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam dân luật lược giảng – Luật gia đình
Tác giả: Vũ Văn Mẫu
Năm: 1973
37. LG.Ngô Văn Thâu (2005), Pháp luật về hôn nhân và gia đình trước và sau cách mạng tháng tám , NXB Tư Pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về hôn nhân và gia đình trước và sau cách mạng tháng tám
Tác giả: LG.Ngô Văn Thâu
Nhà XB: NXB Tư Pháp
Năm: 2005
38. GS.Lê Thi (2009), Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, NXB Khoa Học Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay
Tác giả: GS.Lê Thi
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội
Năm: 2009
40. www.ubmvgiadinh.org. Gia đình truyền thống Việt Nam – GS.Nguyễn Văn Canh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình truyền thống Việt Nam
3. Dân luật Bắc kỳ - 1931 4. Dân luật giản yếu - 1883 Khác
9. Đại từ điển Tiếng việt (1999) , NXB Văn hóa thông tin 10. Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật – 1936 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w