1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tổ chức hoạt động văn học, nghệ thuật ở quân đội

61 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Tài liệu dạy học “Tổ chức hoạt động văn học, nghệ thuật ở phân đội” dùng cho đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, trình độ đại học, nhằm nâng cao trình độ, năng lực cảm thụ, đánh giá văn học, nghệ thuật từ đó vận dụng vào tổ chức có chất lượng, hiệu quả các hình thức hoạt động văn học, nghệ thuật ở phân đội, góp phần giúp học viên hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo tại Trường, làm cơ sở để họ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ sau khi ra trường.

Trang 1

Trang

Bài 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT 3 1.1 Những vấn đề chung về văn học, nghệ thuật 3 1.2 Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển

văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

8

1.3 Đặc điểm hoạt động văn học, nghệ thuật và nội dung, biện pháp

tổ chức hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội 10

2.1 Vị trí, vai trò và nhiệm vụ công tác văn hóa quần chúng ở đại đội 14 2.2 Những hình thức hoạt động chủ yếu công tác văn hóa quần chúng ở

3.2 Đặc điểm hoạt động âm nhạc và nội dung, biện pháp tổ chức hoạt

6.2 Nội dung, biện pháp tổ chức hoạt động nhiếp ảnh ở đại đội 46

7.2 Nội dung, biện pháp tổ chức hoạt động sân khấu ở đại đội 54

8.2 Nội dung, biện pháp tổ chức hoạt động điện ảnh ở đại đội 58

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Những năm qua, quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quân ủy Trung ương về công tác giáo dục, đào tạo cũng như chiến lược xây dựng

và phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Trường Sĩ quan Chính trị đã tổ chức biên soạn Tài

liệu dạy học “Một số hiểu biết cơ bản về các loại hình nghệ thuật” dùng cho đào

tạo cán bộ chính trị cấp phân đội năm 2010 Qua gần 10 năm đưa vào giảng dạy, cùng với quá trình phát triển mục tiêu, yêu cầu và đối tượng đào tạo, nội dung, chương trình môn học đã có bổ sung, phát triển cho phù hợp Chính vì vậy, tập

Chương giảng “Một số hiểu biết cơ bản về các loại hình nghệ thuật” đã bộc lộ

những hạn chế, bất cập Để giúp học viên sau khi tốt nghiệp ra Trường có những kiến thức cơ bản về văn học, nghệ thuật từ đó vận dụng vào tổ chức tốt các hình thức hoạt động văn học, nghệ thuật góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt hoạt động CTĐ, CTCT đáp ứng yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ được giao,

việc tổ chức biên soạn Tài liệu dạy học “Tổ chức hoạt động văn học, nghệ thuật ở phân đội”, nhằm hoàn thiện, bổ sung những vấn đề mới là vấn đề cấp bách, có ý

nghĩa thiết thực

Tài liệu dạy học được biên soạn dựa trên cơ sở đường lối, quan điểm của Đảng, các quy định, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam về văn hóa, văn học, nghệ thuật và nội dung, chương trình đào tạo của môn học

đã được bổ sung, điều chỉnh gắn với yêu cầu thực tiễn và chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ chính trị cấp phân đội Tài liệu do Thượng tá, ThS Nguyễn Văn Long (chủ biên) cùng các giảng viên của Khoa CTĐ, CTCT tham gia biên soạn

Nội dung từng Chương được kết cấu thống nhất, những vấn đề chung và nội dung biện pháp tiến hành hoạt động đối với từng loại hình nghệ thuật

Đây là Tài liệu dạy học “Tổ chức hoạt động văn học, nghệ thuật ở phân đội” dùng cho đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, trình độ đại học, nhằm nâng

cao trình độ, năng lực cảm thụ, đánh giá văn học, nghệ thuật từ đó vận dụng vào

tổ chức có chất lượng, hiệu quả các hình thức hoạt động văn học, nghệ thuật ở phân đội, góp phần giúp học viên hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo tại Trường, làm cơ sở để họ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ sau khi ra trường Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những hạn chế nhất định Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, của cán bộ, giảng viên, học viên ở Nhà trường để Tài liệu được hoàn thiện hơn

Các tác giả

Trang 3

Bài 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT

1.1.1 Khái niệm văn học, nghệ thuật

Văn học, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội nhưng là một hình thái

ý thức xã hội đặc thù, là biểu hiện tập trung cao nhất quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, là lĩnh vực hoạt động tinh thần đặc biệt do con người tạo ra

để thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ của con người - xã hội

a Văn học, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội

- Văn học, nghệ thuật chịu sự tác động bởi những qui luật chung nhất của các hình thái ý thức xã hội

- Văn học nghệ thuật tính giai cấp, lịch sử, xã hội và thời đại sâu sắc

- Văn học, nghệ thuật có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội

b Văn học, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù

- Đối tượng phản ánh: văn học, nghệ thuật phản ánh tồn tại xã hội song tập trung vào tiêu điểm đó là mặt thẩm mỹ, quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực Trung tâm của quan hệ thẩm mỹ ấy là đời sống tâm hồn, tình cảm của con người với những mối quan hệ đa dạng, phong phú, nhiều chiều, phức tạp

- Nội dung phản ánh: văn học, nghệ thuật lại phản ánh cả yếu yếu tố khách quan của đời sống xã hội lẫn yếu tố chủ quan của nghệ si

- Phương thức tư duy: văn học, nghệ thuật sử dụng tư duy hình tượng (hay còn gọi là tư duy cụ thể) để phản ánh đời sống xã hội

- Phương thức phản ánh: văn học, nghệ thuật phản ánh đời sống xã hội bằng những hình tượng nghệ thuật cụ thể, cảm tính, sinh động

1.1.2 Phương thức phản ánh của văn học, nghệ thuật

a Khái niệm hình tượng nghệ thuật

Hình tượng nghệ thuật là bức tranh về đời sống xã hội con người, vừa có tính chất sinh động, cụ thể vừa mang ý nghĩa khái quát, có tác dụng nhận thức, truyền cảm và giáo dục qua tác động tổng hợp của nghệ thuật

- Hình tượng nghệ thuật là bức tranh về đời sống xã hội có nghĩa là, mỗi hình tượng nghệ thuật đều chứa trong nó những vấn đề về đời sống xã hội mà nghệ sĩ khai thác, khám phá, phát hiện (có chủ đề, nội dung rõ ràng)

- Hình tượng nghệ thuật cụ thể, cảm tính, riêng biệt nhưng vẫn có khả năng khái quát hóa đời sống xã hội Hình tượng nghệ thuật chính là những mẫu đời, mẫu người, mẫu nhân cách, số phận, nhân vật rất cụ thể, cảm tính, sinh động, chân thực, gần gũi với cuộc sống con người

Trang 4

- Hình tượng nghệ thuật tác động đến con người thông qua các giác quan giúp con người nhận thức sâu sắc về đời sống xã hội, cảm hóa, lay động trái tim, thức tỉnh lý trí nơi con người, truyền cảm hứng cho con người vươn tới những đỉnh cao mới hoàn thiện, hoàn mỹ hơn

Có 2 cách hiểu về hình tượng nghệ thuật:

- Hiểu theo nghĩa hẹp, hình tượng nghệ thuật chính là hình tượng nhân vật với những cái tên cụ thể, số phận, nhân vật cụ thể

- Hiểu theo nghĩa rộng, hình tượng nghệ thuật là phương thức phản ánh riêng biệt, độc đáo của văn học, nghệ thuật, thông qua đó, người nghệ sĩ phản ánh đời sống xã hội, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình

Hình tượng nghệ thuật được chia ra 2 loại

- Hình tượng tạo hình: là hình tượng mà qua đó người cảm thụ có thể nhìn

thấy hình ảnh của bản thân đời sống hiện thực

- Hình tượng biểu hiện: là hình tượng mà khi cảm thụ, người cảm thụ

không trực tiếp thấy hiện ra trước mắt mình hình ảnh cụ thể của bản thân đời sống

mà nó tác động vào ý thức họ, tạo ra trong họ những liên tưởng, những suy ngẫm

về hiện thực

Tuy nhiên sự phân loại trên đây chỉ mang tính tương đối

b Đặc điểm của hình tượng nghệ thuật

Đặc điểm thứ nhất: Hình tượng nghệ thuật có sự thống nhất biện chứng

giữa các mặt: khái quát - cụ thể (cái chung - cái riêng), tình cảm - lý trí; chủ quan - khách quan; tạo hình - biểu hiện

- Sự thống nhất giữa mặt khái quát và cụ thể (cái chung - cái riêng)

+ Cái cụ thể là cái riêng, có thể là con người (nhân vật cụ thể như Chí Phèo, Chị Dậu, HămLét, AQ…), có thể là một nhóm nhân vật, sự kiện, hành vi, cũng có thể là một dân tộc, một giai đoạn lịch sử…

+ Cái chung là cái tiêu biểu, đại diện cho nhóm tính cách, hành vi, vùng, miền, dân tộc, thời đại…

+ Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung:

+ Mối quan hệ giữa tình cảm và lý trí:

- Sự thống nhất giữa mặt chủ quan và khách quan

Trang 5

+ Chủ quan là quan điểm, tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan, cách nhìn nhận, đánh giá của nghệ sĩ trước các vấn đề của đời sống xã hội được thể hiện vào trong tác phẩm

+ Khách quan là những cái chung, mang tính quy luật, phổ biến, đại diện cho dân tộc, nhân loại

+ Mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan:

- Sự thống nhất giữa mặt tạo hình và biểu hiện

+ Tạo hình là cái nhìn thấy, có thể bằng đường nét, hình khối, bóng dáng của vật thể, có thể là con người cụ thể

+ Biểu hiện là cái lẩn đi, chiều sâu tư tưởng, cảm xúc mà nghệ sĩ gửi vào trong tác phẩm khiến cho công chúng phải suy ngẫm, tưởng tượng mới cảm nhận hết giá trị tư tưởng của nó

+ Mối quan hệ giữa tạo hình và biểu hiện:

Đặc điểm thứ hai: Hình tượng nghệ thuật là một hiện tượng mang tính

ước lệ, đa nghĩa

- Hình tượng nghệ thuật là sự sáng tạo (mô phỏng) chứ không phải sao chép nguyên bản đời sống hiện thực

- Hình tượng nghệ thuật được xây dựng bởi phương tiện vật chất, kỹ thuật, thủ pháp nghệ thuật và ngôn ngữ đặc trưng

- Hình tượng nghệ thuật đem đến cho người thưởng thức những cách nhìn nhiều chiều, những cách lí giải về đời sống xã hội ở nhiều góc độ khác nhau

c Biện pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật

- Khái quát hóa: là quá trình người nghệ sĩ khám phá, phát hiện phạm vi

của đời sống xã hội để khai thác, sáng tạo Đó chính là việc xác định đề tài để khai thác, sáng tạo

- Điển hình hóa: là quá trình người nghệ sĩ sáng tạo, tìm ra những cái cụ thể, riêng biệt của đời sống xã hội, con người (số phận, nhân vật, hiện tượng)…

Để nối liên 2 yếu tố trên, người nghệ sĩ phải hư cấu

1.1.3 Chức năng xã hội của văn học, nghệ thuật

a Tính đa chức năng của văn học, nghệ thuật

Có nhiều cách phân chia chức năng của văn học, nghệ thuật

b Các chức năng cơ bản của văn học, nghệ thuật

- Chức năng nhận thức

Vị trí, ý nghĩa: là chức năng cơ bản, quan trọng nhất của văn học, nghệ thuật Biểu hiện

- Văn học, nghệ thuật đem lại cho con người những kiến thức rộng lớn về

mọi mặt của đời sống xã hội, con người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau

Trang 6

- Những kiến thức mà văn học, nghệ thuật đem lại cho con người đã được khám phá, sáng tạo, giải quyết theo tư tưởng chủ quan của nghệ sĩ

- Những tri thức mà văn học, nghệ thuật đem đến cho con người được biểu hiện thông qua hình tượng nghệ thuật sinh động, cụ thể, cảm tính cho nên

dễ tiếp nhận, dễ hiểu

- Tuy nhiên, những tri thức mà VHNT mang lại cho con người thường có

độ chính xác không cao, không đầy đủ, triệt để như chân lý khoa học

- Sự giáo dục của VHNT được định hướng bởi tư tưởng của người nghệ sĩ

- Sự giáo dục của văn học, nghệ thuật được thông qua hình tượng nghệ thuật cụ thể, cảm tính, sinh động nên gây ấn tượng sâu sắc, thấm thía, lâu bền không gò bó, áp đặt mà tự nguyện, tự giác, tự cảm hóa, khuyên răn là chính

- Tuy nhiên, sự giáo dục thông qua văn học, nghệ thuật không thể nhìn thấy hiệu quả tức thì, cần thông qua nhiều tác phẩm thuộc nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau

- Cái đẹp mà văn học, nghệ thuật đem đến cho con người thông qua hình tượng nghệ thuật cụ thể, cảm tính, sinh động, hấp dẫn, dễ tiếp nhận

Trang 7

- Sự nghỉ ngơi, giải trí của văn học, nghệ thuật diễn ra đa dạng, phong phú

e Chức năng giao tiếp

Vị trí, ý nghĩa: đây là chức năng quan trọng, như một chiếc cầu nối giữa

con người với con người, con người với lịch sử, với xã hội

Biểu hiện

- Văn học, nghệ thuật giúp con người giao tiếp với đời sống xã hội xã hội

- con người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau

- Thông qua các hình thức hoạt động nghệ thuật, con người như được gần nhau hơn, nó như một phương tiện kết nối cộng đồng

- Thưởng thức với các tác phẩm nghệ thuật con người như được giao tiếp với cái mới, làm quen với cái mới

g Chức năng tổ chức và điều chỉnh xã hội

Vị trí, ý nghĩa:

Biểu hiện

- Văn học, nghệ thuật giúp con người tổ chức và điều chỉnh hành vi, lối

sống theo chiều hướng của người nghệ sĩ

- Văn học, nghệ thuật có khả năng tạo nên dư luận rộng rãi, tổ chức cho quần chúng hướng theo những chuẩn mực mới để xây dựng xã hội, con người

ngày càng phát triển hơn

h Mối quan hệ các chức năng của văn học, nghệ thuật

Các chức năng trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động, bổ sung lẫn nhau, cùng tác động tới con người Trong đó, nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ

là những chức năng cơ bản, quan trọng nhất

1.1.4 Tính chất xã hội của văn học, nghệ thuật

a Tính giai cấp, tính đảng

- Trong xã hội có giai cấp nghệ thuật mang tính giai cấp sâu sắc vì mỗi nghệ sĩ đều thuộc về một giai cấp nhất định cho nên khi phản ánh đời sống xã hội, nghệ sĩ thường bảo vệ hệ tư tưởng, quyền lợi của giai cấp mình

- Tính đảng là biểu hiện tập trung cao nhất của tính giai cấp, đó biểu hiện tính khuynh hướng trong tư tưởng của tác phẩm văn học, nghệ thuật

b Tính nhân dân

- Nghệ thuật do nhân dân sáng tạo ra, vì vậy, một tác phẩm đạt đến nghệ thuật là tác phẩm phản ánh từ chính đời sống xã hội và nhu cầu của nhân dân, đ-ược nhân dân ưa thích, đón nhận

- Một tác phẩm nghệ thuật mang tính nhân dân còn phải thể hiện được tình cảm, tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của nhân dân nhân dân Phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của nhân dân

Trang 8

c Tính dân tộc (bản sắc dân tộc)

- Tác phẩm nghệ thuật mang tính dân tộc phải chứa đựng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm dân tộc

- Tính dân tộc cũng không nên hiểu chỉ đơn thuần là truyền thống hay tự

ty dân tộc mà có sự giao thoa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền nghệ thuật dân tộc khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình

d Tính nhân loại (tính quốc tế)

- Quan hệ giữa dân tộc và quốc tế là quan hệ biện chứng của cặp phạm trù: Cái riêng và cái chung Các dân tộc cụ thể tạo nên cộng đồng quốc tế Quốc tế là bao gồm các dân tộc Dân tộc và quốc tế là 2 mặt của một vấn đề, là hai hiện tượng mâu thuẫn - thống nhất của sự vật

- Một tác phẩm có tính dân tộc chân chính là tác phẩm thể hiện được những tư tưởng tình cảm chung của nhân loại trong dạng thái dân tộc độc đáo

1.1.5 Các mối quan hệ của văn học, nghệ thuật

a Văn học, nghệ thuật và chính trị

- Là mối quan hệ mang tính khách quan

- Văn học, nghệ thuật phục vụ cho chính trị theo quy luật riêng của văn học, nghệ thuật, thông qua chiều hướng tư tưởng của tác phẩm

- Chính trị chi phối văn học, nghệ thuật thông qua quan điểm sáng tác, đường lối xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật

b Văn học, nghệ thuật và đạo đức

Là mối quan hệ tương đồng, cùng hướng con người vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ

c Văn học, nghệ thuật và khoa học

Là quan hệ tương tác, hỗ trợ nhau cùng chung mục tiêu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới

d Văn học, nghệ thuật và đời sống xã hội

Là quan hệ hữu cơ không tách rời Hiện thực là mảnh đất màu mỡ để nghệ

sĩ khai thác khám phá, sáng tạo, khi ra đời các tác phẩm nghệ thuật chân chính

sẽ giúp con người nhận thức và cải tạo xã hội, cải tạo thế giới và chính bản thân con người ngày một tốt đẹp hơn

1.1.6 Các loại hình nghệ thuật

a Những căn cứ, cơ sở phân chia các loại hình nghệ thuật

b Các loại hình nghệ thuật cơ bản

1.2 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG

VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG THỜI KỲ MỚI

1.2.1 Mục tiêu xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Trang 9

a Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam

- Văn học, nghệ thuật góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân, thiện, mỹ của các tầng lớp nhân dân

- Phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

b Xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam một cách toàn diện

- Phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu loại hình, có các thế hệ nối tiếp nhau vững chắc

- Có tinh thần yêu Tổ quốc nồng nàn, gắn bó sâu sắc với nhân dân, với sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo

- Có năng lực sáng tạo phong phú, đa dạng

- Đoàn kết, gắn bó cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc anh em trên đất nước ta để tạo nên nền nghệ thuật cách mạng đa dạng, phong phú

c Nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, bảo đảm yêu cầu phát triển của lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

- Đảng lãnh đạo văn hóa, văn học, nghệ thuật là một tất yếu khách quan

- Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các hoạt động văn học, nghệ thuật

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiết chế cho hoạt động văn học, nghệ thuật

- Tránh tư tưởng khoán trắng, giao phó hoạt động văn học, nghệ thuật cho cán bộ văn hóa hoặc giới văn nghệ sĩ hoặc những người công tác VHVN

1.2.2 Quan điểm xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

a Về vị trí vai trò của văn học, nghệ thuật

- Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá

- Văn học, nghệ thuật là nhu cầu thiết yếu, là sự thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người

- Văn học, nghệ thuật là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam trong thời kỳ mới

b Về nhiệm vụ của văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế

- Văn học, nghệ thuật phải được phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn dân chủ

Trang 10

- Phấn đấu sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng

c Với đội ngũ văn nghệ sĩ

- Tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của dân tộc

- Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước

1.3.1 Đặc điểm hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

a Khái niệm hoạt động văn học, nghệ thuật

Là hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo, nhằm đưa các giá trị của văn học, nghệ thuật đến với cán bộ, chiến sĩ, đồng thời tổ chức, hướng dẫn cán bộ, chiến

sĩ hoạt động sáng tạo ra các giá trị văn học nghệ thuật mới, góp phần nâng cao trình độ nhận thức toàn diện, xây dựng tư tưởng, tình cảm cách mạng cho cán

bộ, chiến sĩ, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần của bộ đội, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong lực lượng vũ trang; xây dựng đại đội vững mạnh toàn diện, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao

- Hoạt động hưởng thụ (cảm nhận, tiêu dùng) nghệ thuật

- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật

- Hoạt động sáng tác nghệ thuật

- Hoạt động sưu tầm, lưu giữ, bảo quản các giá trị nghệ thuật

- Hoạt động, giao lưu, truyền bá nghệ thuật…

b Đặc điểm hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

- Hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính uỷ, chính trị viên cấp trên và chi ủy, chi bộ đại đội, chính trị viên trực tiếp hướng dẫn, tổ chức tiến hành

- Hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội chịu sự chi phối bởi đặc thù môi trường hoạt động quân sự

Trang 11

- Lực lượng tham gia hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội là cán bộ, chiến sĩ, cơ bản trong độ tuổi thanh niên

- Thời gian diễn ra chủ yếu vào giờ nghỉ, ngày nghỉ

- Là hoạt động mang tính tổng hợp

1.3.2 Nội dung, biện pháp tổ chức hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

a Giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về VHNT

và ý thức trách nhiệm trong tham gia hoạt động VHNT ở đại đội

- Vì sao phải giáo dục

- Nội dung giáo dục

+ Giáo dục cho bộ đội về vị trí, vai trò, đặc điểm xây dựng hình tượng nghệ thuật, đặc trưng và các thể loại của từng loại hình nghệ thuật

+ Giáo dục cho bộ đội thấy rõ vị trí, vai trò của hoạt động VH,NT ở đại đội + Giáo dục cho bộ đội nắm rõ kế hoạch tổ chức hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội và từng bộ phận

+ Giáo dục tinh thần thái độ trách nhiệm tham gia vào hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

- Hình thức, biện pháp giáo dục

+ Thông qua thực tiễn hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội để giáo dục + Thông qua sinh hoạt các tổ chức trong đơn vị

+ Thông qua giao ban hội ý

+ Thông qua nói chuyện, kể chuyện về văn học, nghệ thuật…

b Tổ chức các hình thức hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

- Các hình thức hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

+ Hoạt động thưởng thức văn học, nghệ thuật

+ Hoạt động biểu diễn văn học, nghệ thuật

+ Hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật không chuyên

+ Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ

- Cách tổ chức các hình thức hoạt động

+ Duy trì đúng các chế độ sinh hoạt văn hóa văn nghệ theo quy định

+ Thông qua các mặt hoạt động VHQC để đưa giá trị của các tác phẩm văn học, nghệ thuật đến với bộ đội, đồng thời tổ chức, hướng dẫn, động viên bộ đội tham gia sáng tạo ra giá trị VHNT mới

+ Nắm vững đặc trưng ngôn ngữ của từng loại hình nghệ thuật từ đó phát huy ưu thế của nó vào các hoạt động của đơn vị

+ Động viên, phát huy vai trò của CB, CS trong sáng tác văn học, nghệ thuật phản ánh hoạt động của đơn vị

Trang 12

c Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

- Vì sao phải phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng

- Nội dung, biện pháp phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng

+ Cấp uỷ, đội ngũ cán bộ, đảng viên và chiến sĩ ở đại đội nhận thức rõ vị trí, vai trò của hoạt động VHNT và ưu thế của văn học, nghệ thuật

+ Chi uỷ, chi bộ cần quán triệt sâu sắc mục tiêu, quan điểm của Đảng, các chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên vào hoạt động VHNT ở đại đội mình Có thể

+ Phân công CB, ĐV có phẩm chất năng lực, có năng khiếu và sự hiểu biết về văn học, nghệ thuật phụ trách hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

+ Động viên cán bộ, đảng viên cũng như cán bộ, chiến sĩ tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

+ Phát huy tốt vai trò xung kích của tổ chức Đoàn, làm cho hoạt động VHNT ở đại đội trở thành nhu cầu tinh thần không thể thiếu của ĐVTN;

d Giữ gìn, bảo quản, khai thác có hiệu quả các sản phẩm, cơ sở vật chất, trang, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động VHNT

- Các sản phẩm, cơ sở vật chất, trang, thiết bị, phương tiện hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

+ Sách, báo; đĩa ca nhạc, phim, tạp chí văn hóa, nghệ thuật, các tuyển tập, Chương hát quy định, điệu múa tập thể trong quân đội, đĩa phim truyền thống…

+ Âmply, loa, đài, Tivi; hộp màu, bảng vẽ, tranh cổ động; bục, bệ, trang phục biểu diễn

- Nguồn bảo đảm: trên cấp, đơn vị tự mua sắm; do cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tự sáng tạo, đóng góp…

- Biện pháp giữ gìn, khai thác cơ sở vật chất, trang, thiết bị, phương tiện hoạt động văn học, nghệ thuật

+ Đề xuất với trên bảo đảm đầy đủ các sản phẩm, trang, thiết bị theo quy định; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo khả năng của đơn vị;

+ Giao trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cho những cán bộ, chiến sĩ có ý thức trách nhiệm, có hiểu biết, kiến thức chuyên môn về trang, thiết bị

+ Khai thác, sử dụng có hiệu quả vào các hoạt động VHNT của đơn vị, không tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến chỉ đạo của người có trách nhiệm

+ Sử dụng đúng mục đích, tránh hỏng hóc, tự do, tùy tiện, bảo đảm giữ tốt, dùng bền, an toàn, hiệu quả

g Đấu tranh với các biểu hiện sai trái trong hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

Trang 13

- Những biểu hiện sai trái trong hoạt động văn học, nghệ thuật: nhận thức không đầy đủ về vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật; những tiêu chí đánh giá một tác phẩm nghệ thuật; việc sưu tầm, sử dụng những tác phẩm xấu độc, đồi trụy, bạo lực….; buôn bán, tàng trữ, sưu tầm những tác phẩm thuộc phạm vị cấm…

- Hình thức, biện pháp đấu tranh: kết hợp giữa giáo dục chung với giáo dục riêng; mời chuyên gia, nghệ sĩ đến nói chuyện về văn học, nghệ thuật… ; thông qua bình các tác phẩm văn học, nghệ thuật…

5 Đặc điểm hoạt động văn học, nghệ thuật ở đại đội

6 Nội dung, biện pháp tổ chức hoạt động văn học, nghệ thuật ở phân đội

Trang 14

Bài 2 CÔNG TÁC VĂN HÓA QUẦN CHÚNG Ở ĐẠI ĐỘI

2.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC VĂN HÓA QUẦN CHÚNG Ở ĐẠI ĐỘI

2.1.1 Vị trí, vai trò công tác văn hóa quần chúng ở đại đội

a Một số quan niệm

- Quan niệm văn hóa

+ Theo nghĩa gốc Phương Tây (Culture sanime) nghĩa là gieo trồng, vun xới, nâng niu những cái hay, cái tốt đẹp

+ Theo tiếng Hán, trong thời kỳ Cổ đại ở Trung Quốc, văn hóa được hiểu

là văn trị và giáo hóa; đó chính là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng văn hóa và giáo hóa, dùng cái hay, cái đẹp để giáo dục và cảm hóa con người Văn đối lập với vũ, vũ công, vũ uy dùng sức mạnh để cai trị

+ Khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng: là tất cả sự sáng tạo của con người + Khái niệm văn hóa theo nghĩa hẹp: là những khái niệm theo một lĩnh vực nào đó mà nó được gắn với chữ văn hoá (trong ngôn ngữ Việt Nam)

- Quan niệm công tác văn hóa quần chúng của Đảng

Là hệ thống những hoạt động của quần chúng trên lĩnh vực văn hóa (sáng tạo, hưởng thụ, lưu giữ, truyền bá, giới thiệu….), đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước nhằm kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xây dựng con người mới, nền văn hóa mới XHCN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Quan niệm công tác văn hóa quần chúng trong quân đội

Công tác văn hóa quần chúng trong quân đội là một bộ phận hữu cơ của công tác văn hóa của Đảng, là hệ thống các hoạt động của cán bộ, chiến sỹ nhằm đưa các giá trị văn hóa đến với bộ đội, tổ chức, hướng dẫn, vận động bộ đội hoạt động sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, xây dựng con người mới XHCN trong quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh

- Quan niệm công tác văn hóa quần chúng ở đại đội

Công tác văn hoá quần chúng ở đại đội là một bộ phận của công tác văn hoá quần chúng trong quân đội, là hệ thống những hoạt động để đưa các giá trị văn hoá đến với cán bộ, chiến sĩ Tổ chức, động viên cán bộ, chiến sĩ sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ, kiến thức về mọi mặt, xây dựng tư tưởng, tình cảm cách mạng, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong quân đội, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần của cán

Trang 15

bộ, chiến sĩ, xây dựng đơn vị vững mạnh, toàn diện; góp phần đấu tranh với văn hoá xấu độc thâm nhập vào đơn vị

b Vị trí, vai trò công tác văn hóa quần chúng ở đại đội

- Vị trí: là một bộ phận của công tác tư tưởng, có vị trí quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của CB, CS

- Vai trò

+ Công tác văn hoá góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần của bộ đội; bồi dưỡng kiến thức toàn diện, xây dựng tư tưởng, tình cảm cách mạng, xây dựng con người mới trong quân đội, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

+ Công tác văn hoá quần chúng ở đại đội góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh loại bỏ ảnh hưởng của văn hoá xấu độc và những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc sai trái

- Hiện nay, công tác văn hoá quần chúng trong quân đội và ở đại đội càng quan trọng và cần thiết

1.1.2 Nhiệm vụ công tác văn hóa quần chúng ở đại đội

Căn cứ vào nhiệm vụ của công tác văn hoá, văn nghệ mà Đảng xác định trong Nghị quyết số 23- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI), đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII và từ thực tiễn nhiệm vụ của công tác văn hoá quần chúng của Đảng trong quân đội, công tác văn hoá quần chúng ở đại đội có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Tham gia tích cực vào việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tinh

thần yêu nước, tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao giác ngộ chính trị, phẩm chất đạo đức, niềm tin, tâm lý, phẩm chất quân sự, góp phần đổi mới nếp sống, nếp nghĩ của cán bộ, chiến sĩ trong đại đội

- Tuyên truyền phổ biến, nâng cao kiến thức toàn diện cho cán bộ, chiến

sĩ cả về chính trị, quân sự, pháp luật, thẩm mỹ, văn học, xã hội học, chuyên môn nghiệp vụ và những thành tựu của khoa học kỹ thuật, phổ biến những sáng kiến và kinh nghiệm học tập, rèn luyện, chiến đấu của các quân nhân, cung cấp thông tin, thời sự cho bộ đội, động viên cổ vũ cán bộ, chiến sĩ giành kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ

- Thu hút đông đảo quân nhân tham gia vào các hoạt động của công tác

văn hoá quần chúng nhằm xây dựng đời sống văn hoá tinh thần trong đơn vị; gắn chặt công tác văn hoá quần chúng với các hoạt động của đơn vị, tổ chức và

sử dụng có hiệu quả nhất thời gian nghỉ ngơi của bộ đội vào hoạt động văn hoá quần chúng một cách bổ ích và hứng thú; nâng cao trình độ nghệ thuật của các hoạt động văn hoá quần chúng ở đại đội

Trang 16

- Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với các cơ quan văn hoá, phong trào

văn hoá của địa phương, góp phần thiết thực xây dựng đời sống văn hoá tinh thần của CB, CS ở đại đội và của địa phương nơi đóng quân

- Đấu tranh phê phán và quét sạch những tư tưởng văn hoá xấu độc,

những biểu hiện tiêu cực, kém văn hoá trong đơn vị Chống những tàn tích văn hoá phản động, lạc hậu, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch, biến văn hoá, văn nghệ thành phương tiện gieo rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa Chương trừ các hiện tượng mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu…

2.2 NHỮNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CÔNG TÁC VĂN HÓA QUẦN CHÚNG Ở ĐẠI ĐỘI

2.2.1 Hoạt động văn nghệ quần chúng

a Hoạt động văn nghệ quần chúng thường xuyên

- Vị trí, ý nghĩa: là hoạt động cơ bản, quan trọng

- Nội dung, biện pháp tổ chức

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cụ thể theo từng tuần, tháng + Làm tốt công tác giáo dục, quán triệt, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, cách thức tiến hành

+ Lựa chọn, xây dựng, bồi dưỡng lực lượng nòng cốt

+ Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật

+ Quá trình hoạt động phải bám sát nhiệm vụ của đơn vị, duy trì đều đặn

và có nền nếp

+ Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời cổ vũ động viên những cá nhân,

bộ phận hoạt động có chất lượng, hiệu quả…

+ Phát huy vai trò xung kích của Đoàn thanh niên

+ Phối, kết hợp với cấp trên, đơn vị bạn và địa phương nơi đóng quân để

tổ chức các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ

+ Thường xuyên bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp…

b Hoạt động liên hoan văn nghệ quần chúng

Quan niệm liên hoan văn nghệ

Liên hoan văn nghệ là một hình thức hoạt động của công tác VHQC ở đại đội, là đỉnh cao của hoạt động văn nghệ thường xuyên Thông qua hoạt động sáng tác và biểu diễn các tác phẩm văn học, nghệ thuật, qua đó tạo bầu không khí vui tươi, lành mạnh, góp phần thỏa mãn nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, xây dựng đơn vị có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnhh, phong phú, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao

Cách tổ chức liên hoan văn nghệ ở đại đội

- Chuẩn bị liên hoan văn nghệ

Trang 17

+ Lập kế hoạch liên hoan văn nghệ

+ Trao đổi, thống nhất với chỉ huy, báo cáo cấp trên phê duyệt

+ Quán triệt, động viên định hướng cho đơn vị sáng tác, tập luyện

+ Giao nhiệm vụ, bồi dưỡng cho lực lượng nòng cốt sáng tác, luyện tập + Lựa chọn hoàn thiện các tiết mục và tổ chức luyện tập

+ Hiệp đồng với địa phương, đơn vị bạn và báo cáo cấp trên

+ Ấn định thời gian, sắp xếp chương trình

+ Bồi dưỡng người dẫn chương trình

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi liên hoan

+ Thông báo thời gian, niêm yết chương trình, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, bộ phận, báo cáo cấp trên

- Tiến hành liên hoan văn nghệ

+ Kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị địa điểm, trang trí, khách mời, địa phương, đạo cụ, diễn viên,…

+ Tập trung đơn vị ổn định tổ chức;

+ Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu (nếu có);

+ Người dẫn chương trình lên điều khiển buổi liên hoan văn nghệ

+ Kết thúc buổi liên hoan văn nghệ

- Sau liên hoan văn nghệ

+ Tổ chức rút kinh nghiệm

+ Theo dõi dư luận, giải đáp thắc mắc của cán bộ, chiến sĩ…

+ Lựa chọn các tiết mục, thể loại hay để tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ của đơn vị hoặc cấp trên tổ chức; giao lưu với đơn vị ban, địa phương

+ Nếu đơn vị ở trạnh thái sẵn sàng chiến đấu cao thì phải quán triệt phương án sẵn sàng chiến đấu tại chỗ, thứ tự cơ động tránh lộn xộn

2.2.2 Hoạt động sách, báo

a Vị trí, vai trò của hoạt động sách, báo

- Là hình thức hoạt động thường xuyên, rộng rãi

- Góp phần giáo dục tư tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống xây dựng tình cảm cách mạng đúng đắn cho bộ đội

- Là nhu cầu thiết yếu, là phương tiện giải trí lành mạnh bổ ích cho bộ đội

b Nội dung, biện pháp tổ chức

- Chuẩn bị hoạt động

+ Giáo dục, quán triệt cho bộ đội hiểu rõ ý nghĩa tầm quan trọng của sách, báo + Xây dựng lực lượng nòng cốt:

+ Xây dựng củng cố cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động sách báo

+ Phân loại sách, báo theo nội dung hoặc thể loại

Trang 18

- Lập sổ danh mục để theo dõi, quản lý; sổ đăng ký và cho mượn sách

- Tiến hành hoạt động

+ Tuyên truyền giới thiệu các loại sách, báo có để bộ đội tìm đọc

+ Duy trì có nề nếp chế độ đọc sách, báo

+ Tổ chức đọc sách báo trên thao trường và giờ nghỉ, ngày nghỉ

+ Liên hệ với thư viện và phòng Hồ Chí Minh, đơn vị bạn, địa phương để

có sách, báo phong phú, đa dạng

+ Có thể tổ chức cho bộ đội mạn đàm, trao đổi về sách, báo, biến nhận thức thành hành động tổ chức phong trào học tập, làm theo sách, báo

- Tổ chức rút kinh nghiệm

+ Nội dung rút kinh nghiệm

+ Hình thức: sinh hoạt tổ sách, báo; sinh hoạt đại đội, trung đội, tiểu đội

2.2.3 Tổ chức nghe đài, xem truyền hình, xem phim, xem biểu diễn nghệ thuật

a Vị trí, ý nghĩa

Thực hiện tốt hoạt động này chính là thực hiện tốt những quy định về tiêu chuẩn đời sống văn hóa, tinh thần do TCCT đề ra đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ lành mạnh, đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong thưởng thức văn hoá, nghệ thuật của bộ đội

b Nội dung, biện pháp tổ chức

- Thường xuyên theo dõi, nắm chương trình, thời gian, kế hoạch của cấp trên để duy trì nghiêm nền nếp, đúng chế độ quy định

- Quán triệt, giáo dục cho bộ đội về mục đích, yêu cầu và các quy định

và tổ chức chặt chẽ khi xem truyền hình, xem phim, xem biểu diễn nghệ thuật

- Duy trì, tổ chức có nề nếp chế độ xem ti vi, nghe đài, xem truyền hình, phát thanh nội bộ

- Tổ chức cho bộ đội mạn đàm, trao đổi sau khi nghe, xem

- Giáo dục cho bộ đội không được nghe đài địch như RFI, BBC, AF1009

2.2.4 Hoạt động văn hóa nhân ngày truyền thống

a Vị trí, ý nghĩa

b Các hình thức hoạt động

- Tuyên truyền, cổ động về ngày truyền thống

- Xem phim, xem biểu diễn nghệ thuật; liên hoan văn nghệ quần chúng

- Nói chuyện, kể chuyện truyền thống

- Tham quan các di tích lịch sử, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ…

- Tổ chức thi tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, ngày truyền thống

- Tổ chức mít tinh và lễ hội truyền thống ở đơn vị

Trang 19

c Nội dung, biện pháp tổ chức

- Làm tốt việc giáo dục, quán triệt cho bộ đội nhận thức đúng vai trò, ý định, mục đích, nội dung của hoạt động văn hóa nhân ngày truyền thống

- Căn cứ vào điều kiện, khả năng của đơn vị mà lựa chọn những hình thức hoạt động cho phù hợp

- Tổ chức, động viên bộ đội tích cực sưu tầm các tài liệu, hiện vật, tranh ảnh về thành tích xây dựng và chiến đấu của đơn vị qua các thời kỳ

- Quá trình tổ chức phải làm chặt chẽ nghiêm túc, song cần sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng sâu sắc, tránh phô trương hình thức

- Gắn các hình thức hoạt động văn hóa với việc thực hiện nhiệm vụ ở đơn

vị và thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua trong đơn vị

2.2.5 Xây dựng nếp sống có văn hóa trong đơn vị

Ở cấp đại đội và tương đương, xây dựng nếp sống văn hóa thường tập trung một số nội dung hoạt động cơ bản sau đây:

a Xây dựng môi trường văn hóa (có Chương riêng trong phần CTTT)

b Tổ chức các hội thao, hội thi về văn hóa

- Vị trí, ý nghĩa: là cơ sở, điều kiện để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của công tác VHQC cũng như các mặt hoạt động khác của đơn vị

- Các hình thức hội thao, hội thi về văn hóa

+ Hội thao điều lệnh đội ngũ

+ Hội thi nét đẹp quân nhân

+ Hội thi chiến sĩ có văn hóa, tiếng hát binh nhì

+ Hội thi các điệu vũ quốc tế, điệu nhảy trong quân đội; thi ứng xử

- Nội dung, biện pháp tổ chức

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch

+ Xác định nội dung, thể lệ, thời gian, tiêu chuẩn, quy chế chấm điểm + Phổ biến, quán triệt đến mọi người trong đơn vị

+ Lựa chọn, thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cho từng nội dung thi + Chuẩn bị cơ sở vật chất, các yếu tố bảo đảm cho hội thao, hội thi

+ Quá trình tổ chức phải chặt chẽ, chu đáo, dân chủ, khách quan, an toàn + Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của hội thi

c Tổ chức nơi ăn, ở sạch đẹp, vệ sinh và duy trì nề nếp sinh hoạt hàng ngày

- Vị trí, ý nghĩa: là hoạt động vừa thể hiện nét văn hóa trong môi trường quân sự, vừa tạo điều kiện xây dựng nhân cách, lối sống tốt đẹp cho quân nhân

- Nội dung, biện pháp tổ chức

+ Hướng dẫn, động viên bộ đội cách sắp xếp nơi ăn, ở gọn gàng sạch sẽ, thống nhất cao

Trang 20

+ Thường xuyên kiểm tra đôn đốc và duy trì nghiêm các chế độ, nề nếp sinh hoạt hàng ngày trong đơn vị

+ Đội ngũ cán bộ các cấp cụ thể hóa các nội dung xây dựng nếp sống văn hóa thành các chỉ tiêu cho đơn vị thực hiện

+ Kịp thời biểu dương những gương người tốt, việc tốt và phê phán, uốn nắn các biểu hiện của lối sống, nếp sống thiếu lành mạnh trong đơn vị

+ Có thể tổ chức trao đổi, mạn đàm về lối sống, nếp sống có văn hóa

d Hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi giải trí giờ nghỉ, ngày nghỉ

- Vị trí, ý nghĩa: là hình thức hoạt động văn hóa vừa hấp dẫn, sinh động, vừa là hình thức rèn luyện thể lực dẻo dai, lòng dũng cảm, ý thức tập thể…

- Nội dung, biện pháp tổ chức

+ Giáo dục cho CB, CS vai trò, ý nghĩa to lớn của rèn luyện thể lực, thể dục thể thao

+ Thông báo những quy định, tiêu chuẩn, nội dung, yêu cầu rèn luyện, bảo đảm thể lực theo các độ tuổi để CB, CS trong đơn vị nắm và thực hiện

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động

+ Động viên khích lệ mọi cán bộ, chiến sĩ tích cực, tự giác tham gia

+ Xây dựng và phát huy vai trò của hạt nhân nòng cốt trên từng lĩnh vực + Bảo đảm các phương tiện, trang, thiết bị cho hoạt động

+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, uốn nắn việc thực hiện của các lực lượng, bộ phận trong đơn vị

+ Tổ chức các cuộc thi đấu chặt chẽ, đoàn kết, an toàn Kịp thời thông báo kết quả trong và ngoài đơn vị

+ Thường xuyên rút kinh nghiệm, rút ra Chương học kinh nghiệm, đề ra biện pháp rèn luyện cho từng đối tượng, bộ phận trong đơn vị

2.3 NỘI DUNG, BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA QUẦN CHÚNG

b Nội dung, biện pháp tiến hành

- Các tổ chức, lực lượng trong đơn vị phải quán triệt sâu sắc Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chỉ thị, hướng dẫn của TCCT và cơ quan chính trị cấp trên

Trang 21

- Nghiên cứu nắm vững nghị quyết của chi bộ, kế hoạch của người chỉ huy, tình hình thực tiễn của đơn vị để tổ chức thực hiện nghiêm túc

- Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, động viên mọi cán bộ, chiến

sĩ tích cực tham gia vào các hoạt động VHQC

- Phát huy vai trò, trách nhiệm, tinh thần tích cực, chủ động, vượt khó của mọi CB, CS để tham gia hoạt động

- Chống tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ, thụ động, ngại rèn luyện

2.2.2 Phát huy vai trò của các tổ chức trong tiến hành hoạt động văn háo quần chúng

a Đối với chi uỷ, chi bộ

- Vị trí, ý nghĩa: có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho công tác quần chúng

có phương hướng, nội dung hoạt động rõ ràng

- Nội dung, biện pháp

+ CTV - BTCB phải nắm chắc đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng; các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của trên, tình hình, nhiệm vụ của đại đội để

đề xuất với chi bộ chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát thực, cụ thể, phù hợp

+ CTV - BTCB trao đổi với đại đội trưởng triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết

+ Thống nhất trong chi ủy, chỉ huy đơn vị phân công và động viên cán bộ, đảng viên tích cực, chủ động tham gia các hoạt động văn hoá quần chúng ở đại đội

+ CTV hướng dẫn, phát huy vai trò xung kích của chi đoàn, phát huy dân chủ của HĐQN trong các hoạt động văn hoá quần chúng ở đại đội

+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động văn hoá quần chúng ở đại đội, kịp thời đề xuất với chi bộ bổ sung, điều chỉnh những chủ trương, biện pháp lãnh đạo công tác văn hoá quần chúng sát, đúng, hiệu quả

b Đối với tổ chức chỉ huy

- Vị trí, ý nghĩa: đóng vai trò trực tiếp, có ý nghĩa quyết định trong việc triển khai thực hiện chủ trương, biện pháp lãnh đạo công tác VHQC ở đại đội

- Nội dung, biện pháp

+ Thường xuyên trao đổi, thống nhất trong chỉ huy nội dung, biện pháp, cách thức tổ chức hoạt động văn hóa quần chúng ở đại đội

+ Phân công, giao nhiệm vụ, sử dụng lực lượng, phương tiện hiệu quả + Phối hợp chặt chẽ với CTV và các tổ chức, lực lượng khác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, tạo điều kiện cho các lực lượng, bộ phận

+ Chống các biểu hiện gia trưởng, độc đoán, giao phó trách nhiệm cho cán bộ chính trị trong công tác VHQC

c Đối với các tổ chức khác

Trang 22

- Vị trí, ý nghĩa: Đoàn thanh niên và HĐQN có ý nghĩa quan trọng, là lực

lượng chính thực hiện các nội dung, biện pháp hoạt động VHQC ở đại đội

- Nội dung, biện pháp tiến hành

+ Bí thư chi đoàn, Chủ tịch HĐQN nắm vững nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch của cấp trên và cấp mình, theo chức trách, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, tăng cường giáo dục, động viên các thành viên tự giác, sáng tạo trong quá trình tham gia hoạt động VHQC

+ Phát huy vai trò xung kích của đoàn viên và các quân nhân có khả năng văn hóa, văn nghệ trong tham gia hoạt động VHQC

+ Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc quyền tự quản, sáng tạo trong các hoạt động văn hoá quần chúng ở đại đội

+ Xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các quân nhân đúng điều lệnh, chế

độ quy định, bảo đảm mọi quyền lợi của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị

+ Tránh tư tưởng trông chờ, thụ động, làm thay, làm không hết trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau

2.2.3 Xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng lực lượng nòng cốt trong hoạt động văn hóa quần chúng ở đại đội

a Xây dựng và thực hiện kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch

+ Cần nắm được căn cứ, nội dung, yêu cầu, phương pháp lập kế hoạch + Sau khi lập xong kế hoạch, trao đổi, thống nhất với người chỉ huy, báo cáo cấp trên phê duyệt (CTV d) và đưa vào kế hoạch hoạt động chung của đơn vị

- Tổ chức thực hiện kế hoạch

+ Phổ biến, giáo dục, quán triệt kế hoạch

+ Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng, bộ phận

+ Đưa hoạt động văn hóa quần chúng thành nề nếp ở các tiểu đội, trung đội, đại đội; lấy đoàn viên, thanh niên làm lực lượng nòng cốt

+ Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động VHQC ở đại đội với hoạt động VHQC của cấp trên, đơn vị bạn và địa phương

+ Gắn hoạt động VHQC với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, với phong trào thi đua của đại đội

+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, uốn nắn những biểu hiện sai trái; rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp

b Bồi dưỡng lực lượng nòng cốt

- Vị trí, vai trò của lực lượng nòng cốt: ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động văn hóa quần chúng ở đại đội

- Nội dung, biện pháp lựa chọn, bồi dưỡng

Trang 23

a Vị trí, ý nghĩa: là việc làm thường xuyên, một chế độ CTĐ, CTCT

được tiến hành hàng tuần, tháng, sau từng đợt hoạt động

b Nội dung, biện pháp tổ chức

- Duy trì thành nề nếp, tổ chức chặt chẽ, chu đáo, khách quan

- Nội dung rút kinh nghiệm cần toàn diện, đánh giá đúng mạnh, yếu, nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm của từng người, tránh chung chung

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang, thiết bị, phương tiện hoạt động VHQC cho phù hợp, đảm bảo chất lượng

- Khai thác, phát huy tác dụng, giữ gìn, bảo quản các trang thiết bị cho có hiệu quả Tránh để sử dụng sai mục đích, không hiệu quả, hư hỏng, mất mát

NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Vị trí, vai trò công tác văn hóa quần chúng ở đại đội

2 Những hình thức hoạt động văn hoá quần chúng ở đại đội

3 Nội dung, biện pháp hoạt động văn hoá quần ở đại đội

Trang 24

Bài 3

ÂM NHẠC 3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÂM NHẠC

3.1.1 Khái niệm âm nhạc

Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh để miêu tả, phản ánh đời sống

xã hội, bày tỏ tư tưởng, tình cảm của con người

a Phạm vi phản ánh của âm nhạc

Thế mạnh lớn nhất của nó là đi sâu vào khai thác, phản ánh thế giới nội tâm

đa dạng, phong phú của con người

b Phương tiện xây dựng hình tượng âm nhạc

- Phương tiện xây dựng hình tượng âm nhạc đó chính là âm thanh

- Tuy nhiên, không phải mọi âm thanh đều trở thành hình tượng âm nhạc Những âm thanh đó phải có những đặc tính riêng biệt của nó, khác với những

âm thanh đơn thuần trong hiện thực đời sống xã hội

c Phương tiện thể hiện tác phẩm âm nhạc

Phương tiện thể hiện tác phẩm âm nhạc có thể thông qua giọng ca của con người (ca sĩ) hoặc các nhạc cụ do nhạc công độc tấu, hòa tấu, diễn tấu

d Giác quan thưởng thức âm nhạc

Tác phẩm âm nhạc tác động, gây ấn tượng đối với con người qua thính giác, qua giai điệu và tiết tấu, nhịp điệu của tác phẩm âm nhạc

3.2 ĐẶC TRƯNG CỦA ÂM NHẠC

a Âm nhạc là nghệ thuật âm thanh

- Cơ sở của âm thanh

Âm thanh là một hiện tượng vật lý, là kết quả của sự va đập giữa 2 vật vào nhau hoặc một sự đàn hồi nào đó, chúng tạo ra sóng âm lan truyền trong không gian tác động tới thính giác giúp con người có cảm nhận về âm thanh

- Các loại âm thanh

- Âm thanh tự nhiên (tiếng động, tiếng ồn): là những âm thanh khi kết hợp với nhau không có chu kỳ, tiết tấu, nhịp điệu…

- Âm thanh có tính nhạc: là những âm thanh khi kết hợp với nhau có chu

kỳ, tiết tấu, nhịp điệu tương đối rõ ràng

- Âm thanh trong tác phẩm âm nhạc

Là những âm thanh khi kết hợp với nhau tạo nên giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu thông qua đó phản ánh đời sống xã hội, góp phần thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người

+ Âm thanh trong tác phẩm âm nhạc có giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu

Trang 25

+ Âm thanh trong tác phẩm thể hiện chủ đề tư tưởng, nội dung cụ thể + Âm thanh trong tác phẩm âm nhạc góp phần thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần cho con người

- Đặc tính của âm thanh trong tác phẩm âm nhạc: đó là: cao độ, trường độ, cường độ và sắc độ

+ Cao độ: là mức độ cao, thấp (hay trầm, bổng) của âm thanh Nó được quy định cho từng nốt nhạc cụ thể để khi biểu diễn, người ca sĩ hoặc nhạc công thể hiện cho đúng với cao độ vốn có của nó từ đó tạo nên giai điệu của tác phẩm âm nhạc

+ Trường độ: là mức độ dài ngắn của âm thanh, góp phần tạo nên tiết tấu nhịp điệu của âm nhạc

+ Cường độ: là mức độ mạnh, nhẹ của âm thanh

+ Âm sắc (sắc độ): là màu sắc tính chất của âm thanh, phụ thuộc vào nguồn

âm thanh Âm sắc góp phần tạo ra trạng thái cảm xúc của tác phẩm âm nhạc

b Âm nhạc là nghệ thuật thời gian

Để thưởng thức một tác phẩm âm nhạc, con người phải được nghe nó vang lên từ đầu tới cuối mất một khoảng thời gian nhất định (3-5 phút)

c Âm nhạc là nghệ thuật tổng hợp của sáng tác và biểu diễn

- Người sáng tác âm nhạc là nhạc sĩ Khi sáng tác, nhạc sĩ cần có cảm xúc trước các vấn đề của đời sống xã hội

- Người biểu diễn là ca sĩ hoặc nhạc công

+ Ca sĩ: sử dụng giọng hát của mình để thể hiện các tác phẩm âm nhạc + Nhạc công: là những người sử dụng sự khéo léo của đôi bàn tay, chân, miệng tác động vào nhạc cụ để biểu diễn tác phẩm âm nhạc

- Khi biểu diễn, đòi hỏi lực lượng biểu diễn phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, hoàn cảnh ra đời, chủ đề tư tưởng, ý đồ sáng tác của nhạc sĩ, cùng chung cảm xúc với nhạc sĩ sáng tác, theo phong cách riêng của mình

- Thể loại thanh nhạc

Trang 26

+ Ca khúc: là thể loại nhỏ nhất của thanh nhạc bao gồm các Chương hát dân ca và các ca khúc đương đại do nhiều tác giả sáng tác

+ Tổ khúc hợp xướng: là một trong những thể loại lớn của thanh nhạc với

sự tham gia của nhiều người, phản ánh các vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn

+ Thanh xướng kịch: là hình thức kịch hát đặc biệt, do đội hợp xướng biểu diễn, có nhân vật nhưng không dàn dựng như ca kịch opera

+ Ca kịch opera (nhạc kịch ): là thể loại lớn nhất trong thanh nhạc, với tính chất tổng hợp của nhiều bộ môn nghệ thuật như: thơ, ca, kịch, hội hoạ, vũ đạo, âm nhạc trong đó âm nhạc là đường dây xuyên suốt và chủ yếu

- Ưu điểm của thanh nhạc

+ Dễ hiểu nội dung Chương tư tưởng của tác phẩm do có lời

+ Dễ thuộc, dễ thể hiện

+ Mang bản sắc dân tộc sâu sắc

+ Khi biểu diễn không cần sự hỗ trợ nhiều của nhạc cụ, phương tiện

- Hạn chế của khí nhạc

+ Tính triết lý, tính khái quát hóa thường không cao

+ Cần có sự giao lưu trong quá trình biểu diễn do sử dụng ngôn từ

+ Dễ bị xuyên tạc lời ca làm sai lệch chủ đề tư tưởng của tác phẩm

+ Khúc khởi nhạc và thơ giao hưởng: khúc khởi nhạc bắt nguồn từ khúc nhạc mở màn cho một vở ca kịch opera Sau phát triển thành thể loại độc lập Thơ giao hưởng là bản giao hưởng rút ngắn lại, chỉ có một chương

Trang 27

+ Nhạc giao hưởng: là thể loại lớn nhất với ngôn ngữ phong phú nhất trong nhạc không lời Bố cục tác phẩm như Xônát nhưng bút pháp và hình tượng phải thích hợp với diễn tấu của cả dàn nhạc

- Ưu điểm của khí nhạc

+ Tính triết lý, khái quát hoá cao

+ Âm sắc phong phú, đa dạng, có sức diễn tả lớn

+ Tính linh hoạt cao, dễ thay đổi đột ngột dài, ngắn, cao thấp

- Hạn chế của khí nhạc

+ Người thưởng thức khó hiểu nếu không có trình độ nghe nhạc

+ Khi biểu diễn cần sự hỗ trợ của nhiều nhạc cụ và phương tiện kỹ thuật

3.1.4 Tiêu chí đánh giá tác phẩm âm nhạc (bài hát)

a Tính tư tưởng, giáo dục

- Vị trí, ý nghĩa: là tiêu chí cơ bản, quan trọng nhất, khẳng định giá trị và sức sống của tác phẩm âm nhạc đối với đời sống tinh thần của con người

- Biểu hiện của tính tư tưởng, giáo dục

+ Tác phẩm phải có chủ đề tư tưởng rõ ràng, phản ánh chân thực các vấn

đề trong đời sống xã hội theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, đơn vị…

+ Thể hiện được truyền thống, tâm tư, tình cảm, ước mơ, nguyện vọng của quảng đại quần chúng

+ Thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước, tình đoàn kết cộng đồng, tình yêu thương con người, tình yêu lứa đôi trong sáng, chân thành…

+ Góp phần đấu tranh với các biểu hiện sai trái, hiện tượng tiêu cực, lạc hậu, phản động, thói hư, tật xấu trong và ngoài đơn vị…

b Tính nghệ thuật

- Vị trí, ý nghĩa: là tiêu chí mang tính đặc trưng của một tác phẩm nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng

- Biểu hiện của tính nghệ thuật

+ Tác phẩm âm nhạc phải mang tính nghệ thuật sâu sắc Lời ca trong sáng, dễ hiểu, trau chuốt, gọt dũa, giàu hình ảnh, phù hợp với nhạc…

+ Tiết tấu, nhịp điệu phù hợp với Chương tư tưởng, nhịp phách rõ ràng, hình thức thể hiện phù hợp với nội dung…

+ Lời và nhạc phải cân xứng cùng tác động đến công chúng qua cơ qua thính giác, góp phần thể hiện Chương của tác phẩm

c Tính quần chúng

- Vị trí, ý nghĩa: là tiêu chí quan trọng, cần thiết của một tác phẩm âm nhạc

- Biểu hiện của tính quần chúng

Trang 28

+ Đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của công chúng, được quần chúng yêu thích, đón nhận với tình cảm trân trọng

+ Phù hợp với tâm lý, trình độ, lứa tuổi, nghề nghiệp, dân tộc…

d Tính thời sự

- Vị trí, ý nghĩa: là tiêu chí cần thiết, thể hiện sức sống của một tác phẩm Tính thời sự còn gắn với tính thời đại, mang dấu ấn thời đại

- Biểu hiện của tính thời sự

+ Tác phẩm ra đời theo yêu cầu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Quân đội, đơn vị; nhanh nhạy, kịp thời phản ánh hơi thở, sức mạnh chiến đấu, lao động sản xuất của con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Tác phẩm là vũ khí sắc bén trong tuyên truyền, cổ vũ, động viên con người trong chiến đấu, lao động, công tác; đáp ứng với yêu cầu của lịch sử, cách mạng và nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong từng giai đoạn

Mối quan hệ các tiêu chí trên:

3.1.5 Vai trò của âm nhạc đối với đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ ở đại đội

a Góp phần đáp ứng một phần nhu cầu về đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ, chiến sĩ ở đại đội

b Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT ở đại đội

- Góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng

- Trực tiếp góp phần nâng cao chất lương, hiệu quả hoạt động VNQC

- Góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết quân dân,

c Góp phần đấu tranh với các biểu hiện sai trái, các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu, thói hư tật xấu xâm nhập vào đơn vị

3.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở ĐẠI ĐỘI VÀ NỘI DUNG, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở ĐẠI ĐỘI

3.2.1 Đặc điểm hoạt động âm nhạc ở đại đội

a Hoạt động âm nhạc ở đại đội là một nội dung cơ bản của công tác văn nghệ quần chúng, đặt dưới sự lãnh đạo của chi ủy, chi bộ, chính trị viên trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện

b Hoạt động âm nhạc ở đại đội mang tính tổng hợp Cán bộ, chiến sĩ là chủ thể và cũng là đối tượng hoạt động âm nhạc

c Hoạt động âm nhạc ở đại đội chủ yếu ở các thể loại vừa và nhỏ, chủ yếu được tổ chức vào các giờ nghỉ, ngày nghỉ

3.2.2 Nội dung, biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc ở đại đội

a Giáo dục, nâng cao nhận thức cho CB, CS về âm nhạc và ý thức trách nhiệm trong hoạt động âm nhạc ở đại đội

Trang 29

- Vì sao phải giáo dục

- Nội dung giáo dục

+ Giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức cho bộ đội về âm nhạc và vị trí, vai trò của hoạt động âm nhạc

+ Trình độ, khả năng cảm nhận, đánh giá, thưởng thức các tác phẩm âm nhạc + Tư tưởng chỉ đạo và kế hoạch hoạt động âm nhạc của đơn vị

+ Ý thức trách nhiệm, tinh thần say mê, nhiệt tình của bộ đội trong tham gia các hoạt động âm nhạc do đơn vị tổ chức

+ Khả năng, kinh nghiệm trong sáng tác, biểu diễn âm nhạc

- Hình thức, biện pháp giáo dục

+ Cấp trên giáo dục, bồi dưỡng cấp dưới

+ Tham gia các lớp tập huấn về âm nhạc

+ Mời các nhạc sĩ nói chuyện về âm nhạc, biểu diễn minh họa

+ Thông qua tổ chức các hoạt động thực tiễn như: dạy hát tập thể, hát và bình ca khúc, hát tập thể trong ngày nghỉ, giờ nghỉ

b Tổ chức các hình thức hoạt động âm nhạc ở đại đội

- Tổ chức dạy hát và hát tập thể ở đại đội, hát và bình ca khúc

- Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng thường xuyên

và liên hoan văn nghệ quần chúng tại đơn vị

- Tổ chức cho bộ đội thưởng thức, tiếp thu, đánh giá các tác phẩm âm nhạc do các đoàn chuyên nghiệp về biểu diễn tại đơn vị

- Tổ chức hoạt động sáng tác âm nhạc phản ánh hoạt động của đơn vị

- Tổ chức giao lưu âm nhạc với địa phương, đơn vị bạn

c Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả sản phẩm, cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động âm nhạc ở đại đội

- Các sản phẩm, trang thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc ở đại đội

+ Sản phẩm âm nhạc bao gồm: băng, đĩa ca nhạc Chương hát do trên cấp + Cơ sở vật chất, trang, thiết bị hoạt động âm nhạc bao gồm: Âmply, loa đài, nhạc cụ, trang phục biểu diễn

- Nguồn bảo đảm: do trên cấp theo quy định hoặc đơn vị tự mua sắm

- Biện pháp quản lý, khai thác và sử dụng

+ Giáo dục cho bộ đội quan điểm giữ tốt, dùng bền; xây dựng ý thức trách nhiệm trong sử dụng và bảo quản

+ Giao nhiệm vụ cho lực lượng nòng cốt quản lý khai thác đúng mục đích, có hiệu quả

+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa các trang thiết bị hư hỏng, kém chất lượng

Trang 30

+ Cần có quy chế cụ thể trong khai thác sử dụng

+ Tạo điều kiện cho mọi người được sử dụng phục vụ cho yêu cầu, mục đích và nhiệm vụ công tác văn nghệ quần chúng

+ Đấu tranh với biểu hiện tùy tiện, thiếu trách nhiệm, sử dụng sai mục đích

d Đấu tranh với các biểu hiện sai trái trong hoạt động âm nhạc ở đại đội

- Các biểu hiện sai trái trong hoạt động âm nhạc

+ Sưu tầm, sử dụng, truyền bá, lưu giữ, thưởng thức các tác phẩm âm nhạc ngoài luồng, xấu độc, xa rời bản sắc dân tộc, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, hoạt động của quân đội

+ Thiếu ý thức, trách nhiệm trong tham gia hoạt động âm nhạc

+ Lợi dụng hoạt động âm nhạc để làm việc sai trái

- Hình thức, biện pháp đấu tranh

+ Quán triệt, thực hiện đúng quy định của Nhà nước, BQP, TCCT về việc đấu tranh chống lại các sản phẩm văn hóa xấu độc thâm nhập vào đơn vị

+ Không sao chép, xuyên tạc nội dung bài hát trong bất kỳ hoàn cảnh nào + Kiên quyết đấu tranh loại bỏ các tác phẩm âm nhạc có nội dung không lành mạnh, phản động, có nội dung xấu độc xâm nhập vào đơn vị

+ Biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu, chấp hành tốt các hoạt động âm nhạc Kịp thời ngăn chặn, phê phán, kỷ luật những tập thể, cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm, có hành vi sai trái trong hoạt động âm nhạc ở đại đội

NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Đặc trưng của âm nhạc

2 Các tiêu chí để đánh giá tác phẩm âm nhạc

3 Cách tổ chức các hình thức hoạt động âm nhạc ở đại đội

Ngày đăng: 29/03/2018, 16:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục, đào tạo, “Lược sử mỹ thuật và mỹ thuật học”, NxbGD, Hà Nội - 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử mỹ thuật và mỹ thuật học
Nhà XB: NxbGD
2. Bộ Giáo dục, đào tạo, “Trang trí”, NxbGD, Hà Nội - 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trí
Nhà XB: NxbGD
3. Vũ Trọng Dũng (chủ biên), “Giáo trình mỹ học Mác – Lênin”, tái bản lần thứ tư có bổ sung, Nxb CTQG, Hà Nội - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mỹ học Mác – Lênin
Nhà XB: Nxb CTQG
4.. ĐCSVN, NQTW4 (Khoá VII) về “Công tác văn hoá văn nghệ của Đảng trong những năm trước mắt”, Nxb CTQG, Hà Nội - 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác văn hoá văn nghệ của Đảng trong những năm trước mắt
Nhà XB: Nxb CTQG
5.. ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, BCHTW (khóa VIII), “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nxb CTQG, Hà Nội - 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Nhà XB: Nxb CTQG
6. ĐCSVN, Nghị quyết số 23/NQ-TW của BCT (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Nxb CTQG, Hà Nội - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
Nhà XB: Nxb CTQG
7.. ĐCSVN, Nghị quyết số 33 - NQ/TW của BCH Trung ương (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nxb CTQG - ST, Hà Nội - 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Nhà XB: Nxb CTQG - ST
8.. ĐCS Việt Nam, “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X,XI, XII”, Nxb CTQG, Hà Nội - 2001, 2006, 2011, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X,XI, XII
Nhà XB: Nxb CTQG
9.. ĐCS Việt Nam, “Nghị quyết trung ương 5”/(khoá IX, X), Nxb CTQG, Hà Nội - 2001, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết trung ương 5
Nhà XB: Nxb CTQG
10. Hà Minh Đức, “Lý luận văn học”, Nxb giáo dục, Hà Nội - 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb giáo dục
11. Đỗ Huy và Đỗ Văn Khang,“Mỹ học Mác – Lênin”, NXB đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội - 2001, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học Mác – Lênin
Nhà XB: NXB đại học và trung học chuyên nghiệp
12. Nguyễn Hồng Mai, Đặng Hồng Chương, “Mỹ học”, Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội - 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học”, Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn
13. TCCT, “Một số hiểu biết cơ bản về văn học, nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ”, Nxb QĐND, Hà Nội - 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số hiểu biết cơ bản về văn học, nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ
Nhà XB: Nxb QĐND
14. TCCT, “Giáo trình CTĐ, CTCT đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, bậc đại học”, tập II, Nxb QĐND, Hà Nội - 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình CTĐ, CTCT đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, bậc đại học
Nhà XB: Nxb QĐND
15. TCCT, “Giáo trình hoạt động văn học, nghệ thuật ở đơn vị cơ sở QĐND Việt Nam”, NxbQĐND, Hà Nội - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hoạt động văn học, nghệ thuật ở đơn vị cơ sở QĐND Việt Nam
Nhà XB: NxbQĐND
16. TCCT, “Giáo trình văn học, nghệ thuật”, Nxb QĐND, Hà Nội 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học, nghệ thuật
Nhà XB: Nxb QĐND
17. Trường SQCT, Tập Chương giảng: “Một số hiểu biết cơ bản về các loại hình nghệ thuật”, dùng cho đào tạo chính trị viên, lưu hành nội bộ - 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số hiểu biết cơ bản về các loại hình nghệ thuật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w