1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

THÀNH PHẦN hóa học CHI POLYGONUM, họ RAU răm

57 943 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Chi Polygonum có khoảng 300 loài ở phía bắc bán cầu trong đó ở Việt Nam có khoảng 25 loài, nhiều loài trong số đó được sử dụng trong y học dân gian với công dụng kháng viêm, lưu thông máu, chữa lỵ, lợi tiểu 5. Theo các nghiên cứu đã công bố thành phần hóa học của các loài thuộc chi này bao gồm anthraquinon, coumarin, flavonoid, lignan, napthaquinon, polyphenol, sesquiterpen và triterpen với nhiều tác dụng dược lý đáng chú ý như chống khối u, chống oxy hóa, chống viêm, chống HIV, chống suy giảm miễn dịch và chống côn trùng

Trang 1

MỞ ĐẦU

Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc, theo ước đoán hệ thực vật ở Việt Nam có khoảng 13.000 loài, trong đó có có khoảng 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo, tính đến nay đã có hơn 3800 loài thực vật bậc cao và bậc thấp (bao gồm cả nấm) được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền với nhiều mục đích như: kháng khuẩn, kháng nấm, chống sốt rét, chống viêm nhiễm, chống ung thư, điều hòa miễn dịch chữa các bệnh liên quan đến tim mạch, diệt côn trùng [1-7]

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mô hình bệnh tật cũng thay đổi theo, ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh lạ khó chữa hoặc chưa tìm ra thuốc chữa, đòi hỏi sự chung tay góp sức của nhiều nhà khoa học vì sức khỏe cũng như sự phát triển sinh tồn của nhân loại, đặc biệt là các nhà hóa y Vì thế xu hướng nghiên cứu cấu trúc và hoạt tính sinh học của các hợp chất thiên nhiên để làm thuốc ngày càng được thế giới và các nhà khoa học quan tâm đặc biệt bởi nhiều ưu điểm Một trong các ưu điểm của nó là độc tính thấp, dễ hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể so với các thuốc có nguồn gốc tổng hợp khác Hơn nữa nó có quá trình được sử dụng lâu dài trong dân gian

Nhờ các kỹ thuật phân lập, chuyển hóa và xác định cấu trúc các chất cũng như của các kỹ thuật thử hoạt tính sinh học mà gần đây người ta đã phát hiện ra nhiều hoạt tính mới, quý báu của những hợp chất thiên nhiên đã biết cũng như của những hợp chất thiên nhiên mới Đã có rất nhiều hợp chất thiên nhiên được sử dụng

để chữa các bệnh hiểm nghèo như: HIV/AIDS, ung thư, viêm nhiễm, tiểu đường, tim mạch Ví dụ điển hình là việc sử dụng vinblastin một hợp chất được phân lập

từ cây dừa cạn làm thuốc chữa ung thư [74] Hoạt tính kháng HIV của acid betulinic và các dẫn xuất của nó, một triterpen tồn tại trong thực vật cũng được phát hiện và đang được quan tâm nghiên cứu …Các hợp chất thiên nhiên ngày càng

Trang 2

phát triển các thuốc mới

Trong những năm gần đây, xu hướng quay trở lại sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược để phòng và điều trị bệnh trở nên thịnh hành không chỉ trên thế giới mà còn ở cả Việt Nam Vì vậy, để phù hợp với xu hướng phát triển, nền y học cổ truyền nước ta đang dần được hiện đại hóa để có thể phát triển hài hòa với y học hiện đại: như tìm ra thuốc mới dựa trên kinh nghiệm dân gian, chiết tách

và đánh giá tác dụng chữa bệnh của các hợp chất từ tự nhiên, tiêu chuẩn hóa dược liệu và thuốc đông dược,…

Chi Polygonum có khoảng 300 loài ở phía bắc bán cầu trong đó ở Việt Nam

có khoảng 25 loài, nhiều loài trong số đó được sử dụng trong y học dân gian với công dụng kháng viêm, lưu thông máu, chữa lỵ, lợi tiểu [5] Theo các nghiên cứu

đã công bố thành phần hóa học của các loài thuộc chi này bao gồm anthraquinon, coumarin, flavonoid, lignan, napthaquinon, polyphenol, sesquiterpen và triterpen với nhiều tác dụng dược lý đáng chú ý như chống khối u, chống oxy hóa, chống viêm, chống HIV, chống suy giảm miễn dịch và chống côn trùng [16]

Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu cho luận án này

là khảo sát thành phần hóa học của ba loài cây của chi Polygonum (họ rau Răm, Polygonaceae) là cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R Br.), cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.), cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.) Các hoạt

tính sinh học quan tâm trong nghiên cứu này là khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, chống ung thư, chống oxy hóa của các chất phân lập

Trong bản báo cáo này, xin được trình bày những nét tổng quan về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của một số lài thuộc chi

Polygonum và ba loài được lựa chọn nghiên cứu trong luận án

Trang 3

Phần 1: TỔNG QUAN THỰC VẬT HỌC 1.1 Họ Rau răm (Polygonaceae)

Họ Rau răm (họ Nghể, họ Kiều mạch) có danh pháp khoa học là Polygonaceae, có khoảng 50 chi, hơn 1400 loài, phân bố rộng rãi ở các vùng ôn đới

Bắc bán cầu và các vùng nhiệt đới trên thế giới, các chi lớn nhất là Eriogonum (240 loài), Rumex (200 loài), Coccoloba (120 loài), Persicaria (100 loài) và Calligonum (80 loài) Việt Nam có 10 chi (trong đó có 4 chi nhập nội: Coccoloba,

Muehlenbeckia, Antinoron, Rheum), 52 loài, 2 thứ, phân bố rộng rãi khắp đất nước

Họ này đặc trưng bởi đặc điểm hình thái dễ nhận biết ngoài tự nhiên và trong các phòng tiêu bản như thân và cành có nhiều đốt và lóng (tên gọi polygonaceae bắt nguồn từ đặc điểm này, tiếng la tinh “polygonatus” có nghĩa là nhiều đốt) Lá phần lớn mọc cách và có lá kèm dạng bẹ [thường gọi là “bẹ chìa” (ochrea)] Hoa nhỏ, bao hoa không phân biệt thành đài và tràng [11]

Họ Polygonaceae là một nhóm thực vật hai lá mầm gồm các cây thân thảo, cây bụi, cây thân gỗ nhỏ, đôi khi là dây leo Lá thường mọc cách, các lá kèm ở gốc

lá dính lại với nhau thành 1 ống gọi là bẹ chìa Cụm hoa kép gồm nhiều xim, hoa nhỏ thường lưỡng tính ít khi đơn tính, hoa đều không có cánh hoa, đài gồm 3-6 mảnh, màu lục trắng hay đỏ hồng; nhị 6 xếp thành 2 vòng, đôi khi 9 nhị; nhụy gồm

3 lá noãn, ít nhiều dính lại, bầu trên, chứa một noãn thẳng ở đáy Quả đóng hạt có phôi thẳng và nội nhũ bột lớn Dây leo quấn, lá hình tim, rễ phình thành củ

Tuy được xem xét trong nhiều hệ thống phân loại khác nhau như Engler (1982), Thorne (1983), Dahlgen (1983), Cronquit (1981-1988), Takhtajan (1987) và trong mỗi hệ thống vị trí của họ này có tương quan khác nhau với các họ khác nhưng nói chung họ Rau răm (Polygonaceae) được xếp vào bộ Rau răm (Polygonales), phân lớp cẩm chướng (Caryophylliadae), lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae) [11]

Trang 4

Bảng 1.1 Vị trí của họ Rau răm trong các hệ thống phân loại

Bentham and

Hooker

(1862-1883)

Engler (1892)

Hutchinson (1959)

Young (1982)

Thorne (1983)

Dahlgren (1983)

Cronquist (1981-1988)

Takhtajan (1987)

Hệ thống phân loại

Trang 5

Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ, họ Rau răm (Polygonaceae) có 47 loài đánh số thứ tự từ 2968 đến 3025 [7], có tài liệu lại cho rằng có 11 chi, 45 loài [108]

Đỗ Tất Lợi cũng liệt kê 11 loài trong những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [6] Theo tài liệu mới nhất năm 2012 Võ Văn Chi xếp 43 loài vào họ này [5] Một số thành viên trong họ này được biết đến như là kiều mạch, chút chít, đại hoàng, các loại nghể, rau răm, hà thủ ô đỏ, ti gôn v.v

1.2 Chi Polygonum: chi Rau răm

Cỏ một năm hoặc nhiều năm, một số ít dạng cây bụi, thân đứng thẳng, chếch,

bò lan hoặc bò trườn, phân cành ít hoặc nhiều, có gai mọc ngược hoặc không, có lông, lông tuyến hoặc nhẵn, một số ít có điểm tuyến, lóng dài hoặc ngắn, có rễ, ở đốt có rễ hoặc không, rễ mảnh hoặc thô Lá mọc cách, có cuống hoặc gần như không cuống; phiến lá nguyên, một số ít chia thùy, hình dạng va kích thước khác nhau, mỏng, 2 mặt có lông tơ hoặc không, một số ít có điểm tuyến, mép có lông tơ hoặc không, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn ngắn, gốc hình nêm, hình tim, tròn, mũi tên hoặc bằng Bẹ chìa hình ống, chất lá hoặc màng mỏng, mép vát hoặc cụt, mép có lông mi hoặc không Hoa mọc tụm ở nách lá hoặc

là cụm hoa dạng bông, dạng đầu hoặc chùy, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, hình trụ hoặc hình sợi, phân nhánh hoặc không, hoa nhiều, xếp đơn độc hoặc 3-5 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc, lá bắc hình phễu, mép vát, có lông hoặc không Hoa mẫu 4-5, lưỡng tính, một số ít đơn tính, nhỏ, mau trắng, hồng hoặc vàng xanh, cuống mềm yếu, có mấu Bao hoa 4-5 mảnh, một số ít 3, nhẵn, không có lông, một số ít có điểm tuyến, đồng trưởng hoặc không đồng trưởng với quả Nhị 5-8, một số ít 1-4, thường ngắn hơn bao hoa, bao phấn đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá noãn, 1 ô, có 1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 2 hoặc 3, rời nhau hoặc dính nhau ở phần dưới; đầu nhụy dạng đầu Quả bế hình trứng, 3 cạnh nhọn hoặc tù hoặc là hình thấu kính lồi 2 mặt, màu nâu đen nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng trưởng hoặc không Hạt có phôi ở bên, rễ mầm

Trang 6

Chi có khoảng 230 loài, phân bố rộng rãi toàn cầu, chủ yếu ở các vùng ôn đới Bắc bán cầu Việt Nam có 34 loài (trong đó có 1 loài bổ sung cho hệ thực vật

Việt Nam (Polygonum longisetum De Br.) và một thứ mới (Polygonum

microcephalum var vietnamensis) Do, N.T.) Đây là chi có số lượng nhiều nhất

trong họ, phân bố khắp đất nước từ bắc tới nam [12]

Ở Việt Nam, theo Võ Văn Chi, các loài sau được xếp vào chi Polygonum [5]

Bảng 1.2 Một số loài Polygonum ở Việt Nam

1 P runcinatum Buch-Ham Nghể bào, nghể bào xẻ lông chim

9 P senticosum (Meisn.) Franch et Sav Nghể gai móc, nghể móc

10 P capitatum Buch-Ham ex D.Don Nghể hoa đầu

11 P thunberrgii Sieb et Zucc Nghể ba kích, nghể thunberg

12 P tomentosum Willd Nghể lông dày

Kim tuyến thảo

23 Antenoron neofiliforme (Nakai) H

Hava

Kim tuyến thảo lông ngắn

24 Coccoloba uvifera (L.) L Nho biển

26 P chinense L var ovalifolium Meissn Nghể mã lai

Trang 7

27 P perfoliatum L Thồm lồm gai, rau má ngọ

28 Fagopyrum dibotrys (D.Don) Hara Bông chua

29 F esculentum Moench Kiều mạch

30 F.multiflora (Thunb) Haraldson Hà thủ ô

31 Muehlenbeckia platyclada (F.Muell

33 Rheum oficinade Baill Đại hoàng

1.3.1 Cây rau đắng, mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br)

Tên đồng danh: Polygonum aviculare Lour 1790 Fl Cochinch 241, non L (1753)

Polygonum roxburghii Meissn 1856

Theo tác giả Nguyễn Thị Đỏ trong nhiều tài liệu cây thuốc ở Việt Nam trước

đây, các tác giả thường giới thiệu là cây rau đắng, biển súc (Polygonum aviculare

L.) [2] Trong quá trình nghiên cứu mẫu vật ở Việt Nam và quan sát mẫu vật tại phòng tiêu bản thực vật Bắc Kinh (Viện thực vật Bắc Kinh- Trung Quốc) nhóm

nghiên cứu đã kết luận lại cây có tên khoa học là Polygonum plebeium R.Br Vì vậy trong luận án này xin được gọi cây này là cây mễ tử liễu Polygonum plebeium R.Br

[12]

Mô tả:

Trang 8

nhỏ, mọc cách, gần như không có cuống, phiến lá nguyên hình thuôn hẹp hoặc hình mũi giáo ngược, kích thước 0,5-1,5 x 0,2-0,4 cm, mỏng, hai mặt nhẵn, gân bên không có, chóp nhọn, ngắn hoặc tù, gốc hình nêm Bẹ chìa dài 0,2-0,3 cm, chất màng mỏng, màu trắng, trong suốt, chẻ ra Hoa mọc tụm ở nách lá, 3-5 hoa trong mỗi lá bắc; lá bắc hình phễu, mép vát, có lông ngắn Hoa đều, lưỡng tính, nhỏ, màu trắng hoặc hồng, cuống không thò ra ngoài lá bắc, mềm, yếu, có mấu ở giữa Bao hoa 5 mảnh, gốc dính nhau ít, trên 5 thùy sâu, hình thuôn, dài 0,1-0,2 cm, không đồng trưởng với quả Nhị 5-8, thường ngắn hơn bao hoa, gốc chỉ nhị hơi phình to, bao phấn đính gốc, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc, không có tuyến mật Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá noãn, 1 ô, có một noãn, thẳng, đính lưng; vòi nhụy

3, một số rất ít 2, rời nhau hoặc dính nhau ở phần dưới; đầu nhụy dạng đầu Quả bế, hình trứng rộng, 3 cạnh, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bao hoa không đồng trưởng Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp

Phân bố, sinh thái:

Mùa ra hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-8 Mọc ở nơi đất ẩm ven đường, ven rừng, ven suối, bờ sông ngòi, mương rạch, ao hồ, ruộng bỏ hoang Cây chết rụi vào cuối năm, đầu xuân hạt nảy mầm

Cây phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á, Australia, châu Phi Ở Việt Nam cây mọc ở Sơn La (Mộc Châu, Sông Mã), Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh (Phả Lại), Bắc Giang, Bắc Giang, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình (Cúc Phương), Nam Bộ

Bộ phận dùng: Toàn cây, thu hái vào lúc ra hoa, dùng tươi hoặc phơi khô

Tính vị, công năng: Rau đắng có vị đắng nhạt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc

Công dụng: Rau đắng được dùng để chữa kiết lỵ, táo bón, đái rắt, đái buốt do viêm hoặc sỏi thận, sỏi bàng quang, ung nhọt, sưng tấy (giã đắp ngoài và uống trong), phù, lở ngứa, chảy nước vàng: 10-20 g rau đắng khô nấu nước uống

Trang 9

Dùng ngoài, rau đắng tươi giã nát, thêm nước gạn uống, bã đắp, chữa rắn cắn

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, rau đắng là thuốc hạ nhiệt và lợi tiểu, điều trị sốt rét nhiệt đới, phù; thuốc bổ trong suy nhược thần kinh, yếu mệt sau khi khỏi bệnh cho người cao tuổi; thuốc cầm máu, chống viêm và trừ giun

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, rau đắng được coi có tác dụng bổ, hạ sốt, sát khuẩn, lợi tiểu, cầm máu và trị giun, trị đái tháo đường, thấp khớp, sốt, loét bên ngoài và bên trong Nước sắc của cây trị lỵ, tiêu chảy, viêm phế quản, trĩ chảy máu

và kinh nguyệt nhiều Cao được dùng làm thuốc cầm máu Hạt có mùi thơm có tác dụng gây nôn và tẩy mạnh

Ở Liên xô trước đây, chế phẩm từ rau đắng là thuốc gây co hồi tử cung cho phụ nữ sau khi đẻ

Trang 10

1 3.2 Cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.) [3]

Cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.) hay còn gọi là cây rau má

ngọ, rau sông chua dây, giang bản quy

Phân bố, sinh thái:

Thồm lồm gai phân bố ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới châu Á, bao gồm

Ấn Độ, phía nam Trung Quốc, Lào, Indonesia, Nhật Bản Ở nước ta thường gặp ở các tỉnh miền núi và trung du, đôi khi thấy ở các vùng đồng bằng, nhất là phía bắc

Thồm lồm gai là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc lẫn với các loai cỏ hay cây bụi thấp ở bờ nương rẫy, ven rừng, ven đường đi hay trong các lùm, bụi quanh làng Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả nhiêu hàng năm Cây con mọc từ hạt thường thấy vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè Trong thời kì sinh trưởng mạnh, nếu chặt phá, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh, những cây chồi mới mọc có thể sẽ không kịp ra hoa vào cuối mùa hè hàng năm

Thồm lồm gai có sức sống dai, lượng gieo giống nhiều, cây có nhiều gai nên thường gây khó khăn cho việc canh tác, trồng trọt

Bộ phận dùng: Toàn cây, dùng tươi

Tính vị, công năng: Thồm lồm gai có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu độc, khỏi ngứa

Trang 11

Công dụng: Thồm lồm gai được dùng trị cảm sốt, viêm ruột, tiêu chảy, kiết

lỵ Ngày 20-40 g, sắc uống Cây tươi giã đắp và nấu nước tắm rửa chữa mụn nhọt, viêm da lở ngứa, tai lở loét, trẻ chảy rãi loét cằm, chốc đầu, rắn cắn Lá cũng được dùng nấu nước rửa, chữa vết bỏng Ở Ấn Độ, thồm lồm gai là thuốc làm dịu da, đắp trị khối u

Hình 1.2 Cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.)

1 3.3 Cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.) [4]

Mô tả:

Cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.) còn có tên là nghể râu, nghể dại

Trang 12

Cây thảo, sống lâu năm Thân mập, rỗng, hơi phình ở các đốt, đôi khi bén rễ

ở phần gốc Lá mọc so le, hình mũi mác, lá ở ngọn hình dải; bẹ chìa hình trụ, dài đến gần ½ gióng, mảnh, phủ lông tơ ở mặt ngoài; cuống lá rất ngắn Cụm hoa mọc

ở ngọn thân thành bông dài, đôi khi thành chùm; lá bắc có nhiều lông tơ; bao hoa màu trắng hoặc hồng, nhị 5-8 không đều; bầu có 3 cạnh Quả hình 3 cạnh nhẵn Mùa hoa tháng 9-10

Phân bố, sinh thái:

Nghể trắng phân bố rộng rãi ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thuộc Nam Á và Đông Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Srilanca, Malaysia, Lào, Thái Lan Cũng mọc rải rác ở Nhật Bản, Nam Trung Quốc và Australia Ở Việt Nam, nghể trắng cũng thường gặp ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp

Nghể trắng là loại đặc biệt ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc thành đám trên đất lầy, ruộng trũng, bờ các ao hồ lẫn với các loại cây cỏ ưa nước khác Nghể trắng sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả nhiều hàng năm; hạt phát tán nhờ nước, sau chìm xuống bám được vào lớp bùn nhão mới có thể nảy mầm được Nghể trắng

có khả năng tái sinh khỏe sau khi bị cắt cành

Ở Ấn Độ và Malaysia, lá nghể trắng nghiền nát đắp lên vết thương nhiễm trùng do ruồi nhặng ở gia súc Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa nhọt sưng tấy, làm mưng

mủ, bệnh ngoài da, lở ngứa

Trang 13

Hình 1.3 Cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.)

Trang 14

Phần 2: TỔNG QUAN THÀNH PHẦN HÓA HỌC

2.1 Thành phần hóa học đặc trưng của các loài thuộc chi Polygonum

Các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy các loài trong chi

Polygonum có thành phần hóa học rất đa dạng và phong phú với nhiều tác dụng

sinh học có giá trị Có thể nói lớp chất đại diện cho các loài thuộc chi Polygonum đã

được phân lập bao gồm: flavonoid, quinon, phenol, stilbene, tannin, terpenoid,

và catechol

2.1.1 Flavonoid

Flavonoid và các dẫn xuất glycosid của nó là các chất chuyển hóa thứ cấp

quan trọng nhất phân bố rộng rãi trong chi Polygonum Nó có thể được coi như dấu

vân tay hóa học cho các loài thuộc chi này Nhiều flavonoid đã được phân lập và

xác định cấu trúc từ các loài thuộc chi Polygonum như P runcinatum Buch Ham

ex D Don, P acre, P aviculare, P chinense, P coriavium, P cuspidatum, P

orientale L , P Glabrum, P hydropiper, P bistorta L., P amphibium, P viscosum, P tinctorium, P.stagninum, P sphaerostachyum, P salicifolium, P pefoliatum, P paleaceum, P multiflorum, P lapathifolium và P sachalinense

Trong đó các dẫn xuất glycosid có aglycon liên kết với đường ở vị trí C-3, một vài chất xuất hiện ở C-7 và chủ yếu tồn tại ở dạng đơn glycoside, bao gồm cả liên kết O- glycoside và C- glycosid nhưng O- glycoside phổ biến hơn Aglycon phổ biến là: kaempferol, quercetin, quercitrin, myricetin, isorhamnetin, luteolin và rhamnetin Hầu hết các đường là glucose, galactose, rhamnose, arabinose, xylose [16], [107]

Smzolar và cộng sự phân lập được kaempferol (1) và quercetin-3-methyl

ether (2) từ cặn chiết EtOAc của P amphibium [87] Kim HJ phân lập năm flavonoid avicularin (3), astragalin (4), betmidin (5), juglanin (6) từ P aviculare

[48] Từ P hydropiper các nhà khoa học phân lập được 19 flavonoid và các dẫn

xuất glycosid flavonoid sulfate bao gồm 4, isorhamnetin- 3-O-glucuronide (7), galloyl quercitrin (8), quercetin (9), galloyl kaempferol 3-O-glucoside (10), quercitrin (11), scutellarein (15), scutellarein 7-O-glucoside (16), 6-hydroxyluteolin

Trang 15

(17), 6-hydroxyluteolin-7-O-glucoside (18), 7,4'–dimethylquercetin (20), methylquercetin (21), isoquercetrin (22), quercetin 3-sulfate (25), isorhamnetin-3,7- disulfate (26), percicarin (27), rhamnazin (28), rhamnezin-3-sulfate (29),

3'-tamarixetin 3-glucoside-7-sulfate (30) [72], [38], [39], [101]

Quercetin-3-O-β-D-galactopyranoside (23), quercetin-3-O-arabinopyranoside (24) được phân lập từ

thân lá P sachalinensis F.Schmidt ex Maxim tại Thụy Sĩ [70]

Ahmed tách được từ P lapathifolium các dẫn xuất của chalcone,

isoflavan-4-ol bao gồm lapathinol (31), lapathone (32), 2'-methoxy-4'-hydroxychalcone (33), 2', 4'–dimethoxychalcone (34), 2', 5'-dimethoxy-4’-hydroxychalcone (35), 6'- methoxy-2',4'-dihydroxy-3'-angeloyloxychalcone (36), 6’-methoxy-2',4'-dihydroxy-

3'-(2-methylbutyryloxy)-chalcone (37), 6'-methoxy-2', 4'-dihydroxy-3' –

isovaleryloxychalcone (38), angelafolone (39), valafolone (40), melafolone (41)[16]

Từ P multiflorum đã phân lập được tricin (42), catechin (44), vitexin (85), epicatechin (45), proanthocyanidin B1 (65), proanthocyanidin B2 (66) [66] Từ P

orientale ghi nhận sự có mặt của các hợp chất 1, 2, 4, 9, 11, 44, 85,

kaempferol-3-O- α -L-rhamnoside (12), chrysoeriol-7-kaempferol-3-O-glucoside (43), taxifolin (47), trihydroxydihydroflavonol (48), dihydroquercetin (49), quercetin-3-O-(2''-O- α - rhamnopyranosyl) -β-glucurono-pyranoside (51), kaempferol-3-O-(2''-O- α -L- rhamnopyranosyl)- β-D –glucuronopyranoside (50), quercetin-3-O- β -D- glucuronide (53) , kaempferol-3-O- β -D-glucoside (56), orientin (83), isoorientin

5,7,4'-(84), cynaroside (86), [57], [16] Sử dụng phương pháp UPLC–ESI-MS/MS, năm

2014 nhóm tác giả Yong Huang đã định lượng đồng thời các flavonoid có trong

toàn thân cây P orientale L tại Trung Quốc bao gồm 11, 83, 85, 86, với hàm

lượng tương ứng là 1,11%, 5,68%, 3,36%, 0,51% [102]

Trang 16

R2OH

R3

OR1OH

R4

O

R2

25 R1 = R2 = R4= H, R3= OSO3K

26 R1 = OH, R2=OCH3, R3= R4 = OSO3K

27 R1 = R4= OH, R2 = OCH3, R3= OSO3K

28 R1 = R3= OH, R2 = R4=OCH3

29 R1 = OH, R2 = R4= OCH3, R3= OSO3K

30 R1=OCH3, R2 = OH, R3= O-Glu, R4= OSO3K

O

OCH3OH R

OH O

OH

50 R=H

51 R=OH

Trang 17

60 R= Gal - (6'' - galloyl), R1 = OH, R2=R3=H

61 R= Gal - (6''- caffeoyl), R 1 = OH, R 2 =R 3 =H

62 R= Gal - (6'' - feruoyl), R1 = OH, R2=R3=H

OH

OH

HO

OH R

1 1 2 1

OH HO

OH OH O

OH

OH

HO

OH OH 67

OH

O

O

H3CO Glu

72 R=CH3

73 R=H

OH O

R3

R2

R 1

O O OH O

OR HO

Hình 2.1 Các flavonoid được phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum

Wang Kai phân lập từ P paleaceum rutin (52) và 53, 45 và dimer của nó

procyanidins B1 (63), procyanidins B2 (64) và trimer procyanidins C1 (67) [93]

Trang 18

Các chất kaempferol-3-O-galactoside (54), isoquercetin -2'' –O-gallate (55),

4'O[glucopyranosyl(16)glucopyranosyl] oxy ]2' –hydroxy3',6'dimethoxy

-dihydrochalcone (68) được phân lập từ P salicifolium [22]

Amplexicin (46) có trong P Amplexicaule, yuansuiliaine A (69) và yuansuiliaine B (70) được phân lập từ P sphaerostachyum Các chất hyperoside (57), rhamnocitrin (58) và onysilin (19) được phân lập từ P stagninum, 3-

methoxykaempferol (59) và 3,5,4’-trihydroxy-6,7-methylenedioxy flavone (71) từ

P tinctorium Từ P viscosum nhận được năm flavonoid quercetin3O(6''

-galloyl)-galactoside (60), O-(6''-caffeoyl)-galactoside (61), O-(6''-feruloyl)-galactoside (62), 3',5-dihydroxy-3,4',5',7-tetramethoxy flavone (72)- 3',5,7-trihydroxy-3,4’,5’-trimethoxy flavone (73) [107]

quercetin-3-Năm 2013, từ P aviculare L thu hái tại Ba Lan, ngoài hai hợp chất đã được

công bố là myricetin (13), 5,6,7,4'-tetramethoxy flavanone (14), 11 flavonol

glucuronide đã được phân lập và xác định cấu trúc bao gồm 7, 53, myricetin D-glucuronide (74), mearsetin 3-O-β-D-glucuronide (75), kaempferide 3-O-β-D- glucuronide (76), kaempferol 3-O-β-D-glucuronide (77), kaempferol 3-O-β-(2''-O- acetyl-β-D-glucuronide) (78), isorhamnetin 3-O-β-(2''-O-acetyl-β-D-glucuronide) (79), quercetin 3-O-β-(2''-O-acetyl- β-D-glucuronide) (80), quercetin 3-O-β-(3''-O- acetyl- β-D-glucuronide) (81), kaempferol 3-O-β-(3''-O-acetyl-β-D-glucuronide)

3-O-β-(82) Các hợp chất này cũng đã được chứng minh có tác dụng chống viêm và chống

oxy hóa [83]

Isobe và cộng sự đã phân lập được 9, quercetin-3-β-D- 2"-gallate (87) và quercetin-3-β-D-glucopyranoside- 6"-gallate (88) từ phần trên

galactopyranoside-mặt đất của P nodosum Pers Một flavonol glucosid là

quercetin-3-β-D-glucopyranoside-2"-gallate (89) cũng được phân lập từ cây này bởi nhóm của

Dossaji và Kubo, chất này có tác dụng chống lại động vật thân mềm, bệnh ký sinh

trùng ở móng Bên cạnh đó quercetin-3-L-rhamnopyranoside-2"-gallate (90) đã

được phân lập từ P flilifome Thunb [16]

Trang 19

2.1.2 Quinon

Trong chi Polygonum, các dẫn xuất anthraquinon tồn tại chủ yếu trong

P.cuspidatum, P.multiflorum, cũng tìm thấy một số trong P auberti, P culiinerve

Các hợp chất anthraquinon được phân lập từ P.cuspidatum như emodin (91),

physcion (92), 8-O-glucoside (93), physcion -8-O-glucoside (94), 8-O-(6'-O-malonyl)-glucosid (95), emodin trimethyl ether (96), aloe-emodin (101), aloe-emodin-1-O-glucoside (102), chrysophanol (103), chrysophanol-1-O-glucoside (97), chrysophanol-8-O-glucoside (98), rhein (106), sennoside A (107), sennoside B (108), 1,4-dihydroxy anthraquinone (109), 1,5-dihydroxy anthraquinone (110), 1,8- dihydroxy anthraquinone (111), 2,6-dihydroxy anthraquinone (112),2,6-dimethoxy

emodin-anthraquinone (113), anthraquinone (114), alizarin (115), alizarin dimethyl ether (116), falacinol (119), polyganins A (123), polyganins B (124) [20], [27], [43], [58]

Hai hợp chất 97, 98 cũng được phân lập từ P hypoleucum [107]

Các chất 91, 92, 93, 101, 103, 106, emodin 1 ,6-dimethyl ether (99), questin (100), citreorosein (117), questinol (118), 2-acetyl-emodin (120), 2-acetyl-emodin- 8-O-glucoside (121), 2-acetyl-physcion-8-O-glucoside (122), polygonimitin B (126)

được phân lập từ P multiflorum [31], [85]

Trang 20

OH OGlu

OH OH OH OH

126

O

O

C21H43-nOH

HO

H 3 C 125

123 R= H

124 R= CH3

Hình 2.2 Các hợp chất quinon của một số loài thuộc chi Polygonum

Các dẫn xuất emodin glucosid cũng được phân lập từ P auberti, P

culiinerve Các dẫn xuất của physcion được tìm thấy trong P culiinerve và P

sachalinense Hợp chất polygonaquinon (125) có ở rễ P falcatum [16]

2.1.3 Stilbene và dẫn xuất

Nhóm hợp chất này được tìm thấy chủ yếu trong loài P cuspidatum và P

multiflorum Ngoài ra còn thấy xuất hiện trong P persicaria Trans-resveratrol

(127), trans-piceid (128), resveratroloside (129), resveratrol (130), resveratrol-3-O-glucoside (131), cis-piceid (132), 1-(3',5'-dihydroxyphenyl)-2-(4''- hydroxyphenyl)-etan-1,2-diol (133), piceatannol glucoside (144), và các dẫn xuất

Trang 21

cis-natri sulfate, kali sulfat của trans và cis resveratrol (134-143) đã được phân lập từ P

cuspidatum, persilben (149) được phân lập từ P.persicaria [16]

Năm 2012, hợp chất polygonflavanol A (150), một hợp chất flavonostilbene

glycoside mới cũng đã được phân lập cùng với các stilbene glycoside từ rễ của P

multiflorum (E) - 2, 3, 5, 4'-tetrahydroxystil-bene-2, 3-di-O-β-D-glucoside (145),

(E) - 2, 3, 5, tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glucoside (146), (E) - 2, 3, 5, tetrahydroxystilbene-2-O-(6’-O-acetyl)-β-D-glucoside (147), (Z) - 2, 3, 5, 4'- tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glucoside (148) [57]

OH 133

HO

OH

OGlu OH

OR 3

R1O

R2O HO

OH HO

O

OH HO

OH

OH O

150

Trang 22

2.1.4 Terpenoid

Hợp chất (-)-polygodial (151), một sesquiterpen khung drimane được phân

lập từ P hydropiper Hạt của nó cũng chứa 4 sesquiterpen khác là polygonal (152),

(một norsesquiterpene aldehyde), isodrimeniol (153) (một hemiacetal), isopolygodial (154) và confertifolin (155) Các hợp chất drimane có trong cây có

tác dụng chống lại sự tấn công của côn trùng [16] Các hợp chất này cũng được tìm

thấy trong P acuminatum [30] Các hợp chất 25R-spirost-4-ene-3,12-dione (156),

stigmast-4-ene-3,6-dione (157), stigmastane-3 ,6-dione (158), hecogenin (159)

được tìm thấy trong P chinensis [66]

Các hợp chất terpenoid có mặt chủ yếu ở P bistorta với 5-glutinen-3- one

(160), friedelanol (161), friedelin (162), acid oleanolic (164),

24(E)-ethylidenecycloartanone (165), 24(E)-ethylidenecycloartan-3α-ol (166),

cycloartane-3, 24-dione (167), 24-methylenecycloartanone (168), β-sitosterol (169), daucosterol (170), c-sitosterol (171), β-sitosterone (172), 3β–friedelinol (173) [47]

Từ P amplexicaule có friedelin (162), simiarenone (163) [80]

Trang 23

CHO

H CHO

H

CH3O

171

H O

H H

Trang 24

2.1.5 Phenylpropanoid

Phenylpropanoid đã được phân lập từ nhiều loài trong chi Polygonum Các

hợp chất này chứa p-coumaryl ester ở vị trí 1, 3, 6 của vòng đường sucrose và một feruloyl ester ở vị trí carbon 6' của đường glucose

Trong rễ cốt khí củ P cuspidatum tìm thấy lapathosid A (174), lapathosid C

(176), hydropiperosid (178), vanicosid A (183), vanicosid B (184) [69]

Năm 2010, Peihong Fan và cộng sự công bố phân lập được các hợp chất

lapathoside D (177), lapathoside C (176), 178, 184 từ cặn chiết metanol thân lá P

sachalinensis F.Schmidt ex Maxim [70]

Từ P lapathifolium đã phân lập được 174, lapathoside B (175), 176, 177,

178 [91] Vanicoside C (179), vanicoside D (180), vanicoside E (181), vanicoside F

(182), 183, 184 được tìm thấy trong P pensylvanicum [21]

178 R=p-coumaroyl, R1=R2=R3=R4=H

179 R=p-coumaroyl, R1=R3=R4=H, R2=COCH3

180 R= R1=p-coumaroyl, R2=R3=R4=H

181 R=p-coumaroyl, R1= feruloyl, R2=R4=H, R3=COCH3

182 R=p-coumaroyl, R1= feruloyl, R2=R4=H, R3=COCH3

183 R=p-coumaroyl, R1= feruloyl, R2= COCH3, R3= R4=H

184 R=p-coumaroyl, R1= feruloyl, R2=R3=R4=H O

Hình 2.5 Các phenylpropanoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum

2.1.6 Các hợp chất khác

Acid phenolic

Sự phong phú của các hợp chất acid phenolic trong chi Polygonum thể hiện

qua sự có mặt của 5,7-dimethoxyphthalide (185),

1-(3-O-β-D-glucopyranosyl-4,5-dihydroxyphenyl)-etanon (186), acid natri 3,4-dihydroxy-5-methoxybenzoic (187),

Trang 25

acid gallic (188), acid 2,6-dihydroxybenzoic (189), tachioside (190), acid

protocatechuic (191), torachrysone-8-O-β-D-glucosid (192), acid chlorogenic

(193), acid p-coumaric (194), isotachioside (195) trong rễ cốt khí củ [95]

O O

CH3O O

OSO3Na 187

COOH

OH HO

OH 188 COOH

O

OH OH HO

HO

190

O O

OH OH HO

OH

H HO H COOH OH H OH 193

H3CO HO OCH3

OCH3

H3CO

OH 198

OH OR

OCH3OH

H3CO HO

O

H OCH3

O O

201

Hình 2.6 Các acid phenolic, lignal và một số hợp chất khác phân lập từ một số

loài thuộc chi Polygonum Lignal

Aviculin (196), từ P aviculare, sodium(-)-lyoniresinol-2a-sulfate (197), sodium

Trang 26

[29] Tryptanthrin (201) có tác dụng đặc biệt chống vi trùng chống lại nhóm nấm

dermatophyte đã được phân lập từ P tinctoria

2.2 Thành phần hóa học của 3 loài P perfoliatum L., P plebeium R.Br, P barbatum L

2.2.1 Thành phần hóa học của P perfoliatum L

Các nghiên cứu đã chỉ ra thành phần hóa học nổi bật của P.perfoliatum là

nhóm chất flavonoid và neoflavonoid

Ngoài các flavonoid hợp chất đã được phân lập từ các loài thuộc chi

Polygonum như 1, 3, 9, 11, 44, 47, 52, 53, 57, 72 ở P.perfoliatum còn phân lập được

quercetin 3- O- β -D -glucuronic methyl este (206), quercetin-3-O-β-D-glucuronide butyl este (207), quercetin-3-O-β-D- glucoside (208), kaempferol-3-O-rutinoside

(209) , isorhamnetin (210) [92], [105]

O HO

OH OH

O

OR O O

206 R=CH3

207 R= n-C4H9

O HO

OH O

OH OH

O

O COOH

HOOH

OH 208

O HO

OH O

OH

O O

OH

HO HO

HO

OH OH

209

O HO

OH O

OH

OH OCH3

210

Sun X và cộng sự đã phân lập được các neoflavonoid từ cặn chiết của toàn

bộ cây P perfoliatum là 3, 4-dihydro-4-(4'-hydroxyphenyl)-5,7-dihydroxycoumarin

(202), 3, 4-dihydro-5-hydroxy-7-methoxy-4-(4'-methoxyphenyl) coumarin (203),

3,4-dihydro-5-hydroxy-4-(4'-hydroxyphenyl)-7-methoxycoumarin (204),

3,4-dihydro-5,7-dihydroxy-4-(4'-methoxyphenyl) coumarin (205) [90]

Trang 27

Các phenylpropanoid được phân lập bao gồm 178, 179, 182, 183, 184,

6'-acetyl-3, 6-diferuloylsucrose (helonioside B) (211),

2',4',6'-triacetyl-3,6-diferuloylsucrose (212), 1, 2', 4', 6'-tetraacetyl-3, 6-2',4',6'-triacetyl-3,6-diferuloylsucrose (213), 1', 2', triacetyl-3,6-diferuloylsucrose (214), 2',6'-diacetyl-3,6-diferuloylsucrose (215) [98]

6'-O

O O

R3O HO

O O

Bên cạnh flavonoid, phenylpropanoid, một nhóm hợp chất đáng quan tâm

có mặt trong P perfoliatum là các acid phenolic Các acid phenolic đã được ghi

nhận có mặt trong P perfoliatum bao gồm 188, 191, 193, acid ellagic (216), acid

3,3'-di-O-methyl ellagic (217), acid ferulic (218), acid vanillic (219), acid caffeic

(220), acid trans-p-hydroxycinnamic (221), 1-O-galloyl-β-D-glucose (222), acid

mucic dimethyl ester-2-O-gallate (223), ethyl caffeate (224), acid

3-(3,4-dihydroxyphenyl) acrylic (225), methyl 3-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl) acrylate

Trang 28

O

O

OH OCH3

O

H3CO O

O O

OH OH HO

217

OH

O

H3CO HO

218

OH OCH3

OH O

219

HO

HO

OH O

220

HO

OH O

221

OH

OH OH

O O

HO HO

OH OOH

222

OH

O O

O CH3OH

O OH OH

O O

H3C

223

OH

OH O

O

224

OH OH

Một số steroid và saponin phân lập được từ P.perfoliatum bao gồm 162,

169, 170, (24S)-24-ethylcholesta-3β,5α,6α–triol (228), cucurbitacin IIa (229),

cucurbitacin U (230), asteryunnanoside F (231), saikosaponin M (232),

stigmas-4-en-3-one (233) [55]

Ngày đăng: 30/03/2018, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Huy Bích (chủ biên), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa Học Kỹ Thuật , tập 1, tr. 529-531 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật
2. Đỗ Huy Bích (chủ biên), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa Học Kỹ Thuật , tập 2, tr. 577 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật
3. Đỗ Huy Bích (chủ biên), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa Học Kỹ Thuật , tập 2, tr. 891 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật
4. Đỗ Huy Bích (chủ biên), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa Học Kỹ Thuật , tập 2, tr. 382 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật
5. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: NXB Y học- Hà Nội
Năm: 2012
6. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 506- 507, 1175-1176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2004
7. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ việt nam, NXB Trẻ, quyển 1, tr. 741-755 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ việt nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 1999
8. Nguyễn Trần Giáng Hương (2003), “Nghiên cứu độc tính cấp và một số tác dụng dược lý của cốt khí củ”, Tạp chí y học thực hành, số 5, tr. 35-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu độc tính cấp và một số tác dụng dược lý của cốt khí củ”, "Tạp chí y học thực hành
Tác giả: Nguyễn Trần Giáng Hương
Năm: 2003
9. Nguy ễn Hải Nam, Lã Hải Chung (2007), “Phân lập resveratrol và emodin từ cốt khí củ (Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc) trồng ở Việt Nam”, Tạp chí dược học, số 369, tr. 7-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập resveratrol và emodin từ cốt khí củ ("Polygonum cuspidatum" Sieb et Zucc) trồng ở Việt Nam”, "Tạp chí dược học
Tác giả: Nguy ễn Hải Nam, Lã Hải Chung
Năm: 2007
10. Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Hải Nam, Nguyễn Tiến Vững (2007), “Ứng dụng LC-MS định lượng resveratrol trong cốt khí củ”, Tạp chí dược học, số 379, tr. 13-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng LC-MS định lượng resveratrol trong cốt khí củ”, "Tạp chí dược học
Tác giả: Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Hải Nam, Nguyễn Tiến Vững
Năm: 2007
11. Thực vật chí Việt Nam quyển 11, trang 121-122, nxb KHKT, 2007 12. Thực vật chí Việt Nam quyển 11, trang 145-147, nxb KHKT, 2007 Tài liệu tiếng Anh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w