1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa tư tưởng Phật giáo qua tư liệu văn bia Lý – Trần

21 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 594,56 KB

Nội dung

Chính vì thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá tư tưởng Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần chuyên biệt hoặc lồng ghép trong các yếu tố khác như lịch sử, văn học, mỹ thuật, chính trị, kin

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận án Văn hóa tư tưởng Phật giáo qua tư liệu văn bia

Lí – Trần là kết quả làm việc, nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả

trình bày trong luận án là trung thực Những kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, có trích dẫn cụ thể

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

Tác giả luận án

Mai Thị Thơm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Kim Sơn là thầy hướng dẫn khoa học – đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy nhiều kiến thức quý báu,

và nhiệt tình động viên, khích lệ trong quá trình tôi học tập, nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các vị lãnh đạo Công ty Cổ phần sản xuất chương trình An Viên và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi công tác, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Xin gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo trong bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã chỉ dạy tôi từ những ngày học cao học

Chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

Tác giả luận án

Mai Thị Thơm

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

2.1 Đối tượng và phạm vi vấn đề nghiên cứu: 8

2.2 Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu: 8

3 Phương pháp nghiên cứu 8

3.1 Phương pháp văn bản học: 9

3.2 Phương pháp định lượng: 9

3.3 Phương pháp liên ngành: 9

4 Đóng góp mới của luận án 9

5 Bố cục luận án 10

NỘI DUNG ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA TƯ

TƯỞNG PHẬT GIÁO QUA TƯ LIỆU VĂN BIA LÝ – TRẦN Error! Bookmark not

defined.

1.1 Tình hình nghiên cứu văn hóa tư tưởng Phật giáo qua tư liệu văn bia Lý –

Trần Error! Bookmark not defined.

1.1.1 Tình hình sử dụng nội dung văn bia Lý – Trần vào các chuyên đề nghiên

cứu Error! Bookmark not defined.

1.1.2 Tình hình gợi nhắc hoặc giới thiệu sơ lược về văn hóa tư tưởng Phật giáo

trong các tác phẩm chuyên nghiên cứu về Văn bia Lý – Trần Error! Bookmark

not defined.

1.2 Nhận định về những công trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận

án Error! Bookmark not defined 1.2.1 Nhận định về những công trình nghiên cứu Error! Bookmark not

defined.

1.2.2 Hướng nghiên cứu của luận án Error! Bookmark not defined Tiểu kết Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2 VĂN HÓA PHẬT GIÁO QUA TƯ LIỆU VĂN BIA LÝ – TRẦN: CHÙA – THÁP- LỄ HỘI Error! Bookmark not defined.

2.1 Văn hóa vật thể Phật giáo qua tư liệu văn bia Lý – Trần: Chùa - Tháp Error!

Bookmark not defined.

2.1.1 Tên gọi của chùa – tháp Error! Bookmark not defined 2.1.2 Không gian tồn tại của chùa - tháp Error! Bookmark not defined 2.1.2.1 Không gian của chùa Error! Bookmark not defined 2.1.2.2 Không gian của tháp Error! Bookmark not defined.

Trang 6

2.1.3 Kiến trúc chùa - tháp Error! Bookmark not defined 2.1.3.1 Kiến trúc chùa Error! Bookmark not defined 2.1.3.2 Kiến trúc tháp Error! Bookmark not defined 2.2 Văn hóa phi vật thể Phật giáo qua tư liệu văn bia Lý – Trần: Lễ hội Error!

Bookmark not defined.

2.2.1 Loại hình lễ hội Error! Bookmark not defined 2.2.2 Bố cục lễ hội Error! Bookmark not defined Tiểu kết Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 3 TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO QUA TƯ LIỆU VĂN BIA LÝ – TRẦN:

KINH PHÁP HOA – KINH HOA NGHIÊM Error! Bookmark not defined.

3.1 Kinh Pháp Hoa trong văn bia Lý – Trần Error! Bookmark not defined 3.1.1 Tư tưởng cơ bản của kinh Pháp Hoa Error! Bookmark not defined 3.1.2 Thí dụ điển hình của kinh Pháp Hoa Error! Bookmark not defined 3.1.3 Nhân vật tiêu biểu của kinh Pháp Hoa Error! Bookmark not defined 3.2 Kinh Hoa Nghiêm trong văn bia Lý – Trần Error! Bookmark not defined 3.2.1 Tư tưởng chủ đạo của kinh Hoa Nghiêm Error! Bookmark not defined 3.2.2 Thí dụ điển hình của kinh Hoa Nghiêm Error! Bookmark not defined 3.2.3 Việc diễn giải, vận dụng kinh Hoa NghiêmError! Bookmark not defined.

Tiểu kết Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 4 TƯƠNG QUAN TAM GIÁO QUA TƯ LIỆU VĂN BIA LÝ – TRẦN Error! Bookmark not defined.

4.1 Tương quan Tam giáo từ góc độ văn hóa Error! Bookmark not defined 4.1.1 Nho gia – Phật gia: Tác giả của những văn bia chùa – tháp Error!

Bookmark not defined.

4.1.2 Nho gia – Phật gia: Tác giả của những công trình chùa – tháp Error!

Bookmark not defined.

4.2 Tương quan Tam giáo từ góc độ tư tưởng Error! Bookmark not defined 4.2.1 Nhận thức về đạo vận hành của vũ trụ nhân sinh Error! Bookmark not

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa tư tưởng Phật giáo Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ trong đời sống tôn giáo Phật giáo nói riêng mà còn trong đời sống dân tộc Việt nói chung Văn hóa tư tưởng Phật giáo thời Lý – Trần là một

bộ phận có giá trị đáng nghiên cứu trong toàn bộ nền văn hóa tư tưởng Phật giáo Việt Nó kế thừa được tinh thần dung hợp văn hóa tư tưởng Phật giáo Nguyên thỉ, Phật giáo Đại thừa sơ khởi Ấn Độ với văn hóa tư tưởng bản địa Việt, văn hóa tư tưởng ngoại lai Nho, Đạo Trung Hoa của Phật giáo thời kỳ Mâu Tử, Khương Tăng Hội Nó tiếp nối và phát huy tinh thần Tổ sư Thiền đặc sắc của Thiền tông Trung Hoa với truyền thống Thiền – Giáo hợp nhất, Thiền – Tịnh – Mật đồng hành, Phật – Đạo – Nho tịnh dụng của thời kỳ Thiền phái Pháp Vân – Kiến Sơ Việt Nam Nó sáng tạo nên một thời kỳ Phật giáo hoàng kim với những yếu tố văn hóa tư tưởng đặc trưng của dân tộc Việt trong thời đại độc lập tự chủ thịnh trị mà cho đến nay giá trị đó vẫn tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống Phật giáo Việt trên lãnh thổ Việt và ngoài lãnh thổ Việt Chính vì thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá tư tưởng Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần chuyên biệt hoặc lồng ghép trong các yếu tố khác như lịch sử, văn học, mỹ thuật, chính trị, kinh tế… là việc làm được nhiều giới thuộc đương thời và hậu thế quan tâm

Văn bia Hán Nôm Việt Nam là một trong những loại hình văn bản được nhiều giới nghiên cứu khai thác, trong đó có Văn bia Lý -Trần Số lượng văn bia

Lý – Trần hiện còn tuy không nhiều nhưng phần lớn chúng là những văn bản có giá trị thực sự, đặc biệt là giá trị về văn hóa tư tưởng Phật giáo đương thời Điều này không chỉ vì chúng đa phần là những văn bản thuộc Phật giáo (chùa, tháp, chuông ), mà nội dung của chúng ghi nhận một cách sống động, cụ thể về những yếu tố liên quan đến Phật giáo từ góc độ tôn giáo, đến góc độ học thuật

dù không chuyên biệt Nội dung đó thống nhất với những tác phẩm mang tính

Trang 8

lịch sử, văn học trong và ngoài Phật giáo viết về Phật giáo, bổ sung thêm những yếu tố văn hóa tư tưởng mà các tác phẩm trên chưa hoặc không đề cập đến Chính những giá trị này, từ rất sớm, chúng được sưu tầm, giới thiệu văn bản chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa, chú thích (hoặc một phần ra tiếng Việt hoặc vẫn còn bằng chữ Hán), cũng như giới thiệu chung về hình thức và nội dung của từng văn bản cụ thể hoặc của tất cả văn bản dưới góc độ văn bản học Chúng cũng được trích dẫn, nghiên cứu trong nhiều công trình liên quan đến văn hóa tư tưởng của Phật giáo, văn học Việt Nam

Có điều cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt và đầy đủ yếu tố văn hóa tư tưởng Phật giáo Việt trong hệ thống văn

bia Lý – Trần Chúng tôi chọn đề tài Văn hóa tư tưởng Phật giáo qua tư liệu

văn bia Lý – Trần làm hướng nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của mình, hy vọng

sẽ góp một mảnh ghép cho bức tranh Phật giáo trong thời kỳ hoàng kim của lịch

sử Phật giáo Việt Nam

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tƣợng và phạm vi vấn đề nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố về văn hóa tư tưởng Phật giáo Việt hiện hữu trong văn bia Lý – Trần nhằm làm rõ góc độ tôn giáo của Phật giáo Luận án cũng nghiên cứu về yếu tố Nho - Phật – Đạo (chủ yếu là Nho – Phật) trong văn bia Lý – Trần nhằm ghi nhận thêm về hiện tượng tương quan Tam giáo như một biểu hiện cụ thể cho sức ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Việt

2.2 Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu nghiên cứu:

Văn bia Lý – Trần, chủ yếu là từ tập Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (tập 1

và tập 2)

Văn bia Lý – Trần trong các tác phẩm Thơ văn Lý – Trần, Văn bia thời

Lý 1

, Văn bia chùa Phật thời Lý là những tư liệu bổ sung

Ngoài ra, chúng tôi kết hợp với các tác phẩm kinh luật luận Phật giáo thuộc hai nhánh Tiểu thừa và Đại thừa như Tứ bộ A Hàm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Bát Nhã, Đại Trí Độ Luận, Luật Tứ Phần… cũng như những tác phẩm liên quan đến văn hóa tư tưởng Phật giáo, tam giáo thời Lý – Trần

1 (các đoạn trích dẫn văn bia gồm nguyên bản chữ Hán, phần dịch tiếng Việt thời Lý trong luận án hầu hết đều từ tác phẩm này v ì tác phẩ m đã kế thừa, phát huy giá trị, chỉnh sửa khuyết điểm của các tác phẩm đi trước, bổ sung thêm những giá trị riêng có đáng tin cậy)

Trang 9

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án chọn tư liệu văn bia Hán Nôm (văn bản cổ) làm đối tượng khảo sát, nghiên cứu về văn hóa tư tưởng Phật giáo Để có định hướng cho việc nghiên cứu và giải mã văn bản, chúng tôi áp dụng lý thuyết Thông diễn học hay còn gọi là Thuyên thích học (Hermerneuties), một lý thuyết hướng tới giải thích, giải mã, cắt nghĩa, làm nổi bật các thông tin từ văn bản một cách tối đa và có chiều sâu Theo lý thuyết này, các chi tiết, các yếu tố trong văn bản được xem xét kỹ trong các mối liên hệ, liên hệ trong văn bản và cả liên văn bản

Trên cơ sở lý thuyết đó, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

3.1 Phương pháp văn bản học:

Tuy không phải xác định niên đại, tác giả, hình thức tồn tại, dị bản trong

hệ thống văn bia Lý – Trần vì đã được các công trình nghiên cứu trước thực hiện, nhưng chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm đọc sâu, khảo biện, giải thích, diễn giải các ký hiệu, các mã ngôn ngữ, xâu chuỗi, tổng hợp chúng để khai thác những nội dung cần nghiên cứu, từ yếu tố văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, đến yếu tố tư tưởng, tương quan Tam giáo vốn có trong văn bia thời kỳ này Ngoài ra cũng nhằm xác định chính xác về mặt văn tự, cụ thể là âm, nghĩa, dịch thuật do sự sai lệch dị biệt trong quá trình chú thích, dịch thuật các thuật ngữ Phật giáo, hoặc chưa chú thích, dịch thuật trong các tác phẩm nghiên cứu văn bia đương thời đã đề cập trên, giúp việc triển khai nội dung được rõ ràng, chuẩn xác

3.2 Phương pháp định lượng:

Gồm các thao tác thống kê, lập biểu bảng, phân tích tổng hợp để rút ra những đặc điểm về văn hóa tư tưởng, tần suất xuất hiện, nhằm định hướng cụ thể những nội dung nổi bật cần nghiên cứu trong khuôn khổ luận án

3.3 Phương pháp liên ngành:

Đây là phương pháp quan trọng, hữu dụng để triển khai các nội dung trong đề tài mang tính đa ngành này Thí dụ chúng tôi áp dụng các phương pháp thuộc ngành văn hóa học để điều tra, khảo sát tính văn hóa của đối tượng nghiên cứu, áp dụng phương pháp loại hình học nhân vật lịch sử để nghiên cứu về lực lượng sáng tác, áp dụng các phương pháp lịch sử tôn giáo học, triết học, tư tưởng học, mỹ thuật học, để phân tích, làm rõ các yếu tố cơ bản hàm tàng trong tôn giáo Phật giáo, các yếu tố tư tưởng, học thuật có trong Nho gia, Đạo gia làm nền tảng cho sự dung hợp, tịnh hành Tam giáo đương thời

Trang 10

4 Đóng góp mới của luận án

Việc xác định tên gọi chùa tháp, kiến trúc chùa tháp, loại hình mặt bằng, ngẫu tượng và bích họa cũng như chủng loại lễ hội, bố cục lễ hội trong hệ thống văn bia Lý – Trần không chỉ làm sáng tỏ các yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể của Phật giáo đương thời, khẳng định giá trị vốn có và riêng có của những yếu

tố đó trong ngôi nhà Phật giáo Việt ở một thời kỳ, mà còn góp phần gọi tên, hệ thống, xâu chuỗi những giá trị, những yếu tố văn hóa đó trong toàn bộ nền Phật giáo Việt nói riêng, Phật giáo thế giới nói chung Từ đó góp phần thúc giục sự thâm nhập, nghiên cứu các đặc điểm khác nữa trong văn hóa Phật giáo từng vùng miền, từng thời kỳ, đưa ra một bức tranh toàn diện hơn nữa về Phật giáo

Những tư tưởng cơ bản, thí dụ điển hình, nhân vật tiêu biểu của hai kinh

Pháp Hoa, Hoa Nghiêm được nêu ra trong luận án giúp xác định cụ thể nội dung

đặc biệt nhưng ảnh hưởng sâu rộng của chính hai giáo điển trên trong đời sống

tu học của người học Phật đương thời Khẳng định giá trị của nó trong đời sống của nhiều thành phần xã hội, trong đó có giới tri thức Nho gia Ngoài ra, góp phần khẳng định thêm nét đặc thù của Thiền tông Việt: Thiền – Giáo dung thông, tức không chỉ tu thiền ngộ thiền thông qua các công án, thoại đầu của các tổ sư,

mà luôn chú trọng việc đạt ngộ thông qua các giáo điển giá trị của Phật giáo Hơn thế nữa, nó cũng đóng góp cho việc tìm hiểu tư tưởng Phật giáo thời Lý – Trần, có ý nghĩa trong việc hiểu sâu hơn văn học Phật giáo thời kỳ này nói riêng

và văn học Phật giáo nói chung

Những ghi nhận về tác giả văn bia, tác giả công trình chùa tháp, tư tưởng chủ đạo của Tam giáo, vai trò của Phật – Thánh, vai trò của từng giáo điển Tam giáo góp phần làm rõ hơn những biểu hiện cụ thể của hiện tượng Tam giáo tịnh hành, Tam giáo thịnh hành, Tam giáo hợp sáng ở thời Lý – Trần từ hai góc độ tư tưởng / học thuật, văn hóa/ tôn giáo Từ đó luận án vừa chỉ ra tính chất trọn vẹn

và điển hình của hiện tượng này ở thời Lý – Trần, vừa góp phần cho việc hệ thống những biểu hiện cụ thể của hiện tượng Tam giáo tịnh hành, khẳng định vai trò to lớn của Phật – Đạo - Nho trong toàn bộ nền văn hóa tư tưởng Việt Nam

Những kết luận về hình thức, nội dung, tư tưởng, hoạt động của tôn giáo Phật giáo trong luận án cũng đóng góp thiết thực cho thực tiễn nghiên cứu của ngành Hán Nôm và nghiên cứu khoa học xã hội

Thuật ngữ Phật giáo được chú thích trong 10 văn bia tiêu biểu ở phần Phụ lục cũng góp phần làm sáng tỏ thêm cho việc dịch thuật, nghiên cứu

Trang 11

5 Bố cục luận án

Bố cục của luận án ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung

được tổ chức thành 4 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu văn hóa tư tưởng Phật giáo qua tư liệu văn bia Lý – Trần Gồm: Các công trình nghiên cứu chuyên

về văn hóa, tư tưởng, lịch sử có trích dẫn, đề cập đến nội dung văn bia Lý – Trần, các công trình nghiên cứu chuyên về văn bia Lý – Trần có gợi nhắc đến yếu văn hóa tư tưởng Phật giáo

Chương 2 Văn hóa Phật giáo qua tư liệu văn bia Lý - Trần: Chùa - Tháp - Lễ hội Gồm: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Văn hóa vật thể

gồm: Tên gọi chùa tháp, không gian hiện hữu của chùa, tháp, loại hình mặt bằng,

hệ thống tượng pháp và bích họa trong chùa, tháp Văn hóa phi vật thể gồm: Loại hình lễ hội, bố cục cơ bản của lễ hội, chức năng của lễ hội

Chương 3 Tư tưởng Phật giáo qua tư liệu văn bia Lý – Trần: Kinh

Pháp Hoa – Kinh Hoa Nghiêm Gồm: Triết lý cơ bản của Pháp Hoa, Hoa

Nghiêm; thí dụ điển hình của Pháp Hoa, Hoa Nghiêm; Nhân vật tiêu biểu của Pháp Hoa; việc diễn giải kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm; việc vận dụng kinh Hoa Nghiêm qua hình thức truyền giới Bồ tát

Chương 4 Tương quan Tam giáo qua tư liệu văn bia Lý – Trần 2 Gồm: Phật gia, Nho gia là tác giả của những văn bia Phật giáo; Phật gia, Nho gia

là tác giả của những công trình chùa tháp; nhận định của Phật gia, Nho gia về vai trò Phật – Thánh, vai trò của giáo điển Phật - Nho trong đời sống tôn giáo,

xã hội

Sau mỗi chương đều có phần Tiểu kết

Sau phần Tài liệu tham khảo là phần Phụ lục Phần này là bảng Chú

thích thuật ngữ Phật giáo trong 10 văn bia tiêu biểu của nghiên cứu sinh Trước phần chú thích mỗi bia có phần văn bản chữ Hán

2

(Ở đây tuy nói là Tam giáo, nhưng chủ yếu chỉ là hai giáo Phật – Nho)

Ngày đăng: 31/03/2018, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w