1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố đà nẵng

131 999 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 4,56 MB

Nội dung

Do đó, để có một cái nhìn chung nhất và mangtính kiên định về các yếu tố chọn trường của người học mà đối tượng chính làhọc sinh lớp 12 thì cần phải biết được quy luật dẫn dắt đến quyết

Trang 1

PHAN THỊ CÔNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHỌN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2018

Trang 2

PHAN THỊ CÔNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHỌN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12

Trang 3

kết quả nếu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phan Thị Công

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 5

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1.1 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 7

1.1.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng 7

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 7

1.1.3 Các nhân tố tâm lý cốt lõi (MAO) 9

1.1.4 Nhận thức 10

1.2 LÝ THUYẾT VỀ LỰA CHỌN 10

1.2.1 Thuyết lựa chọn duy lý (Rational Choice Theory) (Homans, 1961)10 1.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasioned Action) 11

1.2.3 Lý thuyết về tiến trình đánh giá và ra quyết định 11

1.2.4 Tiến trình đánh giá và lựa chọn trường đại học 12

1.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC 18

1.3.1 Mô hình chọn trường đại học của HS 18

1.3.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của HS 21

1.3.3 Tổng kết các yếu tố lựa chọn từ những nghiên cứu đi trước 35

1.4 SỰ KHÁC BIỆT QUY CHẾ TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 38

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 40

Trang 5

2.1.1 Mô hình sơ bộ đề xuất 41

2.1.2 Nghiên cứu ban đầu 45

2.2 GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 48

2.2.1 Yếu tố “Danh tiếng của trường đại học” 48

2.2.2 Yếu tố “Cơ hội việc làm” 49

2.2.3 Yếu tố “Chi phí học tập” 49

2.2.4 Yếu tố “Khả năng trúng tuyển” 50

2.2.5 Yếu tố “Truyền thông tư vấn” 50

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 51

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 52

3.1.1 Nghiên cứu định tính (theo nghiên cứu ban đầu) 52

3.1.2 Nghiên cứu định lượng 53

3.2 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 59

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 61

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 62

4.1.1 Phân bố mẫu theo giới tính 63

4.1.2 Phân bố mẫu theo dự tính sau khi tốt nghiệp 64

4.1.3 Phân bố mẫu theo mức độ chắc chắn chọn trường đại học và thời gian tìm hiểu trường 65

4.1.4 Phân bố mẫu theo ngành/nghề chọn của học sinh 67

4.2 PHÂN TÍCH KẾT HỢP – CONJOINT ANALYSIS 67

4.2.1 Kiểm định giả thiết lựa chọn trường đại học 67

Trang 6

4.2.3 Đánh giá độ tin cậy và hiệu quả phân tích 72

4.2.4 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thiết 72

4.3 PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH (KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐA NHÓM) 73

4.3.1 Sự khác biệt theo giới tính 73

4.3.2 Sự khác biệt theo thời gian tìm hiểu về trường 74

4.3.3 Sự khác biệt theo khối ngành xét tuyển 74

4.3.4 Sự khác biệt theo dự định thi 74

4.4 MỨC ĐỘ QUYẾT ĐỊNH CỦA HỌC SINH LỚP 12 VỀ VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 74

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 78

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 79

5.1 KẾT LUẬN 79

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 80

5.3 KIẾN NGHỊ 85

5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 87

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 8

bảng

1.1 Các chỉ báo thuộc 4 yếu tố trong mô hình chọn trường

Đại Học của học sinh của David W Chapman năm 1981 251.2 Các chỉ báo thuộc 3 nhóm yếu tố lựa chọn trường Đại

1.3 Các chỉ báo thuộc 3 nhóm yếu tố trong lựa chọn trường

Đại Học của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) 291.4 Tổng kết các yếu tố lựa chọn từ những nghiên cứu đi

2.1 Cơ sở đề xuất các yếu tố lựa chọn trường đại học của học

2.2 Kết quả thống kê các yếu tố quyết định chọn trường đại

học của học sinh lớp 12 tại TP Đà Nẵng 453.1 Bảng tiêu chí của các yếu tố lựa chọn trường đại học 533.2 Danh sách các trường đại học tiến hành khảo sát 543.3 Thống kê các yếu tố khi học sinh lựa chọn trường đại học 543.4 Danh sách các tiêu chí của trường ĐH được thí sinh lựa

4.1 Các trường THPT được khảo sát tại các quận của thành

4.3 Phân bố mẫu dự định sau khi tốt nghiệp THPT 624.4 Phân bố mẫu theo mức độ chắn chắc chọn trường đại học

Trang 9

tuyển của học sinh

Trang 10

Số hiệu

1.1 Mô hình hành vi người tiêu dùng các nhân tố bên ngoài và cá

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ (M), khả năng (A), cơ

1.5 Mô hình chọn trường đại học của Jackson (1982) 191.6 Mô hình chọn trường đại học của Litten (1982) 201.7 Mô hình lựa chọn trường đại học của học sinh

1.8 Mô hình chọn trường đại học của D.Clayton (2013) 271.9 Mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi 291.10 Mô hình nghiên cứu của Trương Thị Vân Anh 311.11 Mô hình chọn trường đại học của Nguyễn Phương Toàn

1.12 Mô hình chọn trường đại học Mở của Nguyễn Minh Hà

3.1 Mức độ đánh giá các tiêu chí chọn trường đại học của học

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

4.2 Phân bố mẫu theo dự tính sau khi tốt nghiệp 624.3 Phân bố mẫu theo mức độ chắc chắn chọn trường và 64

Trang 11

của HS

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, vấn đề chọn trường đại học không chỉ của riêng người học hayphụ huynh mà nó còn là mối quan tâm lớn của các cơ sở đào giáo dục đại học

và có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của trường Trong những năm gầnđây, sau khi kết thúc các mùa tuyển sinh, lãnh đạo các trường ĐH, CĐ thườngbày tỏ sự lo lắng vì không đủ nguồn tuyển sinh so với yêu cầu đề ra Cáctrường gặp khó khăn trong công tác hoạt động giảng dạy và có thể đứng trướcnguy cơ đóng cửa

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) (theohttp://www.gso.gov.vn), tính đến năm 2015 cả nước có 445 trường ĐH và CĐtrong đó có 357 trường công lập và 88 trường ngoài công lập Qua mỗi năm,

số lượng các trường ĐH ngày càng gia tăng, đặc biệt trường công nhiều gấp 3

- 4 lần trường ngoài công lập Đồng thời, Bộ GD&ĐT cho phép một sốtrường tự do tuyển sinh theo phương thức tuyển sinh riêng (xét theo học bạ),nên mức độ cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường càng trở nên mạnh mẽ, vìthế vấn đề được đặt ra là các trường đại học phải nổ lực nhiều hơn trong côngtác nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, cơ sở vật chất, cơ hội việc làm…

để thu hút thí sinh lựa chọn trường mình

Bên cạnh đó, theo thống kê gần đây mỗi năm có khoảng 41% học sinhtốt nghiệp THPT đăng ký vào ĐH, CĐ, vào cao đẳng nghề, trung cấp khoảng23%, học nghề tại trung tâm đào tạo nghề khoảng 13%, đi làm khoảng 10%.Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học năm 2017, tỷ lệhọc sinh không đăng ký xét tuyển ĐH là 26% Thực tế cho thấy, học sinh đã

có những bước chuyển biến tích cực trong việc lựa chọn ngành nghề vàhướng đi phù hợp của các em trong tương lai, đây chính là thử thách cho cáctrường ĐH, CĐ cần có những chính sách tuyển sinh phù hợp hơn

Trang 13

Xây dựng một chiến lược nhằm thu hút được người học đòi hỏi phải thoảmãn được mong muốn của họ, đồng thời các trường cần hiểu rõ vị thế củamình so với đối thủ cạnh tranh Theo các quan điểm hiện đại trong ngànhMarketing thì mọi hành vi của người tiêu dùng đều được dựa trên những quyluật tìm ẩn trong nhận thức Do đó, để có một cái nhìn chung nhất và mangtính kiên định về các yếu tố chọn trường của người học mà đối tượng chính làhọc sinh lớp 12 thì cần phải biết được quy luật dẫn dắt đến quyết định chọntrường diễn ra trong tâm trí họ (Chaudhuri, 2006) Nhiều nghiên cứu đi trước

đã kết luận, học sinh chịu tác động bởi nhiều yếu tố khi quyết định chọntrường, đó có thể là đặc điểm cố định của trường như danh tiếng, chất lượngđào tạo, cơ sở vật chất; khả năng trúng tuyển của cá nhân; học phí phù hợphay ảnh hưởng từ người thân, tuy nhiên những nghiên cứu này vẫn chưa xácđịnh được học sinh sử dụng yếu tố nào khi lựa chọn trường đại học và yếu tốnào quan trọng nhất trong tâm trí của họ khi ra quyết định chọn trường Vìvậy để giải đáp câu hỏi trên cũng như đưa ra những đề xuất cho các đơn vịliên quan góp phần nâng cao kết quả công tác tuyển sinh ở các trường ĐH,

CĐ, đề tài " Nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố Đà Nẵng” được tác giả chọn để nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: xác định và đánh giá mức độ quan trọng của các

yếu tố khi học sinh lớp 12 tại thành phố Đà Nẵng lựa chọn trường đại học

Trang 14

- Qua đó, đề xuất một số ứng dụng đối với các đơn vị liên quan để gópphần nâng cao kết quả công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: học sinh lớp 12 tại các trường trung học tại TP Đà Nẵng

Nghiên cứu này tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ quan trọng củacác yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn TP Đà Nẵng

- Phạm vi:

Khảo sát và đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố lựa chọn trườngđại học của học sinh lớp 12 tại các trường: Lê Quý Đôn, Phan Châu Trinh,Trần Phú, Nguyễn Hiền, Thanh Khê, Ngô Quyền, Hoàng Hoa Thám, TônThất Tùng, Ngũ Hành Sơn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thượng Hiền, Ông ÍchKhiêm, Hoà Vang, Phan Thành Tài

Nghiên cứu chỉ khảo sát học sinh khối THPT hệ chính quy, không khảosát hệ bổ túc văn hoá, thí sinh tự do

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp phân tích kết hợp(Conjoint Analysis)

Phân tích kết hợp là kỹ thuật để xác định tầm quan trọng tương đối vềcác phẩm chất nổi bật của sản phẩm hay nhãn hiệu sản phẩm và lợi ích củamỗi phẩm chất đó qua đánh giá chủ quan của khách hàng Phân tích này dùng

để phát triển những hàm giá trị hoặc hàm lợi ích, mô tả lợi ích mà khách hàngđưa ra đối với mỗi phẩm chất của vấn đề nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu kết hợp được sử dụng trong nghiên cứu của tácgiả nhằm mục đích:

- Xác định tầm quan trọng tương đối về các yếu tố trong tiến trình chọntrường của học sinh lớp 12 tại TP Đà Nẵng

Trang 15

- Xác định thị phần của các trường đại học ở các mức độ khác nhau vềyếu tố chọn.

- Xác định sự cấu thành của thương hiệu trường được ưa thích nhất.Những đặc trưng của trường có thể khác nhau về nhiều yếu tố, nếu đặc trưngnào có lợi ích cao nhất thì thương hiệu sẽ được yêu thích nhất

Trước khi thực hiện 02 nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính vànghiên cứu định lượng Tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồnkhác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liênquan Thông qua phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống hóa và kháiquát hóa lý thuyết từ đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở tiến hành cácnghiên cứu kế tiếp

4.1 Nghiên cứu định tính

Tác giả thực hiện các phỏng vấn chuyên sâu 20 đáp viên là học sinh lớp

12 tại 5 trường THPT Đà Nẵng để xác định các yếu tố sẽ xuất hiện trongnghiên cứu, từ đó thực hiện nghiên cứu định lượng về các yếu tố chọn trườngđại học của học sinh lớp 12 tại TP Đà Nẵng

4.2 Nghiên cứu định lượng

Quá trình nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua 04 bước:

- Bước 1: Nhận biết các yếu tố khi học sinh chọn trường đại học thôngqua phiếu điều tra 20 đáp viên là học sinh lớp 12 tại TP Đà Nẵng (kết quả từnghiên cứu định tính)

- Bước 2: Phân biệt và chọn mức độ quan trọng của các yếu tố

- Bước 3: Tạo ra các trường hợp nghiên cứu (trường đại học) bằng cáchkết hợp với các thuộc tính trên, tiến hành khảo sát trên 30 đáp viên

- Bước 4: Thu thập phản hồi về lựa chọn trường đại học thông qua cuộckhảo sát 205 học sinh lớp 12 tại các trường THPT của TP Đà Nẵng

Trang 16

4.3 Quy trình phân tích dữ liệu

Dữ liệu trong nghiên cứu được phân tích dựa trên các bước:

- Bước 1: Thống kê mô tả các yếu tố mà học sinh quyết định khi chọntrường đại học (mẫu N=20)

- Bước 2: Kết nối các trường đại học với các tiêu chí mà học sinh quyếtđịnh khi chọn trường để xác định được các tiêu chí được gán cho một trường

cụ thể (mẫu N=30)

- Bước 3: Phân tích kết hợp giữa lựa chọn trường đại học với các tiêu chí(mẫu N=205) nhằm đánh giá yếu tố nào quan trọng đối với việc chọn trườngcủa học sinh và yếu tố nào là quan trọng nhất trong tâm trí của học sinh khichọn trường

Đồng thời, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích kiểm định T– test và kiểm định phương sai (Oneway Anova) để xác định sự khác biệtgiữa các nhóm trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố đến quyếtđịnh chọn trường

5 Bố cục đề tài

Luận văn gồm 2 phần:

- Phần giới thiệu: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối

tượng, phạm vi nghiên cứu

- Phần nội dung: được chia thành 5 chương

+ Chương 1: Cơ sở lý luận

+ Chương 2: Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu

+ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

+ Chương 4: Kết quả nghiên cứu

+ Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị

Trang 17

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Tài liệu nghiên cứu của luận văn được tham khảo từ sách, các bài viết,một số nghiên cứu và tư liệu, cụ thể:

- Các khái niệm lý thuyết được tham khảo từ sách hành vi người tiêudùng của tác giả Nguyễn Xuân Lãn, TS Phạm Thị Lan Hương, TS ĐườngThị Liên Hà (2010)

+ Hành vi người tiêu dùng: khái niệm về hành vi người tiêu dùng, cácnhân tố ảnh hưởng

+ Lý thuyết lựa chọn: lý thuyết lựa chọn duy lý, lý thuyết hành động hợp

lý, tiến trình đánh giá và ra quyết định

- Các nghiên cứu chọn trường đại học:

+ Nghiên cứu nước ngoài: mô hình nghiên cứu của các tác giả David W.Chapman (1981), Jackson (1982), Litten (1982), Cosser và Toit (2002), DanaD.Clayton (2013), Bromley H Kniveton (2004), Michael Borchert (2002),Marvin J Burns (2006)

+ Nghiên cứu trong nước: nghiên cứu của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi(2009), Trương Thị Vân Anh (2016), Nguyễn Phương Toàn (2011), NguyễnMinh Hà (2011)

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1.1.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Hành vi của người tiêu dùng phản ánh tổng thể các quyết định của ngườitiêu dùng đối với việc thu nhận, tiêu dùng, loại bỏ hàng hóa, bao gồm sảnphẩm, dịch vụ, hoạt động và ý tưởng, bởi các đơn vị quyết định (con người)theo thời gian (Theo TS Nguyễn Xuân Lãn, TS Phạm Thị Lan Hương, TS.Đường Thị Liên Hà, 2010)

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Khi ra quyết định mua, sử dụng hay loại bỏ sản phẩm, người tiêu dùngchịu ảnh hưởng bởi bốn thành phần: (1) Các nhân tố tâm lý cốt lõi (tiến trìnhbên trong), (2) Tiến trình ra quyết định, (3) Các nhân tố bên ngoài (văn hóangười tiêu dùng) và (4) Kết quả hành vi người tiêu dùng Bốn thành phần này

có mối liên hệ mật thiết với nhau Khi ra các quyết định nhằm tác động đếnkết quả hành vi như mua sản phẩm mới hay sử dụng sản phẩm, trước hếtngười tiêu dùng phải tham gia vào tiến trình diễn biến các nhân tố tâm lý cốtlõi Họ cần phải được thúc đẩy, có khả năng và có cơ hội để được tiếp xúc,chú ý và hiểu thông tin, ghi nhớ và thiết lập thái độ với nó

Các nhân tố tâm lý cốt lõi (Tiến trình bên trong)

- Động cơ thúc đẩy, khả năng và cơ hội

- Tiến trình sau quyết định

Ảnh hưởng của tuổi tác, giới tính, hộ gia đình và truyền thông

và lối sống

Trang 19

Hình 1.1 Mô hình hành vi người tiêu dùng các nhân tố bên ngoài và cá nhân

Nguồn: TS Nguyễn Xuân Lãn, TS Phạm Thị Lan Hương, TS Đường Thị Liên

Hà, Hành vi người tiêu dùng, 2010

Trong nghiên cứu này, từ các yếu tố ảnh hưởng của môi trường bênngoài như ảnh hưởng của văn hoá và giai cấp xã hội; ảnh hưởng của tuổi tác,giới tính, hộ gia đình và truyền thông xã hội; ảnh hưởng của giá trị, tính cách

và lối sống tác động đến quyết định lựa chọn của học sinh lớp 12 khi chọntrường, tác giả tiếp tục nghiên cứu tập trung vào các yếu tố tâm lý cốt lõi –tiến trình diễn biến tâm lý cốt lõi nội tại của học sinh lớp 12 lựa chọn trườngđại học như thế nào và mức độ ưu tiên của các yếu tố ra sao khi HS ra quyếtđịnh chọn trường

1.1.3 Các nhân tố tâm lý cốt lõi (MAO)

Trước khi người tiêu dùng ra quyết định, họ phải có một số nguồn kiếnthức hay thông tin làm cơ sở cho quyết định của họ Nguồn này là các nhân tốtâm lý cốt lõi, bao gồm động cơ, khả năng và cơ hội; nhận thức và ghi nhớthông tin; tạo lập và thay đổi thái độ

Kết quả hành vi người tiêu dùng

- Hành vi người tiêu dùng biểu tượng

- Chấp nhận, phản đối và phổ biến sản phẩm mới

- Kiểu nhận thức

- Trí thông minh, học vấn và tuổi tác

- Sự lặp lại thông tin

- Sự kiểm soát thông tin

- Hành động hướng đích

- Xử lý thông tin và ra quyết định

- Sự lôi cuốn

Trang 20

Hình 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ (M), khả năng (A), cơ hội

(O) và kết quả của MAO

Nguồn: TS Nguyễn Xuân Lãn, TS Phạm Thị Lan Hương, TS Đường Thị Liên

Hà, Hành vi người tiêu dùng, 2010

Động cơ phản ánh một trạng thái nội tại và khơi dậy hành động hướngđích của người tiêu dùng, nỗ lực xử lý thông tin hơn, ra quyết định cẩn thậnhơn Những người tiêu dùng có động cơ cao thường trải nghiệm sự lôi cuốncảm xúc hay lý trí

Ngay cả khi động cơ cao, người tiêu dùng có thể không đạt được mụcđích nếu khả năng hoặc cơ hội thực hiện là thấp Nếu người tiêu dùng thiếukiến thức, kinh nghiệm, trí thông minh, học vấn hay tiền để hành động, xử lýthông tin và ra quyết định, họ không thể đạt được mục đích Hơn nữa, họkhông thể đạt được mục đích nếu thông tin không tương thích với kiểu xử lý,hay nếu thông tin quá phức tạp Những người tiêu dùng có động cơ cao cũng

có thể không đạt được mục đích nếu thiếu thời gian, xao lãng, thông tin không

đủ, quá phức tạp hay thiếu sự kiểm soát luồng thông tin cũng như bị giới hạn

về cơ hội

1.1.4 Nhận thức

Nhận thức là một tiến trình qua đó con người chuyển tải những ấn tượngcảm giác thành quan điểm chặt chẽ và thống nhất về thế giới xung quanh.Nhận thức bao gồm hai hoạt động chính: cảm giác (tiếp xúc, chú ý) và hiểu.Hai hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự hoặc đan xen, củng cố lẫn nhau

(Theo TS Nguyễn Xuân Lãn, TS Phạm Thị Lan Hương, TS Đường Thị Liên

Hà, 2010).

1.2 LÝ THUYẾT VỀ LỰA CHỌN

Trang 21

Hành vi

Xu hướng hành viTiêu chuẩn chủ quan

Thái độ đối với hành

“Khi đối diện với một số hành động, mọi người thường làm cái họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất” Thuyết lựa chọn duy lý đòi

hỏi phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệthống xã hội của nó

1.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasioned Action)

Lý thuyết được Fishbein và Ajzen xây dựng từ năm 1967 và được hiệuchỉnh theo thời gian Mô hình đưa ra năm 1975 cho rằng: yếu tố quan trọngnhất quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi đó Ý địnhthực hiện hành vi được quyết định bởi hai nhân tố: thái độ của một người vềhành vi và tiêu chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi Kết quả của hai yếu tốnày hình thành nên ý định thực hiện hành vi Trên thực tế, lý thuyết này tỏ rarất hiệu quả khi dự báo những hành vi nằm trong tầm kiểm soát của ý chí conngười

Trang 22

Hình 1.3 Lý thuyết hành động hợp lý (1975)

Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975

1.2.3 Lý thuyết về tiến trình đánh giá và ra quyết định

Trong bối cảnh người tiêu dùng, đánh giá là sự ước lượng hay dự đoánliên quan đến việc sản phẩm hay dịch vụ sở hữu một số đặc điểm hay hoạtđộng theo cách thức nào đấy Để ra quyết định cho phương án lựa chọn,người tiêu dùng cần xem xét lần lượt 3 vấn đề chính sau:

- Thứ nhất, xem xét các thông tin cần thu thập về tiêu chuẩn đánh giá,tầm quan trọng của tiêu chuẩn và tập hợp các phương án quan tâm Các tiêuchuẩn đánh giá là những đặc điểm khác nhau mà người tiêu dùng tìm kiếmkhi phản ứng với một vấn đề cụ thể

- Giai đoạn tiếp theo là đánh giá hiệu năng các phương án dựa trên cáctiêu chuẩn của người tiêu dùng Sau khi đã có điểm số của các phương án trênmỗi tiêu chuẩn từ giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng sẽ sử dụng các nguyêntắc ra quyết định (hay mô hình ra quyết định) để lựa chọn một phương án từtập hợp quan tâm Trong đó, với một quyết định mở rộng (MAO cao) ngườitiêu dùng sẽ sử dụng một cách kỹ lưỡng tiến trình đánh giá và ra quyết định,bao gồm việc đánh giá đầy đủ tập hợp các phương án dựa trên nhiều tiêuchuẩn, và sử dụng các mô hình (nguyên tắc) ra quyết định phức tạp để cóđược phương án tối ưu

Nguyên tắc

ra quyết định

Phương

án lựa chọn

Trang 23

Hình 1.4 Tiến trình đánh giá và ra quyết định

Nguồn: TS Nguyễn Xuân Lãn, TS Phạm Thị Lan Hương, TS Đường Thị Liên

lý, chẳng hạn: thích tự khẳng định mình, bị ảnh hưởng của bạn bè, các cánhân khác,…

- Hướng nghiệp

Tùy theo đặc trưng của mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học, có thể cónhững quan điểm khác nhau về khái niệm này Trong nghiên cứu này, hướngnghiệp là sự tác động của một tổ hợp lực lượng xã hội, lấy nền tảng của hệthống sư phạm làm trung tâm nhằm giúp cho các HS có sự hiểu biết cơ bản vềngành nghề trong xã hội Từ đó, các em có thể lựa chọn cho mình một cách

có ý thức về nghề nghiệp trong tương lai

- Tư vấn hướng nghiệp

Tư vấn hướng nghiệp là một quá trình hoạt động tích cực, tự giác của HSdưới sự hướng dẫn của nhà trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ

Trang 24

chức xã hội để giúp HS tìm hiểu về các ngành nghề trong xã hội và chọn đượcngành nghề phù hợp cho bản thân trong tương lai.

- Lựa chọn ngành nghề đào tạo

Việc lựa chọn ngành nghề của HS là một quá trình lâu dài và phức tạp,

nó được biểu hiện ở những mức độ khác nhau ngay từ những lớp đầu của bậcTHCS, ngày càng phát triển dần và hoàn thiện dần ở cấp bậc THPT, nhất là ởlớp cuối cấp ba (lớp 12) của bậc THPT Quá trình chọn lựa này gồm nhữngđặc tính sau:

- Tính chủ thể: đối với HS THPT, quá trình lựa chọn ngành nghề được

diễn ra với nhiều sự chi phối của những mối quan hệ xã hội phức tạp như: giađình, bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp, đoàn thể, các tổ chức xã hội,…Nhữngmối quan hệ này tác động đến nhận thức, nhu cầu, động cơ, sự hứng thú của

HS Tuy nhiên, để đi đến một quyết định lựa chọn ngành nghề cho tương lai

là do chính chủ thể đưa ra và tự khẳng định (Theo Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn

Thị Thanh Huyền, 2006).

- Tính khách thể: Quá trình lựa chọn ngành nghề là sự kết hợp giữa nhu

cầu, nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do ngành nghề và xã hội đòi hỏi(không phải bất cứ ngành nghề nào cũng được xã hội chấp nhận) Trong xãhội, mỗi cá nhân có một vị trí xác định Với vị trí đó, cá nhân vừa được hưởngquyền lợi cũng như phải có trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội Mối quan

hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm trong việc lựa chọn ngành nghề được biểuhiện qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân với đòi hỏi về số lượng vàchất lượng mà nhu cầu về nguồn lực trong các lĩnh vực mà ngành nghề đòi

hỏi (Theo Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006) Khi đó, chủ

thể của sự lựa chọn trở thành đối tượng của sự lựa chọn

- Tính cấu trúc: Trong quá trình tồn tại và phát triển, quá trình lựa chọn

ngành nghề là một bộ phận, mắc xích trong cấu trúc đời sống con người Khi

Trang 25

xác định một hướng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội là lúc conngười ta lựa chọn ngành nghề Quá trình lựa chọn ngành nghề được đặt trongmột hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể (người lựa chọn) và những điều

kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp đối với ngành nghề (Theo Nguyễn

Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006).

- Giáo dục và giáo dục đại học

Theo từ điển Giáo Dục Học Việt Nam năm 2001 thì giáo dục là “nhằm

truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu, chuẩn

bị cho đối tượng tham gia vào lao động sản xuất và đời sống xã hội”

Giáo dục đại học là nền giáo dục được cung cấp bởi các trường đại học(đại học nghề, đại học cộng đồng, đại học khoa học xã hội, đại học kỹ thuật,

…) Giáo dục đại học bao gồm công tác giảng dạy, nghiên cứu và các hoạtđộng dịch vụ xã hội liên quan đến lĩnh vực giảng dạy, giáo dục đại học baogồm các bậc đại học và sau đại học

- Chọn trường đại học

Theo Nguyễn Minh Hà (2011) khái niệm chọn trường đại học được định

nghĩa là một “Quá trình phức tạp, đa giai đoạn Trong đó, một cá nhân phát

triển những nguyện vọng để tiếp tục được giáo dục chính quy sau khi học trung học, tiếp theo sau đó bởi một quyết định theo học một trường đại học, cao đẳng cụ thể hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng nghiệp tiên tiến”.

Với các em HS lớp 12, trước khi chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông trunghọc thường được nhà trường, gia đình, người thân, thầy/cô giáo,… tư vấn choviệc chọn trường đại học dự thi tương ứng với một ngành nghề nào đó phùhợp với năng lực, sở thích của bản thân; thông thường thỏa mãn một số tiêu

Trang 26

chí sau: sở thích, năng lực, chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn, vị trí địa lý nhàtrường, nhu cầu xã hội về ngành nghề, việc làm khi ra trường, điều kiện kinh

tế gia đình, uy tín trường đại học,…Sau đó làm các thủ tục đăng ký xét tuyển.Trong nghiên cứu này, khái niệm chọn trường được hiểu là quyết định chọntrường đại học để đăng ký xét tuyển sau khi tốt nghiệp THPT của các em HSlớp 12

b Tiến trình đánh giá và quyết định lựa chọn trường

Jackson (1982) (được trích bởi Derek Takumi Furukawa) đã tạo ra một

mô hình có ba giai đoạn Ông kết hợp các yếu tố mang tính xã hội và kinh tếtrước khi chia quá trình thành ba giai đoạn: sở thích, loại trừ, và đánh giá.Theo mô hình này, giai đoạn của sở thích bao gồm các yếu tố như gia đình,bạn bè, khát vọng cá nhân và thành tích học tập Giai đoạn thứ hai, giai đoạnloại trừ, sử dụng nhiều yếu tố kinh tế hơn bao gồm các yếu tố về chi phí khiếncho học viên loại trừ các trường từ danh sách các trường đại học tiềm năng.Giai đoạn thứ ba theo mô hình của Jackson, giai đoạn đánh giá, là giai đoạnhọc viên đánh giá các lựa chọn của họ và đưa ra quyết định cuối cùng Giaiđoạn cuối cùng này bao gồm việc xây dựng một chương trình đánh giá cánhân để xếp hạng các trường Đại học và đưa ra quyết định có ý nghĩa nhất

R Chapman (1986) (được trích bởi Dayton) đề xuất một mô hình về quátrình lựa chọn đại học dựa trên việc xem xét những nghiên cứu lựa chọn đạihọc trước đó Trong mô hình này, quá trình lựa chọn được chia thành nămgiai đoạn: 1) hành vi trước khi tìm kiếm, 2) hành vi tìm kiếm, 3) quyết định

áp dụng, 4) quyết định chọn, và 5) quyết định nộp đơn Trong đó, Chapmanchỉ ra, giai đoạn hành vi trước tìm kiếm là khó nghiên cứu nhất vì có sự khácnhau của mỗi học sinh Giai đoạn này có thể bắt đầu ngay khi học sinh đang

Trang 27

học tiểu học, tùy thuộc vào những cuộc trao đổi của phụ huynh với con cái vềtrường Đại học Giai đoạn hành vi tìm kiếm biểu thị quá trình tích cực trong

đó học sinh cố ý tìm kiếm thông tin từ các tổ chức khác nhau Trong giai đoạnnày, học sinh dựa vào thông tin từ các nguồn khác để bổ sung thông tin nhậnđược từ các trường đại học cụ thể và thông tin đó có thể đến từ gia đình, bạn

bè, giáo viên và cựu học sinh Trong giai đoạn hành vi tìm kiếm, học sinh cânnhắc các lợi ích cụ thể như trải nghiệm học tập, trải nghiệm khuôn viêntrường, và tiềm năng cho sự thành công trong sự nghiệp trong tương lai Giaiđoạn hành vi tìm kiếm kết thúc một khi học sinh đã giới hạn được nhữngtrường phù hợp Trong mô hình của R Chapman (1986), giai đoạn thứ ba, thứ

tư và thứ năm được liên kết chặt chẽ với nhau Giai đoạn thứ ba, giai đoạnquyết định nộp đơn, biểu hiện quá trình thực tế việc nộp đơn cho một trườngđại học Trong giai đoạn này, học sinh đã xem xét thông tin của cơ sở giáodục như chi phí đi học, các chương trình học tập, và đời sống sinh hoạt ởtrường Sau khi nhận được thông báo về quyết định chấp nhận nhập học, họcsinh tiến triển đến giai đoạn thứ tư được gọi là quyết định lựa chọn Giai đoạnquyết định lựa chọn là khi học sinh buộc phải cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọntham dự dựa trên các trường đã chấp nhận nhập học Trong giai đoạn này họcsinh có thể tiến hành tìm kiếm tập trung vào một trường cụ thể để xác địnhtrường đại học nào sẽ tham dự và thường tìm kiếm thông tin bổ sung về hỗ trợtài chính để đưa ra quyết định về chi phí nhập học Giai đoạn này kết thúc khihọc sinh chọn một tổ chức cụ thể, đồng nghĩa với việc học sinh bắt đầu giaiđoạn quyết định nhập học Giai đoạn cuối cùng kết thúc khi học sinh chínhthức đăng ký và bắt đầu chương trình học

Dựa trên các nghiên cứu trước đó (Jackson, 1982; Litten, 1982;Alexander, 1978; Anderson, Bowman và Tinto, 1972; Chapman, 1981),Hossler và Gallagher (1987) (được trích bởi Tan) đã phát triển “Mô hình ba

Trang 28

bước lựa chọn trường đại học” Hossler và Gallagher đã xây dựng mô hình bagiai đoạn bao gồm: khuynh hướng, tìm kiếm và lựa chọn Giai đoạn đầu tiênđược gọi là giai đoạn sự ảnh hưởng và đây là giai đoạn học sinh quyết định cóhay không việc họ sẽ tiếp tục học đại học hoặc tìm việc làm sau khi tốtnghiệp Giai đoạn thứ hai, giai đoạn tìm kiếm, là khi những học sinh trúngtuyển đại học bắt đầu tìm kiếm nhiều thông tin hơn về các trường đại học.Giai đoạn thứ ba là giai đoạn lựa chọn và là khi sự lựa chọn của học sinhđược đánh giá.

Tổng quan tài liệu về lý thuyết lựa chọn trường đại học gợi ý rằng họcsinh thường xem xét một loạt các yếu tố khi tiến hành tìm kiếm thông tin vềtrường đại học, từ đó cung cấp một cái nhìn bao quát về mặt lý thuyết về cáchhọc sinh tiến hành tìm kiếm thông tin và cuối cùng đưa ra quyết định vềtrường đại học mà họ muốn theo học Mặc dù một số quy trình có thể tương

tự, nhưng không thể giả định rằng một lý thuyết lựa chọn đại học duy nhất cóthể được áp dụng đồng đều cho tất cả học viên tương lai Quá trình này tiếptục diễn ra với việc học sinh sẽ đánh giá từng yếu tố với tầm quan trọng khácnhau để từ đó đưa ra quyết định lựa chọn trường phù hợp nhất với mình trongtương lai

1.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC

Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề được nghiên cứu, tác giả sẽtrình bày tóm tắt một số nghiên cứu, các bài viết, sách, tư liệu có liên quanđến quá trình chọn trường đại học của học sinh lớp 12

1.3.1 Mô hình chọn trường đại học của HS

a Mô hình của Jackson (1982)

Mô hình nghiên cứu hướng về HS, theo đó việc lựa chọn trường của HSbao gồm 3 giai đoạn: tùy chọn, loại trừ và đánh giá Giai đoạn tùy chọn nhấnmạnh những tác động của xã hội ảnh trong việc chọn trường đại học, trong

Trang 29

khi giai đoạn loại trừ và đánh giá nhấn mạnh đến chi phí học đại học vànhững đặc điểm của trường đại học.

- Giai đoạn tùy chọn: HS phát triển suy nghĩ về trường đại học mà họ dự

định theo học Ngoài ra HS học tập như thế nào tại trường THPT cũng có tácđộng lớn đến quyết định chọn trường đại học để học, những HS mà học tậptốt thường phát triển một tùy chọn để theo học một trường đại học Hoàn cảnhgia đình như tình trạng kinh tế xã hội, học vấn của cha mẹ, những người thânđược bao gồm trong giai đoạn này Ở giai đoạn này, biến số hoàn cảnh giađình rất quan trọng

- Giai đoạn loại trừ: HS thực hiện một lựa chọn để theo học một trường

đại học, nhưng sự lựa chọn bằng cách xem xét lại nguồn lực của chính bảnthân, những sự lựa chọn về tài chính khả thi và thông tin học được từ nhữngngười khác để loại trừ những lựa chọn không khả thi Những thành phầnchính trong giai đoạn này bao gồm: địa điểm trường đại học, chi phí học, chấtlượng của trường đại học, …Tại giai đoạn này, HS THPT rút ngắn danh sáchchọn lựa những trường đại học của họ dựa trên những thành phần TheoJackson, HS thường loại bỏ những trường đại học mà họ nhận được ít thôngtin hơn và cũng cho rằng địa điểm và tính khả dụng của những thông tin chínhxác thì quyết định mạnh đến việc chọn trường đại học ở giai đoạn này

- Giai đoạn đánh giá: Đây là giai đoạn cuối cùng trong mô hình mà HS

bắt đầu đánh giá từ một danh sách hẹp những trường đã học do họ chọn dựatrên đặc điểm của trường và chi phí học Đây là giai đoạn HS THPT lựa chọntrường đại học cuối cùng của mình

Với mô hình này, kết quả học tập ở THPT có mối tương quan mạnh nhấtđến những khát vọng của HS khi chọn một trường đại học nào đó, kế đến lànhững biến số bối cảnh xã hội như: người thân, trường đại học, hoàn cảnh giađình

Trang 30

Chọn lựa

Hình 1.5 Mô hình chọn trường đại học của Jackson (1982)

Nguồn: Jackson, 1982

b Mô hình của Litten (1982)

Litten cho rằng quyết định chọn trường là một quá trình diễn ra liên tục

Giai đoạn tuỳ chọn

Giai đoạn loại trừ

Giai đoạn đánh giá

Trang 31

gồm 5 bước: (1) có những khát vọng về trường đại học, (2) tìm kiếm, (3) thuthập thông tin, (4) gửi đơn xin nhập học và (5) ghi danh vào học Năm bướcnày có thể rút ngắn thành 3 giai đoạn: (1) quyết định tham gia vào quá trìnhgiáo dục sau trung học; (2) tìm hiểu về các trường đại học; (3) phát triển mộttập hợp các trường đại học để xem xét, quá trình nộp đơn và đăng ký học Môhình này nhận diện một tập hợp những tác động đến quá trình chọn lựatrường đại học như: hoàn cảnh kinh tế gia đình, môi trường xã hội, đặc tính cánhân, đặc điểm trường đại học, đặc điểm trường THPT,…Theo Litten, nhữngthuộc tính của trường trung học và những chính sách là các yếu tố quan trọngnhất trong suốt quá trình tìm kiếm.

Hoàn cảnh gia đình của HS và những thuộc tính lựa chọn theo học mộttrường đại học và giúp đỡ để phát triển những khát vọng về trường đại họccủa HS Những hoạt động của trường đại học như: tuyển sinh, những hoạtđộng cụ thể, chính sách tuyển sinh và công nghệ/phương tiện truyền thông tácđộng đến HS trong suốt giai đoạn thu thập thông tin Những đặc điểm củatrường đại học và công nghệ/phương tiện truyền thông tác động thực tế vàđáp lại bằng việc gửi đơn xin nhập học của HS

Tác giả cũng khẳng định học vấn của cha mẹ HS cũng là yếu tố quantrọng trong quá trình chọn lựa trường đại học so với những thuộc tính như:chủng tộc, giới tính

Hình 1.6 Mô hình chọn trường đại học của Litten (1982)

Quá trình tìm kiếm thông tin Thu thập

Thu thập thông tin xin học Gửi đơn

Gửi đơn xin học

Đăng ký, ghi danh học

Đăng ký, ghi danh học

Trang 32

1.3.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của HS

a Các nghiên cứu trên thế giới

 Mô hình của David W Chapman (1981)

Mô hình nghiên cứu của David W Chapman cho rằng việc chọn trườngđại học của HS THPT là do ảnh hưởng của 2 thành phần: thành phần nhóm yếu

tố đặc thù cá nhân bao gồm các yếu tố như: tình trạng kinh tế xã hội, năng lực,kết quả học tập ở THPT, mức độ giáo dục mong đợi và thành phần các yếu tốbên ngoài nhóm thành 3 loại nói chung: người thân, đặc điểm cố định củatrường đại học; nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh tiềm năng

- Tình trạng kinh tế xã hội: Tầm quan trọng của tình trạng kinh tế xã hội

được biểu thị theo những cách khá phức tạp Những sinh viên thuộc nhữnggia đình có tình trạng kinh tế xã hội khác nhau không chỉ bước vào cấp giáodục cao hơn với tỷ lệ khác nhau, mà họ còn tự phân bố khác nhau qua cáctrường đại học, cao đẳng Cụ thể, những sinh viên thuộc gia đình có tình trạngkinh tế xã hội cao thì có khả năng hơn để học ở những trường đại học và caođẳng bốn năm so với những HS thuộc gia đình có tình trạng kinh tế xã hộitrung bình hoặc thấp hơn Thu nhập gia đình, một phương diện quan trọng củatình trạng kinh tế xã hội Nó có tác động trực tiếp đến việc chọn lựa trườngđại học vì nó tương tác đến chi phí tổ chức giáo dục và hỗ trợ tài chính.Những HS thuộc gia đình có thu nhập cao hơn thường chọn trường đại học tư,những HS thuộc gia đình có thu nhập trung bình thì có khuynh hướng chọnnhững đại học công, và những HS thuộc gia đình có thu nhập thấp hơn thì cókhuynh hướng chọn trường cao đẳng cộng đồng hoặc công lập

- Năng lực: Năng lực ảnh hưởng thành quả THPT và thành tích về việc

thực hiện những bài kiểm tra có liên hệ chặt chẽ với những kỳ thi tuyển sinhvào đại học Vì cả 2 loại này thường được sử dụng rộng rãi bởi những trường

Trang 33

đại học mô tả phạm vi các ứng viên cạnh tranh và cuối cùng như một điều cơbản là để sàng lọc các ứng viên Bên cạnh đó, HS thường có khuynh hướng tựchọn lựa các trường đại học phù hợp với năng lực của họ (chọn trường đạihọc với HS có năng lực tương tự họ).

- Mức độ giáo dục mong đợi/kỳ vọng giáo dục: Mức độ giáo dục mong

đợi và kỳ vọng giáo dục đều ảnh hưởng đến kế hoạch học đại học của HS.Tuy vậy, chúng hoạt động ở những cách khác nhau Kỳ vọng nói về việc mộtngười nhận thức sẽ làm hoặc sẽ hoàn tất việc gì đó trong tương lai, nó baogồm một con số ước tính của tính thực tế, một sự đánh giá về thành tích trongtương lai Mức độ giáo dục mong đợi là những ao ước hoặc những ước muốnbày tỏ những hy vọng của một cá nhân về tương lai Mức độ giáo dục và kỳvọng giáo dục có liên quan đến việc chọn trường đại học

- Người thân: Trong việc lựa chọn trường đại học, HS được thuyết phục

mạnh mẽ bởi lời nhận xét và lời khuyên của bạn bè và gia đình của họ Ảnhhưởng của nhóm này hoạt động theo 3 cách: những lời nhận xét hình thành kỳvọng của sinh viên trường đại học đó sẽ ra sao; họ đưa ra lời khuyên trực tiếp

về việc nên học đại học ở đâu; trong trường hợp bạn bè thân thiết thì nơi chốnnhững người bạn học đại học này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của HS

- Đặc điểm trường đại học: Địa điểm, chi phí, môi trường khuôn viên

đại học và các chương trình đào tạo sẵn có trong mô hình này như là nhữngđặc điểm cố định tương đối của trường đại học Những đặc điểm này cókhuynh hướng định nghĩa trường đại học trong ngắn hạn

+ Địa điểm: những HS ở khu vực có nhiều trường đại học thì ít cókhuynh hướng đi học xa đến trường đại học như những HS ở vùng nông thônkhông có nhiều trường đại học Những HS có khả năng cao mà ít có nhu cầu

về tài chính thì xem xét một phạm vi trường đại học rộng lớn hơn so vớinhững HS có khả năng ít hơn mà cần sự trợ giúp về mặt tài chính

Trang 34

+ Chi phí: Chi phí có lẽ có ảnh hưởng nhiều đến việc chọn trường đại

học của HS HS thường có khuynh hướng chọn lựa trong số nhiều truờng đạihọc dựa vào điều cơ bản là thu nhập gia đình Tại những trường đại học tưnhân, HS thường xuyên nhận diện chi phí là nhân tố quan trọng trong quyếtđịnh chọn trường của họ

+ Hỗ trợ về tài chính: Ảnh hưởng của hỗ trợ tài chính là một trong những

vấn đề được nghiên cứu rộng rãi trong việc chọn trường đại học Nếu nhữngchi phí tạo ra vật cản cho việc học đại học, thì hỗ trợ tài chính được giả địnhphải làm tăng các chọn lựa trường đại học của HS

- Các chương trình đào tạo sẵn có: HS chọn những trường đại học mà

họ tin tưởng rằng có thể nhận được những khóa học mà họ cần để học tiếp lêncao hoặc tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp Thực vậy, những khóa học là

có sẵn và những lợi ích họ nhận được từ khóa học đó là những đặc điểm quantrọng nhất mà HS tìm kiếm khi chọn trường đại học

- Nỗ lực của trường đại học trong việc giao tiếp với HS: Việc thu thập

thông tin từ những HS năm cuối THPT có tác động tích cực đến kỳ vọng của

họ Điều này có nghĩa là những HS có hy vọng đi học tiếp lên đại học thì cókhuynh hướng tích cực tìm kiếm thông tin về trường đại học đó Tương tựnhư vậy, những chuyến viếng thăm trường trung học bởi các nhân viên làmcông tác tuyển sinh và những chuyến viếng thăm trường đại học bởi những

HS được đánh giá là họat động tuyển sinh hiệu quả nhất Ngoài ra, Chapmancũng nghiên cứu sự ảnh hưởng cụ thể của các tài liệu hướng dẫn tuyển sinhđại học sẵn có Ông cho rằng, các tài liệu tuyển sinh đại học nên được đặc biệtquan tâm, vì nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chọntrường đại học của HS Mức độ khó hiểu của các tài liệu này cũng sẽ là mộtrào cản lớn cho HS khi họ muốn hiểu được nội dung của các thông tin đượccung cấp

Trang 35

Tham quan trường

Hoạt động tuyển sinh/chiêu mộ

CÁC ẢNH HƯỞNG BÊN

NGOÀI

Sự lựa chọn học sinh của trường đại học

Sự chọn trường đại học của học sinhVào đại học

Trang 36

Hình 1.7 Mô hình lựa chọn trường đại học của học sinh (Chapman,1981)

Nguồn: Chapman, 1981

Bảng 1.1 Các chỉ báo thuộc 4 yếu tố trong mô hình chọn trường Đại Học

của học sinh của David W Chapman năm 1981

Đặc điểm cá nhân của học sinh

Tình trạng kinh tế xã hộiNăng lực

Mức độ kỳ vọng về giáo dụcKết quả học tập ở trung học phổ thôngCác cá nhân quan trọng

Bạn bè

Bố mẹThầy cô ở trường trung họcChuyên gia tư vấn

Đặc điểm cố định của trường đại

học

Học phí

Hỗ trợ tài chính

Vị trí Ngành đào tạo phù hợp với mong đợi

Nỗ lực giao tiếp của trường Đại

học với học sinh

Tham quan trực tiếp trường

Ấn phẩm của trường (báo, tạp chí,…)Hoạt động tư vấn tuyển sinh

 Mô hình Cosser và Toit (2002)

Cosser và Toit đã vận dụng mô hình của Chapman (1981) với một ít thayđổi để nghiên cứu ở một số quốc gia đang phát triển (Nam Phi và Ấn Độ) đểnghiên cứu các ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của HS lớp 12 Kếtquả nghiên cứu của hai tác giả này có 10 yếu tố chia thành 2 nhóm yếu tố ảnhhưởng đến lựa chọn trường đại học của HS trường THPT Một nhóm yếu tố

thể hiện “đặc tính của nhà trường” và nhóm còn lại thể hiện “những ảnh

hưởng khác” (người thân, gia đình, bạn bè, thầy, cô giáo,…), 10 yếu tố này

bao gồm: danh tiếng của trường, danh tiếng của khoa, có ký túc xá tốt, có cáctiện ích sinh hoạt thể thao, khả năng có học bổng, cho phép học qua thư tín, vịtrí thuận tiện, học phí thấp, có mối quân hệ với người thân và bạn bè gợi ý

Trang 37

 Mô hình nghiên cứu của Dana D.Clayton (2013)

Dana D.Clayton (2013) đã tiến hành nghiên cứu “Các yếu tố tác độngđến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông nămcuối cấp có thành tích học tập cao” với các nhóm yếu tố:

- Mức độ ảnh hưởng của người khác khi xem xét quyết định chọn trườngĐại Học

- Những thành tố thuộc về danh tiếng của trường Đại Học

D.Clayton đã nghiên cứu mẫu 114 học sinh sắp tốt nghiệp có thành tíchhọc tập cao của ba trường trung học phổ thông tư thục và một trường đặc cách

ở vùng Tây Nam bang Indiana Nghiên cứu chỉ ra rằng 67% học sinh tham giamuốn theo học trường đại học công lập và 33% chọn trường đại học tư thục.Theo kết quả nghiên cứu, cả hai nhóm học sinh trên đều xem yếu tố chấtlượng chương trình đào tạo là quan trọng nhất Ngoài ra, nghiên cứu cũng chothấy nhóm học sinh có ý định chọn trường đại học tư thục có khuynh hướng

ưu tiên các yếu tố học thuật nhất định như tỷ lệ học viên/giảng viên, tính chấtquốc tế của chương trình học và hỗ trợ học thuật Bên cạnh đó, đối với nhómhọc sinh này, họ tin tưởng vào những giá trị được quảng bá bởi trường đại họchơn là những đối tác của họ Còn đối với những học sinh chọn trường đại họccông lập lại xem trọng yếu tố chi phí Ngoài ra, các yếu tố về vị trí, chươngtrình thể thao và ý kiến của bạn bè về trường đại học cũng đóng vai trò quantrọng trong quyết định chọn trường đại học của nhóm học sinh này

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác nhau về sự coi trọng yếu tố danhtiếng của trường đại học giữa các học sinh, dù học sinh đó chọn trường đạihọc công lập hay tư thục Ngoài ra, học sinh chọn trường đại học công lập có

xu hướng xem trọng ý kiến của bạn bè hơn so với nhóm học sinh chọn trườngđại học tư thục Cuối cùng, Dayton kết luận rằng thông tin từ nghiên cứu sẽhữu ích cho bộ phận tuyển sinh của trường đại học phát triển các kế hoạchmarketing nhằm thu hút học sinh

Trang 38

Hình 1.8 Mô hình chọn trường đại học của D.Clayton (2013)

Vị tríDanh tiếng và xếp hạng của trườngNgành học

Các cá nhân có ảnh hưởng

Bố mẹ Anh chịBạn bèChuyên gia tư vấn

Nguồn thông tin

Các ấn phẩm của trường Tham quan trường

Website trườngGặp gỡ đại diện tuyển sinh của trườngGặp gỡ cựu học sinh và học sinh hiện tại của trường

 Các nghiên cứu liên quan khác

Nghiên cứu của Bromley H Kniveton (2004), trên cơ sở khảo sát 384thanh thiếu niên (trong đó có 174 nam và 174 nữ) từ 14 đến 18 tuổi đã đưa rakết luận: Cả nhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và

Danh tiếng của trường đại học

Các cá nhân ảnh hưởng đến quyết định

của học sinh

Nguồn thông tin

Quyết định chọn trường đại học

Trang 39

hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp đến lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên.Giáo viên có thể xác định những năng khiếu và khả năng qua đó khuyếnkhích HS tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia lao động hướngnghiệp hoặc tham quan những cơ sở sản xuất Phụ huynh HS có tác động rấtlớn đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lựa chọn nghềnghiệp, ngoài ra còn có sự tác động của anh chị em trong gia đình, bạn bè…Michael Borchert (2002), trên cơ sở khảo sát 325 HS trung học củatrường Trung học Germantown, bang Wisconsin đã đưa ra nhận xét: trong banhóm yếu tố chính của lựa chọn nghề nghiệp là: Môi trường, cơ hội và đặcđiểm cá nhân thì nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân là quan trọng nhất đến sựchọn lựa nghề nghiệp của HS trung học.

M.J.Burns và các cộng sự (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi,2009), đã cho rằng mức độ nổi tiếng và uy tín của trường, đội ngũ giảng viêndanh tiếng, học bổng, hỗ trợ tài chính là những yếu tố mạnh mẽ nhất mà họcsinh ra quyết định khi chọn trường

Theo Cabera và La Nasa (dẫn theo Marvin J Burns, 2006), ngoài mongđợi về học tập trong tương lai thì mong đợi về công việc trong tương lai cũng

là một trong những yếu tố đánh giá của học sinh lựa chọn trường.S.G.Washburn và các cộng sự (2000) còn cho rằng sự sẵn sàng của bản thâncho công việc và cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là nhữngyếu tố quyết định đến việc lựa chọn trường của HS

b Nghiên cứu ở Việt Nam

 Mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định, đánh giá tác động của các yếu tốthen chốt trong việc chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông(THPT) Kết quả phân tích 227 bảng trả lời của học sinh lớp 12 năm học2008- 2009 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi phản ánh cho thấy 5 yếu tố

Trang 40

bao gồm yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; yếu tố đặc điểm cố định củatrường đại học; yếu tố về bản thân cá nhân học sinh; yếu tố về cá nhân có ảnhhưởng đến quyết định của học sinh và yếu tố về thông tin có sẵn trong việclựa chọn trường đại học Từ kết quả nghiên cứu này, Trần Văn Quí và CaoHào Thi đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp đỡ gia đình, nhà trường vàcác tổ chức giáo dục có biện pháp thiết thực nhằm định hướng có phươngpháp và tạo điều kiện tốt nhất cho các học sinh trung học phổ thông chọntrường Đại học Tuy nhiên, mô hình mới chỉ giải thích vấn đề nghiên cứu ởmức độ 21,5% khi nhân rộng ra tổng thể do kích thước mẫu nhỏ và giới hạn ởtỉnh Quảng Ngãi Vì vậy, những nghiên cứu sau này nên tăng thêm kích thướcmẫu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

Hình 1.9 Mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi

Nguồn: Trần Văn Quí và Cao HàoThi, 2009

Bảng 1.3 Các chỉ báo thuộc 3 nhóm yếu tố trong lựa chọn trường Đại Học

của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009)

Yếu tố cơ hội việc làm trong Sự sẵn sàng của bản thân

Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai

Yếu tố đặc điểm của trường đại học

Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh

Yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến

quyết định của học sinh

Yếu tố về nỗ lực giao tiếp với học sinh

của trường đại học

Quyết định lựa chọn trường đại học

Ngày đăng: 29/03/2018, 20:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w