LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong định nghĩa này là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản phẩn từ sinh vật này (FAO, 1995) LSNG làm thuốc là những loài sinh vật có khả năng tạo ra các hoạt chất được dùng để làm thuốc. Trong nguồn tài nguyên phong phú của LSNG, nhóm cây thuốc mọc tự nhiên chiếm một vị trí quan trọng về số lượng. Tại Trung quốc đã phát hiện được 5136 loài có giá trị dùng để làm thuốc. Tại Việt Nam theo báo cáo của viện dược liệu trung ương Việt Nam (VMM) đã phát hiện 400 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc, trông đó có 90% là cây mọc tự nhiên và mọc chủ yếu ở trong rừng. Hàng năm người dân đã khai thác một lượng lớn các bộ phận của cây làm thuốc dung để xuất khẩu. Theo tác giả Đỗ Tấn Lợi đã công bố trên 1000 loài cây thuốc của việt nam được xắp xếp theo các nhóm như: an thai, an thần ,bỏng, bổ dưỡng, cầm máu, cảm cúm, ngoài da, huyết áp, xương cốt…. Phân loại theo các hoạt chất có trên cây thuôc thì chia thành hai loại chính đó là: nhóm những chất vô cơ (ái, muối vô cơ và các chất khoáng)và nhóm những chất hưu cơ (tinh dầu, chất nhựa….)
Trang 1-Nhóm
3 GVHD-Trần Ngọc Hải
Các Loại Lâm Sản Ngoài Gỗ Có Tác Dụng Chữa Bệnh
Nhóm Cây Chữa bệnh về Thần kinh
Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam
MÔN: Bảo Tồn Và Phát Triển Lâm Sản Ngoài Gỗ
Trang 2Danh sách các thành viên:
Hà Văn Hường
Phạm Lan Ngọc Anh
Trần Thị Ngọc Hoài
Trịnh Thị Hương
Nguyễn Văn Hoàn
Hà Thị Lệ
Nguyễn Thị Vân Anh
Trang 3NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH
I. Sơ lược về LSNG có tác dụng chữa bệnh
II. Một số loài LSNG tiêu biểu
Trang 4I Sơ lược về LSNG có tác dụng chữa bệnh
1 Khái niệm
- LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng như những dịch
vụ có được từ rừng và đất rừng Dịch vụ trong định nghĩa này là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản phẩn từ
sinh vật này (FAO, 1995)
-LSNG làm thuốc là những loài sinh vật có khả năng tạo ra các hoạt chất được dùng để làm thuốc.
Trang 52 Giới thiệu về nhóm cây làm thuốc
Trong nguồn tài nguyên phong phú của LSNG, nhóm cây thuốc mọc tự nhiên chiếm một vị trí quan trọng
về số lượng Tại Trung quốc đã phát hiện được 5136 loài có giá trị dùng để làm thuốc.
Tại Việt Nam theo báo cáo của viện dược liệu trung ương Việt Nam (VMM) đã phát hiện 400 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc, trông đó có 90% là cây mọc tự nhiên và mọc chủ yếu ở trong rừng.
Hàng năm người dân đã khai thác một lượng lớn các bộ phận của cây làm thuốc dung để xuất khẩu.
Theo tác giả Đỗ Tấn Lợi đã công bố trên 1000 loài cây thuốc của việt nam được xắp xếp theo các nhóm như: an thai, an thần ,bỏng, bổ dưỡng, cầm máu, cảm cúm, ngoài da, huyết áp, xương cốt….
Phân loại theo các hoạt chất có trên cây thuôc thì chia thành hai loại chính đó là: nhóm những chất vô cơ (ái, muối vô cơ và các chất khoáng)và nhóm những chất hưu cơ (tinh dầu, chất nhựa….)
Trang 63 Các loại LSNG có tác dụng chữa bệnh về thần kinh
Stt Tên loài tên khoa học Tên họ công dụng bộ phận sử dụng cách sử dụng
1 Thảo Quyết Minh Senna tora vang chữa các bệnh về mắt, đau đầu hạt Uống 5 –l0 gr/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột
2 Cẩu tích Cibotium bảometz Cẩu tích chữa nhức mỏi , đau dây thần kinh lông thân rễthân rễ và sắc uống hoặc ngâm với rượu hoặc phối với các loại thuốc khác
3 Hà thủ ô đỏ multiforumFallopia rau răm chữa các về thận, gan,
thần kinh suy nhược
rễ củ
4 Địa liền Kaempferia galanga gừng đau dạ dầy, đau thần kinh. thân rễ Địa liền 2g, quế chi 1g Hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5
hay 1g bột.
5 Sâm Ngọc Linh: vietnamenesis ngũ gia bìPanax cải thiện các trường hợp suy nhược thần
kinh… củ và rễ
Ngậm tan Sâm Ngọc Linh trong miệng,Sâm
Ngọc Linh tẩm mật ong
6 Hoàng tinh vòng Polygonatum kimgianum mạch mônthuốc an thần chữa mất ngủ củ và lá làm thành dạng bột uống hay lấ pha làm trà
7 Bảy lá một hoa poluphylla Paris
Sm trọng lâu ung nhọt, kinh phong ,động kinh củ
Bảy lá một hoa thang: Thất diệp nhất chi hoa 12g, Kim ngân hoa 12g, Bạch cúc 12g, Mạch môn 8g, Thanh mộc hương 4g (cho sau) sắc
nước uống.
Trang 8II Một số loài LSNG tiêu biểu
1.Thảo quyết minh (Senna tora (L.) Roxb.,1832)
Tên khác: Muồng ngủ, muồng đồng tiền, đậu ma, nhả cooc bẻ(tày),hìa diêm tập (dao)
Họ: Vang – Caesalpiniaceae
1.1 Mô tả, phân bố
Cây thảo, sống hàng năm, cao 60 – 90cm Lá kép một lần lông chim chẵn, mọc so le, gồm 2 – 3 đôi lá chét, hình trứng ngược Hoa mọc 1 – 3 cái ở kẽ lá, màu vàng Quả loại đậu, hình trụ, dài 8-14cm,
trong chứa 8-20 hạt Hạt hình trụ, hai đầu vát chéo giống viên đá lửa, màu nâu xám, bóng, xếp thành một hàng dọc
Cây thảo quyết minh mọc hoang ở các bãi cỏ, ven đường vùng trung du và miền núi khắp đất nước ta Các tỉnh có nhiều Thảo quyết minh là: Nghệ An, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh…
Trang 91.2 Bộ phận dùng, thu hái
- Bộ phận dùng làm thuốc của Thảo quyết minh là hạt (semen Cassiae torae) thu hái vào mùa thu, khi quả già (bắt đầu đen vỏ ngoài), cắt cả cây đem về phơi khô, đập lấy hại, loại bỏ tạp chất rồi phơi lại cho thật khô Độ ẩm không quá 12%, tạp chất không quá 2%
1.3 Công dụng, cách dùng
Dược liệu Thảo quyết minh có tác dụng, nhuận tràng, tẩy (tùy liều dùng), mát gan, lợi mật, lợi tiểu, thanh nhiệt và làm sáng mắt… Dược liệu dùng chữa các chứng bệnh: Táo bón, nhức đầu, mắt đau sưng đỏ hay có màng mộng, mất ngủ , cao
huyết áp…
Cách dùng Uống 5g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột Có thể dùng sống hoặc sao (sao thì tác dụng nhuận tẩy sẽ giảm) Thảo quyết minh thường được dùng phối hợp với các dược liệu khác
Trang 102 Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora )
-Tên khác: Dạ giao đằng , Mằn năng ón, Ná ỏn (Tày), Khua lình (Thái), Xạ ú sí
(dao)
- Họ: Rau răm – Polygonaceae
2.1 Mô tả và phân bố
-Là cây Dây leo, sống nhiều năm Rễ và thân phồng thành củ Thân quấn, mọc xoắn
vào nhau nên còn có tên là Giao Đằng Mặt ngoài thân có màu xanh tía, có các vân,
bì khổng,mặt thân nhẵn, không hề có lông Lá mọc so le, cuống dài
Phiến lá có hình tim hẹp, dài từ 4 đến 8cm, rộng từ 2,5 đến 5cm, đầu hình nhọn,
phía cuống có hình tim Mép nguyên hoặc hơi lượn hình sóng, cả hạị mặt không có lông và đều nhẵn Lá kèm mỏng, màu nâu hơi nhạt, ôm lấy thân Hoa nhỏ, có đường kính khoảng 2mm, có cuống ngắn từ 1 đến 3mm Hoa mọc thành chùm và có nhiều nhành, cánh hoa màu trắng Nhị 8 với ba nhị hơi dài hơn Bàu hình ba cạnh, có vòi ngắn gồm ba cái rời nhau Đầu nhị hình mào gà rũ xuống Cây ra hoa vào tháng 10, tháng 11 thì có quả
Trang 11-Trong nước: Cây phân bố ở vùng núi đá vôi các tỉnh phía Bắc, gồm Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn
La và Hòa Bình
- Thế giới: Trung Quốc, Lào, Nhật Bản và Ấn Độ
- một số hình ảnh về cây hà thủ ô đỏ:
Trang 122.2 Công dụng:
- Hà thủ ô đỏ là vị thuốc quý dùng trong y học cổ truyền Hà thủ ô đỏ đã chế
biến được coi là loại thuốc bổ, chữa suy thận, thiếu chúc năng gan, thần
kinh suy nhược, đau lưng,đau gối và đại tiểu tiện ra máu Nếu sử dụng lâu ngày còn có tác dụng làm đen râu tóc Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác
2.3 Khai thác, chế biến và bảo quản:
- Mùa thu hoạch (cây trồng) hay khai thác (từ cây mọc tự nhiên) vào tháng 10-12, sau khi củ đã già
- Đào rộng quanh gốc, lấy hết củ (những củ nhỏ làm giống để trồng); cắt
bỏ phần dây, rễ, rửa sạch; củ nhỏ để nguyên, củ lớn cắt ra thành các miếng bằng chén uống trà, sau đó đem phơi sấy khô
- Cách chế biến thông thường nhất là: Ngâm hà thủ ô đỏ trong nước vo gạo 24h, vớt ra, rửa lại bằng nước sạch; sau đem đun trong nước đậu đen hoặc đun lẫn đậu đen (100g đậu đen trong 2l nước), đỏ ngập các miếng hà thủ ô
đỏ Đun nhỏ lửa suốt đêm, ban ngày lấy ra phơi, cứ làm như vậy từ 7-9 lần,
sẽ được “hà thủ ô đỏ chế” dùng làm thuốc
Trang 133 Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour., 1790)
- Tên khác: Hoàng liên nam, Dây vàng giang
- Họ: Tiết dê (Menispermaceae).
3.1 Mô tả và phân bố:
- Lá cây cứng, nhẵn; phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt ngang, có ba gân chính rõ, cuống dài, hơi gần trong phiến, phình lên ở hai đầu Hoa nhỏ, màu vàng lục, đơn tính, khác gốc, mọc thành chuz dài ở kẽ lá đã rụng, phân nhánh hai lần, dài 30-40cm Hoa có lá đài hình tam giác; hoa đực có 6 nhị, chỉ nhị hơi hẹp và dài hơn bao phấn; hoa cái có 3 lá noãn Quả hạch hình trái xoan, khi chín màu
vàng Mùa hoa tháng 5-7.
- Phân bố: Cây của vùng Đông Dương và Malaixia, mọc hoang ở ven rừng nơi ẩm mát vùng núi, gặp nhiều từ Nghệ An vào tới các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Trang 152.2 Bộ phận dùng và công dụng
- Bộ phận dùng: Vị thuốc là thân già và rễ phơi khô của cây
- Công dụng: Làm giảm viêm, chữa viêm ruột, viêm bàng quang,
viêm gan, đau mắt, mụn nhọt, sốt nóng, kiết lỵ, hồi hộp, mất ngủ Làm nguyên liệu chiết palmatin
- Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc
2.3 Khai thác, chế biến và bảo quản
-Thời gian khai thác thích hợp là tháng 9-12
-Cách khai thác: chọn những cay có đường kính trên 1cm Đào rộng lấy toand bộ phần rễ, rửa sạch cắt thành từng đoạn dài 20-30cm,phơi sấy khô khi dùng cát thành từng lát
Ngoài ra có thể thái lát sao nhở lửa cho đên khô Bảo quản trong túi nilon,để nơi khô mát
Trang 164 Địa Liền (Kaempferia galanga)
-Tên dân gian: Địa liền còn gọi là sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương
-Họ gừng
4.1 Mô tả, hình ảnh cây địa liền, phân bố
- Mô tả: Cây địa liền Địa liền là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, có thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, hình trứng Lá 2 hoặc 3 mọc sát mặt đất, hình trứng, cuối lá hẹp lại thành một cuống dài độ 1-2cm, mặt trên xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông mịn, có hai mặt đều có những điểm nhỏ, dài rộng gần bằng nhau, chừng 8 đến
15cm Cụm hoa mọc ở giữa, không cuống, gồm 8 đến 10 hoa màu trắng với những điểm tím ở giữa Cây quanh năm xanh tốt Mùa hoa tháng 8 tháng 9.
Trang 17- Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong cả nước Cây còn mọc ở Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài loan), Malaixia, Ấn Độ.
Trang 184.2 Công dụng:
- Ôn trung tán hàn, trừ thấp, tịch (tránh) uế Chữa ngực bụng lạnh đau, Đau răng Thường được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá, làm cho ăn ngon,
chóng tiêu, và còn làm thuốc xông Ngâm rượu làm thuốc bóp chữa tê phù,
tê thấp nhức đầu, đau nhức
- Bộ phận dùng: thân rễ phơi, sấy khô
4.3 Khai thác và bảo quản
Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ về, cần chọn
những cây đã trên hai năm, rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi đem phơi khô Tuyệt đối không sấy
than củ sẽ đen, mùi kém thơm Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dầu điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.